Những Công Trình Nghiên Cứu Ở Nước Ngoài Liên Quan


luận giải vị trí, vai trò của trí thức GDĐH đồng thời tìm ra hệ thống giải pháp cơ bản tạo động lực lao động cho đội ngũ nhà giáo ở bậc đại học. Liên quan đến vấn đề đó, những năm gần đây, có một số công trình khoa học, đáng chú ý là:

- PGS, TS Bùi Khắc Việt (chủ nhiệm): “Trí thức trẻ và sinh viên” [160]. Tác giả đã trực tiếp khẳng định vai trò của đội ngũ trí thức trẻ và sinh viên ở các trường đại học, cao đẳng. Trên cơ sở đánh giá thành tựu, hạn chế, bất cập, nhất là về chất lượng của lực lượng đó trước yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội, tác giả đi đến khẳng định việc phát triển đội ngũ trí thức trẻ và sinh viên ở các trường đại học, cao đẳng là việc làm cần thiết.

- Ngoài những công trình nêu trên, có thể kể đến một số bài nghiên cứu của các học giả đăng trên tạp chí, kỷ yếu hội thảo, tiêu biểu như: Nguyễn Văn Duệ: “Đội ngũ cán bộ giảng dạy đại học - thực trạng và kiến nghị” [43]; Nguyễn Duy Yên: “Đổi mới giáo dục trước hết phải đổi mới từ những người làm giáo dục” [176]; Đinh Thị Minh Tuyết: “Xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên đại học” [153]. Nhìn chung, các tác giả nêu trên đều có chung quan điểm khi xem nhà giáo ở bậc đại học là lực lượng nòng cốt xây dựng cho sinh viên thế giới quan, nhân sinh quan tiến bộ, trang bị tri thức và phương pháp tư duy khoa học, khả năng làm việc độc lập, sáng tạo cho người học. Các tác giả nhận định, để nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo cần tập trung đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo theo hướng chuẩn hoá và hiện đại hoá; việc bố trí, sử dụng nhà giáo phải hợp lý, coi trọng năng lực sáng tạo thực sự về chuyên môn nghiệp vụ đồng thời phải tạo lập hệ thống động lực cho đội ngũ nhà giáo.

Hai là, những công trình nghiên cứu bước đầu bàn luận trực tiếp về đặc điểm lao động của trí thức GDĐH:

- Tác giả Đỗ Văn Phức với bài viết “Đặc điểm lao động của giáo viên đại học và dạy nghề” [117] chủ yếu nhấn mạnh đến các đặc điểm về tính chất lao động và những đặc thù nghề nghiệp của trí thức GDĐH. Tác giả nhận định, lao động của đội ngũ giảng viên là loại lao động sáng tạo, lao động trí óc, có cả một số yếu tố độc hại và những căng thẳng đặc thù.


- Xác định tính chất lao động của trí thức GDĐH, PGS, TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc và TS Đặng Xuân Hải với chuyên đề “Người dạy ở bậc đại học và giao tiếp sư phạm”, “Phương pháp dạy học ở bậc đại học” trong tài liệu bồi dưỡng “Giáo dục học đại học” đã đưa ra quan niệm: “Ở đại học, sự sáng tạo sư phạm đi liền với sự sáng tạo khoa học” [53, tr.217]. Do đó, hoạt động giảng dạy đại học được thực hiện bởi những người gắn bó với NCKH. Ngoài những phẩm chất và năng lực của các chuyên gia, họ phải có hai phẩm chất năng lực có ý nghĩa nhất đối với lao động chuyên môn là năng lực sư phạm năng lực NCKH. Rèn luyện kỹ năng của một nhà khoa học và nhà sư phạm tâm huyết là yêu cầu tất yếu để nâng cao chất lượng nghề nghiệp của đội ngũ giảng viên đại học.

- PGS, TS Phạm Hồng Quang - tác giả cuốn sách “Môi trường giáo dục”

[119] đưa ra quan niệm về đặc điểm lao động của trí thức GDĐH. Tác giả khẳng định, đối tượng lao động sư phạm là nhân cách học sinh đang phát triển; để tác động đến đối tượng này, người giảng viên cần dùng công cụ là chính nhân cách của mình; chức năng lao động sư phạm là tái sản xuất sức lao động xã hội; lao động của người giảng viên là lao động trí óc chuyên nghiệp; nó đòi hỏi ở người giảng viên tính khoa học, nghệ thuật và sự sáng tạo. Tác giả cho rằng, đặc điểm lao động sư phạm cũng qui định những yêu cầu cơ bản về nhân cách người giảng viên nên nhà giáo dục phải có năng lực sư phạm và tổ hợp các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp như: thế giới quan khoa học, lý tưởng đào tạo thế hệ trẻ và lòng yêu người, yêu nghề.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.

- Khi luận giải “Bản chất của hoạt động sáng tạo trong nghiên cứu khoa học” [9], GS, TS Hoàng Chí Bảo nhấn mạnh: GDĐH gắn liền giảng dạy với NCKH và phục vụ sản xuất. Đội ngũ nhà giáo và các nhà khoa học có quan hệ hợp tác, gắn bó với nhau thường xuyên, lâu dài. Hình thức lao động của họ có nhiều nét tương đồng về bản chất. Đó là sự phát hiện, sự sinh thành giá trị mới thông qua những cách tân, tìm tòi hướng tiếp cận và phương pháp giảng dạy, nghiên cứu mới. Vì vậy, lao động của trí thức GDĐH thể hiện rõ tính sáng tạo với những sắc thái biểu hiện phong phú, đa dạng và phức tạp của nó.


Chất lượng lao động của đội ngũ trí thức giáo dục đại học Việt Nam hiện nay - 3

- TS Nguyễn Bá Cần: “Hoàn thiện chính sách phát triển Giáo dục đại học Việt Nam hiện nay” [31]. Tiếp cận đặc điểm của GDĐH trong điều kiện kinh tế thị trường, tác giả đã cho rằng, là một loại sản phẩm dịch vụ, GDĐH có đầy đủ tính chất kinh tế giống như các loại sản phẩm hàng hoá và dịch vụ khác, nhưng nó không thích hợp với việc mua - bán hàng hóa. Khi so sánh với các loại dịch vụ khác thì “sản phẩm dịch vụ GDĐH còn có tính đặc thù - đó là những người công dân có ích với chính mình, có trách nhiệm với gia đình, xã hội và quốc gia. Những sản phẩm như vậy được gọi là loại hàng hoá có ngoại biên thuận” [31, tr.22].

- TS Ngô Văn Hà: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về người thầy và việc xây dựng đội ngũ giảng viên đại học hiện nay” [66]. Trên cơ sở phân tích nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về người thầy giáo, tác giả đã nêu lên một số luận đề về đặc điểm lao động của giảng viên: công tác giảng dạy là loại lao động đặc thù; “người giảng viên đại học phải kết hợp trong bản thân mình những phẩm chất năng lực của một nhà khoa học và một nhà giáo dục - dạy học; nhiệm vụ của họ không chỉ là đào tạo nhân lực có trình độ cao cho đất nước mà còn là chỗ dựa về khoa học cho các viện nghiên cứu và các cơ sở sản xuất kinh doanh” [66, tr.158]. Đạo đức cách mạng của người giảng viên là sự say mê với công việc giảng dạy, nghiên cứu, trung thực trong khoa học, tìm tòi sáng tạo, có khát vọng chinh phục đỉnh cao của tri thức.

Ba là, những công trình nghiên cứu bước đầu đề cập đến chất lượng lao động của trí thức GDĐH:

- Năm 2006, GS, TS Nguyễn Đức Chính và PGS, TS Nguyễn Phương Nga đã nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu xây dựng các tiêu chí đánh giá hoạt động giảng dạy đại học và NCKH của giảng viên trong Đại học Quốc gia” [37]. Giá trị thực tiễn của đề tài thể hiện ở những khuyến nghị đổi mới các tiêu chí đánh giá hoạt động giảng dạy và NCKH của giảng viên có tính đến xu thế hội nhập toàn cầu trong GDĐH. Đây là nghiên cứu về lĩnh vực đo lường và đánh giá hiệu quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ của đội ngũ nhà giáo do các chuyên gia, cán bộ quản lý giáo dục thực hiện nên kết quả nghiên cứu có


ý nghĩa quan trọng trong việc gợi mở cách tiếp cận theo hướng đánh giá tổng thể chất lượng lao động của đội ngũ trí thức GDĐH cho tác giả luận án.

- Năm 2008, Phòng Phát triển con người Khu vực Đông Á và Thái Bình Dương của Ngân hàng thế giới đã công bố Báo cáo“GDĐH và kỹ năng cho tăng trưởng” [113]. Báo cáo tập trung nghiên cứu lĩnh vực GDĐH trong mối liên hệ với trị trường lao động ở Việt Nam. Nhiều nội dung quan trọng về chất lượng của GDĐH đã được luận giải, khảo sát và chứng minh. Đáng chú ý là vấn đề hiệu quả đào tạo; chương trình học, phương pháp sư phạm; chất lượng đội ngũ giảng dạy; năng lực nghiên cứu của giảng viên; sự hài lòng của sinh viên; khả năng, mức độ cung cấp thỏa đáng các kỹ năng cần thiết của GDĐH Việt Nam cho nguồn nhân lực, cho gia tăng năng suất lao động và thúc đẩy năng lực sáng tạo của người lao động trước những yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao từ thị trường trong nước, khu vực và quốc tế. Kết quả nghiên cứu của Báo cáo có ý nghĩa quan trọng đối với tác giả luận án trong việc kế thừa những số liệu minh chứng về hiệu quả giảng dạy, NCKH của đội ngũ trí thức GDĐH.

- Năm 2010, Luận án tiến sĩ: “Đánh giá giảng viên đại học theo hướng chuẩn hoá trong giai đoạn hiện nay” của Trần Xuân Bách [15] được bảo vệ thành công. Ở góc độ quản lý giáo dục, tác giả có thể kế thừa, tiếp thu kết quả của công trình nghiên cứu trên một số bình diện như quan niệm về giảng viên đại học, cơ sở lý luận về các phương thức đánh giá giảng viên. Tác giả đã xác định, đánh giá giảng viên là quá trình mô tả, thu thập, xử lí, phân tích một cách toàn diện hệ thống những thông tin về người giảng viên, để rồi phán đoán giá trị lao động thực thụ của họ.

- PGS, TS Trần Quốc Toản (chủ biên): “Phát triển giáo dục trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế” [145]. Giá trị nổi bật của công trình nghiên cứu là những luận cứ khoa học về mối quan hệ giữa giáo dục - đào tạo với thị trường trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn, đặc biệt là những khảo sát, đánh giá, luận giải về chất lượng nguồn nhân lực, sự đáp ứng của giáo dục đào tạo nói chung, GDĐH nói riêng đối với nhu cầu xã hội trước tác động của kinh tế thị trường và quá trình hội nhập quốc tế.


Ngoài ra còn nhiều bài viết độc lập của các nhà khoa học nghiên cứu về chất lượng GDĐH nói chung, chất lượng lao động của đội ngũ giảng viên nói riêng, tiêu biểu như:

- Nguyễn Đức Chính, Nguyễn Phương Nga: “Nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo đại học” [35]. Bài viết đã xác định những tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động chuyên môn của trí thức GDĐH, trong đó đặc biệt chú ý tới dấu hiệu về khả năng và mức độ thỏa mãn, đáp ứng yêu cầu công việc của trí thức nhà giáo.

- Phan Văn Kha: “Ứng dụng mô hình quản lý chất lượng ISO 9000 trong quản lý đào tạo sau đại học ở Việt Nam”. Bài viết được trình bày trong cuốn sách “Chiến lược phát triển giáo dục trong thế kỷ XXI - kinh nghiệm của các quốc gia” [76]. Thông qua việc nghiên cứu những quan niệm khác nhau về chất lượng trong các lĩnh vực, tác giả đã đưa ra quan niệm về chất lượng GDĐH là sự thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và được đánh giá qua mức độ trùng khớp với mục tiêu định sẵn.

- Tiếp cận và phản ánh vấn đề chất lượng GDĐH còn có thể kể đến bài viết “Hệ thống đảm bảo chất lượng trong trường đại học theo quan điểm của mạng lưới các trường đại học khu vực Đông Nam Á” của Tạ Thị Thu Hiền [70]. Tác giả trực tiếp bàn luận đến qui trình đánh giá, tiêu chí kiểm định chất lượng đào tạo của các trường đại học, trong đó nhấn mạnh đến lĩnh vực giảng dạy chuyên môn, NCKH, quản lý đào tạo của giảng viên, chất lượng của yếu tố đầu vào - sinh viên và chất lượng yếu tố đầu ra - nguồn nhân lực được đào tạo.

- Lê Hữu Ái, Lâm Bá Hòa: “Giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay - Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng” [3]. Trong bài viết, hai tác giả đã tập trung phân tích những bất cập, yếu kém của GDĐH ở nước ta hiện nay, đặc biệt là khía cạnh chất lượng đào tạo nguồn nhân lực. Trên cơ sở đó, bài viết luận chứng một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của GDĐH trong phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay.

- Phạm Ngọc Trung: “Chất lượng giáo dục trong các trường đại học ở nước ta hiện nay” [147]. Với quan niệm, chất lượng GDĐH là “tổng thể hệ


thống của trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức, khả năng hội nhập và việc làm ổn định của sinh viên khi tốt nghiệp” [147, tr.38], tác giả đã phân tích những nhân tố tác động đến chất lượng giáo dục trong các trường đại học ở nước ta hiện nay, đó là đội ngũ nhà giáo, người học, cơ sở vật chất kỹ thuật và công tác quản lý.

1.2. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI LIÊN QUAN

ĐẾN LUẬN ÁN

Xưa nay, vấn đề trí thức vốn dĩ đã trở thành đối tượng nghiên cứu quan trọng của nhiều nhà khoa học. Những phương diện khác nhau của vấn đề này như: khái niệm trí thức; vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của trí thức; thực trạng về số lượng, cơ cấu, chất lượng cùng hàng loạt các vấn đề về phương hướng, giải pháp phát triển đội ngũ trí thức đã được luận giải ở nhiều giác độ, tiêu biểu là:

- Thẩm Vinh Hoa - Ngô Quốc Diệu (chủ biên): “Tôn trọng trí thức, tôn trọng nhân tài kế lớn trăm năm chấn hưng đất nước” do Nguyễn Như Diệm dịch [71]. Công trình này đã đề cập đến nhiều nội dung quan trọng trong tư tưởng của Đặng Tiểu Bình về trí thức. Những quan điểm có ý nghĩa chỉ dẫn của Đặng Tiểu Bình đối với vấn đề nhân tài, đường lối tổ chức, xây dựng, phát triển đội ngũ trí thức, nhất là những tư tưởng về công tác bồi dưỡng, đào tạo, sử dụng, đãi ngộ nhân tài được tác giả Thẩm Vinh Hoa và Ngô Quốc Diệu luận giải kỹ lưỡng. Từ đó, cuốn sách cũng bước đầu làm rõ sự vận dụng tư tưởng Đặng Tiểu Bình trong chiến lược xây dựng nhân tài, phát triển đội ngũ trí thức ở Trung quốc những năm qua.

Ở hầu hết các quốc gia, trí thức GDĐH được nhà nước rất coi trọng. Do vậy, nhiều chủ thể nghiên cứu thường nhận thấy sự cần thiết phải quan tâm đến trí thức nhà giáo, nhất là đội ngũ giảng viên.

- J.Vial - nhà giáo dục Pháp, trong cuốn “Lịch sử và Thời sự về các phương pháp sư phạm” [156] đã kiến tạo một quan điểm mới về đặc điểm lao động của trí thức nhà giáo ở bậc đại học. J.Vial khẳng định: Người dạy không chỉ làm tốt chức năng kép của mình là biết cách truyền đạt cái người học cần


mà còn biết tổ chức quá trình nhận thức cho người học có thể tích cực, chủ động chiếm lĩnh nội dung học. Để thực hiện vai trò “trọng tài, cố vấn” trong quá trình dạy học, người giảng viên phải có phẩm chất đồng thời của nhà sư phạm và nhà khoa học. Từ lập luận của J.Vial, có thể xem đây là đặc thù lao động ở bình diện chức năng, nhiệm vụ nghề nghiệp của trí thức GDĐH.

- J.A Centra với các công trình nghiên cứu tiêu biểu như: “Tự đánh giá của giảng viên đại học: Một so sánh với đánh giá của sinh viên” [32]; Xác định hiệu quả công tác của giáo viên [33]. J.A Centra cho rằng, bất cứ người giảng viên nào cũng cần thực hiện đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ chủ yếu như giảng dạy, NCKH, dịch vụ chuyên môn phục vụ cộng đồng. Vì vậy, cần tập trung đánh giá chất lượng hay hiệu quả công tác của nhà giáo đại học theo ba lĩnh vực hoạt động chính đã nêu.

- Ph.N.Gônôbôlin: “Những phẩm chất tâm lý của người giáo viên” [65]. Khi bàn về tính đặc thù của công tác dạy học, tác giả cho rằng, hai mặt cơ bản trong hoạt động sư phạm là “giảng dạy và giáo dục. Hai mặt hoạt động sư phạm này liên hệ chặt chẽ với nhau, thâm nhập vào nhau và là một quá trình thống nhất. Điều được tác giả nhấn mạnh là sự thay đổi vai trò, nhiệm vụ của nhà giáo trong thời đại mới gắn liền với sự bùng nổ tri thức: “nhà giáo không phải là người phán truyền chân lý mà là người lãnh đạo và tổ chức khéo léo công việc của học sinh ở trên lớp” [65, tr.76]. Để đáp ứng sự biến đổi ấy, bản thân mỗi nhà giáo phải phát huy tính tích cực giảng dạy như một thuộc tính quan trọng. Xác định những phẩm chất tâm lý của người giáo viên, tác giả đã chú ý đặc biệt tới dấu hiệu về khả năng sáng tạo. Đó là đặc trưng phổ biến của lao động sư phạm mà nếu thiếu nó, giảng dạy chỉ đơn thuần là truyền thụ kiến thức một chiều, rất dễ sa vào rập khuôn, máy móc và nhàm chán.

- Franz Emanuel Weinert trong tác phẩm “Sự phát triển nhận thức học tập và giảng dạy” [164] đã tập trung luận giải các đặc điểm của người giảng viên tích cực. Nội dung quan trọng trong tác phẩm của Franz Emanuel Weinert là việc xác định tiêu chí của một trí thức nhà giáo với hoạt động chuyên môn giỏi. Theo tác giả, đó là người “thể hiện hành động sư phạm


được đặc trưng bởi chất lượng khác nhau hướng vào việc định hướng, điều khiển và hỗ trợ các học sinh theo mục tiêu” [163, tr.537]. Thông qua tác phẩm của mình, Franz Emanuel Weinert cũng đề cập đến hiệu quả và chất lượng giảng dạy - một phương diện quan trọng cấu thành lao động của trí thức GDĐH.

- UNESCO đã tổ chức những hoạt động tập trung trí tuệ nhân loại suy nghĩ về một nền giáo dục cho thế kỷ XXI mà đỉnh cao là “Higher Education in the Twenty - First Century - vision and Action” [178]. Hội nghị đã thông qua Tuyên ngôn về GDĐH với việc xác định sứ mạng cốt lõi của hệ thống GDĐH và chức năng, nhiệm vụ của đội ngũ giảng viên trong thế kỷ XXI. Tuyên ngôn xác định, chất lượng trong GDĐH là một khái niệm đa chiều, bao trùm mọi chức năng và hoạt động của nó: giảng dạy, chương trình đào tạo, NCKH, đội ngũ giảng viên và sinh viên, cấu trúc hạ tầng và môi trường học thuật, trong đó, nhân tố người dạy giữ vai trò quyết định nhất. Tuyên ngôn cũng chỉ rõ cần có một chính sách mạnh mẽ về phát triển đội ngũ sao cho có thể nâng cao kỹ năng của họ, khuyến khích khả năng sáng tạo, phát huy tính tích cực, chủ động trong nghiên cứu và giảng dạy.

- J.M.Denomme và Medeleine Roy với cuốn sách “Tiến tới một phương pháp sư phạm tương tác” [39]. Hai tác giả cho rằng, trong quá trình dạy học, phương pháp sư phạm tích cực được coi như toàn bộ các can thiệp của người dạy với mục đích giúp người học thực hiện quá trình chiếm lĩnh tri thức hay kỹ năng, từ đó học cách tìm kiếm và xử lí thông tin, tạo cho mình năng lực tương ứng. Điều khẳng định này cho thấy người học vừa là đối tượng, vừa là mục đích lao động của nhà giáo; kết quả lao động của trí thức GDĐH trong hoạt động giảng dạy phải được biểu hiện ở việc hình thành phương pháp tự học, tự nghiên cứu của sinh viên dưới vai trò hướng dẫn của trí thức nhà giáo. Tổng hợp những công trình nghiên cứu nêu trên đã xác định một quan điểm mới về lao động của trí thức nhà giáo bậc đại học. Theo đó, chất lượng GDĐH cũng được hình dung là một khái niệm đa chiều bao trùm mọi chức

năng và hoạt động của nhà trường.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/11/2022