Đánh giá tình trạng cận thị ở trẻ em và việc điều chỉnh kính - 2

Bảng 3. 22: Thị lực và mức độ loạn thị 39

Bảng 3. 23: Thị lực sau chỉnh kính và trục loạn thị 39

Bảng 3. 24: Thị lực sau chỉnh kính và độ chênh lệch khúc xạ 40

Bảng 4. 1: Đặc điểm giới tính qua các kết quả nghiên cứu 42

Bảng 4. 2: Tỷ lệ cận thị theo mắt qua kết quả nghiên cứu 46

Bảng 4. 3: Đặc điểm mức độ cận thị qua một số nghiên cứu 47

DANH MỤC BIỂU ĐỒ


Biểu đồ 3. 1: Phân bố bệnh nhân theo giới tính 27


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 87 trang tài liệu này.

Biểu đồ 3. 2 :Một số vấn đề trong quá trình chỉnh kính 41


Biểu đồ 4. 1: Thị lực không kính và có kính của mắt cận thị 50


Biểu đồ 4. 2: Thị lực sau chỉnh kính theo nhóm tuổi 51


Biểu đồ 4. 3: Mức độ nhược thị theo mức độ cận thị 52


Biểu đồ 4. 4: Mức độ nhược thị ở mắt cận loạn thị 53


DANH MỤC HÌNH

Hình 1. 1: Mắt chính thị 5


Hình 1. 2: Mắt cận thị 7


Hình 1. 3: Mắt viễn thị 7


Hình 1. 4: Mắt loạn thị 9


Hình 1. 5: Mắt cận thị và chỉnh kính 15


Hình 2. 1: Máy khúc xạ kế tự động SHIN-NIPPON 22


Hình 2. 2: Bảng thị lực 23

ĐẶT VẤN ĐỀ

Tật khúc xạ là một trong những nguyên nhân chính gây ra giảm thị lực ở nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam, đặc biệt là tật cận thị. Theo tổ chức Y tế Thế giới, tật khúc xạ được xếp vào một trong 5 bệnh mắt cần được ưu tiên hàng đầu trong công tác phòng chống mù lòa [1]. Mặc dù những người có tật khúc xạ vẫn có thể tham gia vào các công việc và các hoạt động trong xã hội nhưng thị lực kém đã ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống, tới công việc học tập, gây nên những khó khăn nhất định trong cuộc sống [2].

Cận thị là một tật khúc xạ thường gặp ở trẻ em, gây nên bởi sự mất cân xứng giữa công suất hội tụ của hệ thống quang học nửa trước nhãn cầu so với độ dài trục nhãn cầu làm cho các tia sáng song song từ môi trường đi vào nhãn cầu hội tụ trước võng mạc [3].

Theo nghiên cứu của Holden cho thấy thế giới có khoảng 30% dân số cận thị và tỉ lệ này có thể tăng tới 50% vào năm 2050 [4].

Nghiên cứu về thực trạng cận thị của học sinh tại một số tỉnh ở Việt Nam năm 2019 cho thấy tỉ lệ cận thị chiếm 32,8% và tăng dần theo bậc học [5]. Nghiên cứu của Vũ Thị Thanh tại Hà Nội cho thấy tỉ lệ cận thị của trẻ tiểu học và THCS chiếm 33,7% trong khi đó viễn thị và loạn thị chỉ chiếm khoảng 18%. Ngoài ra có sự chênh lệnh nhiều về tỉ lệ cận thị ở nội thành (40%) và ngoại thành Hà Nội (18%) [6].

Cận thị làm giảm thị lực nhìn xa, từ đó ảnh hưởng đến khả năng quan sát, khám phá thế giới xung quanh, đồng thời làm giảm khả năng học tập của trẻ. Cận thị nếu không được phát hiện và điều chỉnh bằng kính sớm sẽ dẫn tới các rối loạn hệ điều tiết, rối loạn thị giác hai mắt [7].

Sự gia tăng của tình trạng cận thị, sự tiến triển của mức độ cận thị và việc chăm sóc mắt cận thị trở thành một vấn đề quan tâm của thế giới cũng như ở

Việt Nam. Để góp phần vào nghiên cứu về cận thị và đưa ra các khuyến cáo góp phần chăm sóc trẻ cận thị cũng như tham gia vào phòng chống mù lòa cho bệnh nhân có tật khúc xạ, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:

Đánh giá tình trạng cận thị ở trẻ em và việc điều chỉnh kính” Nhằm mục tiêu:

1. Mô tả tình trạng cận thị ở trẻ em từ 6-17 tuổi đến khám tại Bệnh viện Mắt trung ương.

2. Đánh giá kết quả chỉnh kính và các yếu tố liên quan ở trẻ em cận thị.

CHƯƠNG I TỔNG QUAN

1.1. Hệ quang học và các yếu tố ảnh hưởng đến khúc xạ của mắt

1.1.1. Các yếu tố giải phẫu của mắt


Giác mạc: là một màng trong suốt, dai, không có mạch máu, hình phi cầu, chiếm 1/5 phía trước vỏ nhãn cầu. Đường kính khoảng 11mm, bán kính độ cong là 7,7mm. Chiều dày trung tâm là 0,5mm và vùng rìa là 1mm. Giác mạc là môi trường khúc xạ đầu tiên ngăn cách không khí với lớp thủy dịch [8].

Công suất khúc xạ của giác mạc khoảng 45D và có chiết suất 1,37. Công suất khúc xạ của giác mạc chiếm 2/3 công suất của toàn mắt nên chỉ cần một thay đổi nhỏ về cấu trúc hay độ cong giác mạc cũng làm ảnh hưởng đến quang học của mắt [8].

Thể thủy tinh: Là một thấu kính trong suốt 2 mặt lồi được treo cố định vào thể mi. Thể thủy tinh dày khoảng 4mm với đường kính 8-10mm, bán kính độ cong ở mặt trước và sau lần lượt là 10mm và 6mm. Công suất khúc xạ của thể thủy tinh khoảng 20-22D. Thể thủy tinh có khả năng thay đổi độ dày dẫn đến thay đổi công suất khúc xạ của mắt hay còn gọi là điều tiết, giúp mắt nhìn rõ các vật ở gần [9].

Trục nhãn cầu: đã có nhiều nghiên cứu về độ dài trục nhãn cầu và hầu hết các số liệu đưa ra là trong khoảng 23,5 đến 24,5mm. Độ dài trục nhãn cầu ảnh hưởng nhiều đến khúc xạ của mắt, ở mắt chính thị nếu chiều dài trục thay đổi 1mm sẽ làm công suất khúc xạ thay đổi 3D. Hiện nay chiều dài trục nhãn cầu có thể xác định qua siêu âm. Chiều dài trục ở trẻ sơ sinh chỉ khoảng 16mm và đến khi 8 tuổi trẻ có độ dài trục tương đương với người lớn [3].

Độ sâu tiền phòng: Sự ảnh hưởng của độ sâu tiền phòng đến công suất khúc xạ không nhiều như giác mạc, thể thủy tinh và độ dài trục nhãn cầu. Tuy nhiên nó cũng góp phần vào sự ổn định công suất khúc xạ. Độ sâu tiền phòng thay đổi theo tình trạng khúc xạ và theo tuổi. Tiền phòng nông hơn ở người già, mắt viễn thị và một số bệnh lý như đục thủy tinh thể căng phồng, glocom... [3].

1.1.2. Sự điều tiết của mắt


Điều tiết là quá trình thay đổi công suất khúc xạ của thể thủy tinh để ảnh của vật luôn hiện trên võng mạc. Mắt chính thị khi nhìn vật ở xa tia sáng sẽ hội tụ ở trên võng mạc, và về quang học khi vật tiến lại gần thì ảnh của nó sẽ hội tụ ở sau võng mạc. Trên thực tế ta vẫn có thể nhìn rõ các vật ở gần là do khả năng điều tiết của mắt [3].

Lực điều tiết ảnh hường đến công suất khúc xạ và thay đổi theo tuổi. Ở trẻ nhỏ khả năng điều tiết là rất lớn, khi tuổi tăng thì cả lực điều tiết và biên độ điều tiết đều giảm dần. Ở trẻ 3 tuổi lực điều tiết là 17D, giảm xuống 14D khi 10 tuổi, 10D khi 25 tuổi và < 2D khi 50 tuổi.

Vì có sự điều tiết lớn kết hợp với việc nhìn gần liên tục, kéo dài lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng co quắp điều tiết và cận thị giả. Đây là một rối loạn chức năng điều tiết của mắt, làm cho ảnh của vật hội tụ ở trước võng mạc giống như cận thị thật. Hiện tượng này cũng xuất hiện trong trường hợp mắt viễn thị mà không được chỉnh kính dẫn đến điều tiết quá mức. Trong các trường hợp này nếu thăm khám không cẩn thận, không loại trừ được lực điều tiết của mắt mà cắt cho trẻ kính cận sẽ làm tăng lực điều tiết của trẻ, làm trẻ nhức mắt và đau đầu nhiều hơn [10].

1.2. Các tình trạng khúc xạ của mắt


1.2.1. Mắt chính thị

Mắt chính thị là mắt bình thường không có tật khúc xạ Khi ở trạng thái 1

Mắt chính thị là mắt bình thường không có tật khúc xạ. Khi ở trạng thái không điều tiết, ánh sáng đi qua các môi trường trong suốt của mắt sẽ hội tụ vào một điểm rõ nét trên võng mạc.


Hình 1. 1: Mắt chính thị

1.2.2. Mắt không chính thị


Tật khúc xạ (hay gọi là mắt không chính thị), không phải là một tình trạng bệnh lý mà chỉ là khiếm khuyết trong tương quan giữa chiều dài và lực quang học mắt.

Mắt không chính thị gồm 2 loại:


- Hình cầu: ảnh của một điểm là một điểm nhưng không nằm trên võng mạc.

+ Nếu ảnh ở trước võng mạc: cận thị.


+ Nếu ảnh ở sau võng mạc: viễn thị.


- Không hình cầu hay còn gọi là loạn thị: ảnh của một điểm không phải là một điểm mà là 2 đoạn thẳng nhỏ vuông góc với nhau và không cùng nằm trên một mặt phẳng, chúng được gọi là đường tiêu. Trường hợp loạn thị kết hợp với tật khúc xạ cầu có thể là các loại: loạn thị cận, loạn thị viễn, loạn thị hỗn hợp.

Trường hợp độ khúc xạ giữa 2 mắt không tương đương nhau gọi là lệch khúc xạ.

Trên thực tế lâm sàng, người ta thường định nghĩa tật khúc xạ dựa vào độ cầu tương đương (Spherica Equivalent). Công thức tính độ cầu tương đương (SE) như sau:

Độ cận thị theo tương đương cầu (SE)= độ cầu + ½ độ trụ


Theo lý thuyết, phương pháp đo khúc xạ là tuyệt đối chính xác và mắt hoàn toàn không điều tiết, mắt chính thị là con mắt có độ khúc xạ cầu tương đương bằng 0.

Theo Tổ chức y tế thế giới WHO, chúng tôi xác định tật khúc xạ dựa vào độ cầu tương đương sau liệt điều tiết:

- Mắt chính thị: là mắt có -0,50D < SE < +2,0D. Người được coi là chính thị khi không có mắt nào cận hoặc viễn thị.

- Mắt được coi là cận thị khi có -0,50D ≤ SE sau liệt điều tiết. Người được coi là cận thị khi có một hoặc cả hai mắt bị cận thị.

- Mắt được coi là viễn thị khi có SE ≥ +2.00D trở lên sau liệt điều tiết. Người được coi là viễn thị khi có cả hai mắt viến thị, hoặc có một mắt viễn và mắt kia chính thị.

- Mắt loạn thị: là khi số đo bằng máy đo khúc xạ tự động sau liệt điều tiết của hai trục chính chênh lệch nhau hơn 0,75D.

Thực tế người ta không lấy tiêu chuẩn SE bằng 0 làm tiêu chuẩn chẩn đoán tật khúc xạ bởi vì các phương pháp đo khúc xạ thường có sai số trong giới hạn cho phép.

Trong nghiên cứu này chúng tôi dùng tiêu chuẩn để xác định tật khúc xạ:


- Cận thị: SE ≤ -0,5D

- Chính thị: -0,5D < SE < +0,5D

Ngày đăng: 20/09/2024