Chất lượng lao động của đội ngũ trí thức giáo dục đại học Việt Nam hiện nay - 20


KẾT LUẬN


Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại đại đang phát triển như vũ bão; toàn cầu hóa diễn ra sâu sắc trên tất cả các lĩnh vực, tác động sâu xa đến sự phát triển của các quốc gia dân tộc. Các nước, dù với chế độ chính trị khác nhau đều phải chủ động xác định chiến lược phát triển cho riêng mình một cách phù hợp mới mong tránh khỏi nguy cơ tụt hậu trong cuộc chạy đua toàn cầu. Đối với Việt Nam trên hành trình mở cửa và hội nhập, đẩy nhanh tốc độ phát triển để vươn tới một nước công nghiệp, đòi hỏi phải phát huy hết thảy mọi nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực trí tuệ và chất lượng lao động của đội ngũ trí thức nhà giáo ở bậc đại học. Đây là vấn đề vốn chứa đựng tính phức tạp, nhạy cảm, khó đo lường. Qua nghiên cứu, tác giả luận án rút ra một số nhận định khái quát sau:

1. Trí thức GDĐH là lực lượng nòng cốt trực tiếp tham gia vào quá trình đào tạo ở bậc cao nhất trong hệ thống giáo dục quốc dân, góp phần quan trọng vào việc thực hiện “ba đột phá”, trong đó có đột phá xây dựng nguồn nhân lực và điển hình là nguồn nhân lực chất lượng cao của quốc gia, dân tộc; không chỉ trực tiếp tham gia phát triển khoa học - công nghệ mà còn đem tài năng, sáng tạo, nhiệt huyết xây dựng các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, nhất là các chính sách GDĐH.

2. Lao động của trí thức GDĐH là lao động nghề nghiệp chuyên môn, đó là lao động khoa học sư phạm bậc cao, là truyền thụ học vấn và đào tạo hướng nghiệp đồng thời là giáo dục, trau dồi nhân cách, ở đó giảng dạy, NCKH gắn bó chặt chẽ với nhau và được đảm bảo chủ yếu bởi lao động trí tuệ, sáng tạo. Đây là đặc trưng cần tính đến khi hoạch định chính sách nâng cao chất lượng lao động của đội ngũ trí thức GDĐH ở nước ta hiện nay.

3. Chất lượng lao động của trí thức GDĐH là một khái niệm đa chiều, phản ánh mức độ đáp ứng chức trách, nhiệm vụ của nhà giáo; là thước đo chủ yếu khả năng cống hiến tâm lực, trí lực của toàn thể đội ngũ nhà giáo vào


chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho quốc gia, dân tộc. Đánh giá chất lượng lao động của đội ngũ này cần tập trung làm rõ mức độ đáp ứng tiêu chuẩn giảng viên, mức độ hoàn thành nhiệm vụ, kết quả lao động thực tế, sự hài lòng của các chủ thể thụ hưởng thành quả của GDĐH, hiệu quả lao động của trí thức GDĐH trong tương quan so sánh với các điều kiện đảm bảo. Đặc biệt, khả năng đáp ứng nguồn nhân lực được đào tạo với thị trường lao động và việc làm được xem là tiêu chí đánh giá quan trọng.

4. Hiện nay, chúng ta đang cùng với nhân loại ở vào những thập kỷ đầu của thiên niên kỷ mới - thời đại của nền văn minh trí tuệ. Bối cảnh ấy cộng với yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước đã khách quan hóa vai trò có ý nghĩa quyết định của đội ngũ trí thức GDĐH trong chiến lược đào tạo nguồn nhân lực. Bằng tài năng, trí tuệ, sự cống hiến của mình, trí thức GDĐH Việt Nam đang tích cực, chủ động tham gia vào quá trình sản xuất ra tri thức, kiến tạo nên nguồn nhân lực chất lượng cao của đất nước, từ mặt bằng chung tới mỗi nấc thang phát triển của nó để từng bước đáp ứng những yêu cầu, đòi hỏi của xã hội văn minh. Đó vừa là hệ giá trị, vừa là trách nhiệm công dân, là lý tưởng sống mà phần lớn trí thức GDĐH chân chính đều nhận thức một cách thấu đáo. Tuy nhiên, chất lượng lao động của đội ngũ trí thức GDĐH Việt Nam đang bộc lộ không ít những bất cập và hạn chế khắc sâu thêm khoảng cách ngày càng xa giữa kỳ vọng của xã hội với kết quả đào tạo đạt được ở các trường đại học. Yêu cầu nâng cao chất lượng lao động của đội ngũ trí thức GDĐH ở nước ta đã trở thành tất yếu không chỉ để đáp ứng đòi hỏi của khoa học sư phạm mà còn được hối thúc bởi những thời cơ, thách thức do thời đại và thời cuộc đặt ra.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.

5. Lao động của đội ngũ trí thức GDĐH trước yêu cầu phải thực hiện những giải pháp đột phá để nâng cao chất lượng đã bao quát cả một hệ vấn đề rộng lớn và phức tạp. Đó là giáo dục nhận thức; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước; nâng cao trách nhiệm của các cơ sở đào tạo để hình thành dư luận tích cực, đồng thuận sao cho toàn xã hội và cả dân tộc đều quan tâm tới chiến lược nâng cao chất lượng lao động của đội ngũ trí thức


Chất lượng lao động của đội ngũ trí thức giáo dục đại học Việt Nam hiện nay - 20

GDĐH. Đó còn là yêu cầu rất cao đòi hỏi sự công phu trong quá trình tổ chức, hoạch định, tìm tòi, thực hiện cơ chế, chính sách tạo động lực cho lao động sáng tạo và công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện đảm bảo chất lượng lao động của trí thức nhà giáo. Không những thế, công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cùng với việc hình thành thái độ lao động tích cực, tự giác, trách nhiệm của nhà giáo cũng cần thiết phải được nhấn mạnh trong mối quan tâm đến chất lượng lao động của đội ngũ trí thức GDĐH.

6. Để làm sáng tỏ chất lượng lao động của đội ngũ trí thức GDĐH Việt Nam, còn nhiều vấn đề tác giả luận án sẽ tập trung nghiên cứu, luận giải trong thời gian tới như:

- Thời cơ, thách thức đối với việc nâng cao chất lượng lao động của trí thức GDĐH Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và phát triển kinh tế tri thức;

- Những điều kiện cần thiết để nâng cao chất lượng lao động của đội ngũ

trí thức GDĐH Việt Nam hiện nay;

- Hoàn thiện phương thức đánh giá chất lượng lao động của trí thức GDĐH Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

Đó là những vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn đang đặt ra trong tiến trình thực hiện Nghị quyết quan trọng của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo ở nước ta mà tác giả sẽ đi sâu nghiên cứu tiếp theo công trình luận án này.


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN


1. Trần Thị Lan (2010), "Một số vấn đề đặt ra từ việc nhìn nhận về đặc điểm lao động của đội ngũ giảng viên", Tạp chí Khoa học & Công nghệ, (3)

2. Trần Thị Lan (2010), "Phát huy vai trò của trí thức giáo dục đại học trong đào tạo nguồn nhân lực ở nước ta - xét từ bình diện tính tất yếu khách quan", Tạp chí Báo cáo viên, (9).

3. Trần Thị Lan (2011), "Quan niệm về chất lượng lao động của trí thức giáo dục đại học ở nước ta trong điều kiện hiện nay", Tạp chí Giáo dục, (9).

4. Trần Thị Lan (2013), "Trách nhiệm và thái độ lao động của đội ngũ trí thức Giáo dục đại học Việt Nam trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa", Tạp chí Giáo dục Lý luận, (7).

5. Trần Thị Lan (2013), Ý nghĩa phương pháp luận từ quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với vấn đề xây dựng đội ngũ trí thức ở nước ta hiện nay, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên.

6. Trần Thị Lan (2013), "Phương thức đánh giá chất lượng lao động của trí thức giáo dục đại học theo hướng chuẩn hóa ở nước ta hiện nay", Tạp chí Tạp chí Khoa học & Công nghệ (12).

7. Trần Thị Lan (2013), "Nâng cao chất lượng lao động của đội ngũ trí thức giáo dục đại học ở nước ta - khâu đột phá để thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực theo quan điểm của Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI", Tạp chí Phát triển nhân lực, (10).


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Phương Anh (2013), “Giáo dục với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên”, Báo Giáo dục và Thời đại, (1).

2. Vũ Thị Phương Anh (2012), “Đảm bảo chất lượng giáo dục đại học ở Việt Nam với yêu cầu hội nhập”, http://ktmt.phpnet.us/accredit/DB CLGDDHD yeucauhoinhap.htm.

3. Lê Hữu Ái, Lâm Bá Hòa (2010), “Giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay:

Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng”, Tạp chí Triết học, (9).

4. Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa IX (2004), Chỉ thị số 40/2004/CT- TW ngày 15/6/2004 về xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

5. Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ (Bộ Nội vụ) (1995), Tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức bậc đại học, ban hành kèm theo Quyết định số: 538/ TCCP - BCTL ngày 18/12/1995.

6. Ban Tổ chức Trung ương (2011), Hội thảo khoa học Công tác nhân tài ở Việt Nam - một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Hà Nội.

7. Hoàng Chí Bảo (1986), Sự hình thành thái độ lao động xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Luận án phó Tiến sĩ Triết học (Bản dịch từ tiếng Nga).

8. Hoàng Chí Bảo (2001), Toàn cầu hóa kinh tế và những tác động, ảnh hưởng của nó đối với giáo dục đào tạo ở nước ta, Tài liệu phục vụ giảng dạy chuyên đề, Hà Nội.

9. Hoàng Chí Bảo (2006), Bản chất của hoạt động sáng tạo trong nghiên cứu khoa học, Tư liệu tham khảo, Hà Nội.

10. Hoàng Chí Bảo (2007), Thái độ và trách nhiệm của đội ngũ trí thức Việt Nam trong sự nghiệp phát triển đất nước, Tài liệu tham khảo, Hà Nội.

11. Hoàng Chí Bảo (2011), “Xây dựng đội ngũ chuyên gia và sử dụng chuyên gia”, Tạp chí Phát triển nhân lực (3).

12. Hoàng Chí Bảo (2012), Giá trị bền vững và sức sống của chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa xã hội khoa học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.


13. Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Khắc Hưng (2004), Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai - vấn đề và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

14. Nguyễn Quốc Bảo, Đoàn Thị Lịch (1998), Trí thức trong công cuộc đổi mới đất nước, Nxb Lao động, Hà Nội.

15. Trần Xuân Bách (2010), Đánh giá giảng viên đại học theo hướng chuẩn hóa trong giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ Quản lý giáo dục, Hà Nội.

16. Nguyễn Đức Bách (1995), “Mấy vấn đề cần đổi mới tạo động lực và điều kiện để trí thức nước ta phát huy tài năng trí tuệ”, Tạp chí Công tác khoa giáo, (4).

17. Nguyễn Đức Bách (2008), “Suy ngẫm và nhận thức về vấn đề trí thức”,

Tạp chí Lý luận chính trị, (9).

18. Nguyễn Khánh Bật, Trần Thị Huyền (Đồng chủ biên), (2013), Xây dựng đội ngũ trí thức thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

19. Bộ Giáo dục & Đào tạo (1995), Nâng cao chất lượng đào tạo bậc đại học để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước, Kỷ yếu Hội nghị chuyên đề, Hà Nội.

20. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2004), Đổi mới Giáo dục đại học Việt Nam - Hội nhập và thách thức, Kỷ yếu Hội thảo quốc gia.

21. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Đề án Đổi mới giáo dục đại học giai đoạn 2006 – 2020.

22. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Tài liệu Bộ Giáo dục và Đào tạo làm việc với các trường đại học và cao đẳng (10/2006).

23. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Quyết định số: 65/2007/QĐ - BGDĐT ngày 01/11/2007 về việc Ban hành tiêu chí đánh giá chất lượng trường đại học.

24. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Quy định chế độ làm việc đối với giảng viên ban hành kèm theo Quyết định số 64/2008/QĐ-BGDĐT, ngày 18/11/2008.

25. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Báo cáo tổng kết năm học 2008- 2009 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2009- 2010 khối các trường đại học, cao đẳng.

26. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Đổi mới quản lý hệ thống GDĐH giai đoạn 2010 - 2012, Nxb Giáo dục, Hà Nội.


27. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Đề án Xây dựng và phát triển hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục đối với giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp giai đoạn 2011- 2012.

28. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Báo cáo tổng kết năm học 2011 - 2012 khối các cơ sở GDĐH.

29. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), "Tài liệu Hội nghị GDĐH năm 2013 -

ĐHTN", www.tnu.edu.vn/pages/news-detail.aspx?newsld=928.

30. Bộ Kế hoạch và đầu tư (2011), Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011- 2020, Hà Nội.

31. Nguyễn Bá Cần (2009), Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục đại học Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Hà Nội.

32. J.A.Centra (1993), “Tự đánh giá của giảng viên đại học: Một so sánh với đánh giá của sinh viên”, Tạp chí Đánh giá giáo dục, (1973b).

33. J.A.Centra (1998), Xác định hiệu quả công tác của giáo viên, Nxb JOSSEY - BASS, San Francisco - London.

34. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Nghị quyết 14-2005/NĐ - CP: “Đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục Đại học Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020”.

35. Nguyễn Đức Chính, Nguyễn Phương Nga (2000), “Nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo đại học, Tạp chí Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, (7).

36. Nguyễn Đức Chính (2002), Kiểm định chất lượng trong giáo dục đại học,

NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

37. Nguyễn Đức Chính, Nguyễn Phương Nga (2006), “Nghiên cứu xây dựng các tiêu chí đánh giá hoạt động giảng dạy đại học và NCKH của giảng viên trong Đại học Quốc gia”, Đề tài trọng điểm cấp Đại học Quốc gia Hà Nội, mã số: QGTĐ.02.06.

38. Đỗ Minh Cương, Nguyễn Thị Doan (2001), Phát triển nguồn nhân lực giáo dục Đại học Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

39. J.M.Denomme và Medeleine Roy (2001), Tiến tới một phương pháp sư phạm, Nxb Thanh niên và Tri thức, Hà Nội.


40. Phạm Tất Dong (1994), Luận cứ khoa học cho các chính sách nhằm phát huy năng lực lao động sáng tạo của giới trí thức và sinh viên, Đề tài KX 04 - 06, Hà Nội.

41. Phạm Tất Dong (1995), Trí thức Việt Nam - thực tiễn và triển vọng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

42. Phạm Tất Dong (2001), Định hướng phát triển đội ngũ trí thức Việt Nam trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

43. Nguyễn Văn Duệ (1997), “Đội ngũ cán bộ giảng dạy đại học - thực trạng

và kiến nghị”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, (11).

44. Phan Viết Dũng (1998), Vị trí, vai trò của tầng lớp trí thức trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Luận án PTS Triết học.

45. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội.

46. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Sự thật, Hà Nội.

47. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

48. Đảng Cộng sản Việt Nam (1999), Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

49. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khoá IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

50. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy, Ban chấp hành Trung ương khoá X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

51. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

52. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết số 29 - QĐ/ TW Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

53. Đại học Quốc gia Hà Nội - Trường Cán bộ Quản lý Giáo dục và Đào tạo (2003), Giáo dục học đại học, tài liệu bồi dưỡng dùng cho các lớp giáo dục học đại học và nghiệp vụ sư phạm đại học, Hà Nội.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/11/2022