- Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính, xoá bỏ những thủ tục phiền hà đang là những trở lực đối với công cuộc đổi mới. Tăng cường tính kỷ luật, đảm bảo hiệu lực và tính tập trung thống nhất trong quản lý nhà nước, tạo điều kiện phát huy tính chủ động sáng tạo của các ngành, các địa phương và cơ sở. Rà soát lại và sửa đổi những chính sách theo hướng tạo ra một hành lang pháp lý an toàn, khuyến khích mọi chủ thể tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh; tạo sự đồng thuận, thống nhất cao từ nhận thức đến hành động và tổ chức thực hiện.
- Xây dựng các kế hoạch, chương trình, dự án sát thực tiễn. Nhanh chóng cụ thể hoá các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, của tỉnh thành các chương trình, kế hoạch cụ thể.
- Rà soát, điều chỉnh các quy hoạch và chỉ đạo các chương trình nông nghiệp trọng điểm. Bổ sung kịp thời các chính sách; lồng ghép tốt các chương trình mục tiêu, các nguồn lực để kinh tế nông nghiệp, nông thôn phát triển ngày càng hiệu quả. Quy hoạch phát triển công nghiệp nông thôn của tỉnh theo hướng thu hút mạnh các nguồn lực đầu tư vào các ngành có lợi thế, các sản phẩm có thị trường tiêu thụ, có khả năng tạo nguồn thu lớn cho ngân sách. Tập trung phát triển các ngành sản xuất truyền thống có tiềm năng như chế biến giấy và nông, lâm sản, chế biến thực phẩm. Đẩy mạnh phát triển tiểu thủ công nghiệp, nhất là các ngành sử dụng nguyên liệu tại chỗ, sử dụng sản phẩm của các ngành kinh tế trên địa bàn, bảo quản chế biến nông sản thực phẩm, từng bước phát triển các làng nghề truyền thống.
- Thực tế cho thấy, quá trình đô thị hoá nông thôn không ít địa phương còn mang nặng tính tự phát, đã để lại những hậu quả không nhỏ cả về tài lực, về không gian và môi trường nông thôn. Vì vậy, cần xây dựng và hoàn chỉnh quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn. Thực hiện chương trình nông thôn mới nhằm xây dựng các làng xã có cuộc sống ấm no, văn minh, sạch đẹp
gắn với việc hình thành các khu dân cư đô thị, đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững, xây dựng nếp sống văn minh ở nông thôn, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hoá của từng vùng.
- Điều chỉnh quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội bảo đảm tính đồng bộ và từng bước hiện đại hoá. Chú trọng phát triển giao thông nông thôn, giao thông nội thị, cảng sông. Hiện đại hoá mạng lưới truyền tải điện, mạng viễn thông, công nghệ thông tin. Mở rộng hệ thống cấp thoát nước tới các vùng nông thôn. Tiếp tục điều chỉnh quy hoạch phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng, giáo dục, y tế, trung tâm hoạt động văn hóa.
3.2.2. Phát triển các thành phần kinh tế, đa dạng hoá nguồn vốn trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn
Phát triển kinh tế nhiều thành phần là một chủ trương, chiến lược lâu dài của Đảng và Nhà nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Qua hơn 20 năm đổi mới, vấn đề phát triển kinh tế nhiều thành phần luôn được tỉnh Phú Thọ quan tâm chỉ đạo thực hiện, tạo mọi điều kiện thuận lợi khuyến khích phát triển. Trong thời gian tới để góp phần giải phóng sức sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, Phú Thọ cần có những chính sách phù hợp đối với từng thành phần kinh tế.
- Đối với khu vực kinh tế tập thể cần củng cố và phát triển các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, hợp tác xã đa chức năng, hợp tác xã kinh doanh tổng hợp, hợp tác xã chuyên ngành, từ đó tạo mối quan hệ gắn bó giữa hợp tác xã nông nghiệp với hộ nông dân và các thành phần kinh tế khác.
Đào tạo và đào tạo lại lực lượng cán bộ hợp tác xã nông nghiệp, thương mại, dịch vụ theo chương trình phù hợp với yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
Cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin thị trường trong nước và quốc tế,
quy hoạch vùng, sản phẩm của từng ngành và địa phương để hợp tác xã chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp.
Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các hợp tác xã nông nghiệp, thương mại, dịch vụ phát triển các hoạt động dịch vụ đầu vào cũng như đầu ra phù hợp với quy hoạch của tỉnh. Cần tạo điều kiện thuận lợi để các hợp tác xã tiếp cận với các nguồn vốn nhằm mở rộng quy mô và phương thức hoạt động. Hình thành và phát triển chuỗi hợp tác xã để tạo nên mối liên kết bền vững.
- Với kinh tế hộ nông dân. Đảm bảo quyền tự chủ của kinh tế hộ, nhưng phương thức tổ chức sản xuất cần được đổi mới phù hợp với yêu cầu sản xuất hàng hoá quy mô lớn, khắc phục tình trạng phân tán, nhỏ lẻ, manh mún, tự cung, tự cấp. Trước hết tiếp tục thực hiện tốt chủ trương “dồn điền đổi thửa” với sự chỉ đạo thống nhất giữa các cấp, các ngành và địa phương.
Hỗ trợ nông dân giải quyết khó khăn về vốn, kỹ thuật và kiến thức hoạt động kinh tế. Khuyến khích các hộ liên kết với nhau và liên kết với các chủ thể kinh tế trong và ngoài nước khác dưới những hình thức thích hợp để hỗ trợ nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
- Đối với kinh tế trang trại, cần xây dựng cơ chế, chính sách tiếp tục khuyến khích đẩy mạnh kinh tế trang trại phát triển. Tạo điều kiện tích tụ đất đai, ứng dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao năng lực sản xuất để tạo ra sản phẩm hàng hoá có chất lượng cao.
Có chính sách ưu đãi, đào tạo các chủ trang trại để có thêm kiến thức, trình độ quản lý, tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật và ứng dụng vào sản xuất. Có chính sách hỗ trợ vốn, cho các trang trại được vay vốn trung và dài hạn để nâng cao trang thiết bị sản xuất kinh doanh.
- Đối với kinh tế nhà nước. Trên cơ sở đổi mới, nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả hoạt động để thực hiện tốt vai trò chủ đạo trong nền kinh tế và góp phần quyết định đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cần tiếp tục sắp
xếp và nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa.
Chuyển các doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh sang thực sự kinh doanh theo cơ chế thị trường, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, cạnh tranh và hợp tác với các thành phần kinh tế khác.
- Với những đóng góp quan trọng của mình vào thành quả phát triển đất nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã trở thành một bộ phận hữu cơ không thể thiếu của nền kinh tế nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là cuộc cạnh tranh quyết liệt, nơi nào có môi trường đầu tư hấp dẫn, cùng với sự ổn định tình hình chính trị, xã hội là nơi đó có lợi thế trong việc thu hút đầu tư nước ngoài.
Vì vậy, vấn đề đặt ra cho Phú Thọ là phải có chiến lược, cơ chế và chính sách rõ ràng, nhất quán để có thể khai thác, phát huy tối đa những lợi thế này cho quá trình phát triển rút ngắn hơn. Thực hiện đa dạng hoá các hình thức đầu tư, khuyến khích hơn nữa và tạo mọi điều kiện để thu hút đầu tư nước ngoài vào nông nghiệp, nông thôn.
Tạo môi trường sản xuất kinh doanh thông thoáng, thống nhất các quy định về ưu đãi đầu tư, tạo môi trường thuận lợi cho hình thức hợp tác liên doanh giữa các doanh nghiệp trong tỉnh và doanh nghiệp nước ngoài, thông qua đó để doanh nghiệp trong tỉnh học hỏi kinh nghiệm quản lý, phương thức kinh doanh hiệu quả. Đây là giải pháp rất có ý nghĩa đối với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn nhất là khi Việt Nam là thành viên của tổ chức thương mại thế giới.
- Phát triển mạnh mẽ doanh nghiệp tư nhân trong nông nghiệp, nông thôn. Thực tiễn ở Phú Thọ cho thấy để giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân trong giai đoạn hiện nay không thể không phát triển đa dạng
các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn nông thôn. Những doanh nghiệp này có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động.
Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập doanh nghiệp, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng hơn nữa cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng và khu vực kinh tế tư nhân nói chung phải được coi là nhiệm vụ lâu dài và then chốt để đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Tăng cường hoạt động cung cấp thông tin, hỗ trợ xúc tiến thương mại, bảo vệ thương hiệu sản phẩm, phát triển các loại hình sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp tiếp cận các thị trường đầu ra lẫn đầu vào.
Xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích phát triển các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm hàng hoá. Có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp liên kết với nông dân để ổn định và phát triển nguồn nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm hàng hoá cho nông dân. Để các doanh nghiệp thực hiện tốt quan hệ với các hộ gia đình, trang trại và hợp tác xã thông qua các hợp đồng dịch vụ kỹ thuật ứng trước vốn cho sản xuất nguyên liệu và thu mua sản phẩm nông nghiệp đưa vào chế biến bằng các thiết bị máy móc, dây truyền công nghệ tiên tiến.
Trong quá trình phát triển cần tạo sự liên kết giữa các chủ thể nông nghiệp sản xuất nguyên liệu với các doanh nghiệp chế biến nông sản và các chủ thể thương mại; với các cơ quan nghiên cứu khoa học công nghệ và chuyển giao khoa học, công nghệ; liên kết theo hình thức đa tuyến giữa bốn nhà: nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà nước. Sự liên kết hiệu quả giữa các chủ thể kinh tế là một trong những tiền đề quan trọng trong việc phát triển kinh tế thị trường và công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
3.2.3. Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ trong nông nghiệp, nông thôn
Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn Phú Thọ, việc đẩy mạnh ứng dụng những thành tựu mới của khoa học công nghệ là điều kiện tiên quyết để nâng cao năng suất và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Phát triển, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ cần gắn với yêu cầu của quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn; gắn với công tác bảo vệ môi trường và phát triển bền vững; gắn với việc tạo công ăn việc làm co người lao động. Phải phù hợp với điều kiện tài chính, trình độ của nông dân, đáp ứng yêu cầu của tiến trình hội nhập và xu hướng vận động của kinh tế thế giới.
Trong thời gian tới cần đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến thông qua các phương tiện thông tin đại chúng về vị trí của công nghệ sinh học trong phát triển kinh tế xã hội. Tăng cường công tác tập huấn, hướng dẫn nông dân ứng dụng có hiệu quả các sản phẩm công nghệ sinh học vào sản xuất. Tập trung chỉ đạo, đầu tư xây dựng các mô hình điểm về ứng dụng, chuyển giao các thành tựu công nghệ sinh học có hiệu quả, làm cơ sở chỉ đạo, chuyển giao nhân rộng ra sản xuất.
Thu hút các cán bộ, chuyên gia có trình độ cao về lĩnh vực công nghệ sinh học nông nghiệp làm lực lượng cán bộ kỹ thuật nòng cốt về công nghệ sinh học của tỉnh trong thời gian tới. Lựa chọn một số kỹ sư trẻ chuyên ngành trồng trọt, chăn nuôi - thú y, lâm sinh, thuỷ sản đang công tác trong ngành gửi đi đào tạo dài hạn tại các Trường Đại học, Viện nghiên cứu trong và ngoài nước; trước mắt cần ưu tiên đầu tư đào tạo một số kỹ sư, công nhân kỹ thuật về sản xuất hạt giống lúa lai, ngô lai và nuôi cấy mô tế bào. Đào tạo đội ngũ kỹ thuật viên về công nghệ sinh học để thực hiện nhiệm vụ về chuyển giao,
ứng dụng ở địa phương, cơ sở.
Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư cơ sở, các chủ trang trại, các hộ nông dân sản xuất giỏi làm hạt nhân ở cơ sở trong việc ứng dụng và chuyển giao các thành tựu về công nghệ sinh học vào sản xuất. Tăng cường đào tạo, tập huấn nâng cao kiến thức cho đội ngũ tiếp nhận và sử dụng công nghệ.
Phối hợp, liên kết hiệu quả trong công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý, nghiên cứu, chuyển giao với đội ngũ cán bộ khoa học của các Viện nghiên cứu về nông, lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Trong thời gian tới vấn đề ưu tiên phát triển công nghệ trong nông thôn là phải phát triển công nghệ sinh học, công nghệ chế biến, công nghệ kỹ thuật cao. Để có thể khai thác tối ưu, vừa bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên sinh học đa dạng của tỉnh, đồng thời góp phần vào phát triển nông nghiệp bền vững, bảo vệ sức khoẻ con người.
Bảng 3. 2: Dự kiến kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực phục vụ chương trình ứng dụng công nghệ sinh học nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông, lâm nghiệp, thuỷ sản giai đoạn 2008-2010
Số lượng đào tạo (người) | ||||
Năm 2008 | Năm 2009 | Năm 2010 | Cộng | |
1. Đào tạo trình độ Tiến sĩ | 1 | 2 | 1 | 4 |
- Di truyền và chon tạo giống | 1 | 1 | 2 | |
- Các kỹ thuật khác về gen | 1 | 1 | 2 | |
2. Đào tạo trình độ Thạc sĩ | 4 | 5 | 4 | 13 |
- Kỹ thuật di chuyền | 1 | 1 | 1 | 3 |
- Chọn tạo, sản xuất giống | 2 | 1 | 1 | 4 |
- Nuôi cấy mô tế bào thực vật | 1 | 1 | 2 | |
- Công nghệ vi sinh | 1 | 1 | 2 | |
- Bảo quản chế biến sau thu hoạch | 1 | 1 | 2 | |
3. Đào tạo trình độ Đại học | 11 | 12 | 12 | 35 |
- Di truyền và chon tạo giống | 2 | 3 | 3 | 8 |
- Bảo quản chế biến sau thu hoạch | 3 | 3 | 3 | 9 |
- Nuôi cấy mô tế bào | 3 | 3 | 3 | 9 |
- Công nghệ vi sinh | 3 | 3 | 3 | 9 |
4. Đào tạo kỹ thuật viên | 25 | 25 | 25 | 75 |
- Kỹ thuật sản xuất giống lúa lai, ngô lai | 10 | 10 | 10 | 30 |
- Kỹ thuật nuôi cấy mô | 10 | 10 | 10 | 30 |
- Công nghệ vi sinh | 5 | 5 | 5 | 15 |
5. Đào tạo phổ cập về công nghệ sinh học | 500 | 500 | 500 | 1.500 |
Tổng cộng | 541 | 544 | 542 | 1.627 |
Có thể bạn quan tâm!
- Lao Động Làm Nghề Và Kết Quả Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh
- Những Quan Điểm Và Mục Tiêu Cơ Bản Thúc Đẩy Quá Trình Công Nghiệp Hoá, Hiện Đại Hoá Nông Nghiệp, Nông Thôn Tỉnh Phú Thọ
- Một Số Giải Pháp Chủ Yếu Nhằm Thúc Đẩy Quá Trình Công Nghiệp Hoá, Hiện Đại Hoá Nông Nghiệp, Nông Thôn Tỉnh Phú Thọ
- Xây Dựng Đồng Bộ Kết Cấu Hạ Tầng Nông Nghiệp, Nông Thôn Theo Hướng Hiện Đại
- Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở Phú Thọ - 15
- Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở Phú Thọ - 16
Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.
Nguồn 9: Quy hoạch ngành nghề nông thôn Phú Thọ 2006 – 2010 và định hướng đến 2020.
Để có thể phát triển mạnh công nghệ này điều tiên quyết cần phải tập trung vào các lĩnh vực như đào tạo nhân lực cho phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn đảm bảo đồng bộ về cơ cấu ngành nghề, cơ cấu trình độ lao động nông thôn. Tăng cường năng lực ứng dụng triển khai thông qua việc nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ khoa học, xây dựng các chương trình, dự án phát triển công nghệ một cách cụ thể. Trước mắt đẩy mạnh chuyển giao các tiến bộ khoa học công nghệ về nông thôn nhất là áp dụng công nghệ giống, công nghệ bảo quản, chế biến nông sản, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Tăng cường cải tiến, áp dụng kỹ thuật đối với các công nghệ truyền thống, tận dụng lao động, đất đai, tài nguyên, phát triển công nghiệp, dịch vụ nông thôn.
Mặc dù trong thời gian vừa qua, công nghệ sau thu hoạch ở Phú Thọ đã được cải thiện, song thực tế đòi hỏi cần phải được đầu tư hơn nữa, bởi nó ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Công nghệ sau thu hoạch kém cũng là nguyên nhân làm cho một số mặt hàng nông sản của tỉnh mất lợi thế cạnh tranh. Sự khắc phục những yếu kém này cần được thực hiện bởi các giải pháp đồng bộ, trong đó cần chú trọng đầu tư vào các khâu như: thu hoạch, sơ chế, vận chuyển, bảo quản, chế biến, đóng gói và phân phối. Mức độ đầu tư phụ thuộc vào nhu cầu từng khâu, từng loại nông sản và tính đặc thù của sản phẩm từng địa phương.
Cần tăng cường công tác bảo vệ thực vật, hướng dẫn nông dân áp dụng hệ thống chỉ tiêu chất lượng và quản lý chất lượng, xây dựng và thực hiện quy chế quản lý an toàn thực phẩm, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng thuốc trừ sâu và các chất kháng sinh trong sản xuất và chế biến nông sản.
Hình thành và thúc đẩy phát triển của thị trường khoa học và công nghệ là một giải pháp quan trọng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của kinh tế