Chất Lượng Cuộc Sống Của Bệnh Nhân Theo Một Số Đặc Điểm Cá Nhân


bệnh nhân và đánh giá của người chăm sóc về chất lượng cuộc sống của bệnh nhân có độ tin cậy nội tại cao (Cronbach alpha = 0,82).

3.1.3.3. Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân theo một số đặc điểm cá nhân

Bảng 3.4: Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân theo một số đặc điểm (n = 95)



Các yếu tố

CLCS theo bệnh nhân

tự đánh giá (n = 95)

CLCS người chăm sóc

đánh giá (n = 95)


X ± SD

p


X ± SD

P

Nhóm tuổi

<60

28,44±5,34


0,261

24,89±6,25


0,432

60 - 69

27,09±4,31

23,86±4,04

70 - 79

27,95±3,82

25,31±3,61

≥80

26,60±3,60

24,47±5,30

Giới tính của bệnh nhân

Bệnh nhân nữ

25,56±7,55

0,242

24,57±3,89

0,893

Bệnh nhân nam

28,02±4,22

24,74±4,76

Tình trạng suy giảm nhận thức dựa trên điểm số MMSE

MMSE = 9 điểm

24,0±2,8


0,102

17,50±0,71


0,009

MMSE từ 10 - 19 điểm

26,2±6,0

24,04±3,66

MMSE từ 20 - 24 điểm

27,8±6,7

26,03±4,79

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 178 trang tài liệu này.

Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân Alzheimer, người chăm sóc và đánh giá hiệu quả của một số biện pháp can thiệp không dùng thuốc - 10


X : trung bình; SD: độ lệch chuẩn

Nhận xét: Không có sự khác biệt về chất lượng cuộc sống của bệnh nhân giữa các nhóm tuổi (p>0,05; Kruskal-Wallis test), giữa bệnh nhân nam và bệnh nhân nữ (p>0,05; Mann-Whitney test) theo cả người chăm sóc đánh giá và bệnh nhân đánh giá. Chất lượng cuộc sống theo bệnh nhân đánh giá không có sự khác biệt theo mức độ suy giảm nhận thức (dựa vào điểm số MMSE). Theo người chăm sóc đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân nhóm suy giảm nhận thức nặng thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với hai nhóm còn lại (p=0,009; Kruskal-Wallis test).



3.1.3.4. Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân Alzheimer theo các triệu chứng

hành vi, tâm thần (theo thang đánh giá NPI)

Bảng 3.5. Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân Alzheimer theo các triệu

chứng hành vi, tâm thần NPI (n = 95)


Triệu chứng

Điểm CLCS theo bệnh

nhân tự đánh giá (n= 95)

Điểm CLCS theo người chăm sóc đánh giá (n= 95)

X ± SD

p


X ± SD

p

Triệu chứng loạn thần

Hoang tưởng

28,1±3,6

0,058

24,62±3,65

0,582

Không

26,9±4,3

24,63±4,75

Ảo giác

27,2±3,6

0,861

22,84±3,61

0,074

Không

27,5±4,2

25,08±4,40

Triệu chứng rối loạn cảm xúc

Trầm cảm hoặc loạn khí sắc

26,3±4,1

0,034

23,00±3,60

0,003

Không

28,1±4,0

25,64±4,46

Lo âu

28,2±4,8

0,504

24,68±4,70

0,749

Không

27,1±3,7

24,61±4,19

Vô cảm hoặc bàng quan

26,4±4,1

0,656

23,38±5,08

0,030

Không

27,8±4,0

25,10±3,94

Triệu chứng rối loạn hành vi

Kích động hoặc hung hãn

26,4±4,0

0,097

22,43±3,87

0,001

Không

27,9±4,1

25,56±4,19

Mất ức chế



Không

27,4±4,0

0,758

24,70±4,38

0,717

27,9±4,8

24,15±4,12

Cáu kỉnh hoặc cảm xúc không ổn định

27,4±4,8

0,659

24,35±4,64

0,539

Không

27,5±3,8

24,83±4,11

Rối loạn vận động

27,3±3,8

0,772

24,34±4,35

0,305

Không

27,7±4,7

25,23±4,27

Hành vi ban đêm

25,9±3,0

0,020

22,59±3,32

0,004

Không

28,1±4,3

25,45±4,43

Vấn đề về ăn uống

Không

27,8±3,9

0,031

24,86±4,03

0,118

25,6±4,5

23,50±5,59


( X : trung bình; SD: độ lệch chuẩn)


Nhận xét: Chất lượng cuộc sống theo bệnh nhân đánh giá ở những bệnh nhân có trầm cảm, rối loạn giấc ngủ đêm và thói quen ăn uống thấp hơn so với những bệnh nhân không có triệu chứng này (p<0,05). Những bệnh nhân có trầm cảm, thờ ơ vô cảm, có hành vi bất thường ban đêm có điểm chất lượng cuộc sống theo người chăm sóc đánh giá thấp hơn đáng kể so với những người không có triệu chứng này (p<0,05; Mann-Whitney test).

3.1.3.5. Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân Alzheimer theo các trắc nghiệm

thần kinh tâm lý

Bảng 3.6: Tương quan giữa chất lượng cuộc sống của bệnh nhân và kết quả trắc nghiệmvề trí nhớ (n = 95)


Các trắc nghiệm trí nhớ

Hệ số tương quan với CLCS bệnh nhân do bệnh nhân đánh giá

(n=95)

Hệ số tương quan với CLCS bệnh nhân do người chăm sóc

đánh giá (n=95)

Các trắc nghiệm về trí nhớ

Nhớ lại 10 từ ngay

0,14

0,16

Nhớ lại 10 từ có trì hoãn

0,12

0,07

Nhận biết 10 từ có trì hoãn

0,09

0,12

Kể lại câu chuyện ngay

0,09

0,24*

Kể lại có trì hoãn

0,15

0,17

Nhớ lại 10 hình ngay

0,11

0,27*

Nhớ lại 10 hình có trì hoãn

0,02

0,11

Nhận biết 10 hình có trì hoãn

0,11

0,20

Các trắc nghiệm về ngôn ngữ

Trắc nghiệm Boston

0,26*

0,33*

Kể tên các con vật

0,31*

0,37*

Các trắc nghiệm thần kinh tâm lý khác

Đọc xuôi dãy số

0,18

0,19

Đọc ngược dãy số

0,25

0,30*

Trắc nghiệm vẽ đồng hồ

0,29*

0,33*

Đánh giá chức năng thực hiện

0,26*

0,37*

Tốc độ vận động thị giác

0,29*

0,15

Chức năng hoạt động hàng ngày

Chức năng hoạt động hàng ngày

(ADL)

0,31*

0,37*

Hoạt động hàng ngày bằng phương

tiện (IADL)

0,44*

0,45*

*: p<0,05; Spearmantest


Nhận xét: Chất lượng cuộc sống theo bệnh nhân Alzheimer tự đánh giá có mối tương quan thuận ở mức độ thấp và có ý nghĩa thống kê (p<0,05) với các trắc nghiệm về ngôn ngữ, khả năng tập trung, chức năng thực hiện và hoạt động hàng ngày. Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân theo người chăm sóc đánh giá có tương quan thuận ở mức độ trung bình và có ý nghĩa thống kê với sự rối loạn ngôn ngữ, mất tập trung, suy giảm chức năng thực hiện, hoạt động hàng ngày với hệ số tương quan rho từ 0,30 đến 0,45 (p<0,05).

3.1.3.6. Mô hình hồi quy tuyến tính về chất lượng cuộc sống của bệnh nhân

Alzheimer

Do số liệu về chất lượng cuộc sống của bệnh phân phân bố không chuẩn, nhóm nghiên cứu tiến hành chuyển dạng số liệu sang dạng logarithm, nhằm tiến hành thiết lập mô hình hồi quy tuyến tính.

- Mô hình hồi quy tuyến tính về chất lượng cuộc sống của bệnh nhân

Alzheimer theo bệnh nhân tự đánh giá

Biến phụ thuộc là chất lượng cuộc sống của bệnh nhân do bệnh nhân tự đánh giá.

Bảng 3.7: Mô hình hồi quy tuyến tính (log) về một số yếu tố liên quan tới chất lượng cuộc sống của bệnh nhân (n= 95) theo bệnh nhân đánh giá

Biến độc lập

Hệ số

P>t

Tuổi bệnh nhân

-0,0002

0,913

Giới tính (bệnh nhân là nam so với nữ)

0,0686

0,017

Thời gian từ lúc được chẩn đoán bệnh

-0,0083

0,471

MMSE

-0,0034

0,409

Mức độ trầm trọng của các triệu chứng hành vi, tâm thần

-0,0045

0,431

Mức độ ảnh hưởng của các triệu chứng hành vi, tâm thần

0,0053

0,249

Hoạt động hàng ngày (ADL)

0,0101

0,399

Hoạt động hàng ngày có sử dụng dụng cụ (IADL)

0,0333

0,001

Hệ số

3,1656

0,000

p = 0,0001

R2 = 0,2336

Nhận xét: Các yếu tố về tình trạng nhận thức của bệnh nhân (điểm số MMSE), tuổi, thời gian mắc bệnh, mức độ trầm trọng và ảnh hưởng của các


triệu chứng hành vi, tâm thần không có liên quan có ý nghĩa thống kê với chất lượng cuộc sống của bệnh nhân theo bệnh nhân tự đánh giá (p>0,05), chỉ có giới tính của bệnh nhân và chức năng hoạt động hàng ngày có sử dụng dụng cụ, phương tiện là có mối liên quan có ý nghĩa với chất lượng cuộc sống của bệnh nhân (p<0,05) nhưng với hệ số rất thấp. Mô hình trên giải thích được 23,36% sự thay đổi chất lượng cuộc sống theo bệnh nhân tự đánh giá.

- Mô hình hồi quy tuyến tính về chất lượng cuộc sống của bệnh nhân

Alzheimer theo người chăm sóc đánh giá

Biến phụ thuộc là chất lượng cuộc sống của bệnh nhân Alzheimer theo

đánh giá của người chăm sóc.

Bảng 3.8: Mô hình hồi quy tuyến tính (log) về một số yếu tố liên quan tới chất lượng cuộc sống của bệnh nhân (n= 95) theo người chăm sóc đánh giá.

Biến độc lập

Hệ số

p

Tuổi bệnh nhân

0,0014

0,428

Giới tính (bệnh nhân nam so với bệnh nhân nữ)

0,0448

0,162

Thời gian từ lúc được chẩn đoán bệnh

-0,0174

0,180

Tình trạng nhận thức (MMSE)

0,0034

0,466

Mức độ trầm trọng của các triệu chứng hành vi, tâm thần

-0,0054

0,400

Mức độ ảnh hưởng của các triệu chứng hành vi, tâm thần

-0,0019

0,716

Hoạt động hàng ngày (ADL)

0,0112

0,404

Hoạt động hàng ngày có sử dụng phương tiện, dụng cụ

(IADL)


0,0264


0,004

Hệ số

2,9183

0,000

p = 0,001

R2 = 0,2968

Nhận xét: Chức năng sinh hoạt hàng ngày có sử dụng dụng cụ, phương tiện (IADL) của bệnh nhân có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với chất lượng cuộc sống của bệnh nhân theo đánh giá của người chăm sóc (với hệ số 0,0264; p = 0,004). Khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày có sử dụng dụng cụ, phương tiện (IADL) của bệnh nhân tăng thì chất lượng cuộc sống của bệnh nhân theo đánh giá của người chăm sóc cũng tăng lên. Mô hình trên


chỉ giải thích được 29,68% sự thay đổi chất lượng cuộc sống của bệnh nhân

Alzheimer theo đánh giá của người chăm sóc và có ý nghĩa ở mức p<0,05.

3.2. Thực trạng gánh nặng chăm sóc và chất lượng cuộc sống liên quan sức khỏe của người chăm sóc

3.2.1. Thông tin về người chăm sóc chính

Bảng 3.9: Thông tin chung của người chăm sóc chính (n=120)


Đặc điểm của người chăm sóc

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Giới tính

Nam

40

33,3

Nữ

80

66,7

Nhóm tuổi

< 45

50

41,7

45 - 54 tuổi

24

20,0

55 - 64 tuổi

16

13,3

≥ 65 tuổi

30

25,0

Tình trạng hôn nhân

Chưa kết hôn/góa/độc thân/ly hôn

7

5,8

Có vợ/chồng

113

94,2

Trình độ học vấn

≤ Trung học phổ thông

67

55,8

Trung cấp/cao đẳng

20

16,7

Đại học/sau đại học

53

44,2

Tính chất nghề nghiệp



Không có việc làm ổn định/hưu trí

45

37,5

Đang đi làm

75

62,5

Quan hệ với bệnh nhân

Vợ/chồng

43

35,8

Con

71

59,2

Anh/chị em ruột/cháu

6

5,0

Tuổi trung bình (từ 23 đến 82 tuổi)

51,8 ± 15,1

Thời gian chăm sóc bệnh nhân (năm)

1,97± 1,44

Thời gian chăm sóc mỗi ngày (giờ/ngày)

4,09± 3,72

X : trung bình; SD: độ lệch chuẩn

Nhận xét: Người chăm sóc các bệnh nhân Alzheimer chủ yếu là con của họ (59,2%), là nữ giới (66,7%), độ tuổi từ 45 trở xuống (41,7%), đang có việc làm và có thu nhập ổn định (62,5%). Đáng chú ý là một phần tư số người



chăm sóc trên 65 tuổi, là lứa tuổi đáng lẽ được nghỉ ngơi, được người khác chăm sóc thì vẫn phải chăm sóc bệnh nhân. Thời gian chăm sóc bệnh nhân trung bình là 1,94±1,44 năm. Thời gian chăm sóc mỗi ngày là 4,09±3,72 giờ.

3.2.2. Gánh nặng của người chăm sóc

3.2.2.1. Độ tin cậy của bộ câu hỏi đánh giá gánh nặng chăm sóc

Bảng 3.10: Độ tin cậy của bộ công cụ Phỏng vấn gánh nặng của người chăm sóc (Zarit Caregiver Burden Interview/ZBI) phiên bản Tiếng Việt.

Câu hỏi

Trung bình

(Độ lệch chuẩn)

Tương quan so

với các câu còn lại

Người bệnh đòi hỏi phục vụ nhiều hơn nhu cầu

0,40 (0,82)

0,491

Không có thời gian dành cho bản thân

0,38 (0,79)

0,458

Căng thẳng giữa chăm sóc người bệnh và thực hiện

các nghĩa vụ với gia đình

1,56 (0,99)

0,787

Rắc rối vì hành vi của người bệnh

1,58 (1,16)

0,713

Bực bội khi ở cạnh người bệnh

1,00 (1,01)

0,709

Người bệnh làm ảnh hưởng xấu tới mối quan hệ với

các thành viên khác

0,53 (0,91)

0,650

Lo lắng vì những nguy cơ sẽ xảy ra với bệnh nhân

2,90 (0,81)

0,373

Cảm thấy người bệnh bị phụ thuộc vào mình

2,30 (1,21)

0,727

Căng thẳng khi ở bên người bệnh

1,33 (1,05)

0,800

Sức khỏe bị giảm sút

1,03 (1,11)

0,749

Cuộc sống riêng tư bị giảm bớt

1,77 (1,05)

0,805

Cuộc sống xã hội bị giảm bớt

1,63 (1,26)

0,767

Cảm thấy bất tiện khi bạn bè đến thăm bệnh nhân

0,35 (0,85)

0,308

Người bệnh trông đợi chăm sóc nếu chỉ có thể nhờ

một người chăm sóc duy nhất

2,21 (1,27)

0,627

Không đủ tiền để chăm sóc người bệnh

0,95 (0,99)

0,595

Không thể chăm sóc người bệnh lâu hơn nữa

0,75 (1,02)

0,753

Mất kiểm soát cuộc sống bản thân do phải chăm sóc

bệnh nhân

1,08 (1,12)

0,790

Mong muốn người khác chăm sóc hộ

0,97 (1,13)

0,564

Không chắc chắn về những gì đã làm cho bệnh nhân

1,53 (0,96)

0,280

Cần làm nhiều hơn nữa cho bệnh nhân

1,65 (0,94)

0,203

Có thể chăm sóc bệnh nhân tốt hơn nữa

1,43 (0,94)

0,102

Cảm thấy gánh nặng chăm sóc bệnh nhân thế nào

1,98 (0,97)

0,822

Điểm trung bình (Độ lệch chuẩn) = 29,3 (13,58)

Cronbach alpha = 0,92


Nhận xét: Bộ câu hỏi đánh giá gánh nặng chăm sóc (ZBI) có độ tin cậy cao với hệ số Cronbach alpha = 0,92. Trong số 22 câu hỏi, các câu hỏi số 3, 4, 5, 6, 8, 9, 10, 11, 12, 14, 15, 16, 17, 18, 22 có hệ số tương quan với toàn bộ câu hỏi và các câu hỏi khác cao hơn (từ 0,56 đến 0,82) hệ số tương quan của các câu hỏi khác, thể hiện tương quan chặt chẽ của các câu hỏi này với toàn bộ câu hỏi hay nói cách khác thể hiện sự tin cậy cao hơn của các câu hỏi này trong đo lường gánh nặng chăm sóc của những người chăm sóc bệnh nhân Alzheimer.

Điểm trung bình theo thang đánh giá gánh nặng chăm sóc của Zarit (ZBI) đo lường gánh nặng của người chăm sóc bệnh nhân Alzheimer là 29,30±13,58.

3.2.2.2. Mức độ gánh nặng chăm sóc bệnh nhânAlzheimer theo thang đánh

giá ZBI


n = 29

(24,2%)

n = 39

(32,5%)

n = 52

(43,3%)

nhẹ

trung bình

nặng


Biểu đồ 3.4: Mức độ gánh nặng chăm sóc theo thang điểm ZBI (n = 120)

Nhận xét: 52 người chăm sóc bệnh nhân Alzheimer (43,3%) có gánh nặng ở mức độ trung bình và 39 người chăm sóc (32,5%) có gánh nặng ở mức độ nhẹ; 29 người chăm sóc (24,2%) có gánh nặng ở mức độ nặng.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/11/2022