Những Giải Pháp Chủ Yếu Nâng Cao Chất Lượng Lao Động Của Đội Ngũ Trí Thức Giáo Dục Đại Học Việt Nam Hiện Nay


những suy đồi đạo đức. Nền kinh tế nước ta cũng đang trong quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng và phát triển, đang phải tái cấu trúc, vượt qua các điểm nghẽn bằng những đột phá để phát triển. Đặc điểm nổi bật của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa với điểm xuất phát ban đầu rất thấp. Những tàn dư của quá khứ chưa cải tạo hết, giáo dục ít nhiều chịu ảnh hưởng, chi phối của chế độ thực dân. Sự tồn tại lâu dài của nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu mang theo tính trì trệ, bảo thủ mà hệ lụy của nó là tư tưởng của những người sở hữu nhỏ được biểu hiện trong ý thức, hành vi, thói quen lao động chậm được khắc phục. Đây là cơ sở kinh tế và nguồn gốc xã hội của sự xuất hiện, duy trì tâm lý thụ động, sự hạn chế trong tư duy sáng tạo và ý thức tự giác lao động của không ít người, trong đó có trí thức GDĐH. Trên cương vị là lực lượng thực hiện sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước thì trí thức GDĐH phải vượt qua những hạn chế, bất cập ấy bằng việc hình thành, phát triển thái độ lao động xã hội chủ nghĩa với tư cách là lao động tự giác, tích cực, sáng tạo. Đây là thái độ lao động đúng đắn đảm bảo ở mức độ cao của sự phù hợp với cách tổ chức lao động và kỷ luật lao động mới.

Thái độ lao động của trí thức GDĐH cần được nhìn nhận ở cả hai phương diện cơ bản: Một mặt, đó là thái độ của trí thức GDĐH đối với hoạt động giảng dạy, NCKH, quản lý giáo dục với tư cách lao động nghề nghiệp cụ thể. Mặt khác, đó là thái độ đối với việc định hướng giá trị của cá nhân, nghĩa là thái độ của chính bản thân người trí thức GDĐH đối với sự nghiệp “trồng người” cao quí mà xã hội tôn vinh và kỳ vọng. Cả hai phương diện cơ bản này đều tồn tại trong mối quan hệ thống nhất biện chứng. Vì vậy, mọi giải pháp tác động cần tạo điều kiện để hai mặt đó phát triển cùng chiều, nhằm thúc đẩy lẫn nhau để lao động của trí thức GDĐH được định hướng bởi ý thức trách nhiệm của cá nhân không chỉ đối với công việc mình đảm nhận mà rộng hơn là đối với toàn xã hội.

Như một hiện tượng xã hội, thái độ lao động của trí thức GDĐH chịu

sự chi phối của rất nhiều nhân tố khách quan như: Sự phát triển của kinh tế thị


trường; hội nhập và toàn cầu hóa, phát triển kinh tế tri thức; yêu cầu, đòi hỏi của quá trình CNH, HĐH; đặc biệt là những cơ chế, chính sách tạo động lực đang tác động mạnh mẽ đến thái độ lao động của trí thức GDĐH. Ngoài ra cần thiết phải kể đến một số nhân tố chủ quan như tâm lý, thói quen lao động, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhà giáo. Để hình thành thái độ tích cực, tự giác trong lao động của đội ngũ trí thức GDĐH cần tính đến sự tác động tổng hợp từ tất cả các yếu tố nêu trên.

4.2. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG CỦA ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM HIỆN NAY

4.2.1. Thống nhất và nâng cao nhận thức của toàn xã hội về chất lượng lao động của đội ngũ trí thức giáo dục đại học

Để nâng cao chất lượng lao động của đội ngũ trí thức GDĐH cần đặt vấn đề giải bài toán mâu thuẫn trong tư duy, ở đây là tư duy giáo dục, đặc biệt là GDĐH lên hàng đầu. Chỉ mạch lạc trong tư duy mới giải quyết tốt mâu thuẫn trong hành động ở mọi cấp độ.Thống nhất nhận thức của toàn xã hội từ sự thấu hiểu giá trị lao động của trí thức GDĐH là tiền đề khoa học, tư tưởng quan trọng hàng đầu, là động lực làm nảy sinh khát vọng cống hiến ở mỗi nhà giáo trong điều kiện kinh tế thị trường. Yêu cầu đó càng thật sự trở nên cấp thiết khi nhận thức của các chủ thể lãnh đạo, quản lý; các chủ thể sử dụng nguồn nhân lực và bản thân giảng viên về chất lượng lao động của trí thức nhà giáo đang được hình thành, phát triển nhưng chưa có sự nhất quán ở một số giác độ tiếp cận. Biểu hiện rõ nét là chưa có sự thống nhất trong quan niệm, trong tư duy tổ chức thực hiện, đánh giá và quản lý chất lượng lao động của trí thức GDĐH. Nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về GDĐH còn dừng ở quan điểm, chưa được hiện thực hóa một cách có hiệu quả. Trên thực tế, GDĐH đang thu hút sự quan tâm của toàn xã hội nhưng các chủ thể đánh giá thường chỉ nghiên cứu chất lượng đào tạo nói chung với tư cách là kết quả lao động của nhiều chủ thể hay có khi lại chỉ tập trung vào chất lượng của một mặt hoạt động chuyên môn như giảng dạy hoặc NCKH của giảng viên.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.


Điều đó nói lên GDĐH đang vận hành trong bối cảnh chưa có nhận thức rõ ràng, đầy đủ, thống nhất gắn với một cơ chế phát triển phù hợp trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Đổi mới nhận thức trong xã hội về lao động của trí thức GDĐH là rất quan trọng. Thực chất của vấn đề là đổi mới căn bản cách nghĩ, cách hiểu, cách đánh giá, cách ứng xử của Đảng, Nhà nước và các chủ thể quản lý cũng như bản thân mỗi trí thức nhà giáo đối với lao động sư phạm ở bậc đại học. Đặc trưng của công tác này là làm sao thể hiện được sự đồng thuận giữa tư duy lãnh đạo của Đảng với tư duy quản lý của nhà nước và tư duy của các chủ thể khác trong xã hội trên các phương diện sau:

Chất lượng lao động của đội ngũ trí thức giáo dục đại học Việt Nam hiện nay - 17

Một là, thống nhất và nâng cao nhận thức của xã hội về tính đặc thù lao động trí óc, sáng tạo của trí thức GDĐH gắn với thiên chức của đội ngũ này trong công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước. Không đạt tới sự đồng thuận, thống nhất trong nhận thức về vấn đề quan trọng này khó có thể tạo ra những chuyển biến ở hoạt động chuyên môn của nhà giáo cũng như thực hiện những đổi mới trong chiến lược phát triển GDĐH ở nước ta. Ngọn nguồn sâu xa để có những chính sách đúng đắn nhằm tạo động lực cho trí thức GDĐH là sự thấu hiểu bản chất, tính đặc thù lao động và áp lực từ sự ủy thác, tin cậy của dân tộc vào đội ngũ giảng viên đối với trọng trách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của đất nước.

Hai là, thống nhất nhận thức về mối quan hệ gắn bó hữu cơ, biện chứng giữa hoạt động giảng dạy và NCKH. Yêu cầu này được đặt ra để khắc phục tình trạng tách rời giảng dạy với NCKH đang tồn tại khá phổ biến ở các cơ sở đào tạo đại học từ bấy lâu nay. Đã đến lúc nhận thức của trí thức nhà giáo cần đạt tới sự đồng thuận trong tư duy rằng, không thể tuyệt đối hóa hay xem nhẹ một trong hai hoạt động giảng dạy và NCKH. Đó chính là nhiệm vụ trọng tâm của người giảng viên mà bất kỳ trí thức GDĐH nào cũng phải thực hiện bằng trách nhiệm, bằng niềm đam mê kiếm tìm chân lý và khát vọng khám phá thế giới. Giá trị khoa học được thừa nhận từ hoạt động này không phải là số tiết giảng dạy hay số tiết qui đổi sang nhiệm vụ nghiên cứu mà là


chất lượng nguồn nhân lực được đào tạo, là tính hữu ích của những phát minh, sáng chế hay những sáng kiến khoa học được ứng dụng trong thực tiễn. Đạt tới sự thống nhất trong nhận thức về vấn đề này là cơ sở cho những cố gắng nỗ lực của mỗi nhà giáo, nhà khoa học đồng thời tự nó cũng đòi hỏi đổi mới trong chính sách đầu tư để nâng cao chất lượng lao động của đội ngũ trí thức GDĐH ở nước ta hiện nay.

Ba là, thống nhất và nâng cao nhận thức của xã hội về phương thức đánh giá chất lượng lao động của trí thức GDĐH. Đây là lĩnh vực cần có sự tường minh về nhận thức. Tính khoa học, khách quan, công bằng, minh bạch trong đánh giá được xem là những yêu cầu cốt lõi để đổi mới tư duy về chất lượng lao động của đội ngũ này ở nước ta hiện nay. Thực tế có không ít chủ thể đánh giá đã đồng nhất kết quả cao trong thứ hạng của các kỳ thi Ôlimpic hay thi tay nghề quốc tế của sinh viên với chất lượng lao động cao của trí thức GDĐH. Trong những nhận thức sai lệch về vấn đề chất lượng lao động của đội ngũ trí thức GDĐH ở nước ta hiện nay có sai lệch từ nhận thức giản đơn và hình thức ở nhiều giảng viên. Họ coi chất lượng lao động của nhà giáo chỉ căn cứ vào mức độ hoàn thành số tiết giảng dạy, NCKH theo chức danh nghề nghiệp, từ đó bằng lòng một cách dễ dãi với chất lượng lao động của bản thân. Không ít những chủ thể đánh giá bi quan chỉ thấy những yếu kém, hạn chế, tụt hậu của GDĐH ở nước ta so với quốc tế trên mọi bình diện. Thực tế cho thấy đang tồn tại sự khác biệt khá lớn về mức độ hài lòng với vấn đề chất lượng lao động của trí thức GDĐH giữa sinh viên, nhà giáo, các chủ doanh nghiệp sử dụng nguồn nhân lực. Điều này đòi hỏi phải tạo ra sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của các chủ thể đánh giá theo hướng thống nhất, đầy đủ và thật sự khoa học. Cần hết sức tránh tính hình thức, qua loa, phiến diện, nặng về những tiêu chí đánh giá định tính mà thiếu đi tính định lượng ở mức độ cần thiết để phân biệt hiệu quả và mức độ đóng góp của trí thức GDĐH trong hoạt động nghề nghiệp.

Bốn là, tạo ra sự đồng thuận trong nhận thức của toàn xã hội về tính tất yếu nâng cao chất lượng lao động của trí thức GDĐH, đó không chỉ là


khởi nguồn của đổi mới tư duy mà còn là cơ sở, là động lực để thúc đẩy những cải cách triệt để trong quá trình thực hiện. Chỉ khi nào trí thức GDĐH nhận thấy rõ sức ép của vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cùng với qui luật đào thải khắt khe của thị trường lao động thì khi đó họ mới tự giác ngộ và chuyển việc thực hiện nghĩa vụ thành nhu cầu, thành những định hướng giá trị, để rồi qua thực tiễn tính tự giác, trách nhiệm trở thành một thói quen, thành phương pháp và phong cách lao động. Thống nhất nhận thức của toàn xã hội về điều này trở nên cần thiết và có ý nghĩa không chỉ trong ứng xử xã hội mà còn là cơ sở để xác định chính sách sử dụng, đãi ngộ, đầu tư phù hợp nhằm khắc phục tình trạng “chảy máu chất xám”, lãng phí chất xám của đội ngũ trí thức GDĐH ở nước ta trong điều kiện hiện nay.

Để thống nhất và nâng cao nhận thức của toàn xã hội về chất lượng lao động của trí thức GDĐH cần thực hiện những vấn đề cơ bản sau:

Trước hết, Đảng và Nhà nước phải xây dựng một triết lý về chất lượng lao động của trí thức GDĐH trong thời kỳ mới hướng tới việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, thích ứng với những yêu cầu, đòi hỏi của nền kinh tế thị trường trong bối cảnh hội nhập. Triết lý ấy phải mô tả được những yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn đất nước, thời đại đối với lao động nghề nghiệp của trí thức GDĐH đồng thời phải quán triệt quan điểm coi đầu tư cho chất lượng lao động của đội ngũ trí thức GDĐH là đầu tư cho vấn đề có ý nghĩa lớn đối với sự thành bại của nền giáo dục và phát triển nguồn nhân lực. Trên cơ sở đó, tuyên truyền rộng rãi đến quần chúng nhân dân lao động nói chung, nhất là đội ngũ cán bộ quản lý, lãnh đạo ở các trường đại học, đội ngũ giảng viên, sinh viên sao cho mỗi chủ thể nêu trên đều thấm nhuần, thấu hiểu sâu sắc triết lý về chất lượng lao động của trí thức GDĐH trong thời kỳ mới - thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, thời kỳ gia tăng cạnh tranh và hội nhập.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cần khẩn trương hoàn thiện và công khai tiêu chí đánh giá chất lượng lao động của trí thức GDĐH theo hướng chuẩn hóa, đảm bảo tính khoa học, định lượng trong công tác kiểm định. Tiêu chí đánh giá cần đứng trên quan điểm xem GDĐH là dịch vụ trong thể chế kinh tế thị trường, vì


thế người dạy cũng chịu sức ép từ “khách hàng” trong vấn đề đảm bảo chất lượng và cung ứng nguồn nhân lực phục vụ mục tiêu phát triển đất nước.

Các chủ thể lãnh đạo, quản lý cần dựa trên nhận thức sâu sắc, toàn diện, thấu đáo về lao động của trí thức GDĐH, về ý nghĩa chính trị, kinh tế, văn hóa của việc nâng cao chất lượng lao động của đội ngũ này để từ đó có thái độ tôn trọng, có cách ứng xử văn hóa thể hiện sự đãi ngộ và tôn vinh lao động trí óc, sáng tạo của đội ngũ trí thức GDĐH.

Mỗi trí thức GDĐH phải tự giác nhận lấy trách nhiệm về mình trong việc đảm bảo hiệu quả đào tạo để cung ứng cho xã hội nguồn nhân lực chất lượng cao và những sản phẩm khoa học có giá trị.

4.2.2. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và trách nhiệm của các cơ sở đào tạo đối với chất lượng lao động của đội ngũ trí thức giáo dục đại học

Một trong những yếu tố quyết định trực tiếp đến chất lượng lao động của đội ngũ trí thức GDĐH Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và trách nhiệm của các cơ sở đào tạo. Từng chủ thể có vai trò khác nhau trong việc đảm bảo chất lượng lao động của trí thức nhà giáo nhưng đều thống nhất và đồng thuận ở mục tiêu góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy, NCKH, quản lý giáo dục ở bậc đại học. Đích cuối cùng là phát triển con người, là xây dựng tiềm lực trí tuệ cho quốc gia.

Thực tiễn phát triển đất nước những năm qua là minh chứng cho tính đúng đắn trong đường lối của Đảng về giáo dục đào tạo. Sự ra đời các Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng về giáo dục đào tạo trong thời kỳ đổi mới đã thể hiện tầm nhìn và tư duy của Đảng đối với chiến lược phát triển giáo dục đào tạo. Tuy nhiên, để hệ thống quan điểm ấy được hiện thực hóa trong thực tiễn thì việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng vẫn là giải pháp rất cần thiết.

Trước hết, Đảng phải không ngừng nâng cao tầm trí tuệ và trách nhiệm lãnh đạo của mình trong việc hoàn thiện quan điểm nâng cao chất lượng lao


động của trí thức GDĐH theo hướng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực trình

độ cao phục vụ sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.

Đảng phải quán triệt đầy đủ sâu sắc và cụ thể hóa các quan điểm nâng cao chất lượng lao động của đội ngũ trí thức GDĐH trong hệ thống chính trị, ngành giáo dục đào tạo và trong toàn xã hội. Trong đó, đổi mới công tác thông tin và truyền thông để thống nhất về nhận thức, tạo sự đồng thuận và huy động sự tham gia đánh giá, giám sát, phản biện của toàn xã hội đối với chất lượng lao động của trí thức GDĐH ở nước ta hiện nay là vấn đề có ý nghĩa thiết thực.

Các cấp ủy trong cơ sở GDĐH phải thực sự đi đầu đổi mới, gương mẫu thực hiện và chịu trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân về việc tổ chức thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ nâng cao chất lượng lao động của đội ngũ trí thức GDĐH ở cơ sở mình.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng cần thiết phải đi đôi và gắn bó mật thiết với tăng cường sự quản lý của Nhà nước. Trên thực tế, cơ chế quản lý của Nhà nước hiện nay vẫn “chú trọng quá nhiều đến việc kiểm soát chặt chẽ từ trung ương về đầu vào trong khi không chú ý nhiều đến chất lượng, sự phù hợp và giá trị của đầu ra” [113, tr.29]. Những yếu kém đó đang trở thành lực cản đối với việc nâng cao chất lượng lao động của đội ngũ trí thức GDĐH trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đòi hỏi phải được khắc phục bằng sự tăng cường hơn nữa vai trò quản lý của Nhà nước.

Đổi mới và nâng cao năng lực quản lý của nhà nước về GDĐH nói chung, về chất lượng lao động của đội ngũ trí thức GD ĐH nói riêng cần được thực hiện theo quan điểm: Nhà nước thực hiện đúng chức năng định hướng phát triển, tạo lập khung pháp lý và kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực thi pháp luật, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong giáo dục, chống bệnh thành tích đồng thời cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế tự chủ đối với các cơ sở GDĐH.

Nhà nước phải tập trung vào các chức năng cơ bản: “Chỉ đạo chính sách chung, giám sát, qui định và kiểm soát chất lượng hệ thống; thông tin chính xác, kịp thời về tình hình cung cầu và giá trị của những kỹ năng và trình


độ cụ thể để kết nối giữa các trường đại học và các ngành nghề’’ [113, tr.36], đảm bảo hiệu quả kinh tế khi cấp kinh phí cho các trường đại học theo những tiêu chí minh bạch, dựa trên kết quả thực hiện và chất lượng đào tạo của từng trường, khắc phục tình trạng phân bổ kinh phí bình quân dựa trên chỉ tiêu tuyển sinh đầu vào như hiện nay.

Khi hệ thống GDĐH hoạt động theo cơ chế thị trường, thách thức chính là phải làm sao đảm bảo có đầy đủ các biện pháp kiểm soát bên trong và bên ngoài về chất lượng. Do đó, thay vì quá coi trọng sự kiểm soát chất lượng từ trung ương thì hiện nay Nhà nước cần xây dựng một khuôn khổ trách nhiệm giải trình từ phía các cơ sở đào tạo đại học và tăng cường trách nhiệm giám sát của xã hội nhất là các chủ thể sử dụng sản phẩm lao động của trí thức GDĐH.

Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước cần tăng cường vai trò kiểm tra, giám sát chất lượng lao động của trí thức GDĐH. Giảm tối đa các can thiệp hành chính trong quản lý của nhà nước đối với các cơ sở đào tạo. Xây dựng các tiêu chuẩn về chất lượng đào tạo, tăng cường giám sát, thanh tra, kiểm tra chất lượng đào tạo, hoàn thiện luật pháp, chính sách tiền lương trong các cơ sở đào tạo đại học. Tăng cường sự tham gia của người sử dụng lao động vào hoạch định chính sách, kế hoạch phát triển thị trường lao động GDĐH.

Vai trò của chính phủ là xác định nhiệm vụ của GDĐH, lập kế hoạch chiến lược, đánh giá chương trình đào tạo, đảm bảo chất lượng, đánh giá chuẩn, giám sát và điều tiết, lập và phân bổ ngân sách nhà nước cho các cơ sở. Trong khi duy trì vai trò của trung ương trong việc chỉ đạo chính sách chung về chất lượng GDĐH, Nhà nước cần chuyển giao quyền tự quyết định chuyên môn cho các cơ sở đào tạo với sự phân công vai trò rõ ràng giữa các đối tượng tham gia. Mặt khác, Nhà nước cần tập trung xây dựng một chiến lược toàn diện giữa các cơ sở đào tạo đại học, Tổng cục Thống kê, Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội để có thể hình thành và sử dụng tốt hơn các thông tin về thay đổi và yêu cầu của thị trường lao động về nguồn nhân lực. Vấn đề này có ý nghĩa thiết thực đối với các trường đại học, nhất là đội ngũ giảng viên, nhà quản lý giáo dục trong việc xác định mục tiêu đào tạo theo

Xem tất cả 192 trang.

Ngày đăng: 21/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí