4. Trung bình học sinh trên mỗi giáo viên: đánh giá được chất lượng giáo dục thông qua tình hình nhân sự ngành này ở cấp học phổ thông trên địa bàn phường, Số học sinh trung bình trên mỗi giáo viên càng ít nghĩa là khả năng quan tâm càng cao và hiệu quả càng nhiều.
5. Trung bình học sinh trong mỗi lớp học: đánh giá được chất lượng giáo dục thông qua mật độ học sinh ở cấp học phổ thông trên địa bàn phường, Số học sinh trung bình trong mỗi lớp càng ít nghĩa là khả năng quan tâm càng cao và hiệu quả càng nhiều.
6. Số lớp học trên 10 vạn dân: là tiêu chí đánh giá khả năng đáp ứng giáo dục cơ bản cho tổng thể dân số trên địa bàn.
7. Tỉ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm vắc xin đầy đủ: đánh giá về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe của phường nói chung và chăm sóc sức khỏe trẻ em nói riêng. Với tỉ lệ càng cao, tỉ lệ trẻ em được chăm sóc đầy đủ về y tế càng nhiều và ngược lại.
8. Tỉ lệ người nhiễm HIV: đánh giá về tình hình y tế và xã hội của phường, tỉ lệ càng thấp được đánh giá càng cao và ngược lại.
Các tiêu chí nói trên được định lượng bởi phương pháp thang điểm tổng hợp được trình bày ở mục 4,2,6 của phần mở đầu. Cụ thể, các tiêu chí 1, 2, 6, 7 số liệu càng cao thì điểm càng cao; các tiêu chí 3, 4, 5, 8 số liệu càng cao thì điểm càng thấp. Đặc biệt, thông qua thực tế đánh giá, tiêu chí 4 và 5 có phường không xác định được số liệu (do mẫu số bằng 0), vì thế tác giả không đánh giá các chỉ tiêu, không xác định cũng như không đánh giá tổng điểm cho phường có chỉ tiêu không xác định.
Thông quan việc nghiên cứu, sử dụng phương pháp chuyên gia, tác giả nhận định tiêu chí 2 và 3 là hai tiêu chí quan trọng phản ánh CLCS dân cư, vì thế tác giả lựa chọn hai tiêu chí này nhân hệ số 2 khi chấm điểm.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Chất lượng cuộc sống dân cư Việt Nam
Năm 1986, Việt Nam thực hiện các chính sách đổi mới với hàng loạt các đường lối tiến bộ nhằm thúc đẩy kinh tế, xã hội đất nước. Sau hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam đã được những thành tựu nhất định trên tất cả các lĩnh vực, nhất là kinh tế, giáo dục, y tế, … góp phần nâng cao đáng kể CLCS của dân cư.
Một số thành tựu của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay theo các tiêu chí đánh giá CLCS:
1.2.1.1. Lao động và thu nhập
- Chỉ tiêu lao động của nước ta giai đoạn 2010–2017 được đánh giá thông qua các tiêu chí: lực lượng lao động, lao động đang làm việc, tỉ lệ lao động có việc làm trên tổng số dân. Các chỉ tiêu được phản ánh cụ thể như sau:
Bảng 1.2. Một số chỉ tiêu về lao động của Việt Nam giai đoạn 2010–2017
(Nguồn: Xử lí từ gso.gov.vn)
Lực lượng lao động (nghìn người) | Lao động có việc làm (nghìn người) | Tỉ lệ lao động có việc làm trên tổng số dân (%) | |
2010 | 50.392,9 | 49.048,5 | 56,4 |
2011 | 51.398,4 | 50.352,0 | 57,3 |
2012 | 52.348,0 | 51.422,4 | 57,9 |
2013 | 53.245,6 | 52.207,8 | 58,2 |
2014 | 53.748,0 | 52.744,5 | 58,1 |
2015 | 53.948,2 | 52.840,0 | 57,6 |
2016 | 54.445,3 | 53.302,8 | 57,5 |
2017 | 54.823,8 | 53.703,4 | 57,4 |
Có thể bạn quan tâm!
- Chất lượng cuộc sống dân cư quận 6, thành phố Hồ Chí Minh - 2
- Phương Pháp Bản Đồ Và Hệ Thống Thông Tin Địa Lí (Gis)
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Tới Chất Lượng Cuộc Sống Dân Cư
- Mức Tiêu Dùng Một Số Lương Thực – Thực Phẩm Bình Quân Đầu Người Trong Mỗi Tháng Của Việt Nam Giai Đoạn 2010–2017 (Đơn Vị: Kg/người)
- Số Đầu Sách, Bản Sách, Văn Hóa Phẩm Và Thư Viện Ở Việt Nam Giai Đoạn 2010–2017
- Một Số Chỉ Tiêu Về Y Tế Của Tp.hcm Giai Đoạn 2010–2017
Xem toàn bộ 158 trang tài liệu này.
Việt Nam là một quốc gia có dân cư đông và lực lượng lao động dồi dào. Trong giai đoạn 2010–2017, lực lượng lao động của nước ta đều tăng qua các năm. Năm 2010, số lao động trên 15 tuổi của nước ta là 50.392,9 nghìn người và tăng trung bình mỗi năm 1 triệu lao động mỗi năm trong giai đoạn 2010–2013, đạt 53.245,6 nghìn người vào năm này. Cùng với xu hướng già hóa dân số, lực lượng lao động bổ sung qua các năm ít dần song vẫn đảm bảo tăng số lượng lao động. Năm 2017, lực lượng lao động Việt Nam chạm mức 54.823,8 nghìn người. Tăng gần 3,5 triệu lao động kể từ năm 2010.
Việc có một nguồn lao động dồi dào là ưu thế trong việc cung ứng sức người cho các hoạt động sản xuất và tiêu dùng, song việc lao động tăng và lực lượng đông đảo cũng gây sức ép không nhỏ đến KT-XH.
Lực lượng dồi dào đặt ra một yêu cầu phải giải quyết việc làm. Có thể thấy, Việt Nam cơ bản đã giải quyết tốt vấn đề việc làm cho lao động mỗi năm, Năm 2010, số lao động có việc làm của nước ta là 49.048,5 nghìn người, đạt 95,3% trong tổng số lao động và đạt 56,4% tổng dân số. Năm 2017, số lao động có việc làm của Việt Nam đạt mức 53.703,4 nghìn người, chiếm 98,0% trong tổng số lao động và 57,4% tổng số dân, Những con số về tình hình lao động có việc làm ở nước ta đã cho thấy việc làm là vấn đề không khó giải quyết, với hơn 95% lao động có việc làm trong tổng số lao động cũng đã cho thấy sự năng động trong hoạt động sản xuất, sự phù hợp trong cung – cầu lao động, để tỉ lệ thiếu việc làm luôn ở mức dưới 5% trong giai đoạn này.
Với những con số trên, dễ dàng nhận thấy Việt Nam là quốc gia với lực lượng lao động dồi dào và nguồn việc làm đa dạng, đáp ứng hầu hết nhu cầu việc làm của người dân. Song với dân số đông làm tỉ lệ phụ thuộc của nước ta vẫn ở mức cao cũng gây ít nhiều sức ép đến KT–XH đất nước.
- Chỉ tiêu thu nhập được đánh giá thông qua GDP, GDP bình quân đầu người, thu nhập bình quân đầu người theo tháng và tỉ lệ nghèo đói.
+ GDP và GDP bình quân đầu người có ảnh hưởng trực tiếp đến mức sống người dân, là tiêu chí quan trọng trong đánh giá CLCS.
Bảng 1.3. GDP bình quân đầu người của Việt Nam giai đoạn 2010–2017
(Nguồn: Xử lí từ gso.gov.vn)
GDP (nghìn tỉ đồng) | GDP/người (triệu đồng/người) | |
2010 | 2.075,578 | 23,87 |
2011 | 2.660,076 | 30,28 |
2012 | 3.115,227 | 35,08 |
2013 | 3.430,668 | 38,22 |
2014 | 3.750,823 | 41,34 |
2015 | 3.977,609 | 43,37 |
2016 | 4.314,321 | 46,54 |
2017 | 4.764,958 | 50,87 |
Trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2017, giá trị GDP của Việt Nam đều tăng qua mỗi năm. Năm sau gấp từ 1,05 đến 1,30 lần so với năm trước. Tốc độ tăng cũng khá ổn định, trong đó giai đoạn 2010-2011, GDP tăng mạnh hơn so với những giai đoạn còn lại. Như vậy, sau 7 năm, GDP của Việt Nam đã tăng từ 2.075,578 nghìn tỉ đồng lên 4.764,958 nghìn tỉ đồng, tăng gấp 2,30 lần sau 7 năm.
GDP/người cũng cùng xu hướng tăng lên theo các năm như GDP. Năm 2010, GDP/người của Việt Nam đạt 23,87 triệu đồng/người, đến năm 2017, chỉ số này đã tăng lên 27,00 triệu đồng/người, đạt 50,87 triệu đồng người. Có thể thấy, sau 7 năm, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đã tăng lên đáng kể (gấp hơn 2 lần so với năm 2010), điều này cho thấy, kinh tế Việt Nam đã có những bước chuyển rõ rệt, mang đến những thay đổi về văn hóa – xã hội từ đó nâng cao CLCS dân cư của Việt Nam, đời sống người dân ngày càng đầy đủ, sung túc hơn.
+ Thu nhập bình quân đầu người theo tháng của cả nước cũng phản ánh được CLCS của người dân:
Bảng 1.4. Thu nhập bình quân đầu người theo tháng phân theo vùng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2010–2016 (đơn vị: triệu đồng)
(Nguồn: Xử lí từ gso.gov.vn)
2010 | 2012 | 2014 | 2016 | Xu hướng trong giai đoạn | |
Cả nước | 1,387 | 2,000 | 2,637 | 3,098 | + 1,711 |
Đồng bằng Sông Hồng | 1,580 | 2,351 | 3,265 | 3,883 | + 2,303 |
Trung du và Miền núi phía Bắc | 0,905 | 1,258 | 1,613 | 1,963 | + 1,058 |
Bắc Trung Bộ và Duyên hải Miền Trung | 1,018 | 1,505 | 1,982 | 2,358 | + 1,340 |
Tây Nguyên | 1,088 | 1,643 | 2,008 | 2,366 | + 1,264 |
Đông Nam Bộ | 2,304 | 3,173 | 4,125 | 4,662 | + 2,358 |
Đồng bằng Sông Cửu Long | 1,247 | 1,797 | 2,327 | 2,778 | + 1,631 |
Thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam trong năm 2010 đạt mức thấp khi chỉ đạt 1,387 triệu đồng/người/tháng. Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng, đến năm 2016, thu nhập bình quân đầu người mỗi tháng của Việt Nam đã đạt mức 3,098 triệu đồng/người/tháng (tăng 2,23 lần so với năm 2010). Đây là kết quả của quá trình đầu tư, phát triển một cách có trọng điểm các ngành kinh tế cũng như sự quy hoạch phát triển theo đúng ưu thế của từng địa phương trên cả nước.
Trong thu nhập bình quân đầu người trong tháng phân theo vùng, có thể thấy tất cả các vùng đều có thu nhập bình quân tăng qua các năm, Song, giá trị thu nhập bình quân giữa các vùng có sự chênh lệch rõ rệt. Trong khi Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Hồng là hai vùng hàng đầu và có thu nhập cao trên mức trung bình của các nước, thì các vùng còn lại đều thấp hơn mức thu nhập bình quân của cả nước, trong đó Trung du Miền núi Phía bắc có thu nhập bình quân đầu người mỗi tháng thấp nhất cả nước (chỉ đạt 1,963 triệu đồng/người/tháng – năm 2016). Sự chênh lệch này chứng tỏ mức độ phát triển của các vùng trên cả nước không đồng đều, chủ yếu do ảnh hưởng bởi các yếu tố tự nhiên quy định các hình thức hoạt động kinh tế đặc
thù và những thuận lợi, khó khăn về tự nhiên, KT-XH đặc trưng của từng vùng. Chính vì vậy, CLCS giữa các vùng cũng có những chênh lệch nhất định.
Xét trong tổng thể giai đoạn, Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Hồng là 2 vùng có giá trị thu nhập bình quân đầu người tăng nhiều nhất (hơn 2 triệu động/người/tháng), trong khi đó Tây Nguyên và Trung du Miền núi Phía bắc ở mức thấp nhất. Điều này phản ánh tốc độ phát triển không đồng đều giữa các vùng, đồng thời cũng cho thấy tốc độ phát triển trong đời sống của người dân của các khu vực này.
+ Tỉ lệ hộ nghèo cũng là tiêu chí đánh giá CLCS dân cư.
Dựa vào chuẩn nghèo do Chính phủ đưa ra phù hợp với từng giai đoạn, căn cứ vào mức thu nhập bình quân mỗi người trong một tháng của hộ gia đình, ta có được tỉ lệ hộ nghèo của Việt Nam như sau:
Bảng 1.5. Tỉ lệ hộ nghèo (%) của Việt Nam giai đoạn 2010–2016 phân theo thành thị, nông thôn và các vùng kinh tế
(Nguồn: Xử lí từ gso.gov.vn)
2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 | |
Cả nước | 14,2 | 12,6 | 11,1 | 9,8 | 8,4 | 7,0 | 5,8 |
Phân theo thành thị, nông thôn | |||||||
Thành thị | 6,9 | 5,1 | 4,3 | 3,7 | 3,0 | 2,5 | 2,0 |
Nông thôn | 17,4 | 15,9 | 14,1 | 12,7 | 10,8 | 9,2 | 7,5 |
Phân theo vùng kinh tế | |||||||
Ðồng bằng Sông Hồng | 8,3 | 7,1 | 6,0 | 4,9 | 4,0 | 3,2 | 2,4 |
Trung du và Miền núi phía Bắc | 29,4 | 26,7 | 23,8 | 21,9 | 18,4 | 16,0 | 13,8 |
Bắc Trung Bộ và Duyên hải Miền Trung | 20,4 | 18,5 | 16,1 | 14,0 | 11,8 | 9,8 | 8,0 |
Tây Nguyên | 22,2 | 20,3 | 17,8 | 16,2 | 13,8 | 11,3 | 9,1 |
Ðông Nam Bộ | 2,3 | 1,7 | 1,3 | 1,1 | 1,0 | 0,7 | 0,6 |
Ðồng bằng Sông Cửu Long | 12,6 | 11,6 | 10,1 | 9,2 | 7,9 | 6,5 | 5,2 |
Có thể thấy, tỉ lệ hộ nghèo của Việt Nam ở mức khá cao, song đang có xu hướng giảm qua các năm. Năm 2010, tỉ lệ hộ nghèo của Việt Nam đạt mức 14,2%, nghĩa là trung bình 7 hộ thì có 1 hộ nghèo. Đây là con số cao thể hiện mức độ phát triển của Việt Nam còn thấp. Tuy nhiên, đến năm 2016, tỉ lệ hộ nghèo giảm xuống và chạm mức 5,8%, điều này cho thấy Việt Nam đã cải thiện đáng kể CLCS dân cư, giảm khoảng cách giàu – nghèo trong dân cư Việt Nam nhờ các chính sách xóa đói, giảm nghèo, tăng hộ khá đạt hiệu quả trong thời gian vừa qua. Thành tựu giảm đến 8,4% số hộ nghèo trong giai đoạn 6 năm là đáng kể, thể hiện sự tiến bộ xã hội cũng như cải thiện chất lượng của các hộ dân có mức sống thấp.
Cũng theo Tổng cục Thống kê, sự chênh lệch về tỉ lệ hộ nghèo giữa thành thị và nông thôn tại Việt Nam là vô cùng rõ rệt. Mặc dù tỉ lệ hộ nghèo cả thành thị và nông thôn đều giảm, song có thể thấy, tỉ lệ hộ nghèo ở nông thôn luôn còn ở mức cao và có sự chênh lệch lớn so với thành thị: năm 2010 tỉ lệ hộ nghèo ở thành thị là 6,9% trong khi nông thôn đạt đến 17,4%; đến năm 2016, tỉ lệ hộ nghèo ở thành thị giảm đáng kể, chạm mức 2,0%, trong khi tỉ lệ hộ nghèo ở nông thôn cũng giảm mạnh, tuy vậy vẫn ở mức khá cao 7,5%.
Ngoài sự khác biệt về tỉ lệ hộ nghèo ở thành thị và nông thôn, các vùng ở Việt Nam cũng chứng kiến sự chênh lệch về mức độ giàu nghèo này. Điển hình có thể thấy, Đông Nam Bộ, Đồng bằng Sông Hồng và Đồng bằng Sông Cửu Long là 3 vùng có tỉ lệ hộ nghèo đạt dưới mức trung bình cả nước, đặc biệt Đông Nam Bộ, tỉ lệ hộ nghèo rất thấp, năm 2016 đạt 0,6%. Các vùng Trung du Miền núi Phía Bắc, Bắc Trung Bộ và Duyên hải Miền Trung, Tây Nguyên là 3 khu vực có tỉ lệ hộ nghèo cao. Trung du Miền núi Phía Bắc tỉ lệ hộ nghèo năm 2016 vẫn đạt ở mức cao 13,8%.
Sự chênh lệch về tỉ lệ hộ nghèo cũng đã phản ánh nên sự khác biệt về CLCS nói chung và chất lượng của hoạt động xóa đói, giảm nghèo nói riêng. Với những phân tích này, ta đánh giá được và thuận tiện trong việc đưa ra các định hướng xây dựng các kế hoạch, chính sách phát triển phù hợp, để nhằm giảm khoảng cách giàu nghèo, tăng hiệu quả trong hoạt động KT-XH, đặc biệt là nâng cao CLCS cho con người.
1.2.1.2. Lương thực và dinh dưỡng
- Lương thực: Việt Nam là một đất nước có nền nông nghiệp lâu đời. Với việc tự sản xuất lương thực trong nước với số lượng nhiều đã giúp đảm bảo được an ninh lương thực cũng như góp phần trong tăng trưởng kinh tế quốc gia.
Nhờ vào quá trình sản xuất tăng lên mà sản lượng nông sản chủ đạo của Việt Nam tăng lên trong giai đoạn 2010–2017, điển hình là lúa tăng từ 40.005,6 nghìn tấn lên 42.763,4 nghìn tấn; ngô cũng tăng từ 4.625,7 nghìn tấn lên 5.131,9 nghìn tấn sau 7 năm. Tuy vậy, bông, lạc, đậu tương lại là các nông sản có sản lượng giảm do cầu giảm cùng với việc chuyển đổi cơ cấu trồng trọt, tập trung vào các nông sản cần thiết cho xã hội.
Bảng 1.6. Sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người (kg/người) của Việt Nam giai đoạn 2010–2017
(Nguồn: Xử lí từ gso.gov.vn)
Sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người | |
2010 | 513,4 |
2011 | 537,7 |
2012 | 548,7 |
2013 | 548,5 |
2014 | 553,1 |
2015 | 549,5 |
2016 | 522,3 |
2017 | 511,4 |
Sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người của nước ta có biến động trong giai đoạn 2010–2017. Năm 2010, sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người là 513,4 kg/người và tăng lên đạt 553,1 kg/người vào năm 2014. Tuy nhiên, giai đoạn 2017–2017, con số này có sự giảm đi, đạt 511,4 kg/người vào năm 2017. Có thể thấy sản lượng lương thực có hạt của Việt Nam tăng lên trong giai đoạn 2010–2017 tuy nhiên việc tăng dân số ở tốc độ nhanh hơn đã khiến sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người có biến động và giảm trong toàn giai đoạn. Tuy