Phương Pháp Bản Đồ Và Hệ Thống Thông Tin Địa Lí (Gis)


+ Nội dung điều tra: Để đánh giá khách quan, thực tế về CLCS dân cư của Quận 6 và thể hiện theo đơn vị hành chính (đến phường), đề tài lựa chọn điều tra các hộ gia đình về tình hình sản xuất, lao động, việc làm, thu nhập, các điều kiện sống liên quan cũng như các yếu tố về khả năng tiếp cận nâng cao trình độ văn hóa… Trong đó quan trọng nhất là thu nhập, do các số liệu về thu nhập dân cư trong Quận, nhất là theo phường không được điều tra, công bố trong các thống kê.

+ Địa điểm điều tra: là các phường của Quận 6

+ Chọn mẫu: 695 hộ gia đình tương ứng với 1,06% tổng số hộ toàn Quận 6, mỗi phường có tỉ lệ mẫu đạt từ 1,02% đến 1,13% tổng số hộ của phường. Các hộ được lựa chọn là các hộ đại diện cho các đối tượng khác nhau dựa vào khảo sát thực tế và sự tư vấn, giới thiệu của cán bộ các phường, cán bộ quận 6.

+ Thời gian điều tra: năm 2019.

- Xây dựng phiếu điều tra: Trên cơ sở nội dung đề ra, tác giả tiến hành xây dựng phiếu điều tra với các nội dung chính sau: Thu nhập bình quân đầu người/tháng; Tỉ lệ lao động trên tổng số dân; Tỷ lệ hộ nghèo; Trung bình học sinh trên mỗi giáo viên; Trung bình học sinh trên mỗi lớp; Số lớp học trên tổng số dân; Tỉ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiên vác xin đầy đủ; Tỉ lệ người nhiễm HIV trên tổng số dân.

- Tiến hành điều tra: Việc điều tra được tiến hành theo phương pháp phỏng vấn trực tiếp, đến gặp chủ hộ hoặc thành viên trong gia đình để phỏng vấn, kết hợp với phương pháp quan sát và tiếp nhận, ghi thông tin vào phiếu điều tra.

- Xử lý kết quả điều tra: Từ các phiếu điều tra thu thập được, tác giả tổng hợp và xử lý, phân tích để phân chia thành các nhóm làm cơ sở để phân tích, đánh giá.

4.2.4. Phương pháp bản đồ và hệ thống thông tin địa lí (GIS)

Đây là phương pháp được sử dụng hầu hết ở các bước khi nghiên cứu luận văn. Trong bước thu thập tài liệu, bản đồ xem như công cụ để xác định, đánh giá mối quan hệ về không gian và các yếu tố tác động đến CLCS dân cư. Đồng thời, các kết quả nghiên cứu được tác giả biên tập và xây dựng các bản đồ chuyên đề về CLCS dân cư bằng phần mềm MapInfo 15,0 để trực quan hóa kết quả của luận văn.


4.2.5. Phương pháp phân nhóm thống kê

Đây là phương pháp cơ bản của tổng hợp thống kê được ứng dụng khá phổ biến trong phân tích các hiện tượng KT–XH khi có sự phân chia thành các nhóm có tính chất khác nhau nhằm phục vụ mục đích nghiên cứu. Phân nhóm thống kê là căn cứ vào một hoặc một số tiêu thức nào đó để phân chia tổng thể thống kê thành các nhóm, tiểu nhóm có tính chất khác nhau. Phân nhóm thống kê bao gồm: theo tiêu thức thuộc tính và theo tiêu thức số lượng, trong đó phân nhóm theo tiêu thức số lượng gồm có phân nhóm có khoảng cách đều và phân nhóm có khoảng cách không đều (Mai Văn Năm, 2005), (Viện Khoa học Thống kê, 2015).

Phân nhóm có khoảng cách nhóm đều: thường được ứng dụng phân nhóm đối với hiện tượng nghiên cứu phát triển tương đối đồng đều, nhịp nhàng, không có biến động lớn về mặt lượng giữa các đơn vị trong tổng thể, tương đối đồng nhất về loại hình kinh tế.

Phân nhóm có khoảng cách nhóm không đều: thường được ứng dụng phân nhóm đối với hiện tượng nghiên cứu có các đơn vị phát triển không đồng đều, có sự cách biệt lớn về mặt lượng và có sự khác biệt về chất.

Đối với đề tài, vì đối tượng phân nhóm là các tiêu chí khác nhau nên chúng tôi sử dụng phương pháp phân nhóm không đều.

Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn và điều kiện thực tế về số liệu thống kê cấp phường, cấp quận, ngoài một số tiêu chí chung tác giả lựa chọn các tiêu chí sau để phân nhóm nhằm nhận thấy được sự phân hóa CLCS dân cư theo các phường: (1) Tỉ lệ lao động trên tổng số dân, (2) Thu nhập bình quân đầu người/tháng, (3) Tỷ lệ hộ nghèo, (4) Trung bình học sinh trên mỗi giáo viên, (5) Trung bình học sinh trên mỗi lớp, (6) Số lớp học trên tổng số dân, (7) Tỉ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiên vácxin đầy đủ, (8) Tỉ lệ người nhiễm HIV trên tổng số dân.

Mỗi tiêu chí được phân thành 5 nhóm: Rất cao, cao, trung bình, thấp, rất thấp tương ứng với các khoảng theo từng tiêu chí.

4.2.6. Phương pháp thang điểm tổng hợp

Phương pháp thang điểm tổng hợp được vận dụng đánh giá nhằm nhận thấy sự phân hóa CLCS dân cư theo lãnh thổ cấp phường ở Quận 6 bằng việc tổng hợp của


8 tiêu chí đã lựa chọn bên trên. Phương pháp này sẽ giúp tác giả xác định được điểm tổng hợp phản ánh CLCS dân cư theo từng đơn vị hành chính, kết hợp với phương pháp định tính sẽ tìm ra được bức tranh sự phân hóa CLCS dân cư tại địa bàn.

Xây dựng nhóm chỉ tiêu và xác định tiêu chí đánh giá

Các nhóm chỉ tiêu và tiêu chí đánh giá được lựa chọn một mặt phản ánh tổng hợp CLCS dân cư địa phương, một mặt phản ánh được thực trạng phát triển, những mặt đạt được và những hạn chế cần được khắc phục để ổn định và cải thiện CLCS dân cư của cộng đồng dân cư trong tương lai. Các tiêu chí này được xác định và lựa chọn thông qua quá trình khảo sát thực tế và cơ sở dữ liệu cho phép, như đã xác định phía trên.

+ Xác định nhóm, điểm từng nhóm

Nhóm là cơ sở để phản ánh sự phân hóa CLCS dân cư theo lãnh thổ, với 8 tiêu chí đã lựa chọn, mỗi tiêu chí được phân thành 5 nhóm, điểm của mỗi nhóm tương ứng với điểm của các tiêu chí xếp từ cao đến thấp 5, 4, 3, 2, 1. Các tiêu chí số 3 (tỉ lệ hộ nghèo), 4 (trung bình học sinh trên mỗi giáo viên), 5 (trung bình học sinh trên mỗi lớp) và 8 (tỉ lệ người nhiễm HIV trên tổng số dân) thì điểm số ngược lại 1, 2, 3, 4, 5.

Xác định hệ số từng tiêu chí

Xác định hệ số đánh giá là việc làm quan trọng của phương pháp thang điểm tổng hợp nhằm xác định mức ảnh hưởng của từng tiêu chí đối với hệ thống. Trong trường hợp nghiên cứu về CLCS dân cư các cấp quận và phường sau khi khảo sát ý kiến của một số chuyên gia và cán bộ địa phương chúng tôi cho rằng, trong 8 tiêu chí được lựa chọn có 2 tiêu chí quan trọng nhất là: thu nhập bình quân đầu người và tỉ lệ hộ nghèo (nó vừa phản ảnh trực tiếp đến CLCS dân cư vừa ảnh hưởng đến các tiêu chí khác) vì thế chúng tôi chọn hệ số 2. Các tiêu chí còn lại không trọng số như nhau.

+ Xác lập công thức tính điểm tổng

Trên cơ sở các tiêu chí, nhóm, điểm số và hệ số từng tiêu chí đã xác lập, công thức tính điểm tổng giúp xác định được tổng điểm về CLCS dân cư theo lãnh thổ.



Trong đó: A là điểm tổng hợp

n

A = Si

i=1

Si điểm xác định theo nhóm (từ 1 đến 5 điểm), i là số thứ tự các tiêu chí (từ 1 đến 8)

5. Đóng góp chủ yếu của đề tài

- Hệ thống hóa, cập nhật những vấn đề lí luận và thực tiễn về CLCS, vận dụng vào nghiên cứu một địa bàn cụ thể.

- Làm rõ được các nhân tố chủ yếu tác động đến CLCS dân cư một quận, huyện.

- Nhận diện hiện trạng CLCS dân cư Quận 6, TP.HCM trong giai doạn nghiên

cứu.

- Đưa ra được một số giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao CLCS của cư dân

Quận 6, TP.HCM.

6. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn sẽ tổ chức thành 3 chương như sau:

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƯ.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƯ QUẬN 6, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƯ QUẬN 6, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.


Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƯ‌

1.1. Cơ sở lý luận‌

1.1.1. Một số khái niệm có liên quan‌

1.1.1.1. GDP, GRDP và GNI

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là tổng sản lượng hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cuối cùng mà một nền kinh tế tạo ra bên trong một quốc gia, trong một thời kì nhất định, thường là một năm. Phương pháp sức mua tương đương (PPP) do Liên hiệp quốc đưa ra cho phép có sự so sánh chuẩn về giá thực tế giữa các quốc gia.

Tổng thu nhập quốc gia (GNI) là tổng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ cuối cùng tạo ra của một quốc gia ở một thời điểm nhất định, thường là một năm. GNI là thước đo tổng hợp nhất của thu nhập quốc dân. GNI phản ánh chủ nhân tạo ra và hưởng thụ nguồn của cải tạo ra.

Để đánh giá quy mô nền kinh tế, người ta dùng GDP và GNI, còn để đánh giá thành tựu phát triển kinh tế và làm cơ sở so sánh chất lượng dân cư người ta dùng chỉ số GDP/người để làm chỉ tiêu so sánh, GDP/người để đánh giá GDP so với tổng số dân trung bình trong năm.

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh giá trị mới tăng thêm của hàng hóa và dịch vụ được tạo ra trên địa bàn tỉnh/thành phố trong một thời gian nhất định (6 tháng, năm). Cụm từ “hàng hóa và dịch vụ cuối cùng” được hiểu theo nghĩa là không tính giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ sử dụng ở các khâu trung gian trong quá trình sản xuất sản phẩm. Tổng sản phẩm trên địa bàn được tính theo giá hiện hành và so sánh.

Thu nhập bình quân đầu người là chỉ tiêu được đánh giá thông qua tổng sản phẩm thu nhập quốc gia chia cho tổng số dân.

1.1.1.2. Khái niệm nghèo đói và chuẩn nghèo

Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn những nhu cầu của con người được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển KT-XH và phong tục tập quán của địa phương – ESCAP.


Để xác định hộ nghèo, người ta đưa ra các chuẩn nghèo theo từng năm phù hợp với thực trạng phát triển KT-XH địa phương.

Chuẩn nghèo của Chính phủ giai đoạn 2010-2016 tính theo thu nhập bình quân 1 người 1 tháng của hộ gia đình được cập nhật theo chỉ số giá tiêu dùng như sau:

Bảng 1.1. Chuẩn nghèo (nghìn đồng) của Chính phủ giai đoạn 2010–2016‌

(Nguồn: gso.gov.vn)


Năm

Thành thị

Nông thôn

2010 – 2012

500

400

2013

710

570

2014

750

605

2015

760

615

2016

780

630

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 158 trang tài liệu này.

Chất lượng cuộc sống dân cư quận 6, thành phố Hồ Chí Minh - 3

Chuẩn nghèo được đưa ra có sự khác biệt qua các năm và giữa thành thị, nông thôn. Đây là hệ quả tất yếu của quá trình phát triển kinh tế không đồng đều giữa các khu vực và quá trình tăng trường về kinh tế, thu nhập qua các năm.

1.1.1.3. Chất lượng cuộc sống dân cư

* Khái niệm chất lượng

Theo Từ điển Bách khoa của Việt Nam (1995), chất lượng là phạm trù triết học biểu thị những bản chất của sự vật, chỉ rõ nó là cái gì, tính ổn định tương đối của sự vật, phân biệt nó với các sự vật khác.

Theo quan điểm của triết học Mác–Lênin, chất lượng là tổng hợp những thuộc tính khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng nói lên nó là gì, làm cho nó khác với cái khác.

Như vậy, có thể nói chất lượng là một khái niệm phản ánh giá trị, bản chất của các sự vật, hiện tượng được đưa ra đánh giá. Chất lượng càng cao nghĩa là giá trị, bản chất càng tốt và ngược lại.

* Khái niệm dân cư


Dân cư của một vùng là tập hợp những con người cùng cư trú trên một lãnh thổ nhất định (xã, huyện, tỉnh, quốc gia, châu lục hay toàn bộ trái đất). Chẳng hạn: dân cư Hà Nội, dân cư miền núi, dân cư Việt Nam…(Nguyễn Đức Tôn, 2015).

Dân cư được xem là nhân tố chủ đạo, là mục tiêu phát triển cũng như nghiên cứu của khoa học. Tất cả các nghiên cứu, các chính sách, kế hoạch, … đều cùng mục đích phục vụ cho nhu cầu của dân cư. Vì vậy, để có những chính sách, hướng đi đúng đắn cần thiết phải nắm rõ tính chất, tình hình dân cư để có những thay đổi phù hợp.

* Khái niệm chất lượng cuộc sống dân cư

CLCS là vấn đề đã được quan tâm từ rất sớm. Nếu như cuộc sống săn bắt hái lượm và sống tạm bợ trong các hang đá là hình thức chủ yếu thời nguyên thủy thì có thể thấy theo thời gian, những phát minh, những cuộc cách mạng thay phiên nhau ra đời với mục tiêu thay đổi cuộc sống con người theo chiều hướng tốt lên, ăn no hơn, mặc ấm hơn và cuộc sống ổn định hơn.

Với sự thay đổi dần theo thời gian, từ một vấn đề về CLCS, người ta dần đưa ra các khái niệm về CLCS mà trong đó mang tính đặc thù của từng nơi, từng lúc.

Các nhà kinh tế chính trị cổ điển A, Smith, D, Ricardo, R, Malthus, J,S, Mill, v,v… đã đưa CLCS thành một vấn đề quan trọng trong các tác phẩm của mình. Việc thay đổi từ một vấn đề chung chung và chưa được phân tích thành những khái niệm, những định hướng, phương pháp nâng cao CLCS, có thể thấy việc xuất hiện trong các tác phẩm này một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của CLCS đối với cuộc sống con người từ rất lâu rồi.

R,C, Sharma, tác giả quyển “Dân số, tài nguyên, môi trường và chất lượng cuộc sống” đã vận dụng các quan điểm tổng hợp và hệ thống một cách linh hoạt để phân tích bản chất của CLCS, chính là sự thỏa mãn một cá nhân trong xã hội, đồng thời phải có sự thỏa mãn trong toàn xã hội. Việc đảm bảo chất lượng cuộc sống không thể tách cá nhân ra khỏi tập thể, mà trong đó phải có sự thỏa mãn chung của tập thể mà từng cá nhân trong đó cũng hài lòng về cuộc sống của họ. Ông cũng đưa ra khái niệm “Chất lượng cuộc sống là sự cảm giác được hài lòng (hạnh phúc) hoặc thỏa mãn với những nhân tố của cuộc sống, mà những nhân tố đó được coi là quan


trọng nhất. Thêm vào đó, chất lượng là sự cảm giác được hài lòng với những gì mà con người có được. Dù sự thỏa mãn, niềm hạnh phúc hay sự hài lòng là những định nghĩa trung tâm trong định nghĩa này, nhưng chúng ta không nên xem chúng như là một sự khẳng định mang tính chất nhất thời về niềm hạnh phúc hay sự hài lòng, mà chúng ta nên xem đó là kết quả sau cùng trong sự cảm giác của niềm hạnh phúc. Có thể giải thích đơn giản hơn đó là sự đầy đủ hay sự trọn vẹn của cuộc sống” (R.C.Sharma, 1990). Khái niệm này được chấp nhận rộng rãi, bởi những yếu tố cơ bản của chất lượng trong cuộc sống đã được đề cập tới cùng với đó là quan niệm bền vững về mặt thời gian đối với CLCS.

Nối tiếp sự ra đời của các khái niệm chung về CLCS, các nhà nghiên cứu dần cụ thể hóa hơn chúng bằng những đặc trưng chi tiết. Trong đó, Wiliam Bell đã đưa ra 12 đặc trưng để đánh giá CLCS, cụ thể là: (1) An toàn thể chất cá nhân; (2) Sung túc về kinh tế; (3) Công bằng trong khuôn khổ pháp luật; (4) An ninh quốc gia; (5) Bảo hiểm lúc già yếu và đau ốm; (6) Hạnh phúc tinh thần; (7) Sự tham gia vào đời sống xã hội; (8) Bình đẳng về giáo dục, nhà ở, nghỉ ngơi; (9) Chất lượng đời sống văn hóa; (10) Quyền tự do công dân; (11) Chất lượng môi trường kỹ thuật (giao thông vận tải, nhà ở, thiết bị sinh hoạt, thiết bị giáo dục, y tế); (12) Chất lượng môi trường sống và khả năng chông ô nhiễm.

Chỉ số HDI là một trong những chỉ số quan trọng và được dùng để đánh giá tổng quan về CLCS, là chỉ số do Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) đưa ra với tên gọi Chỉ số phát triển con người. HDI đo chất lượng cuộc sống trên 3 phương diện:

- Tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh nhằm đánh giá sự lâu dài và khỏe mạnh của cuộc sống dân cư nơi đánh giá.

- Tỉ lệ người biết chữ và tỉ lệ nhập học các cấp là chỉ tiêu để đánh giá tiêu chí kiến thức của dân cư.

- Mức sống của con người được đánh giá thông qua tổng sản phẩm quốc nội bình quân trên người (GDP/người) và điều chỉnh theo phương pháp sức mua tương đương (PPP) nhằm làm hệ quy chiếu chung so sánh thành tựu giữa các quốc gia với nhau.

Xem tất cả 158 trang.

Ngày đăng: 30/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí