Thực Trạng Chất Lượng Cuộc Sống Của Bệnh Nhân Alzheimer


- Trước khi tham gia vào nghiên cứu, tất cả các đối tượng nghiên cứu được cung cấp thông tin rõ ràng liên quan đến nghiên cứu và được hỏi có tự nguyện tham gia vào nghiên cứu không. Tất cả những thông tin cung cấp được giữ bí mật, không có câu trả lời nào là đúng hay sai và họ có quyền dừng tham gia hoặc rút khỏi nghiên cứu bất cứ lúc nào mà không ảnh hưởng gì đến họ.

- Các biện pháp can thiệp không gây tổn hại đến sức khỏe thể chất, tinh thần của người được can thiệp.

- Đối với nhóm bệnh nhân Alzheimer không được can thiệp: bệnh nhân vẫn

tiếp tục được điều trị bằng thuốc, theo dõi như thường quy.

- Nghiên cứu được thực hiện nhằm góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho chính đối tượng nghiên cứu (bệnh nhân Alzheimer và người chăm sóc họ) cũng như cung cấp những bằng chứng giúp cho việc xây dựng chiến lược, chính sách chăm sóc sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống của người cao tuổi và người chăm sóc mà không nhằm bất cứ mục đích hưởng lợi nào gây tổn hại đến người tham gia nghiên cứu, cộng đồng và xã hội.

2.5. Các bước triển khai nghiên cứu

Quá trình thực hiện nghiên cứu có thể tóm tắt bằng:

Sơ đồ nghiên cứu:

B/nhân Alzheimer MMSE<10 không lựa chọn (n = 26)

Nghiên cứu can thiệp

Bệnh nhân Alzheimer có MMSE ≥10 (n = 86) được Bác sĩ chuyên khoa Tâm thần kinh điều trị thuốc theo phác đồ thống nhất

Bệnh nhân Alzheimer MMSE ≥ 10 không tham gia vào nghiên cứu (n = 8)

Bệnh nhân Alzheimer được điều trị thuốc và can thiệp (n = 30):

- giáo dục sức khoẻ

- luyện tập phục hồi trí nhớ

- định hướng thực tại

- liệu pháp hoạt động

- luyện tập thể lực

Người chăm

sóc (n = 30)

- Truyền thông, tư vấn

- Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân

Đánh giá kết quả ở bệnh nhân Alzheimer (can thiệp = 30; chứng = 56), gồm: MMSE, ADL, IADL, trắc nghiệm TKTL, các triệu chứng hành vi, tâm thần, chất lượng cuộc sống.

So sánh trước - sau; can thiệp - chứng sau can thiệp

Đánh giá lại và so sánh người chăm sóc của nhóm can thiệp (n = 30) và nhóm chứng (n = 56), gồm: gánh nặng chăm sóc, chất lượng cuộc sống

Bệnh nhân Alzheimer được chẩn đoán tại BVLKTƯ (từ tháng 1/2011 - 6/2013)


Nghiên cứu quan sát

Người chăm sóc chính

(n = 120)

- Thông tin chung

- Gánh nặng chăm sóc (ZBI)

- Chất lượng cuộc sống liên quan sức khỏe (SF-12)

Bệnh nhân Alzheimer được chẩn đoán tại BVLKTW

(n =120)

- Thông tin chung, đặc điểm LS

- MMSE, trắc nghiệm TKTL, NPI

- Chất lượng cuộc sống (QOL-AD)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 178 trang tài liệu này.



Người chăm sóc

(n = 56)

Bệnh nhân nhóm chứng (điều trị thuốc, theo dõi)

(n = 56)




CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ


3.1. Thực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân Alzheimer

3.1.1. Các thông tin chung của bệnh nhân

Bảng 3.1. Thông tin chung của bệnh nhân (n=120)


Đặc điểm của bệnh nhân

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Nhóm tuổi

<60

9

7,5

60- 69

35

29,1

70 - 89

50

41,7

≥ 80

26

21,7

Giới tính

Nữ

68

56,7

Nam

52

43,3

Tình trạng hôn nhân

Đang có vợ/chồng

89

74,2

Độc thân/góa/ ly hôn/ly thân

31

25,8

Trình độ học vấn

≤Trung học phổ thông

67

55,9

Trung cấp/cao đẳng

26

21,7

Đại học/sau đại học

27

22,5

Nghề nghiệp trước đây

Nông dân, công nhân

54

45,0

Kinh doanh, thương nhân

19

15,8

Cán bộ viên chức

47

39,2

Tuổi trung bình (năm) ±SD)

72,03±8,7

Thời gian phát hiện bệnh (năm) ( ±SD)

2,73±1,67

X : trung bình; SD: độ lệch chuẩn

Nhận xét: Nghiên cứu được tiến hành trên 120 bệnh nhân Alzheimer có độ tuổi trung bình là 72,03±8,7; chủ yếu từ 60 tuổi trở lên (chiếm 92,5%).


Bệnh nhân nữ chiếm 56,7%.Trình độ học vấn từ trung học phổ thông trở xuống (55,9%). Nghề nghiệp trước đây của bệnh nhân chủ yếu là công nhân và nông dân (45%). Thời gian phát hiện bệnh trung bình của bệnh nhân là 2,73±1,67 năm.

3.1.2. Một số đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân

3.1.2.1. Trạng thái tâm trí thu gọn của bệnh nhân (MMSE)

- Điểm số về tình trạng nhận thức chung (MMSE)

Điểm số về tình trạng nhận thức chung (MMSE) trung bình của 120 bệnh

nhân Alzheimer trong mẫu nghiên cứu là 14,71±7,13.

- Phân nhóm bệnh nhân theo mức độ suy giảm nhận thức (MMSE)



Mức độ nhẹ (n=37) 30,8%

Mức độ nặng (n=26) 21,7%

Mức độ trung bình (n=57) 47,5%


Biểu đồ 3.1: Phân nhóm bệnh nhân theo điểm số MMSE (n=120)

Nhận xét: Trong 120 bệnh nhân được nghiên cứu, có 94 bệnh nhân

(chiếm 88,3%) ở mức độ suy giảm nhận thức mức trung bình và nhẹ.


3.1.2.2. Các trắc nghiệm thần kinh tâm lý


Trắc nghiệm Nhớ lại 10 từ ngay Nhớ lại 10 từ có trì hoãn Nhận biết 10 từ 3

Trắc nghiệm


Nhớ lại 10 từ ngay Nhớ lại 10 từ có trì hoãn Nhận biết 10 từ có trì hoãn Kể lại câu chuyện ngay

Kể lại có trì hoãn Nhớ lại 10 hình ảnh ngay Nhớ lại 10 hình có trì hoãn Nhận biết 10 hình có trì hoãn

3

Trắc nghiệm Boston Kể tên các con vật Đọc xuôi dãy số Đọc ngược dãy số

Trắc nghiệm vẽ đồng hồ Đánh giá chức năng thực hiện Tốc độ vận động thị giác

Chức năng hoạt động hàng ngày (ADL)

Hoạt động hàng ngày có phương tiện…


70,


3,3

60,

5

4,2

0


70,


7

60,

8

70,


89,2

8

88,3


90,0

82,5

81,7

86,7


0

80,

3,3


8

84,2


8


90,8

0 50 100

Tỷ lệ % bệnh nhân không đạt giới hạn bình thường


Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ bệnh nhân Alzheimer không đạt giới hạn bình thường ở các trắc nghiệm thần kinh - tâm lý (n = 120)


Nhận xét: Trên 50% bệnh nhân Alzheimer không đạt giới hạn bình thường ở tất cả các phần trắc nghiệm thần kinh tâm lý, trong đó nhiều trắc nghiệm tỷ lệ bệnh nhân không đạt giới hạn bình thường lên tới trên 80%.

3.1.2.3. Các triệu chứng về hành vi tâm thần của bệnh nhân theo thang đánh

giá tình trạng tâm thần kinh (NPI)

Hầu hết bệnh nhân (90,8%) có ít nhất một triệu chứng về hành vi,tâm thần theo trắc nghiệm đánh giá trạng thái tâm thần kinh (NPI). Tuy nhiên, biểu hiện rối loạn hành vi tâm thần và số lượng các triệu chứng ở từng bệnh nhân lại khác nhau.


Triệu chứng

Có triu chng

Hoang tưởng

Ảo giác Hung hãn Trầm cảm

Lo âu Hưng phấn Thờ ơ, vô cảm Mất ức chế

Cảm xúc không ổn định Hành động lặp đi, lặp lại Hành vi ban đêm

Vấn đề về ăn uống

43,2

23,5

35,0

39,2

28,7

8,5

35,6

16,9

44,1

66,7

32,5

0

15,2

20

40

60

80 Tỷ lệ %

Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ bệnh nhân có triệu chứng hành vi, tâm thần theo Đánh

giá trạng thái tâm thần kinh NPI (n=120).

Nhận xét: 80 bệnh nhân (66,7%) có hành động tái diễn; 53 bệnh nhân (44,1%) có rối loạn cảm xúc; 52 bệnh nhân (43,2%) có hoang tưởng; 47 bệnh nhân (39,2%) có trầm cảm; 42 bệnh nhân (35%) có kích động hoặc hung hãn; 39 bệnh nhân (32,5%) có rối loạn hành vi ban đêm.

3.1.3. Thực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân Alzheimer và một số yếu tố liên quan

3.1.3.1. Sự khác nhau giữa hai nhóm bệnh nhân có khả năng và không có khả năng tự đánh giá chất lượng cuộc sống

Bộ câu hỏi đánh giá chất lượng cuộc sống gồm một bản dành cho bệnh nhân tự đánh giá chất lượng cuộc sống của mình và một bản dùng cho người chăm sóc đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Trong số 120 bệnh nhân Alzheimer trong nghiên cứu, 95 bệnh nhân (79,2%) tự đánh giá được


chất lượng cuộc sống của mình, còn 25 bệnh nhân không trả lời được bộ câu hỏi đánh giá chất lượng cuộc sống (QOL-AD).

Bảng 3.2: Một số đặc điểm của bệnh nhân tự đánh giá và bệnh nhân không

đánh giá được chất lượng cuộc sống (n = 120)


Đặc điểm

Bệnh nhân tự

đánh giá được (n=95)

Bệnh nhân không trả lời

được (n=25)

p

Giới tính (n (%)

Nam

46 (88,5)

6 (11,5)

0,028

Nữ

49 (72,1)

19 (27,9)

Học vấn (n (%))

≤ Trung học phổ thông

50 (74,6)

17 (23,4)


0,312

Trung cấp/cao đẳng

22 (84,6)

4 (15,4)

Đại học/sau đại học

23 (85,2)

4 (14,8)

Tình trạng hôn nhân (n (%))

Có vợ/chồng

73 (82,0)

16 (18,0)

0,192

Độc thân/góa/li dị/li thân

22 (71,0)

9 (29,0)

Tuổi (TB ± ĐLC)

70,8 ± 8,7

76,8 ± 7,1

0,002

Thời gian mắc bệnh (TB+ ĐLC)

28,2 ± 16,7

44,6 ± 23,9

0,001

Tình trạng nhận thức (MMSE)

17,7 ± 4,1

2,8 ± 2,9

0,001

Hoạt động hàng ngày (ADL)

4,6 ± 1,5

1,0 ± 1,4

0,001

Hoạt động hàng ngày có dụng cụ

(IADL)

4,5 ± 2,2

0,8 ± 1,2

0,001

Mức độ trầm trọng của các triệu

chứng hành vi, tâm thần (NPI)

5,8 ± 4,8

10,2 ± 6,9

0,003

Mức độ ảnh hưởng của các triệu

chứng hành vi, tâm thần (NPI)

4,9 ± 5,8

10,0 ± 8,2

0,001

Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân nam tự đánh giá được chất lượng cuộc sống là 88,5% cao hơn tỷ lệ bệnh nhân nữ (72,1%). Bệnh nhân không thể hoàn thành bộ câu hỏi có tuổi trung bình cao hơn so với bệnh nhân hoàn thành (76,8 ± 7,1 so với 70,8 ± 8,7), có thời gian phát hiện bệnh trung bình (44,6 ± 23,9 tháng) dài hơn so với bệnh nhân hoàn thành (28,2 ± 16,7 tháng). Tình trạng nhận thức, khả năng hoạt động hàng ngày (ADL, IADL) của nhóm bệnh nhân không trả lời được cũng suy giảm nhiều hơn; mức độ trầm trọng và ảnh hưởng của các triệu chứng hành vi, tâm thần cũng nặng hơn so với nhóm trả


lời được. Sự khác biệt trên đều có ý nghĩa thống kê với p<0,01 (Chi-squared test và Mann-Whitney test). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về học vấn và tình trạng hôn nhân giữa hai nhóm bệnh nhân.

3.1.3.2. Thực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân Alzheimer

Điểm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân Alzheimer

Bảng 3.3. Điểm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân Alzheimer



Người đánh giá

Điểm số chất lượng

cuộc sống

Chỉ số Cronbach alpha


X

SD

Bệnh nhân tự đánh giá (n = 95)

27,5

4,1

0,82

Người chăm sóc đánh giá (n = 95)

24,7

4,3

0,82

Hệ số tương quan giữa hai đánh giá

Rho = 0,67(p<0,001)



Người chăm sóc đánh giá chất lượng

cuộc sống của bệnh nhân không trả lời được câu hỏi (n = 25)


18,2 ± 2,9 (p<0,01)


X : trung bình; SD: độ lệch chuẩn

Nhận xét: Điểm số chất lượng cuộc sống trung bình của bệnh nhân do bệnh nhân tự đánh giá là 27,5 (±4,1) cao hơn so với người chăm sóc đánh giá là 24,7(±4,3) (p<0,05; Mann-Whitney test), chỉ đạt 52,9% và 47,5% so với mức điểm chất lượng cuộc sống tốt nhất. Điểm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân không trả lời được (18,2 ± 2,9) thấp hơn hẳn so với nhóm bệnh nhân nhẹ và trung bình (p <0,01), chỉ đạt 35% so với mức điểm chất lượng cuộc sống tốt nhất.

Độ tin cậy và giá trị của Bộ câu hỏi đánh giá chất lượng cuộc sống trong bệnh Alzheimer (QOL-AD) được xác định dựa trên kết quả phỏng vấn 95 bệnh nhân trả lời được và 95 người chăm sóc của họ. Điểm số chất lượng cuộc sống do bệnh nhân và người chăm sóc đánh giá có tương quan đồng biến chặt chẽ (hệ số tương quan rho = 0,67; p<0,001; Spearman test). Đánh giá của

Xem tất cả 178 trang.

Ngày đăng: 12/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí