1.2.1.6. Mức độ hưởng thụ văn hóa
Mức độ hưởng thụ văn hóa là tiêu chí đánh giá chất lượng đời sống tinh thần của người dân. Sự tổng hòa cả về chất lượng đời sống vật chất và đời sống tinh thần giúp con người có sự phát triển toàn diện và bền vững.
Để đánh giá tiêu chí văn hóa, cần quan tâm đến các tiêu chí về sách, thư viện, văn hóa phẩm, các trung tâm văn hóa, …
Bảng 1.12. Số đầu sách, bản sách, văn hóa phẩm và thư viện ở Việt Nam giai đoạn 2010–2017
(Nguồn: Xử lí từ gso.gov.vn)
Đầu sách (bản) | Bản sách (triệu bản) | Văn hóa phẩm (triệu bản) | Số bản sách bình quân đầu người (bản/người) | |
2010 | 25,769 | 277,8 | 32,3 | 3,1 |
2011 | 25,542 | 293,7 | 26,4 | 3,3 |
2012 | 24,640 | 287,8 | 34,0 | 3,2 |
2013 | 23,603 | 265,2 | 18,7 | 3,0 |
2014 | 28,326 | 368,9 | 24,9 | 4,1 |
2015 | 29,014 | 362,8 | 29,8 | 4,0 |
2016 | 30,069 | 334,3 | 29,3 | 3,6 |
2017 | 28,717 | 313,9 | 31,6 | 3,4 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Tới Chất Lượng Cuộc Sống Dân Cư
- Số Lớp Học Trên 10 Vạn Dân: Là Tiêu Chí Đánh Giá Khả Năng Đáp Ứng Giáo Dục Cơ Bản Cho Tổng Thể Dân Số Trên Địa Bàn.
- Mức Tiêu Dùng Một Số Lương Thực – Thực Phẩm Bình Quân Đầu Người Trong Mỗi Tháng Của Việt Nam Giai Đoạn 2010–2017 (Đơn Vị: Kg/người)
- Một Số Chỉ Tiêu Về Y Tế Của Tp.hcm Giai Đoạn 2010–2017
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Cuộc Sống Dân Cư Quận 6
- Một Số Chỉ Tiêu Về Lao Động, Việc Làm Ở Quận 6 Giai Đoạn 2010–2017
Xem toàn bộ 158 trang tài liệu này.
Giai đoạn 2010–2017, số đầu sách của Việt Nam tăng lên từ 25,769 lên 28,717 đầu sách, tăng lên gần 3,000 đầu sách. Số bản sách cũng chứng kiến sự tăng lên đáng kể từ 277,8 triệu bản năm 2010 đã tăng thêm 36,1 triệu bản để đạt con số 313,9 triệu bản vào năm 2017. Số bản văn hóa phẩm cũng có biến động, nhìn chung trong giai đoạn 2010–2017 đã giảm nhẹ từ 32,3 triệu bản còn 31,6 triệu bản.
Số bản sách bình quân đầu người đánh giá được mức độ nhiều ít số sách mà mỗi người dân có khả năng tiếp cận được. Giai đoạn 2010–2017, số bản sách bình quân đầu người của Việt Nam đều trên mức 3 bản/người. Năm 2010, con số này là 3,1 bản, năm 2017 đạt 3,4 bản/người, trong đó năm 2014 con số đạt mức đỉnh điểm trong giai đoạn với khoảng 4,1 bản sách/người. Việc có lớn hơn 1 bản sách trên mỗi người dân cho thấy được mỗi người dân đều đã có cơ hội tiếp cận với văn hóa đọc sách, nhờ vậy mà phần nào đảm bảo được chất lượng đời sống tinh thần.
Việt Nam còn là quốc gia có nền văn hóa đa đạng, được chia thành 6 vùng văn hóa (gồm Tây Bắc, Việt Bắc, Đồng bằng Sông Hồng, Miền Trung, Tây Nguyên và Nam Bộ). Với những nét văn hóa riêng, Việt Nam đã dần tạo ra cho mình một thương hiệu văn hóa đa dạng, mang những dấu ấn cả truyền thống lẫn hiện đại. Việc hàng loạt các di sản vật thể và phi vật thể được công nhận là di sản văn hóa của nhân loại, hoạt động xây dựng các trung tâm văn hóa, các nhà thiếu nhi từ cấp quận/huyện chính là yếu tố thúc đẩy quá trình hưởng thụ văn hóa của con người. Với mức độ hưởng thụ văn hóa ngày càng nhiều đã cho thấy sự phát triển về đời sống tinh thần của con người Việt Nam trong giai đoạn mới.
1.2.1.7. Môi trường sống
Việt Nam là quốc gia có chất lượng môi trường được đánh giá kém trên thế giới và khu vực.
Trước năm 1986, Việt Nam là một nước nghèo và lạc hậu. Từ sau đổi mới, Việt Nam bắt đầu có những bước chuyển mình đáng kể. Nền kinh tế Việt Nam đã phát triển vượt bậc nhờ vào những thành tựu trong lĩnh vực khoa học công nghệ được áp dụng hiệu quả vào công nghiệp. Ngoài cánh đồng, các máy móc xuất hiện hiện nhiều hơn, nhiều xí nghiệp, khu công nghiệp được xây dựng, người nông dân chuyển sang làm các ngành nghề về công nghiệp cũng dần tăng lên là những minh chứng rõ ràng cho sự phát triển công nghiệp nước ta.
Giai đoạn này cũng là giai đoạn chứng kiến sự tăng lên nhanh chóng về mặt dân số. Năm 2017, dân số Việt Nam đã đạt hơn 93,67 triệu người đứng thứ 14 trên thế giới. Sự gia tăng nhanh dân số ngoài những mặt tích cực về lao động hay thị trường thì nó cũng mang đến những mặt tiêu cực. Dễ thấy đó là vấn đề rác thải sinh
hoạt, với quy mô dân số đông, mỗi ngày Việt Nam phải thu gom khoảng 37,808 tấn chất thải rắn. Bên cạnh đó còn phải kể đến việc phá rừng làm nương rẫy, nhà ở cho con người đã gây ra nhiều tổn thất đối với môi trường tự nhiên.
Có thể thấy, sự phát triển kinh tế và quy mô dân số đã mang đến những tác động tiêu cực đối với môi trường sống bao gồm nước, không khí, tiếng ồn và cả mỹ quan đô thị.
Môi trường không khí của Việt Nam được xếp vào 10 quốc gia có chất lượng không khí kém nhất toàn cầu (theo nghiên cứu của Diễn đàn kinh tế thế giới Davos) trong đó phải kể đến Hà Nội được đánh giá là thành phố có môi trường không khí ô nhiễm đứng thứ 12 thế giới còn TP.HCM đứng thứ 15 (theo Tổ chức Thông tin về Chất lượng không khí toàn cầu IQAir AirVisual – năm 2018). Hà Nội còn là thành phố có số ngày không khí sạch rất ít chỉ khoảng 38 ngày/năm. Sự ô nhiễm không khí là vấn đề to lớn đối với các đô thị ở Việt Nam, nó không chỉ gây ra những bệnh về hô hấp, da liễu mà nó còn mang đến những hiện tượng thời tiết cực đoan (mưa axit, ,,,) gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và sản xuất của con người.
Bên cạnh không khí, môi trường nước ô nhiễm cũng là một vấn đề đáng báo động đối với nước ta. Theo UNICEF, nhóm các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam có chất lượng nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng. Năm 2016, Việt Nam nằm trong 5 quốc gia có lượng rác thải đổ ra biển nhiều nhất thế giới gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường nước. Những sự kiện vô cùng lớn minh chứng cho sự tác động không nhỏ của công nghiệp đến môi trường nước có thể kể đến như vụ việc sông Thị Vải bị nguồn nước thải của công ty Vedan bức tử suốt 14 năm hay một sự kiện môi trường lớn khi hàng loạt cá chết trắng ở khắp miền Trung nước ta mà nguyên nhân được đề cập đến đó là do hoạt động xả thải không kiểm soát và không áp dụng quy trình xử lý nước thải của công ty Formosa khi thải ra môi trường. Có thể nói chất lượng môi trường nước của Việt Nam là vấn đề đáng quan tâm và cần được giải quyết một cách có hiệu quả để người dân được tiếp cận với nguồn nước sạch, các loại thủy hải sản an toàn cũng như đảm bảo đa dạng sinh học, phát triển bền vững đất nước.
Bên cạnh ô nhiễm nước và không khí, tiếng ồn được đánh giá là một trong những vấn đề lớn mà Việt Nam cần giải quyết, thậm chí, ô nhiễm tiếng ồn được đánh giá nghiêm trọng chỉ sau ô nhiễm không khí. Trong một nền kinh tế phát triển với nhiều nhà máy, xí nghiệp, phương tiện giao thông, việc phát sinh âm thanh quá cường độ cho phép là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, mức độ ô nhiễm tiếng ồn của Việt Nam được đánh giá là nghiêm trọng ảnh hưởng không nhỏ đối với sức khỏe con người. Theo nghiên cứu của Viện Sức khỏe Nghề nghiệp và Môi trường tại 12 đường và nút giao thông chính tại Hà Nội cho thấy, tiếng ồn trung bình vào ban ngày là 77,8 đến 78,1 dB, vượt tiêu chuẩn cho phép từ 7,8 đến 8,1 dB. Tiếng ồn tương đương trung bình vào ban đêm là 65,3-75,7 dB, vượt tiêu chuẩn từ 10-20 dB; và cũng theo đó, có khoảng 10–15 triệu lao động Việt Nam phải làm việc trong môi trường có tiếng ồn vượt ngưỡng quy định. Việc ô nhiễm tiếng ồn, đặc biệt ở các đô thị Việt Nam đã gây ảnh hưởng đối với thính lực, sự ổn định sức khỏe con người mà trẻ em chính là đối tượng nhạy cảm nhất.
Mỹ quan môi trường ảnh hưởng đến sự cảm thụ cuộc sống của dân cư. Việc quy hoạch nhiều tuyến đường kiểu mẫu, các công viên văn hóa đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của con người thì vấn đề giải quyết những hiện trạng mất mỹ quan như buôn bán hàng rong lấn chiếm lề đường, các bãi rác tự phát cần được chú trọng. Việc cải thiện mỹ quan chính là tạo ra môi trường sống, sinh hoạt lành mạnh, tạo ra cảm giác thoải mái hơn cho dân cư.
Có thể nói, môi trường là nhân tố có nhiều tác động tiêu cực đối với CLCS dân cư. Tình trạng ô nhiễm không khí, nước, tiếng ồn đã ảnh hưởng lớn đối với sức khỏe con người và sự phát triển bền vững đất nước. Vì vậy rất cần sự quan tâm, đánh giá một cách chính xác và xây dựng những giải pháp hiệu quả cải thiện chất lượng môi trường góp phần nâng cao CLCS dân cư.
1.2.2. Chất lượng cuộc sống dân cư ở Thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm kinh tế tài chính quan trọng hàng đầu cả nước. Có tốc độ phát triển kinh tế cao, TP.HCM hứa hẹn là nơi sinh sống của nhiều người dân có mong muốn phát triển công nghiệp công nghệ cao hay các ngành dịch vụ tiên tiến.
Với sự phát triển toàn diện và nhanh chóng, TP.HCM trở thành một trong những thành phố đáng sống của Việt Nam với CLCS nói chung và chất lượng y tế, giáo dục, thu nhập luôn ở mức cao.
1.2.2.1. Lao động và thu nhập
Bảng 1.13. Một số chỉ tiêu về lao động của TP.HCM giai đoạn 2010–2017
(Nguồn: Xử lí từ Niên giám thống kê TP.HCM )
Lực lượng lao động (nghìn người) | Lao động có việc làm (nghìn người) | Tỉ lệ lao động có việc làm trên tổng số dân (%) | |
2010 | 3.909,1 | 3.715,7 | 50,2 |
2011 | 4.009,9 | 3.864,8 | 50,9 |
2012 | 4.086,4 | 4.026,9 | 51,7 |
2013 | 4.192,6 | 4.057,3 | 51,1 |
2014 | 4.250,0 | 4.101,5 | 50,8 |
2015 | 4.326,5 | 4.201,9 | 50,9 |
2016 | 4.433,9 | 4.319,7 | 51,2 |
2017 | 4.538,2 | 4.412,9 | 51,1 |
- Lao động: TP.HCM có quy mô dân số đông. Năm 2010, dân số toàn thành phố là 7.396,5 nghìn người và tăng lên 8.643,0 nghìn người vào năm 2017. Với quy mô dân số đông, lực lượng lao động của TP.HCM được đánh giá là dồi dào. Năm 2010, tổng số lao động của thành phố là 3.909,1 nghìn người, tăng lên 4.538,2 nghìn người năm 2017, như vậy, sau 7 năm, lực lượng lao động của thành phố đã tăng thêm 629,1 nghìn người (trung bình mỗi năm tăng hơn 89,8 nghìn lao động).
Số lao động có việc làm ở TP.HCM khá cao, năm 2010 là 3.715,7 nghìn người và tăng lên 4.415,9 nghìn người vào năm 2017. Con số này chiếm tỉ lệ khá cao trong tổng số dân của thành phố, trong giai đoạn đều trên 50%, năm 2017 đạt
51,1%. Nếu so sánh với cả nước, tỉ lệ lao động có việc làm thấp hơn do quy mô dân số TPHCM đông và số người trên độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ cao.
- Thu nhập: thu nhập tính trên một địa phương được xác định bằng thu nhập bình quân đầu người trong một khoảng thời gian nhất định.
Hình 1.1. Thu nhập bình quân đầu người theo tháng của TP.HCM
giai đoạn 2010–2016
(Nguồn: Xử lí số liệu từ pso,hochiminhcity.gov.vn)
TP.HCM là thành phố có thu nhập bình quân đầu người mỗi tháng cao nhất cả nước, năm 2010 thu nhập bình quân đạt 2.737,0 nghìn đồng/người/tháng thì đến năm 2016, mức thu nhập này đạt 5.109,0 nghìn đồng/người/tháng, tăng 1,87 lần so với năm 2010.
Thu nhập bình quân cao và có mức tăng ngoạn mục cho thấy vị thế hàng đầu cũng như tốc độ phát triển về kinh tế của người dân tại TP.HCM, nhờ đó mà điều kiện sống của người dân dễ dàng được cải thiện đi lên, góp phần nâng cao CLCS của người dân.
- Tỉ lệ hộ nghèo ở TP.HCM cũng thuộc bậc thấp của cả nước. Năm 2010, tỉ lệ này là 0,3%, sau đó giảm còn 0,1% vào năm 2012, những năm sau đó, tỉ lệ này xấp xỉ 0% do số hộ nghèo không đáng kể trong tổng số dân của thành phố. Chỉ số
này cho thấy TP.HCM đã thực hiện hiệu quả các chính sách xóa đói, giảm nghèo, khẳng định vị trí đi đầu trong phát triển toàn diện đời sống dân cư tại đây.
1.2.2.2. Lương thực và dinh dưỡng
TP.HCM là thành phố chú trọng phát triển công nghiệp. Ngành nông nghiệp được đánh giá là ngành thứ yếu tại đây, song vẫn là ngành không thể thiếu đối với nền kinh tế thành phố. Hiện nay thành phố đang chủ trương phát triển nông nghiệp đô thị nhằm tận dụng các thế mạnh về chất lượng lao động, khoa học kĩ thuật,,, của mình.
Theo Cục thống kê thành phố, số trang trại của thành phố năm 2017 là 214 trang trại, trong đó có 203 trang trại chăn nuôi và 11 trang trại nuôi thủy hải sản, Số trang trại có xu hướng tăng so với giai đoạn trước (năm 2013 số trang trại là 169 trang trại). Có thể thấy, việc sản xuất nông sản theo hình thức trồng trọt tại TP.HCM không được quy hoạch thành hình thức trang trại do cần một diện tích canh tác lớn nhưng giá trị sản xuất chưa cao, vì thế có thể thấy số trang trại tại đây chủ yếu là trang trại chăn nuôi đáp ứng nhu cầu sử dụng thịt của người dân thành phố, ngoài ra còn một số trang trại nuôi thủy hải sản.
Sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người ở TP.HCM ở mức thấp, luôn dưới 13 kg/người trong giai đoạn 2010–2017. Có thể thấy, chỉ số này ở TP.HCM thấp hơn nhiều so với mức bình quân cả nước (luôn đạt trên 500 kg/người trong giai đoạn này) và có xu hướng giảm, Để có thể đánh giá mức độ sử dụng dinh dưỡng, người ta dùng chỉ tiêu tiêu dùng các lương thực, thực phẩm bình quân mỗi tháng của 1 người dân. Theo thống kê của Cục thống kê TP.HCM , trong năm 2014, trung bình mỗi tháng người dân sử dụng 5,61 kg gạo, 1,91 kg thịt, 1,39 kg cá và 4,82 kg trứng. Có thể thấy khẩu phần ăn của người dân thành phố có sự khác biệt so với cả nước. Việc sử dụng gạo ít hơn hẳn so với cả nước, mức sử dụng thịt tương đương trong khi trứng là sản phẩm được ưa chuộng khi mỗi tháng người dân sử dụng đến 4,82 kg. Có thể thấy với một nhịp sống sôi động, việc sử dụng các hình thức ăn nhanh phổ biến mà thịt và trứng là những sản phẩm phổ biến. Các loại lương thực từ lúa mì được sử dụng nhiều trong bữa ăn phần nào thay thế gạo trong đời sống người dân.
Tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng là một tiêu chí phản ánh tình trạng dinh dưỡng của dân cư. Tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng ở TP.HCM chiếm tỷ lệ thấp, năm 2017, tỉ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng chỉ là 1,8%, thấp hơn nhiều so với con số 6,2% của cả nước. Có thể thấy, chất lượng dinh dưỡng và chăm sóc trẻ em của TP.HCM có những nét vượt trội hơn so với cả nước, số trẻ em suy dinh dưỡng ít tạo ra nền tảng phát triển toàn diện hơn cho thế hệ lao động tương lai. Tuy vậy, với việc có gần 2% trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng cũng là vấn đề được đặt ra và cần giải quyết để góp phần phát triển toàn diện hơn nữa đời sống người dân.
1.2.2.3. Giáo dục
- Tỉ lệ người lớn biết chữ của TP.HCM trong giai đoạn 2010–2017 đều đạt trên 97%. Năm 2010, tỉ lệ người lớn biết chữ là 97,0% và tăng lên đạt 98,5% vào năm 2017.
Bảng 1.14. Một số chỉ tiêu giáo dục của TPHCM giai đoạn 2010–2017
(Nguồn: Xử lí từ gso.gov.vn)
2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 | 2017 | |
Số giáo viên phổ thông (nghìn người) | 38,3 | 43,9 | 44,7 | 47,0 | 48,5 | 49,5 | 50,1 | 51,0 |
Số học sinh phồ thông (nghìn học sinh) | 992,0 | 1.022,0 | 1.046,8 | 1.083,3 | 1.122,4 | 1.161,8 | 1.183,8 | 1.225,0 |
Số học sinh trung bình trên mỗi giáo viên (học sinh) | 25,9 | 23,3 | 23,4 | 23,1 | 23,2 | 23,5 | 23,6 | 24,0 |
Số lớp học (nghìn lớp học) | 30,8 | 26,0 | 26,5 | 27,1 | 27,9 | 28,8 | 29,5 | 30,5 |
Số học sinh trung bình một lớp (học sinh) | 32,2 | 39,3 | 39,5 | 40,0 | 40,2 | 40,4 | 40,1 | 40,2 |