Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Cuộc Sống Dân Cư Quận 6‌


Độ ẩm trung bình trên 75%, từ tháng 7 đến tháng 10 thường có độ ẩm không khí đạt trên 80%, từ tháng 1 đến tháng 3 độ ẩm không khí thường xuống thấp, có khi xuống dưới mức 70%.

Quận 6 chịu ảnh hưởng rõ rệt của gió mùa Tây và Tây Nam, Gió mùa Tây và Tây Nam tác động đến Quận 6 vào tháng 5 đến tháng 10, mang lại cho Quận 6 tính nóng, ẩm của biển và gây mưa nhiều.

Quận 6 có 2 hệ thống kênh rạch chạy qua, Rạch Lò Gốm chạy dọc nội khu Quận 6, chia cắt Quận 6 thành 2 phần rõ rệt và kênh Lò Gốm chạy song song với đại lộ Võ Văn Kiệt, là ranh giới giữa Quận 6 và Quận 8. Các kênh rạch là nguồn thoát nước cho các hoạt động sinh hoạt, sản xuất trong khu dân cư. Nước của các kênh rạch thường ở mức thấp. Tuy nhiên vào những ngày mưa to kết hợp triều lớn, nước ở các kênh rạch có thể lên cao gây ngập trong khu vực lân cận.

Về đất đai, vì là một quận nội thành của TP.HCM, Quận 6 được quy hoạch cho những phát triển kinh tế theo hướng hiện đại và chuẩn đô thị, vì thế mà đất sử dụng cho nông nghiệp tại đây là không có. Diện tích đất của Quận 6 hầu như được bê tông hóa hoàn tòa để sử dụng vào mục đích ở và các công trình công cộng.

* Điều kiện kinh tế - xã hội

Quận 6 có quy mô dân số tương đối ít so với các quận, huyện trong thành phố. Năm 2017, dân số Quận 6 là 262.757 nghìn người, chiếm 3,04% dân số và đứng thứ 11 trong toàn thành phố, Quận 6 có MĐDS khá cao, hơn 35 nghìn người/km2, đứng thứ 6 thành phố (năm 2017). Thành phần dân tộc chủ yếu là người Kinh và Hoa nên xã hội Quận 6 mang nhiều nét pha trộn giữa văn hóa Kinh – Hoa.

Toàn Quận 6 có 6 chợ gồm: chợ Bình Tây, chợ Minh Phụng, chợ Bình Tiên, chợ Phú Lâm, chợ Phú Định và chợ Hồ Trọng Quý. Trong đó, chợ Bình Tây có quy mô lớn và là một trong những đầu mối hàng hóa quan trọng của thành phố. Có bệnh viện Quận 6 nằm ở khu vực trung tâm (phường 11) và các trung tâm y tế dự phòng thuộc các phường. Bến xe Chợ Lớn là đầu mối giao thông quan trọng trên địa bàn.

Hệ thống đường sá của Quận 6 khá tốt, hai hệ thống đường chính nối trục đông – tây là Hồng Bàng và Hậu Giang là hai tuyến đường trọng điểm của quận,


Bên cạnh đó, việc nâng cấp hệ thống mạng lưới và xây dựng các tuyến đường kiểu mẫu đã giúp thay đổi bộ mặt giao thông của quận trong giai đoạn gần đây.

Tuy nhiên, hạ tầng thoát nước của Quận 6 còn nhiều hạn chế do việc quy hoạch xây dựng chưa đồng bộ dẫn đến việc ngập úng thường xuyên xảy ra ở đây vào mùa mưa. Đây là vấn đề cần được quan tâm khắc phục để hạn chế ảnh hưởng đến cuộc sống người dân.

Quận 6 là một bộ phận của TP.HCM, vì thế mà các chính sách tại Quận 6 luôn được định hướng và xây dựng từ các chính sách của thành phố, bên cạnh đó, các chính sách Quận 6 đưa ra để phù hợp với những đặc điểm phát triển của Quận là cơ sở phát triển KT-XH quận.

Các chính sách phát triển về thương mại – dịch vụ, xây dựng các tuyến đường chuyên doanh và các chính sách chỉnh trang đô thị là những chính sách phát triển đặc trưng và mang tính tập trung của Quận 6. Những chính sách này phát huy được những thế mạnh về tự nhiên và KT-XH của Quận 6.

2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống dân cư Quận 6‌

2.2.1. Vị trí địa lí‌

Quận 6 với vị trí địa lí chịu ảnh hưởng bởi điều kiện khí hậu cận xích đạo gió mùa nên các hoạt động tại đây đều chịu ảnh hưởng bởi thời tiết nắng nóng quanh năm,

Quận 6 không thuộc trung tâm thành phố, vì thế không có vị trí chiến lược quan trọng, tuy nhiên vị trí cửa ngõ hướng Tây Nam của thành phố, kết nối khu trung tâm với các quận Bình Tân, huyện Bình Chánh, tỉnh Long An và các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Quận 6 cũng đã khẳng định vai trò trong hoạt động kết nối, giao thương của mình. Chính nhờ đó mà kinh tế, thương mại của quận có nhiều điều kiện phát triển, làm tiền đề nâng cao CLCS của dân cư tại đây.

Song song đó, với vị trí cầu nối nội – ngoại thành, việc quản lý an ninh – chính trị tại đây cũng đặt ra nhiều thách thức, nhiều khả năng tác động xấu đến CLCS thông qua tệ nạn xã hội, sự phức tạp hóa trong hoạt động giao thương,…


Các tuyến đường lớn như Võ Văn Kiệt, Hậu Giang, Hồng Bàng, Kinh Dương Vương, Bình Tiên chính là những tuyến đường quan trong giúp kết nối vị trí của Quận 6 với các quận khác và với các tỉnh xung quanh.

Việc vị trí gần bến xe Miền Tây, cùng là nơi có bến xe Chợ Lớn, Quận 6 được đánh giá cao trong các hoạt động chuyên chở hàng hóa, hành khách, góp phần nâng cao chất lượng dich vụ và đời sống con người.

Về phân chia đơn vị hành chính, Quận 6 có 14 phường được đánh số thứ tự từ 1 đến 14.

Hình 2 1 Lược đồ phân chia ranh giới hành chính 14 phường Quận 6 Nguồn 1


Hình 2.1. Lược đồ phân chia ranh giới hành chính 14 phường Quận 6‌

(Nguồn: Tác giả thiết kế thông qua MapInfo)

Các phường lớn của quận gồm các phường 10, 11, 12, 13 chủ yếu tập trung ở phía tây của Quận. Cơ sở phân chia các phường chủ yếu do độ đồng nhất các yếu tố về tự nhiên và KT-XH nhằm dễ quản lý; với các phường ở phía đông, do các hoạt động kinh tế sầm uất và là trung tâm hành chính của quận nên được phân chia với


quy mô nhỏ nhằm quản lý chuyên sâu các loại hoạt động, nhằm tăng hiệu quả trong quản lý và phát triển KT-XH.

Có thể thấy, với vị trí này, Quận 6 có những tiềm năng trong việc phát triển KT-XH, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại – dịch vụ. Người dân ở đây cũng không chịu cảnh quá tải về các phương tiện giao thương trong giờ tan tầm như ở các quận trung tâm.

2.2.2. Nhân tố tự nhiên‌

2.2.2.1. Địa hình

Với điều kiện địa hình thấp với độ cao trung bình chỉ khoảng 1m, có thể thấy việc quy hoạch xây dựng các công trình lớn, nhỏ đều dễ dàng và tiện lợi, đặc biệt là chung cư, trung tâm thương mại, đường sá, …

Tuy nhiên, độ cao địa hình chính thấp là điểm gây ra nhiều khó khăn cho đời sống. Việc độ cao trung bình chỉ vào khoảng 1m, kết hợp với mưa và triều cường dễ dàng gây ngập lụt cho địa bàn Quận. Việc ngập do mưa và nước từ hệ thống cống rãnh tác động xấu đối với CLCS dân cư, gây ra nhiều khó khăn trong giao thông, sinh hoạt, gây hư hại của cải vật chất và đặc biệt có thể gây ra một số bệnh viêm nhiễm. Việc cải tiến hệ thống thoát nước của Quận trong những năm gần đây đã cải thiện phần nào mức độ ngập tại đây, song việc giải quyết chưa triệt để vẫn gây ra ít nhiều ảnh hưởng đến đời sống người dân.

2.2.2.2. Đất đai

Đại bộ phận đất tại Quận 6 đã được bê tông hóa. Với diện tích đất vào khoảng 713,8 ha với 46,5% diện tích đất chuyên dùng và 49,0% đất ở có thể thấy đất tại Quận 6 hầu hết đều đã được sử dụng có mục đích và hoàn toàn không dùng cho sản xuất nông nghiệp.

Quận 6 với diện tích nhỏ nên việc sử dụng đất cho mục đích ở và chuyên dùng vào các công trình hành chính, dịch vụ là chủ yếu. Việc quy hoạch xây dụng các hình thức tổ chức lãnh thổ với quy mô lớn (như khu công nghiệp) là khá khó khăn do sự nhỏ lẻ và bị chia cắt địa lý tại đây.


2.2.2.3. Khí hậu

Khí hậu Quận 6 mang những nét đặc trưng của khí hậu cận xích đạo với 2 mùa mưa và khô.

Với lượng bức xạ lớn, số giờ nắng trung bình tháng lên đến 160 – 270 giờ, nền nhiệt cao với nhiệt độ trung bình năm là trên 27oC đã cho thấy Quận 6 mang đầy đủ tính chất của một địa phương có khí hậu nóng. Tuy nhiên, trong nhiều thời điểm của năm, nhiệt độ tăng cao chính là nhân tố ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người và các hoạt động kinh tế ngoài trời.

Lượng mưa trung bình năm của Quận 6 cũng ở mức cao với mức trung bình hơn 1900mm/năm, số ngày mưa trung bình là 159 ngày. Việc mưa nhiều tại đây giúp giải nhiệt những ngày thời tiết nắng nóng, tuy nhiên, với lượng mưa lớn kết hợp triều cường và độ cao địa hình thấp chính là nguyên nhân chủ yếu gây ra ngập tại địa bàn Quận, ảnh hưởng tới đời sống người dân.

Với việc khí hậu thay đổi theo mùa nhưng ít xảy ra các hiện tượng thời tiết cực đoan nên hoạt động kinh tế và đời sống của con người khá ổn định dù là mùa mưa hay mùa khô. Tuy nhiên, việc mưa to diễn ra cũng gây ra một số khó khăn nhất định do kết hợp với địa hình thấp gây ra ngập úng hay nắng nóng và khô kéo dài cũng có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người.

Về cơ bản, thời tiết tại đây ít xảy ra các hiện tượng thời tiết cực đoan và hầu như không có bão, đây là yếu tố giúp người dân có cuộc sống ổn định hơn cũng như các hoạt động kinh tế được vận hành một cách nhịp nhàng hơn.

2.2.2.4. Nguồn nước – sinh vật

Về mặt nguồn nước, kênh Tân Hóa – Lò Gốm là con kênh chạy dọc Quận 6. Đây là con kênh có mức độ ô nhiễm cao trong quá khứ, song trong thập kỉ đầu của thế kỉ XXI, nhờ chính sách di dời, giải tỏa toàn bộ người dân dựng nhà tạm ven kênh cũng như quá trình nạo vét, làm sạch diễn ra thường xuyên giúp chất lượng nước kênh cải thiện đáng kể, giảm những tác động xấu đến mỹ quan, giao thông đường thủy cũng như sức khỏe người dân tuy vậy, cũng cần có những kế hoạch, quy trình giải quyết dứt điểm hiện trạng ô nhiễm này để mang đến một nguồn nước sạch cho người dân.


Đối với nguồn nước tiêu dùng, được sử dụng từ công ty cấp nước Chợ Lớn nên hầu hết dân cư tại đây đều có nguồn nước sạch sử dụng với giá thành hợp lý, nhờ đó mà người dân không phụ thuộc vào nước tự nhiên (mưa, kênh rạch,…), nhờ đó mà CLCS cũng được tăng lên đáng kể.

Về sinh vật, Quận 6 chủ yếu với các hoạt động công nghiệp – dịch vụ nên sinh vật ở đây nghèo nàn. Với 2 công viên lớn là Bình Phú và Phú Lâm là hai điểm có nhiều cây xanh, hầu hết Quận 6 không phát triển hệ thực vật. Với thủy sản, việc sinh sống của các loại thủy sản trên nguồn nước kênh không đảm bảo chất lượng là rất khó khăn, chính vì vậy mà tại đây độ đa dạng sinh học rất kém.

2.2.3. Nhân tố kinh tế - xã hội‌

2.2.3.1. Dân cư, lao động

- Dân số

+ Quy mô dân số ở Quận 6 có biến động trong giai đoạn 2010–2017, song vẫn trong xu hướng tăng lên. Năm 2010, dân số Quận 6 là 253,474 nghìn người (chiếm 3,42% dân số toàn thành phố), năm 2017, tăng thêm 9,283 người, đạt 262,757 nghìn người.

Hình 2.2 cho thấy, dân số ở Quận 6 có rất ít biến động, tỉ lệ dân số của Quận 6 trong toàn thành phố khá ít, chỉ khoảng 3%. Quy mô dân số nhỏ giúp cho việc quản lý dân số và giải quyết việc làm không gặp quá nhiều khó khăn, song cũng gây ra thiếu hụt lao động đa dạng cũng như cản trở việc xây dựng các hình thức sản xuất lớn đòi hỏi nhiều lao động. Tuy nhiên, để đánh giá những tác động cụ thể do dân số tác động đối với cuộc sống người dân, ta phải xác định thông qua MĐDS, đây chính là cơ sở để so sánh, đánh giá, tìm ra nguyên nhân, ý nghĩa của tác động dân số đến CLCS của dân cư trên địa bàn.


Hình 2 2 Biểu đồ dân số Quận 6 giai đoạn 2010–2017 Nguồn xử lí số 2


Hình 2.2. Biểu đồ dân số Quận 6 giai đoạn 2010–2017‌

(Nguồn: xử lí số liệu từ Cục Thống kê TP.HCM )

Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của Quận 6 thấp, chỉ đạt 0,76% và tỉ lệ gia tăng cơ học cũng thấp, đạt 0,15% (năm 2016).

Năm 2017, dân số của toàn quận là 262,757 người, trong đó phường 12 có dân số đông nhất với 29,052 người, tiếp đến là các phường 11, 13, 8, 10, 14 với số dân trên 23,000 người, các phường còn lại có số dân ít hơn 20,000 dân, trong đó phường 2 và 3 có ít dân cư sinh sống nhất, chỉ hơn 10,000 dân.

+ Về phân bố dân cư, dân cư Quận 6 phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở khu vực phía đông của quận. Các phường có MĐDS cao có thể kể đến như phường 4, 5, 6, 8, 14 với hơn 50,000 người/km2, trong đó phường 5 có MĐDS cao nhất (66,965 người/km2). Các phường thuộc khu vực phía tây của quận có MĐDS thấp (trừ phường 14), trong đó MĐDS ở phường 10 chỉ đạt 15,373 người/km2.


Bảng 2.1. Diện tích, dân số, mật độ dân số của các phường thuộc địa bàn Quận 6 năm 2017‌

(Nguồn: Xử lí từ niên giám thống kê Quận 6 năm 2017)


Tiêu chí


Phường

Diện tích

Dân số

Mật độ dân số

(người/km2)

Số lượng

(ha)

Tỉ lệ

(%)

Số lượng

(người)

Tỉ lệ

(%)

Toàn quận

713,82

100,0

262.757

100,0

36.801

1

29,14

4,1

12.897

4,9

44.259

2

24,44

3,4

10.046

3,8

41.105

3

22,95

3,2

10.381

4,0

45.233

4

21,13

3,0

13.480

5,1

63.796

5

22,77

3,2

15.248

5,8

66.965

6

31,40

4,4

16.428

6,3

52.318

7

47,64

6,7

15.043

5,7

31.576

8

41,03

5,7

25.536

9,7

62.237

9

26,90

3,8

13.274

5,1

49.346

10

154,54

21,6

23.758

9,0

15.373

11

91,94

12,9

27.241

10,4

29.629

12

73,09

10,2

29.052

11,1

39.748

13

84,02

11,8

26,798

10,2

31.895

14

42,83

6,0

23.575

9,0

55.043

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 158 trang tài liệu này.

Sự phân bố dân cư không đều ảnh hưởng không nhỏ đến CLCS dân cư tại từng địa bàn. Nơi có dân cư đông sẽ tạo môi trường lao động, các hoạt động kinh tế nhộn nhịp, tạo sức hút lao động và tần suất hoạt động của các công trình, dịch vụ công cộng được tận dụng triệt để, song những vấn đề về an ninh, trật tự an toàn xã

Xem tất cả 158 trang.

Ngày đăng: 30/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí