Chất lượng cuộc sống dân cư quận 6, thành phố Hồ Chí Minh - 2

Bảng 2.4. Dân số, lao động Quận 6 phân theo phường năm 2016 71

Bảng 2.5. Kết quả đánh giá tỉ lệ lao động trên tổng số dân theo phường 72

Bảng 2.6. Kết quả đánh giá thu nhập bình quân đầu người mỗi tháng phân

theo phường năm 2018 72

Bảng 2.7. Đánh giá thu nhập bình quân đầu người theo phường năm 2018 73

Bảng 2.8. Số hộ nghèo của Quận 6 giai đoạn 2010–2017 74

Bảng 2.9. Hộ nghèo của Quận 6 năm 2017 phân theo phường 75

Bảng 2.10. Kết quả đánh giá tỉ lệ hộ nghèo theo phường năm 2017 75

Bảng 2.11. Một số chỉ tiêu giáo dục cấp phổ thông của Quận 6 giai đoạn 2010–2017 78

Bảng 2.12. Một số chỉ tiêu về giáo dục phổ thông* phân theo phường

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 158 trang tài liệu này.

năm 2017 80

Bảng 2.13. Kết quả đánh giá chỉ tiêu số HS/GV theo phường năm 2017 81

Chất lượng cuộc sống dân cư quận 6, thành phố Hồ Chí Minh - 2

Bảng 2.14. Kết quả đánh giá chỉ tiêu số HS/lớp theo phường năm 2017 81

Bảng 2.15. Kết quả đánh giá chỉ tiêu số lớp/10 vạn dân theo phường

năm 2017 81

Bảng 2.16. Số giường bệnh và số bác sĩ trên 1 vạn dân của Quận 6 giai đoạn 2010–2017 83

Bảng 2.17. Tỉ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm vắc xin đầy theo phường

năm 2017 84

Bảng 2.18. Kết quả đánh giá tiêu chí tỉ lệ trẻ dưới 1 tuổi được tiêm vắc-xin

đầy đủ theo phường năm 2017 84

Bảng 2.19. Tình trạng nhiễm HIV tại các phường thuộc Quận 6 năm 2017 85

Bảng 2.20. Kết quả đánh giá tiêu chí tỉ lệ người nhiễm HIV theo phường

năm 2017 85

Bảng 2.21. Số lượng sách và lượt phục vụ mỗi năm của thư viện Quận 6

giai đoạn 2010–2017 87

Bảng 2.22. Kết quả thi đua xây dựng hộ gia đình văn hóa, khu phố văn hóa, phường văn hóa của Quận 6 giai đoạn 2010–2017 88

Bảng 2.23. Điểm đánh giá tổng hợp CLCS dân cư 14 phường năm 2017 92

Bảng 2.24. Kết quả đánh giá CLCS dân cư theo phường năm 2017 93

DANH MỤC CÁC HÌNH‌

Hình 1.1. Thu nhập bình quân đầu người theo tháng của TP.HCM 44

Hình 2.1. Lược đồ phân chia ranh giới hành chính 14 phường Quận 6 57

Hình 2.2. Biểu đồ dân số Quận 6 giai đoạn 2010–2017 61

Hình 2.3. Tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng của Quận 6 giai đoạn 2010–2017 76

Hình 2.4. Biểu đồ đánh giá CLCS dân cư 14 phường thuộc Quận 6 95

Hình 2.5. Lược đồ chất lượng cuộc sống dân cư 14 phường thuộc Quận 6 96



1. Lý do chọn đề tài‌‌

MỞ ĐẦU

Nâng cao chất lượng cuộc sống là mục tiêu hàng đầu trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia trên thế giới. Có thể thấy, việc xã hội ngày càng phát triển theo hướng hiện đại, các quốc gia luôn hướng đến sự phát triển toàn diện các khía cạnh về kinh tế, xã hội, môi trường mà mục tiêu cuối cùng trong đó là tăng chất lượng phục vụ đối với đời sống con người.

Việc đánh giá CLCS cần có những tiêu chí cụ thể để làm nền tảng so sánh và đưa ra những định hướng phát triển phù hợp với từng lãnh thổ trong từng thời gian khác nhau. Vì vậy, việc nghiên cứu và đưa ra hệ thống các tiêu chí cụ thể về CLCS có thể sử dụng làm cơ sở đánh giá CLCS ở nhiều lãnh thổ khác nhau, từ đó hỗ trợ hiệu quả cho việc so sánh cũng như đưa ra các giải pháp, định hướng phù hợp với từng lãnh thổ.

CLCS được đưa vào nghị quyết của thủ tướng chính phủ, là mục tiêu quốc gia trong giai đoạn hiện nay, việc đưa các nội dung phát triển nông thôn mới, đô thị hiện đại, phát triển các loại hình dịch vụ như y tế, giáo dục, lương thực – thực phẩm,… đã thể hiện rõ quan điểm và đường lối của chính phủ trong việc nâng cao CLCS của người dân. Vì vậy, cần thiết phải nghiên cứu một cách rõ ràng về tình hình CLCS để đáp ứng xu thế hiện đại cũng như giúp đất nước phát triển một cách nhanh chóng hơn.

Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố năng động, hiện đại bậc nhất Việt Nam nhưng sự chênh lệch giàu nghèo dẫn đến CLCS giữa các địa phương không đồng đều là vấn đề đáng quan tâm và cần được giải quyết. Có thể thấy, việc tập trung đông dân cư cũng như phát triển mạnh mẽ kinh tế, văn hóa mang đến cho TP, HCM một bộ mặt hiện đại, năng động. Tuy nhiên, vẫn luôn tồn tại sự chênh lệch về mức sống giữa các địa bàn với nhau cản trở sự phát triển đồng bộ của toàn thành phố. Vì vậy, việc nghiên cứu CLCS các địa bàn trên thành phố với các tiêu chí chung giúp ích lớn trong việc xây dựng các đề án, giải pháp rút gắn khoảng cách về CLCS giúp thành phố có điều kiện trong phát triển toàn diện và đồng bộ.


Quận 6, TP. HCM là một quận với thành phần dân cư đa dạng, trong địa bàn Quận vẫn có sự phân hóa về CLCS của dân cư nên việc đánh giá CLCS dân cư của Quận mang đến một cái nhìn vừa tổng thể, vừa chi tiết, làm tiền đề đánh giá CLCS dân cư ở quy mô tương tự.

Với mục tiêu nghiên cứu sâu hơn và tìm ra những giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư Quận trong thời gian tới. Tôi chọn đề tài Chất lượng cuộc sống dân cư Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minhlàm luận văn tốt nghiệp của mình.

2. Mục tiêu, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu

2.1. Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở tổng quan và chọn lọc những vấn đề lý luận và thực tiễn về CLCS dân cư để nghiên cứu thực trạng CLCS dân cư trên địa bàn Quận 6, TP.HCM (nghiên cứu đến cấp phường) giai đoạn 2010 – 2017. Xây dựng và đánh giá CLCS dân cư Quận 6 thông qua 8 tiêu chí, từ đó đề xuất định hướng và một số giải pháp góp phần nâng cao CLCS dân cư Quận 6 trong thời gian tới.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ cơ bản sau:

- Tổng quan những vấn đề về cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng cuộc sống dân cư để vận dụng vào nghiên cứu CLCS dân cư Quận 6, TP.HCM.

- Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến CLCS dân cư Quận 6, TP.HCM.

- Phân tích. lựa chọn các tiêu chí đánh giá CLCS dân cư cho cấp Quận.

- Phân tích thực trạng chất lượng cuộc sống dân cư Quận 6, TP.HCM qua các tiêu chí cụ thể đã lựa chọn trong giai đoạn nghiên cứu.

- Đề xuất một số định hướng và giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư Quận 6, TP.HCM.

2.3. Phạm vi nghiên cứu

- Về thời gian: Dữ liệu sử dụng nghiên cứu từ 2010–2017, trong một số trường hợp có thể nới rộng khung thời gian để phân tích nhằm nhìn thấy lịch sử và xu hướng.


- Về không gian: Quận 6, TP.HCM được đặt trong bối cảnh của TP.HCM và nghiên cứu tới cấp thấp hơn (14 phường của Quận 6).

- Về nội dung: Nghiên cứu chất lượng cuộc sống dân cư Quận 6, TP.HCM bao gồm các nội dung chính: Xác định và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến CLCS dân cư của Quận; Nhận diện và đánh giá hiện trạng CLCS dân cư Quận thông qua một số tiêu chí và chỉ tiêu cụ thể (lao động, thu nhập; lương thực và dinh dưỡng; giáo dục; y tế, chăm sóc sức khỏe; mức độ cung ứng các nhu cầu sống tối thiểu; mức độ hưởng thụ văn hóa; môi trường sống); Đưa ra thang đánh giá tổng hợp các tiêu chí để phân tích, so sánh hiện trạng CLCS; Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao CLCS dân cư Quận 6.

3. Lịch sử nghiên cứu đề tài

Vấn đề CLCS đã được nhiều tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu:

- Trên thế giới: có R.C. Sharma với tác phẩm: “Dân số-tài nguyên–môi trường–chất lượng cuộc sống” (1988). Trong tác phẩm này, tác giả nghiên cứu CLCS trong mối quan hệ về phát triển dân số ở mỗi quốc gia và theo ông, CLCS thể hiện sự đáp ứng đầy đủ về các yếu tố vật chất và tinh thần cho người dân. Đây là những tiền đề lý luận và thực tiễn của nhiều công trình nghiên cứu về CLCS dân cư ở nước ta.

- Ở Việt Nam: từ nhừng năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI đã có nhiều công trình nghiên cứu có liên quan đến CLCS như: “Các chỉ số và chỉ tiêu phát triển con người” của Nguyễn Quán (1995), “Mức sống trong thời kỳ bùng nổ kinh tế Việt Nam, 2001” của tập thể các tác giả Đỗ Thiên Kính, Phùng Đức Tùng, Hồ Sĩ Cúc, Nguyễn Bùi Linh, Bùi Thái Quyên, Hoàng Văn Kình, Lê Thị Thanh Loan, Nguyễn Phong, Các công trình này đã góp phần phân tích các vấn đề có liên quan đến CLCS dân cư như thu nhập của người dân, trình độ dân trí, chất lượng y tế, giáo dục ….

Hiểu được tầm quan trọng của việc nghiên cứu mức sống đối với sự phát triển kinh tế-xã hội đất nước. Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tiến hành các cuộc điều tra về mức sống dân cư Việt Nam. Qua mỗi cuộc điều tra cho ta một kết quả về sự thay đổi mức sống của dân cư nước ta theo thời gian và sự tiến bộ


vượt bậc của Việt Nam trong việc xóa đói giảm nghèo và nâng cao CLCS. Tuy nhiên, các cuộc điều tra này chỉ dừng lại trong việc khảo sát mức sống của dân cư Việt Nam bằng những số liệu cụ thể, chưa đi sâu phân tích mức sống của một địa phương nào cụ thể.

Một số nghiên cứu khác cũng đề cập đến CLCS dân cư trong mối quan hệ dân số - phát triển bền vững như: “Giáo trình dân số và phát triển” (2001) do Tống Văn Đường chủ biên, “Dân số và sự phát triển kinh tế - xã hội” của Nguyễn Minh Tuệ, “Dân số và sự phát triển bền vững ở Việt Nam” (2004) do Nguyễn Thiện Trưởng chủ biên…

- Ở TP.HCM : Hiện nay, một số nghiên cứu đã quan tâm đến mức sống của một địa phương cụ thể như “Diễn biến mức sống dân cư, phân hóa giàu nghèo và các giải pháp xóa đói giảm nghèo trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế Việt Nam nhìn từ thực tiễn TP.HCM” của nhóm tác giả thuộc Viện Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh do Nguyễn Thị Cành làm chủ biên, Bài nghiên cứu này đi sâu phân tích chi tiết về việc làm, thu nhập và chỉ tiêu của dân cư TP.HCM, từ đó chứng minh sự phân hóa giàu nghèo ngày càng rõ ở đô thị phát triển vào bậc nhất Việt Nam.

Một số luận án tiến sĩ và luận văn thạc sĩ cũng nghiên cứu CLCS dân cư như đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư huyện Ninh Phước tỉnh Ninh Thuận” của Phan Thị Xuân Hằng (2009), “Chất lượng cuộc sống dân cư TP.HCM – thực trạng và giải pháp” của Phạm Ngọc Thùy Văn (2013), “Giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư thành phố Cần Thơ” của Nguyễn Võ Thị Mỹ Thà (2013), “Chất lượng cuộc sống dân cư huyện Định Quán (tỉnh Đồng Nai): Thực trạng và giải pháp” của Nguyễn Hoàng Hải (2013),…

Như vậy, qua trên ta thấy rằng vấn đề CLCS của dân cư đã rất được quan tâm trong những năm vừa qua và nghiên cứu dưới những góc độ khác nhau. Việc nghiên cứu CLCS của một tỉnh để tìm giải pháp nâng cao CLCS rất phổ biến. Từ trước đến nay nghiên cứu CLCS dân cư Quận 6, TP.HCM chỉ có ở những báo cáo chuyên đề, chưa có một bài nghiên cứu nào cụ thể. Từ thực tế đó, đề tài “Chất lượng cuộc sống dân cư Quận 6, TP.HCM ” của tác giả qua nghiên cứu sẽ đưa ra


những giải pháp hữu ích để nâng cao CLCS của dân cư Quận 6, TP.HCM trong giai đoạn hiện nay.

4. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu

4.1. Các quan điểm nghiên cứu

- Quan điểm hệ thống

Đây là quan điểm được quán triệt rộng rãi trong quá trình nghiên cứu CLCS. Sự phát triển KT-XH và nâng cao CLCS dân cư một quận, huyện phải được đặt trong mối quan hệ cụ thể và toàn bộ của hệ thống tỉnh, thành phố. Đây là cơ sở đầu tiên giúp cho việc tiếp cận và phân tích vấn đề một cách có hệ thống. Vì vậy, khi phân tích các vấn đề liên quan đến CLCS dân cư Quận 6, TP.HCM cần được xem xét trong mối liên hệ giữa các quận, huyện khác trong thành phố.

- Quan điểm tổng hợp

CLCS bao gồm cả hai mặt chính: vật chất và tinh thần, ngoài ra còn các yếu tố khác như dân trí, văn hóa, giáo dục…Vì vậy, khi nghiên cứu CLCS dân cư Quận 6, TP.HCM cần có quan điểm tổng hợp.

- Quan điểm lịch sử - viễn cảnh

CLCS mang tính lịch sử, thay đổi theo thời gian. Vì vậy khi phân tích vấn đề này cần đặt vào bối cảnh lịch sử của Việt Nam, của TP.HCM, của Quận 6 trong từng giai đoạn phát triển cụ thể để giải thích các nguyên nhân biến động ở hiện tại và dự báo cho tương lai.

- Quan điểm phát triển biền vững

Khi nghiên cứu bất kỳ một vấn đề nào cần xem xét nó trong mối quan hệ phát triển bền vững. Tiếp cận quan điểm này, các yếu tố về dân số, kinh tế, môi trường… có liên quan chặt chẽ tới CLCS. Nâng cao CLCS đồng nghĩa với việc nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.

4.2. Các phương pháp nghiên cứu

4.2.1. Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu

Đây phương pháp truyền thống được sử dụng hầu hết ở các công trình nghiên cứu của Địa lý học. Trong quá trình nghiên cứu khi tiến hành thực hiện phương pháp này, tác giả đã tiến hành các bước cụ thể:


+ Xác định đối tượng, nội dung và các dạng thông tin gắn với đề tài. Đó là các tài liệu liên quan đến cơ sở lý luận, thực tiễn về CLCS dân cư; tài liệu về điều kiện tự nhiên, KT–XH của địa phương; quy hoạch, định hướng phát triển KT–XH ở Quận 6.

+ Tiến hành thu thập tài liệu theo kế hoạch và các danh mục đã lập:

Các tài liệu thứ cấp: Được thu thập từ các cơ quan lưu trữ, ban ngành, nhà xuất bản, thư viện, mạng Internet… Đối với đề tài, nguồn tài liệu chủ yếu từ Tổng cục Thống kê, Cục Thống kê, Sở và Phòng LĐ–TB&XH, các báo cáo hàng năm, các công trình có liên quan được trình bày trong các tạp chí, kỷ yếu, sách chuyên khảo, giáo trình… của các nhà khoa học trong, ngoài nước và các cơ quan ban ngành.

Các tài liệu sơ cấp: Được thu thập thông qua khảo sát, thực địa, phỏng vấn, chụp ảnh và điều tra bằng bảng hỏi tại địa phương.

Xử lý tài liệu: Từ các tài liệu thu thập được, đặc biệt là số liệu từ nhiều nguồn khác nhau, tác giả đã chọn lọc và xử lý theo mục tiêu nghiên cứu.

4.2.2. Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp

Trên cơ sở những tài liệu, số liệu thu thập được tác giả tiến hành các phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp (theo thời gian, không gian, theo các đối tượng cùng loại) để tìm ra kết luận mới về sự ảnh hưởng của các nhóm nhân tố (ĐKTN, TNTN và KT-XH), bức tranh về thực trạng CLCS dân cư cũng như những định hướng và giải pháp nâng cao CLCS dân cư của quận trong tương lai.

4.2.3. Phương pháp điều tra xã hội học

Điều tra xã hội học là phương pháp quan trọng được sử dụng rộng rãi trong các công trình nghiên cứu nhằm thu thập thông tin mà số liệu thứ cấp không có được để bổ sung kịp thời và đưa ra những kết luận có độ tin cậy, khách quan và giá trị khoa học cao. Đối với đề tài luận văn, tác giả đã tiến hành các bước:

- Xác định nội dung điều tra

+ Mục đích điều tra: Bổ sung các thông tin còn thiếu để phân tích thực trạng CLCS dân cư cũng như đưa ra những định hướng, giải pháp nâng cao CLCS dân cư cho Quận 6 trong tương lai.

+ Đối tượng điều tra: Các hộ gia đình trong Quận 6.

Xem tất cả 158 trang.

Ngày đăng: 30/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí