Chất lượng lao động của đội ngũ trí thức giáo dục đại học Việt Nam hiện nay - 2


đất nước, với tác động của xu thế hội nhập quốc tế và sự phát triển mạnh mẽ

của kinh tế tri thức.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Chất lượng lao động của đội ngũ trí thức GDĐH có nội dung rất rộng. Tuy nhiên, luận án chỉ giới hạn nghiên cứu trên ba phương diện chủ yếu: giảng dạy; NCKH; quản lý giáo dụccủa đội ngũ trí thức GDĐH ở các trường Đại học công lập của Việt Nam.

- Về thời gian, luận án khảo sát thực trạng chất lượng lao động của đội ngũ trí thức GDĐH Việt Nam giai đoạn 2000 - 2013 và xây dựng giải pháp nâng cao chất lượng lao động của đội ngũ đó cho những năm tới.

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án

4.1. Cơ sở lý luận

Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về trí thức, trí thức giáo dục, trí thức GDĐH; về vấn đề lao động và động lực lao động nói chung.

Luận án còn kế thừa hợp lý những kết quả nghiên cứu có liên quan đến

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.

luận án của các tác giả trong và ngoài nước.

4.2. Phương pháp nghiên cứu

Chất lượng lao động của đội ngũ trí thức giáo dục đại học Việt Nam hiện nay - 2

Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử đồng thời chú trọng sử dụng phương pháp logic - lịch sử cùng các phương pháp có tính liên ngành như phân tích, tổng hợp, điều tra xã hội học, so sánh, khái quát hoá.

5. Đóng góp mới về mặt khoa học của luận án

- Luận án nghiên cứu một cách hệ thống vấn đề chất lượng lao động của trí thức GDĐH dưới góc độ triết học - chính trị - xã hội - giáo dục.

- Luận án xây dựng tiêu chí đánh giá đối với chất lượng lao động của

trí thức GDĐH trong hoạt động nghề nghiệp.

- Luận án đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng lao động của đội ngũ trí thức GDĐH Việt Nam trong điều kiện của đổi mới,


của đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, trước tác động của xu thế hội nhập, toàn cầu hóa và phát triển kinh tế tri thức.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

- Luận án góp phần phát triển hướng nghiên cứu mới về lý luận và thực tiễn đối với vấn đề chất lượng lao động của đội ngũ trí thức GDĐH Việt Nam từ sự kết hợp cách tiếp cận triết học - chính trị - xã hội và giáo dục.

- Luận án góp phần củng cố vững chắc luận cứ khoa học làm cơ sở cho việc hoạch định đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác trí thức GDĐH trong điều kiện mới.

- Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy

những chuyên đề liên quan đến trí thức, trí thức GDĐH.

7. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,

luận án gồm 4 chương, 11 tiết.


Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN


Trước xu thế hội nhập, toàn cầu hoá và những tác động sâu sắc của kinh tế tri thức, vai trò của GDĐH trong xã hội ngày càng được nâng cao, mối quan tâm đến chất lượng lao động của đội ngũ trí thức GDĐH vì thế cũng trở nên có sức hút mạnh mẽ đối với nhiều chủ thể. Liên quan đến vấn đề chất lượng lao động của trí thức GDĐH ở những khía cạnh và góc độ tiếp cận khác nhau, có nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước.

1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở TRONG NƯỚC CÓ LIÊN QUAN

ĐẾN LUẬN ÁN

1.1.1. Những công trình nghiên cứu tiêu biểu bàn luận trực tiếp đến trí thức

Một là, những công trình nghiên cứu tiêu biểu đã được in thành sách:

- GS, TS Phạm Tất Dong (chủ biên): “Định hướng phát triển đội ngũ trí thức Việt Nam trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa” [42]. Công trình đã có những luận giải xác đáng về vai trò của trí thức trong phát triển lực lượng sản xuất, trong sáng tạo văn hóa, phát huy bản sắc dân tộc, trong lãnh đạo, quản lý và điều hành sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Với thái độ tôn trọng trí thức, GS, TS Phạm Tất Dong khẳng định, trong nền kinh tế thị trường, “sản phẩm lao động của trí thức là một loại hàng hóa đặc biệt, nó có thể mất đi hoặc bị chiếm đoạt mà không ai biết, song nó cũng có thể được lưu thông và trả giá xứng đáng như bao thứ hàng quý hiếm khác” [42, tr.330]. Đây chính là khởi nguồn cho sự đổi mới tư duy khi xem tiền lương và các loại phụ cấp của trí thức như những chính sách đầu tư có lợi nhất để mua lại “chất xám” - một loại sản phẩm đặc biệt trong nền kinh tế thị trường.

- TS Nguyễn Đắc Hưng: “Trí thức Việt Nam trước yêu cầu phát triển đất nước” [72] và “Trí thức Việt Nam tiến cùng thời đại” [73]. Hai cuốn sách làm rõ quan niệm về trí thức; vị trí, vai trò của trí thức; những phương hướng chủ yếu để xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức ở nước ta đáp ứng


yêu cầu của thời đại. Trên cơ sở khẳng định nội hàm rất rộng của khái niệm trí thức, tác giả đã chỉ rõ: trí thức là những người không chỉ có trình độ học vấn cao mà điều quan trọng nhất là họ thực sự lao động bằng trí tuệ có tính sáng tạo, có những cống hiến nhất định hữu ích cho xã hội và phải được xã hội kiểm định chất lượng thông qua hoạt động thực tiễn [72, tr.16-17]. Đây là sự đổi mới tư duy về trí thức, từ chỗ coi trọng trình độ chuyên môn được đào tạo đến chỗ thừa nhận và đòi hỏi năng lực lao động thực tế thông qua sự kiểm định khách quan của xã hội.

- PGS, TS Nguyễn An Ninh: “Phát huy tiềm năng của trí thức khoa học xã hội và nhân văn trong công cuộc đổi mới đất nước” [109]. Từ những kiến giải về tiềm năng của trí thức khoa học xã hội và nhân văn trong giai đoạn hiện nay, tác giả đã đề xuất những giải pháp thiết thực nhằm phát huy tiềm năng của đội ngũ này góp phần đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.

- GS, TS Nguyễn Văn Khánh - chủ biên của hai công trình: “Xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam phục vụ sự nghiệp chấn hưng đất nước” [74]; “Nguồn lực trí tuệ Việt Nam - Lịch sử, hiện trạng và triển vọng” [75]. Giá trị của hai công trình nghiên cứu thể hiện tập trung ở những luận chứng khoa học về vấn đề trí thức, nguồn lực trí tuệ với cách tiếp cận liên ngành. Đội ngũ trí thức được tác giả quan niệm là tầng lớp tinh hoa của nguồn lực trí tuệ Việt Nam. Trên cơ sở khảo sát, đánh giá chất lượng của nguồn nhân lực này, tác giả đã đưa ra hệ thống giải pháp có ý nghĩa thiết thực đối với việc xây dựng và phát huy vai trò của nguồn lực trí tuệ đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của sự nghiệp chấn hưng đất nước.

- PGS, TS Nguyễn Khánh Bật, Th.s Trần Thị Huyền (đồng chủ biên), “Xây dựng đội ngũ trí thức thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH theo tư tưởng Hồ Chí Minh” [18]. Đây là công trình nghiên cứu mang tính chuyên sâu về trí thức dưới góc độ tư tưởng Hồ Chí Minh. Tác giả đã khái quát những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức, làm rõ sự vận dụng sáng tạo của Đảng và Nhà nước ta trong công tác xây dựng trí thức đồng thời đánh giá


những đóng góp, hạn chế của đội ngũ này trong cách mạng Việt Nam, trên có sở đó, đi sâu phân tích những giải pháp xây dựng đội ngũ trí thức ở nước ta thời kỳ 2011- 2020 đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

Hai là, các đề tài khoa học nghiên cứu về trí thức:

- GS, TS Phạm Tất Dong với Đề tài khoa học cấp nhà nước, mã số KX 04 - 06: "Luận cứ khoa học cho các chính sách nhằm phát huy năng lực sáng tạo của giới trí thức và sinh viên” [40] đã chú trọng phân tích làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn và pháp lý của việc hoạch định chính sách, giải pháp hướng vào việc khơi dậy, khai thác, sử dụng năng lực sáng tạo của giới trí thức và sinh viên trong hoạt động giáo dục và đào tạo.

- PGS, TS Đàm Đức Vượng, PGS, TS Nguyễn Viết Thông: “Xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam giai đoạn 2011- 2020” [161]. Đây là công trình nghiên cứu công phu và có hệ thống về trí thức. Trên cơ sở đánh giá tổng thể về thực trạng đội ngũ trí thức Việt Nam, đề tài đi sâu phân tích, kiến nghị những giải pháp nhằm xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ trong thời kỳ đổi mới toàn diện đất nước. Đề tài đã làm rõ thêm nội hàm của khái niệm trí thức trên bình diện rộng. Không những chỉ ra tính chất lao động trí óc cùng với những yêu cầu về sự hiểu biết, trình độ, khát vọng dân chủ, công bằng, tự do và kết quả sáng tạo trong việc truyền bá, phổ biến, ứng dụng vào đời sống xã hội của trí thức, các tác giả đề tài còn xác định rõ thiên chức, phẩm chất, tính cách của người trí thức Việt Nam.

Ba là, các luận án nghiên cứu về trí thức đã bảo vệ thành công trong những năm gần đây:

- PGS, TS Phan Thanh Khôi: “Động lực của trí thức trong lao động sáng tạo ở nước ta hiện nay” [77]. Trên cơ sở nhận diện lực lượng trí thức với tư cách là “tầng lớp xã hội đặc biệt”, tác giả luận giải tính chất lao động của người trí thức đồng thời cũng tập trung làm rõ động lực lao động sáng tạo và những giải pháp chủ yếu phát huy vai trò của đội ngũ trí thức ở nước ta hiện nay.

- PGS, TS Đỗ Thị Thạch: “Trí thức nữ Việt Nam trong công cuộc đổi mới hiện nay - tiềm năng và phương hướng xây dựng” [133]. Đây là công


trình nghiên cứu chuyên sâu về lực lượng trí thức nữ. Tác giả đã có những đóng góp mới cả về lý luận và thực tiễn khi kiến giải tiềm năng cũng như vai trò to lớn của lực lượng trí thức nữ Việt Nam đối với sự phát triển của đời sống xã hội. Xuất phát từ thái độ tôn trọng, tin cậy vào khả năng đóng góp của lực lượng này, tác giả đã đề xuất những phương hướng cơ bản nhằm phát huy tiềm năng, vai trò của lực lượng trí thức nữ trong sự nghiệp cách mạng nước ta, đặc biệt là trong quá trình đổi mới toàn diện của đất nước.

- TS Nguyễn Công Trí: “Trí thức Việt Nam trong phát triển kinh tế tri thức” [146]. Từ cách tiếp cận tổng hợp, luận án chỉ ra những đặc trưng, tiêu chí cơ bản để xác định trí thức, vai trò của đội ngũ này trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức. Luận án xác định, trí thức là người lao động trí óc và thường có trình độ học vấn cao, được đào tạo hoặc tự đào tạo. Tuy nhiên, “giá trị quan trọng nhất của người trí thức chân chính đó là chân lý và lẽ phải; trí thức là người tự tin và ngay thẳng, có lòng tự trọng, khả năng hành xử đúng mực và thích ứng cao với các biến đổi của môi trường tự nhiên, xã hội” [146, tr.30].

Bốn là, những công trình nghiên cứu tiêu biểu về trí thức được công

bố trên các tạp chí trong những năm gần đây:

Bước vào giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, yêu cầu đổi mới tư duy về vấn đề trí thức đã được đặt ra trong mối quan tâm của không ít nhà khoa học. Tiếp tục làm rõ bản chất khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin và sự nhận thức đúng đắn của Đảng ta trong quan điểm về trí thức là hướng nghiên cứu lý luận quan trọng. Một số bài báo đăng trên các tạp chí trong thời gian qua đã đề cập tới vấn đề này, tiêu biểu như: “Đội ngũ trí thức trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”của PGS, TS Phan Thanh Khôi [78]; “Những bài học từ quan điểm của Lênin về trí thức” của PGS, TS Phan Thanh Khôi [79]; “Suy ngẫm và nhận thức về vấn đề trí thức”, Tạp chí Lý luận chính trị, 2008, số 9 của PGS, TS Nguyễn Đức Bách [17]. Ngoài ra cần phải nhấn mạnh rằng, trong những năm gần đây, trên đà phát triển cả về số lượng, chất lượng của trí thức Việt Nam, những khía cạnh mới về chức năng, nhiệm vụ, chính sách tuyển dụng, đãi ngộ, giải pháp phát huy


vai trò của đội ngũ trí thức nhằm đáp ứng đòi hỏi, yêu cầu của quá trình CNH, HĐH, hội nhập, phát triển kinh tế tri thức cũng đã được đặt ra và nghiên cứu một cách nghiêm túc. Có thể kể đến một số bài viết có giá trị khoa học như: “Mấy vấn đề cần đổi mới tạo động lực và điều kiện để trí thức nước ta phát huy tài năng trí tuệ” của Nguyễn Đức Bách [16]; “Tổng quan về đội ngũ trí thức nước ta hiện nay” [81] và “Nhà khoa học và sự sáng tạo trong khoa học xã hội” [82] của PGS, TS Phan Thanh Khôi.

Những công trình nghiên cứu nêu trên đã cung cấp cơ sở lý luận, thực tiễn quan trọng để tác giả luận chứng về trí thức, về vai trò của đội ngũ trí thức trong điều kiện đổi mới, hội nhập, phát triển kinh tế tri thức và CNH, HĐH đất nước.

1.1.2. Những công trình nghiên cứu về trí thức giáo dục đại học, đặc điểm và chất lượng lao động của trí thức giáo dục đại học

Một là, những công trình nghiên cứu khái quát về trí thức GDĐH:

Thông qua việc làm sáng tỏ khái niệm, vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ nhà giáo; khảo sát thực trạng cơ cấu, chất lượng của trí thức GDĐH, nhiều công trình nghiên cứu đã đề xuất giải pháp để xây dựng, phát triển đội ngũ này ở bậc đại học. Có thể kể đến những công trình tiêu biểu sau:

- TS Phạm Văn Thanh: “Xây dựng đội ngũ trí thức khoa học Mác - Lênin trong các trường đại học ở nước ta hiện nay” [131]. Tác giả chỉ rõ, đội ngũ giảng viên giảng dạy lý luận Mác - Lênin ở Việt Nam vừa là nhà giáo dục, vừa là nhà khoa học, vừa là nhà chính trị. Vai trò của đội ngũ đó được tác giả đề cập và phân tích ở nhiều bình diện từ chức năng đào tạo cán bộ, phát triển lực lượng trí thức mới cho đất nước đến việc đảm trách nhiệm vụ NCKH và tham gia các công tác khác ở hệ thống những trường đại học, cao đẳng thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Trên cơ sở đánh giá thực trạng và xu hướng biến đổi của đội ngũ trí thức khoa học Mác - Lênin ở nước ta, tác giả đã đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng đội ngũ này thành lực lượng lớn mạnh, đóng góp ngày càng nhiều trí tuệ cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay.


- TS Đỗ Minh Cương - Nguyễn Thị Doan“Phát triển nguồn nhân lực giáo dục đại học Việt Nam” [38]. Với quan điểm xem nhà giáo đại học là nhân tố quan trọng và có ý nghĩa quyết định nhất đến chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ở nước ta, tác giả đã đi sâu phân tích vai trò của trí thức GDĐH, qua đó luận chứng một số giải pháp xây dựng, phát triển nguồn nhân lực GDĐH trước yêu cầu hội nhập quốc tế.

- PGS, TS Nguyễn Văn Sơn: “Trí thức Giáo dục Đại học Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá” [126]. Theo tác giả, đội ngũ trí thức GDĐH Việt Nam có một số đặc điểm cơ bản: là lực lượng trực tiếp tham gia vào quá trình đào tạo ở bậc cao nhất trong hệ thống giáo dục quốc dân; đối tượng tác động chủ yếu của người trí thức GDĐH là những sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh; mục đích lao động nhằm đào tạo ra những người lao động sáng tạo, có phẩm chất đạo đức tốt; trí thức GDĐH vừa là nhà giáo vừa là nhà khoa học, nhà chính trị. Từ việc đánh giá thực trạng về cơ cấu, chất lượng của trí thức GDĐH, tác giả đưa ra phương hướng, giải pháp cơ bản để phát triển đội ngũ trí thức GDĐH đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực phục vụ cho quá trình CNH, HĐH đất nước.

- Bộ Giáo dục và Đào tạo: “Đổi mới quản lý hệ thống GDĐH giai đoạn 2010 - 2012” [26]. Công trình nghiên cứu đã giới thiệu Nghị quyết của Ban cán sự Đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo về đổi mới quản lý GDĐH giai đoạn 2010 - 2012. Nghị quyết đã nghiêm túc chỉ ra hạn chế trong chất lượng GDĐH và khẳng định sự cần thiết phải đẩy mạnh việc đánh giá và kiểm định chất lượng GDĐH; hình thành ở các cơ sở GDĐH tổ chức chuyên trách về hướng dẫn, bảo vệ và khai thác sở hữu trí tuệ của giảng viên; tôn vinh và tạo điều kiện ngày càng tốt hơn để nhà giáo ở bậc đại học phát huy tính tích cực trong NCKH. Có thể khẳng định, đây là cơ sở pháp lý quan trọng có ý nghĩa định hướng cho tác giả luận án trong việc xây dựng giải pháp nhằm nâng cao chất lượng lao động của trí thức GDĐH Việt Nam hiện nay.

Xuất phát từ quan điểm coi trí thức GDĐH là nhân tố quyết định nhất đến chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, nhiều nhà nghiên cứu đã tập trung

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/11/2022