Một Số Chỉ Tiêu Về Y Tế Của Tp.hcm Giai Đoạn 2010–2017‌


- Là đô thị đông dân cư nhất nước, TP.HCM cũng trở thành thành phố có học sinh theo học phổ thông cao nhất nước. Năm 2010, số học sinh phổ thông ở TP.HCM là 992 nghìn học sinh, năm 2017 số học sinh tại TP.HCM đạt 1,225 triệu học sinh.

+ Số học sinh trung bình trên 1 giáo viên của TP.HCM cũng khá cao, trên mức trung bình cả nước. Năm 2010, con số này dừng ở mức 25,9 học sinh/giáo viên và giảm xuống còn 24 học sinh/giáo viên vào năm 2017. Bình quân học sinh trong mỗi lớp học tại đây cũng cao hơn trung bình cả nước khi quy mô mỗi lớp học bình quân đều đạt trên 30 học sinh/lớp học trong giai đoạn này, đặc biệt những năm gần đây, số học sinh bình quân mỗi lớp chạm ngưỡng 40 học sinh/lớp. Mặc dù bình quân số học sinh trên một giáo viên và số học sinh trong một lớp cao, tuy nhiên, giáo dục TP.HCM cũng được đánh giá là một trong những địa phương có mức độ phát triển giáo dục cao nhờ vào áp dụng thành tựu khoa học trong giảng dạy và chi phí đầu tư cho giáo dục tại đây cũng ở mức tương xứng với những thành tựu về kinh tế mà người dân thành phố tạo ra.

+ Tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THPT tại TP.HCM giai đoạn 2010–2017 luôn đạt mức cao hơn trung bình cả nước và luôn đạt trên 95%. Năm học 2010-2011, tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THPT tại TP.HCM là 96,19%, tăng lên 99,59% vào năm học 2016–2017. Với mức tốt nghiệp gần 100%, TP.HCM cho thấy sự phát triển mạnh mẽ về mặt giáo dục.

1.2.2.4. Y tế, chăm sóc sức khỏe

TP.HCM là trung tâm kinh tế, văn hóa lớn nhất cả nước, với dân số hơn 8 triệu người, y tế trở thành vấn đề quan trọng trong việc đảm bảo CLCS dân cư tại đây.


Bảng 1.15. Một số chỉ tiêu về y tế của TP.HCM giai đoạn 2010–2017‌

(Nguồn: pso.hochiminhcity.gov.vn)


Năm

Tiêu chí

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

Giường bệnh tính bình quân cho 1

vạn dân (giường)


41,8


41,9


43,3


43,0


43,3


43,4


43,7


44,1

Bác sĩ tính bình quân cho 1 vạn

dân (người)


11,7


13,3


13,4


14,0


14,4


15,0


15,4


16,9

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 158 trang tài liệu này.

Chất lượng cuộc sống dân cư quận 6, thành phố Hồ Chí Minh - 8

- Về y tế: Y tế của TP.HCM có sự phát triển cao so với cả nước.

+ Số giường bệnh bình quân trên một vạn dân của cả nước chỉ đạt trên 20 giường trong khi đó TP.HCM luôn cao trên 40 giường. Năm 2010, số giường bệnh trung bình trên 1 vạn dân là 41,8 giường, tăng lên thành 44,1 giường vào năm 2017. Số giường trung bình trên 1 vạn dân tại TP.HCM có xu hướng tăng lên để đảm bảo tốt nhất chất lượng phục vụ y tế cho người dân.

+ Số bác sĩ trên một vạn dân tại đây cũng cao hơn trung bình cả nước. Năm 2010, số bác sĩ trung bình trên 1 vạn dân của TP.HCM là 11,7 người và tăng lên thành 16,9 người vào năm 2017. Con số này cho thấy khả năng đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh, kiểm tra sức khỏe của người dân TP.HCM là rất tốt và có chiều hướng ngày càng phát triển.

+ Tuổi thọ trung bình của dân cư TP.HCM dao động từ 76,1 đến 76,5 tuổi trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2017, năm 2016, tuổi thọ trung bình của dân cư TP.HCM đạt 76,5 tuổi cao hơn mức trung bình cả nước (73,4 tuổi – năm 2016) và Đông Nam Bộ (76,0 tuổi – năm 2016).

Có thể thấy, sự phát triển của TP.HCM chính là một lợi thế trong việc đảm bảo CLCS, Khi dân cư tập trung đông và mức độ phát triển kinh tế cao, việc áp dụng các chính sách phát triển mới cùng những quy hoạch trở nên thuận lợi hơn, chính vì thế mà người dân được chăm sóc sức khỏe từ lúc sinh đến khi già đi một


cách chu đáo, vì thế, tuổi thọ trung bình của người dân TP.HCM đạt mức cao so với các địa phương trong cả nước.

1.2.2.5. Mức độ cung ứng các nhu cầu sống tối thiểu

TP.HCM là thành phố năng động và phát triển bậc nhất cả nước. Với nền tảng là một thành phố có nền công nghiệp – dịch vụ phát triển, TP.HCM đã mang lại cuộc sống tốt cho người dân và trở thành nơi sinh sống đáng mơ ước của nhiều người.

- Mức chi tiêu của người dân cao, song nhờ mức thu nhập cũng ở mức cao nên mức chênh lệch thu – chi tại đây vẫn được duy trì ở mức dương và thậm chí là đạt mức cao. Năm 2010, mức số dư trung bình mỗi tháng của một người dân là 679 nghìn đồng, năm 2012 con số này đạt 1.289,7 nghìn đồng và tiếp tục tăng lên đạt mức 2.196,3 nghìn đồng. Năm 2016, số dư này đạt vào khoảng 2.201,3 nghìn đồng trong khi trung bình cả nước chỉ là 1.082 nghìn đồng.

Có thể thấy, việc người lao động kiếm được thu nhập từ công việc của mình và dùng nó vào việc chi tiêu là hoàn toàn đảm bảo khả năng đáp ứng các nhu cầu sống tối thiểu. Dù giá thành có cao, song thu nhập cũng cao giúp cân bằng chỉ số này và mỗi tháng người dân còn thừa khoảng hơn 2 triệu đồng vào việc tiết kiệm.

- Bên cạnh đó, việc đảm bảo các nhu cầu về ăn, ở, đi lại của người dân cũng được đảm bảo toàn diện khi có nhiều quy hoạch xây dựng các chung cư, cao ốc, các tuyến đường đảm bảo giao thông cũng như nhiều trung tâm thương mại và các dịch vụ đi kèm giúp đời sống người dân được đảm bảo.

1.2.2.6. Mức độ hưởng thụ văn hóa

Bên cạnh việc có nền kinh tế phát triển, TP.HCM còn là thành phố có một nền văn hóa đa dạng và khả năng đáp ứng các nhu cầu về văn hóa cao.


Bảng 1.16. Một số chỉ tiêu trong hoạt động thư viện của TP.HCM năm 2017‌

(Nguồn: pso.hochiminhcity.gov.vn)


Chỉ tiêu

Giá trị

Số đầu sách (đầu sách)

22.002

Số bản sách (quyển)

427.366

Số bản sách bình quân đầu người (quyển/người)

0,05

Số đầu báo, tạp chí (đầu báo, tạp chí)

530

Số bản báo, tạp chí (quyển/số)

31.828

Số lượt người được phục vụ (lượt người)

1.893.654


Số bản sách bình quân đầu người của thành phố ở mức rất thấp chỉ khoảng 0,05 quyển/người. Đây là con số phản ánh quy mô dân số đông đồng thời số bản sách chưa đủ nhiều trên mặt bằng dân số tại đây.

Số lượt người được phục vụ của thành phố theo thống kê vào năm 2017 là 1.893.654 lượt người. Như vậy, trung bình cứ 5 người dân thành phố thì có 1 lượt sử dụng thư viện. Đây là mức khá trong một bối cảnh mà hoạt động kinh tế chiếm quá nhiều thời gian và các công cụ đọc online trở nên phổ biến thì tỉ lệ sử dụng thư viện này được đánh giá ở mức khá.

Để đáp ứng đời sống văn hóa cho người dân, TP.HCM đã chủ trương và xây dựng hệ thống nhà văn hóa quận, huyện và nhà thiếu nhi phủ khắp 24 quận huyện của thành phố. Việc xây dựng các Trung tâm văn hóa và Nhà thiếu nhi cho thấy sự quan tâm đến đời sống văn hóa người dân và khả năng đáp ứng được những nhu cầu về văn hóa này.

Bên cạnh đó, xây dựng các công viên với 24 công viên lớn và nhiều công viên nhỏ đã đáp ứng tốt các nhu cầu về đời sống tinh thần, đây là nơi sinh hoạt cộng đồng, vui chơi giải trí và các hoạt động thể dục thể thao, góp phần nâng cao chất lượng đời sống tinh thần của con người.

Để thúc đẩy chất lượng đời sống văn hóa, việc áp dụng các tiêu chí về xây dựng văn hóa được đẩy mạnh như một cuộc vận động, một phong trào sôi nổi tại TP.HCM.


Bảng 1.17. Một số chỉ tiêu trong xây dựng văn hóa của TP.HCM năm 2017‌

(Nguồn: pso.hochiminhcity.gov.vn)


Chỉ tiêu

Giá trị

Tỉ lệ (%)

Số phường chuẩn văn hóa

176

54,7

Số khu phố/ấp chuẩn văn hóa

1.738

89,6

Số hộ chuẩn văn hóa

1.351.985

86,2

TP.HCM có tỉ lệ số phường, khu phố/ấp, hộ chuẩn văn hóa đều trên 50%, trong đó số hộ đạt chuẩn văn hóa chiếm đến 86,2%, Có thể thấy, việc áp dụng các chỉ số về văn hóa để công nhận hộ văn hóa đã cho thấy người dân thành phố đã có lối sống văn hóa, lành mạnh, Việc xây dựng này có nhiều giá trị trong thời điểm hiện tại và tương lai, góp phần định hướng đời sống người dân tốt hơn cũng như tạo ra tiền đề để phát triển đời sống văn hóa tinh thần cho người dân.

1.2.2.7. Môi trường sống

TP.HCM có một môi trường sống được đánh giá là ô nhiễm.

Về môi trường không khí, theo Tổ chức Thông tin về Chất lượng không khí toàn cầu IQAir AirVisual – năm 2018, môi trường không khí của thành phố đứng thứ 15 trong tốp những thành phố có môi trường không khí ô nhiễm nhất thế giới; tại Việt Nam, TP.HCM chỉ xếp sau Hà Nội về chỉ số ô nhiễm không khí này. Sự ô nhiễm không khí do tác động mạnh mẽ của các hoạt động xả thải của sản xuất công nghiệp, các khí thải từ các phương tiện giao thông và các phát thải trong sinh hoạt hằng ngày của người dân.

Môi trường nước của TP.HCM cũng là một vấn đề đáng báo động khi hầu hết các nguồn nước tại đây đều bị ô nhiễm. Đáng kể đến là hệ thống kênh Tân Hóa – Lò Gốm, Nhiêu Lộc – Thị Nghè bị ô nhiễm trầm trọng, dù đã có nhiều cải tạo song đây vẫn được xem như các dòng kênh chết với màu nước đen và thường bốc mùi hôi thối. Tuy nhiên, môi trường nước ô nhiễm hầu như chỉ tác động đến người dân khi kết hợp với các hiện tượng triều cường hay nắng nóng làm ảnh hưởng đến người dân chứ không thông qua đường ăn uống do hệ thống xử lý nước của TP.HCM hiện đại và công suất lớn, đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch cho người dân tại đây.


Tiếng ồn tại TP.HCM được đo đạc thường xuyên vượt ngưỡng cho phép cả ban ngày lẫn ban đêm. Riêng đối với 6 trạm quan trắc tại Ngã tư An Sương, Ngã sáu Gò Vấp, Vòng xoay Hàng Xanh, Ngã tư Đinh Tiên Hoàng – Điện Biên Phủ, Vòng xoay Phú Lâm và Ngã tư Huỳnh Tấn Phát – Nguyễn Văn Linh do Chi cục Bảo vệ Môi trường TP.HCM thực hiện với số lần trên 85 dB nhiều nhất, vượt ngưỡng tiếng ồn cao nhất cho phép. Việc ô nhiễm tiếng ồn tác động không nhỏ đến đời sống người dân, gây ra nhiều hệ lụy như stress, mất ngủ, giảm khả năng tập trung của con người, vì thế cần phải có sự cải thiện sao cho chất lượng môi trường âm thanh đạt mức tốt hơn, hạn chế những ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống của con người.

Mỹ quan đô thị tại TP.HCM đã được cầu tư và quan tâm, việc cải tạo kênh mương, xây dựng mới các cây cầu, tuyến đường và một số công trình mang tính biểu tượng cho thấy TP.HCM đã quan tâm hơn đến chất lượng mỹ quan tại đây. Bên cạnh đó, việc hạn chế các bãi tập kết rác tại các quận mà chủ yếu là đưa đến các bãi rác lớn tập trung giúp cho mỹ quan thành phố được nhiều cải thiện, nâng cao chất lượng cảm thụ nhãn quan của người dân tại đây.


Tiểu kết chương 1‌

Khái niệm CLCS dân cư là một khái niệm không mới nhưng vấn đề về đảm bảo CLCS dân cư chưa bao giờ là cũ. Việc phát triển mọi mặt chung quy đều có cùng mục đích: để con người có cuộc sống tốt hơn, vì vậy việc phân tích CLCS sẽ mang đến những giá trị to lớn trong việc cải thiện cuộc sống người dân, từ đó giúp đạt được mục đích cuối cùng mà xã hội hướng đến. CLCS được đánh giá bằng các chỉ tiêu. Trong mỗi chỉ tiêu lại có những tiêu chí cụ thể dùng để phân tích chi tiết tình hình CLCS của dân cư. Vì thế, cần thiết phải nghiên cứu vừa tổng thể, vừa có hệ thống các chỉ tiêu, tiêu chí CLCS để đề tài đạt hiệu quả cao.

CLCS tại Việt Nam đạt mức trung bình, Việt Nam vẫn đang trên đà phát triển và việc đầu tư để con người có một cuộc sống tốt hơn là yếu tố then chốt hàng đầu giúp nước ta có thể phát triển bền vững. Tuy vậy, cũng cần chú ý đến việc đầu tư theo từng địa phương sao cho các địa phương phát huy được thế mạnh, đồng thời đồng bộ mức sống tại các địa phương, đảm bảo ít nhất sự chênh lệch về CLCS.

Tại TP.HCM , CLCS của người dân được đánh giá vào hàng bậc nhất cả nước. Với trình độ phát triển kinh tế vượt trội cùng với đó là nền giáo dục, y tế tiên tiến, có thể thấy TP.HCM trở thành một trung tâm về sự phát triển không chỉ về kinh tế mà còn cả đối với con người.

Việc nghiên cứu tổng quan các cơ sở lí luận và thực tiễn về CLCS tại Việt Nam và TP.HCM giúp hỗ trợ hiệu quả trong so sánh, đánh giá CLCS tại Quận 6 – nhiệm vụ mà đề tài đặt ra. Từ đó rút ra được những kết luận, đề ra các giải pháp nhằm nâng cao CLCS tại Quận 6, TP.HCM.


Chương 2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƯ QUẬN 6, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH‌

2.1. Khái quát về Quận 6‌

* Vị trí địa lí

Quận 6 (10°44’46’’B, 106°38’10’’Đ) là một quận ngoại thành, nằm ở phía Tây Nam TP.HCM, gồm 14 phường (74 khu phố, 1.293 tổ dân phố) với tổng diện tích tự nhiên là 7,14 km2, chiếm 0,34% diện tích toàn thành phố. Giới hạn hành chính:

- Phía Bắc giáp với quận Tân Phú và Quận 11.

- Phía Nam giáp Quận 8 dọc theo kênh Lò Gốm.

- Phía Đông giáp với Quận 5 dọc theo đường Nguyễn Thị Nhỏ và đường Ngô Nhân Tịnh.

- Phía Tây giáp với quận Bình Tân dọc theo đường An Dương Vương.

* Điều kiện tự nhiên

Độ cao trung bình Quận 6 là 1 m, nơi trũng nhất chỉ khoảng 0,5 m. Độ cao địa hình tại đây thấp hơn so với trung bình thành phố nên đây là khu vực thường xuyên xảy ra tình trạng ngập do mưa to, triều cường.

Khí hậu Quận 6 có đặc điểm chung là nền nhiệt cao quanh năm, có hai mùa mưa và khô, độ ẩm không khí lớn mang đặc trưng của khí hậu cận xích đạo gió mùa. Nhiệt độ trung bình năm của quận luôn trên 270C. Tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 4 (29,80C), tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 1 (26,80C), Biên độ nhiệt năm nhỏ, không quá 40C. Số giờ nắng trung bình khoảng 2.000 giờ/năm.

Lượng mưa trung bình năm cao, trung bình trên 1.500 mm, có năm đạt trên

2.300 mm. Số ngày mưa trung bình là 159 ngày/năm. Mùa mưa kéo dài vào tháng 5 đến tháng 11, tập trung đến 90% lượng nước mưa trong năm, trong đó tháng 6 và tháng 9 thường có lượng mưa cao nhất, tháng 1 và tháng 2 thường rất khô, lượng mưa không đáng kể.

Xem tất cả 158 trang.

Ngày đăng: 30/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí