vậy sự biến động này là không nhiều và sản lượng lương thực bình quân đầu người của nước ta vẫn duy trì trên 500 kg/người.
- Dinh đưỡng: Với khả năng cung ứng lượng lớn lương thực – thực phẩm cho có thể thấy người dân nước ta dễ dàng trong việc đảm bảo có nguồn dinh dưỡng, nhờ vậy mà CLCS của người dân cũng được đảm bảo.
Bảng 1.7. Mức tiêu dùng một số lương thực – thực phẩm bình quân đầu người trong mỗi tháng của Việt Nam giai đoạn 2010–2017 (đơn vị: kg/người)
(Nguồn: Xử lí từ gso.gov.vn)
Gạo | Lương thực khác | Thịt | Trứng | Rau | |
2010 | 9,7 | 1,1 | 1,8 | 3,6 | 2,3 |
2012 | 9,6 | 1,0 | 1,8 | 3,6 | 2,1 |
2014 | 9,0 | 1,0 | 1,9 | 3,7 | 1,9 |
2016 | 8,8 | 1,1 | 2,1 | 4,2 | 1,8 |
Xu hướng | - 0,9 | + 0,0 | + 0,3 | + 0,6 | - 0,5 |
Có thể bạn quan tâm!
- Phương Pháp Bản Đồ Và Hệ Thống Thông Tin Địa Lí (Gis)
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Tới Chất Lượng Cuộc Sống Dân Cư
- Số Lớp Học Trên 10 Vạn Dân: Là Tiêu Chí Đánh Giá Khả Năng Đáp Ứng Giáo Dục Cơ Bản Cho Tổng Thể Dân Số Trên Địa Bàn.
- Số Đầu Sách, Bản Sách, Văn Hóa Phẩm Và Thư Viện Ở Việt Nam Giai Đoạn 2010–2017
- Một Số Chỉ Tiêu Về Y Tế Của Tp.hcm Giai Đoạn 2010–2017
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Cuộc Sống Dân Cư Quận 6
Xem toàn bộ 158 trang tài liệu này.
Có thể thấy rõ gạo chính là lương thực chủ đạo trong bữa ăn hằng ngày của người Việt Nam. Năm 2016, trung bình mỗi tháng người dân nước ta sử dụng khoảng 8,8 kg gạo, lương thực nói chung đạt 9,9 kg. Trứng là thực phẩm phổ biến với người Việt với mức sử dụng khoảng 4,2 kg/người/tháng. Thịt cũng được sử dụng nhiều với 2,1 kg/người/tháng, rau là 1,8 kg/người/tháng. Có thể thấy tình hình sử dụng lương thực của người Việt Nam phản ánh khá rõ thông qua thống kê, người Việt chuộng sử dụng các sản phẩm giàu dinh dưỡng như trứng, thịt và sử dụng ít rau trong bữa ăn hàng ngày.
Về xu hướng sử dụng lương thực – thực phẩm, dễ dàng nhận ra mức sử dụng gạo trong bữa ăn hàng ngày của Việt Nam đã có xu hướng giảm trong giai đoạn kể trên, từ 9,7 kg/người/tháng năm 2010 giảm còn 8,8 kg/người/tháng, đây là xu hướng tất yếu trong một nền kinh tế phát triển như Việt Nam, các bữa ăn nhanh với các loại bánh hay khẩu phần ăn nhiều thịt, trứng (hai loại thực phẩm có xu hướng tăng trong giai đoạn này) được ưa chuộng trong một xã hội phát triển nhanh và đòi hỏi sự tiện lợi. Song, gạo vẫn là loại thương thực chủ đạo của Việt Nam trong giai đoạn
này. Bên cạnh đó, việc sử dụng rau giảm cũng phản ánh nên quá trình sử dụng thực phẩm của Việt Nam, việc chuộng các sản phẩm nhiều đạm, ít xơ ít nhiều gây ra những vấn đề về sức khỏe cộng đồng.
Có thể nhận ra, chất lượng bữa ăn của người dân Việt Nam đã phần nào phản ánh qua quá trình sử dụng các sản phẩm lương thực – thực phẩm, điều này minh chứng rõ ràng cho một xã hội năng động, phát triển nhanh và có nhiều biến đổi.
Để đánh giá chất lượng dinh dưỡng, cần thiết phải đề cập tới vấn đề suy dinh dưỡng ở nước ta.
Bảng 1.8. Tỉ lệ trẻ em suy dinh ở Việt Nam giai đoạn 2010–2017 (đơn vị: %)
(Nguồn: Xử lí từ gso.gov.vn)
Tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng | |
2010 | 7,1 |
2013 | 6,6 |
2014 | 6,8 |
2015 | 6,4 |
2016 | 6,3 |
2017 | 6,2 |
Tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng của nước ta ở mức khá cao (trên 6%) trong giai đoạn 2010–2017, tuy nhiên đã có xu hướng giảm. Năm 2010, tỉ lệ này là 7,1% và giảm còn 6,2% vào năm 2017. Việc tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm đi cho thấy tình hình chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng của trẻ em nói riêng và người dân Việt Nam nói chung đã được cải thiện. Người dân đã được đáp ứng đủ nhu cầu về dinh dưỡng hơn để đảm bảo cuộc sống tốt hơn trong những năm trở lại đây.
1.2.1.3. Giáo dục
Tỉ lệ người trên 15 tuổi biết chữ phản ánh trình độ dân trí, thành tựu của giáo dục và phản ánh một phần chất lượng lao động tại thời điểm điều tra.
Bảng 1.9. Tỉ lệ người lớn biết chữ của Việt Nam giai đoạn 2010–2017 phân theo thành thị, nông thôn và vùng kinh tế (đơn vị: %)
(Nguồn: Xử lí từ gso.gov.vn)
2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 | 2017 | |
Cả nước | 93,7 | 94,2 | 94,7 | 94,8 | 94,7 | 94,9 | 95,0 | 95,1 |
Phân theo thành thị, nông thôn | ||||||||
Thành thị | 97,0 | 97,3 | 97,5 | 97,6 | 97,5 | 97,6 | 97,7 | 97,8 |
Nông thôn | 92,3 | 92,7 | 93,3 | 93,4 | 93,3 | 93,5 | 93,6 | 93,6 |
Phân theo vùng kinh tế | ||||||||
Đồng bằng Sông Hồng | 97,3 | 97,6 | 98,0 | 98,1 | 98,1 | 98,2 | 98,3 | 98,3 |
Trung du và Miền núi Phía Bắc | 88,3 | 89,3 | 89,2 | 89,5 | 89,0 | 89,9 | 90,0 | 89,9 |
Bắc Trung Bộ và Duyên hải Miền Trung | 93,3 | 93,9 | 94,5 | 94,7 | 95,2 | 95,2 | 95,4 | 95,6 |
Tây Nguyên | 89,9 | 90,8 | 92,1 | 91,2 | 90,3 | 90,4 | 90,9 | 90,7 |
Đông Nam Bộ | 96,3 | 96,7 | 97,0 | 97,1 | 97,2 | 97,3 | 97,6 | 97,4 |
Đồng bằng Sông Cửu Long | 92,2 | 92,3 | 93,1 | 93,4 | 92,6 | 92,9 | 92,8 | 93,4 |
Tỉ lệ người lớn biết chữ của Việt Nam trong giai đoạn 2010–2017 đạt mức cao, luôn đạt trên 93% và có xu hướng tăng lên. Năm 2010, tỉ lệ này là 93,7%, đến năm 2017, tăng lên 1,4% đạt mức 95,1%. Việc tỉ lệ này đạt mức cao và tăng lên cho thấy những thành tựu trong việc thực hiện các chính sách phổ cập giáo dục tiểu học cho người dân. Việc đảm bảo cho đại bộ phận người dân biết đọc, biết viết sẽ giúp
cho quá trình trao đổi hành chính, công việc trở nên thuận lợi, đồng thời tạo ra nhiều cơ hội việc làm hơn cho người biết chữ, nhờ đó mà CLCS được nâng lên.
Đạt mức cao, song tỉ lệ người lớn biết chữ của Việt Nam có sự phân hóa giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng với nhau.
Tỉ lệ người lớn biết chữ ở thành thị đạt 97,8% trong năm 2017, còn ở nông thôn chỉ đạt 93,6%. Điều này cho thấy những khó khăn trong việc phổ cập giáo dục cho người dân ở vùng nông thôn còn nhiều khó khăn do các điều kiện về địa lí tự nhiên, vật chất, hạ tầng và phong tục tập quán con người dân còn nhiều hạn chế. Tuy vậy, sự tăng lên về tỉ lệ người lớn biết chữ ở nông thôn cho thấy một tương lai tươi sáng của nền giáo dục của nơi vốn còn nghèo nàn và thiếu điều kiện học tập này.
Đối với các vùng kinh tế, Đồng bằng Sông Hồng dẫn đầu về tỉ lệ người lớn biết chữ với 98,3% (năm 2017), liền sau là Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ và Duyên hải Miền Trung với tỉ lệ lần lượt là 97,4% và 95,6% cao hơn mức trung bình cả nước (95,1%). Trung du Miền núi Phía Bắc và Tây Nguyên là 2 vùng có tỉ lệ người lớn biết chữ thấp nhất cả nước, chỉ xấp xỉ 90% dân số. Thực trạng này cho thấy việc ảnh hưởng bởi những yếu tố địa lí tự nhiên, vật chất, hạ tầng và phong tục tập quán đến việc phổ cập giáo dục là hoàn toàn rõ rệt, chính vì vậy, cần có những biện pháp, phương hướng giải quyết đúng chỗ để cải thiện chất lượng giáo dục, góp phần nâng cao CLCS của người dân.
Chất lượng giáo dục còn được phản ánh qua số lượng học sinh nhập học các cấp phổ thông, số lượng giáo viên và số học sinh bình quân trên mỗi giáo viên.
Bảng 1.10. Một số chỉ tiêu giáo dục của Việt Nam giai đoạn 2010–2017
(Nguồn: Xử lí từ gso.gov.vn)
2010- 2011 | 2011- 2012 | 2012- 2013 | 2013- 2014 | 2014- 2015 | 2015- 2016 | 2016- 2017 | |
Số giáo viên trực tiếp giảng dạy phổ thông (nghìn người) | 830,9 | 828,1 | 847,5 | 855,2 | 856,7 | 861,3 | 858,8 |
Số học sinh phồ thông (nghìn học sinh) | 14.79 2,8 | 14.78 2,6 | 14.74 7,1 | 14.90 0,7 | 15.08 2,4 | 15.35 3,8 | 15.51 4,3 |
Số học sinh trung bình trên mỗi giáo viên (học sinh) | 17,80 | 17,85 | 17,40 | 17,42 | 17,61 | 17,83 | 18,07 |
Số lớp học (lớp học) | 490,4 74 | 488,0 67 | 486,2 83 | 490,7 71 | 494,4 59 | 501,0 33 | 494,2 89 |
Số học sinh trung bình một lớp (học sinh) | 30,16 | 30,29 | 30,33 | 30,36 | 30,50 | 30,64 | 31,39 |
Tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THPT (%) | 95,72 | 98,97 | 97,98 | 98,75 | 93,85 | 94,85 | 97,94 |
Số lượng giáo viên và học sinh cấp phổ thông của Việt Nam ở mức khá cao. Số lượng giáo viên tăng trong giai đoạn từ 2010 đến 2017, đạt 858,8 nghìn người vào năm 2017, số học sinh cũng tăng lên gần 10 triệu học sinh từ năm 2010 đến 2017, đạt mức 15514,3 nghìn học sinh vào năm 2017. Với số lượng nêu trên, số học sinh trung bình trên mỗi giáo viên đạt trên 17 học sinh/giáo viên. Năm học 2010- 2011 là 17,80 học sinh/giáo viên, đến năm học 2016-2017 là 18,07 học sinh/giáo viên. Việc số học sinh trung bình trên mỗi giáo viên nếu đánh giá sơ bộ có thể tạm rút ra kết luận về sức ép tăng lên đối với mỗi giáo viên.
Về chỉ tiêu số học sinh trung bình một lớp trong giai đoạn 2010-2017 đạt ở mức 30–31 học sinh/lớp. Đây là con số vừa phải cho mỗi lớp học để đảm bảo chất lượng dạy học đạt hiệu quả. Tuy có sự chênh lệch của những trường, lớp khác nhau,
song mức trung bình 30–31 học sinh/lớp cũng đủ đảm bảo chất lượng giáo dục, không gây sức ép quá lớn đối với việc dạy, học từng lớp nói chung.
Tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THPT so với số thí sinh dự thi của Việt Nam giai đoạn 2010–2017 luôn đạt mức cao, trên 93%. Trong hai năm học 2014–2015 và 2015 – 2016, tỉ lệ tốt nghiệp thấp hơn các năm khác do việc đổi mới hình thức thi THPT quốc gia còn gây nhiều bỡ ngỡ, song với những điều chỉnh kịp thời, tỉ lệ học sinh THPT tốt nghiệp trong năm học 2016-2017 đã trở về mức cao với 97,97% học sinh tốt nghiệp. Nhìn chung, tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THPT cao là dấu hiệu tích cực trong giáo dục nước nhà và đồng thời cũng mang đến những hy vọng về một nguồn lao động đồi dào, có tri thức trong tương lai gần. Chính vì vậy, việc cải thiện chất lượng giáo dục chính là một trong những yếu tố quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế và góp phần nâng cao CLCS dân cư.
1.2.1.4. Y tế, chăm sóc sức khỏe
Giai đoạn 2010–2017 chứng kiến nhiều thành tựu về y tế của Việt Nam, nổi bậc trong đó có thể kể đến ca ghép tim, ghép phổi phức tạp hay việc áp dụng khoa học công nghệ trong việc quản lý sổ điện tử khám chữa bệnh, dùng robot để phẫu thuật v,v…
Bênh cạnh đó, các chính sách về bảo hiểm y tế, đặc biệt là chủ trương toàn dân tham gia bảo hiểm y tế đã mang đến những dấu hiệu tích cực trong quá trình khám chữa bệnh cũng như đồng bộ chất lượng dịch vụ y tế đối với người dân.
Việc y tế có nhiều thành tựu cũng là nguyên nhân tuổi thọ trung bình của người Việt Nam ngày càng tăng qua các năm. Bên cạnh đó, chất lượng dịch vụ y tế tăng lên đồng nghĩa với quá trình chăm sóc sức khỏe người dân đã đạt được những hiệu quả nhất định, nhờ vậy mà CLCS cũng được cải thiện.
Tuổi thọ trung bình kể từ lúc sinh ra hay còn gọi là kì vọng sống của người dân là một trong những thước đo đánh giá nhiều yếu tố liên quan. Tuổi thọ trung bình càng cao nghĩa là kì vọng sống của con người càng nhiều.
Có thể thấy, nếu tuổi thọ trung bình của người dân càng cao sẽ phản ánh được những thành tựu trong kinh tế (thu nhập, tiêu dùng), giáo dục, y tế (chăm sóc sức
khỏe, đào tạo y bác sĩ). Tuổi thọ trung bình cao đồng nghĩa với CLCS cơ bản là cao và ngược lại.
Tuổi thọ trung bình của Việt Nam có mức tăng trưởng ngoạn mục kể từ sau giải phóng, nếu như trong trước giải phóng, tuổi thọ trung bình của người Việt luôn dưới 50 tuổi thì chỉ 40 năm sau, tuổi thọ trung bình của Việt Nam đã đạt trên 70 tuổi. Sự thay đổi này ảnh hưởng nhiều bởi các yếu tố xã hội, việc phát triển KT-XH làm tiền đề giúp cuộc sống người dân ngày càng tăng lên về mặt chất lượng, vì thế, tuổi thọ trung bình có những chuyển biến đáng kể.
Để đánh giá CLCS thông qua chỉ tiêu y tế, ta xem xét 2 tiêu chí về số giường bệnh và số bác sĩ trên 1 vạn dân.
Bảng 1.11. Số giường bệnh và số bác sĩ trên 1 vạn dân của Việt Nam giai đoạn 2010–2017
(Nguồn: Xử lí từ gso.gov.vn)
2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 | 2017 | |
Giường bệnh tính bình quân cho 1 vạn dân (giường) | 22,0 | 24,0 | 24,9 | 25,0 | 26,3 | 27,1 | 27,8 | 27,1 |
Bác sĩ tính bình quân cho 1 vạn dân (người) | 7,1 | 7,1 | 7,3 | 7,6 | 7,9 | 8,0 | 8,4 | 7,9 |
Năm 2017, số gường bệnh trên 1 vạn dân là 27,1 giường, tăng 5,1 giường so với năm 2010, số bác sĩ trên 1 vạn dân đạt 7,9 người tăng 0,8 người so với 2010. Có thể thấy, số giường bệnh và số bác sĩ trên 1 vạn dân của Việt Nam chưa cao, song đã có sự chuyển biến theo xu hướng tăng lên. Điều này thể hiện những tiến bộ về mặt y tế của Việt Nam trong giai đoạn này, góp phần nâng cao CLCS dân cư.
1.2.1.5. Mức độ cung ứng các nhu cầu sống tối thiếu
Mức độ cung ứng các nhu cầu sống tối thiểu được đánh giá thông qua chênh lệch thu chi và giá trị các sản phẩm của địa phương đánh giá.
Mức chênh lệch thu – chi được xác định bằng hiệu số giữa giá trị thu và giá trị chi. Cùng với xu hướng chung của sự phát triển kinh tế, sự chênh lệch mức thu – chi bình quân đầu người trong 1 tháng của nước ta và các vùng trong giai đoạn 2010–2016 đều đạt mức dương, điều này chứng tỏ trong lao động kiếm thu nhập và thu chi của người dân nước ta đã luôn hài hòa, tạo ra nguồn thu nhập nhiều, chi tiêu hợp lý và tiết kiệm được của cải cho đời sống bản thân, gia đình.
Nếu như năm 2010, mỗi tháng mỗi người dân ở nước ta tiết kiệm được 0,248 triệu đồng thì con số này đã tăng lên đáng kể vào năm 2016 với số tiền tiết kiệm được là 1,082 triệu đồng mỗi tháng. Điều này cho thấy sự thay đổi về mặt số lượng tiết kiệm được sau mỗi năm.
Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Hồng là hai vùng có mức thu cao hơn mức chi rõ rệt, năm 2016, người dân Đông Nam Bộ đã tiết kiệm được 1,816 triệu đồng/người/tháng trong khi Đồng bằng Sông Hồng là 1,159 triệu đồng/người/tháng. Các vùng Trung du và Miền núi Phía Bắc, Bắc Trung Bộ và Duyên hải Miền Trung có mức chênh lệch thu chi khá thấp, nghĩa là số tiền tiết kiệm được mỗi tháng của hai vùng này thấp hơn so với các vùng trên cả nước, chỉ đạt hơn 0,4 triệu
đồng/người/tháng trong năm 2016.
Sự khác biệt về mức chênh lệch thu – chi cũng đã phản ánh được trình độ và sự chênh lệch về KT–XH của các vùng. Nhìn chung, người dân Việt Nam đã thu – chi hợp lý, tạo ra những tiền đề kinh tế giúp nâng cao CLCS nói chung và đáp ứng những nhu cầu sống tối thiểu nói riêng. Song sự chênh lệch về mức độ phát triển là vấn đề được đặt ra cho xã hội Việt Nam, đòi hỏi sao cho có sự phát triển đồng bộ, thống nhất, hạn chế được sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa của vùng trên cả nước.