Tình Hình Huy Động Vốn Và Cho Vay Của Acb Cần Thơ


nhanh chóng và kịp thời, góp phần thực hiện các mối giao lưu giữa các vùng, các nước. Với phương châm như vậy, trang Web ACB Cần Thơ cũng đã góp phần vào mục đích cung cấp thông tin, thời sự, giá cả… thường xuyên cho nhân dân, cũng như nhằm giới thiệu về tiềm năng, thế mạnh, sản phẩm đặc trưng của mình.

4.1.1.5 Môi trường cạnh tranh


a). Môi trường cạnh tranh chung của toàn ngành ngân hàng

Tại thị trường nội địa, ACB đang phải cạnh tranh với trên 40 ngân hàng thương mại trong đó có 5 NHNN lớn (Vietcombank, BIDV, Incombank, Agribank, Mekong Delta Housing Bank),1 ngân hàng chính sách, 1 ngân hàng phát triển, 37 ngân hàng thương mại cổ phần... Những ngân hàng thương mại trong nước hiện đang nắm giữ khoảng gần 90% thị phần (cả tiền gửi và cho vay), trong đó riêng các ngân hàng thương mại nhà nước chiếm 70%. Phần các ngân hàng nước ngoài (có 4 ngân hàng liên doanh, 28 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 43 văn phòng đại diện) chỉ chiếm khoảng dưới 10% thị phần.

Như vậy cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính ngân hàng sẽ ngày càng gay gắt và quyết liệt, đặc biệt là với sự hiện diện của các ngân hàng nước ngoài như HSBC, ANZ, Citibank,… họ rất mạnh về tài chính, khả năng quản lý toàn cầu, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp. Các ngân hàng trong nước gặp nhiều thách thức rất lớn như áp lực cạnh tranh trên các mặt như năng lực tài chính, công nghệ, trình độ quản lý, hệ thống sản phẩm, chất lượng dịch vụ, các chuẩn mực an toàn theo thông lệ quốc tế, dự phòng rủi ro, phân loại nợ. Và ngân hàng Việt Nam cũng phải đối mặt với sự gia tăng rủi ro thuộc mảng khách hàng DN nhà nước bởi việc hội nhập đặt các DN trước thế cạnh tranh gay gắt, khả năng mất thị phần cao, khuynh hướng sáp nhập.

Tóm lại, trong bối cảnh hội nhập và mở cửa thị trường đang diễn ra sôi nổi cùng với chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tư nhân tham gia vào lĩnh vực tài chính ngân hàng. điều này đòi hỏi ACB cần phải phát huy được những thế mạnh vốn có của mình, đồng thời tích cực đổi mới, nâng cao năng lực tài chính, quản trị điều hành, trình độ công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ tài chính để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của KH và cạnh tranh.


b) Môi trường cạnh tranh tại TP Cần Thơ

Tính đến thời điểm cuối năm 2007, trên địa bàn thành phố Cần Thơ có tổng cộng gần 40 tổ chức tín dụng đang hoạt động kinh doanh, trong đó có 7 ngân hàng thương mại nhà nước, 18 ngân hàng thương mại cổ phần, 01 ngân hàng liên doanh, ngân hàng nước ngoài có 02 văn phòng đại diện. Ngoài ra, trên địa bàn còn có 02 công ty thuê tài chính và 3 quỹ tín dụng. Tình hình huy động, cho vay trên địa bàn của các tổ chức tín dụng trong năm 2007 thể hiện như sau:

Bảng 7: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ CHO VAY CỦA ACB CẦN THƠ

SO VỚI CÁC TCTD TRÊN ĐỊA BÀN NĂM 2007


Đơn vị: Tỷ đồng



THÀNH PHẦN


VỐN HUY ĐỘNG


DƯ NỢ


Số tiền


%


Số tiền


%

1. Các tổ chức tín dụng tại

Cần Thơ


10.200


100,00


17.500


100,00

2. Ngân hàng Á Châu

Cần Thơ


430


4,22


568


3,35

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

Hoạch định chiến lược Marketing cho dịch vụ tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ACB Cần Thơ - 8

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ACB Cần Thơ)


* Đánh giá tình hình hoạt động của ACB Cần Thơ so với các tổ chức tín

dụng trên địa bàn:

Nhìn chung, tình hình huy động và cho vay của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tăng trưởng khá tốt. Trong đó, tiền gửi bằng VND chiếm 89,22% vốn huy động, 78,68% dư nợ năm 2007. Nguyên nhân là các TCTD có hội sở chính tại các TP lớn như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh đã mở rộng mạng lưới hoạt động nên trên địa bàn TP Cần Thơ đã khai trương và đi vào hoạt động hàng loạt chi nhánh. Mặt khác, các ngân hàng TMCP Nông thôn cùng đồng loạt tăng vốn điều lệ và chuyển sang ngân hàng TMCP đô thị.

Vốn huy động trên địa bàn tính đến 31/12/2007 của chi nhánh ACB Cần Thơ là

430 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 4,22% trên tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín

dụng và chiếm 15,2% trên tổng nguồn vốn huy động của khối ngân hàng thương mại


cổ phần. Năm 2007, huy động vốn của chi nhánh tăng gần 169 tỷ đồng tương đương 64,75% so với năm 2006. Tỷ lệ này tăng cao hơn so với tỷ lệ tăng chung của tất cả các ngân hàng thương mại (29,15%) và cũng cao hơn tỷ lệ tăng của các ngân hàng thương mại cổ phần (68,57%).

Dư nợ cho vay trên địa bàn tính đến 31/12/2007 tại chi nhánh đạt 568 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 3,35% trên tổng dư nợ của các tổ chức tín dụng và chiếm 1,42% trên tổng dư nợ của khối ngân hàng thương mại cổ phần. Năm 2007, dư nợ cho vay của chi nhánh tăng gần 164 tỷ đồng tương đương 51,6% so với năm 2006. Tỷ lệ này tăng cao hơn so với tỷ lệ chung của tất cả các ngân hàng thương mại (15,43%) và tương đương với tỷ lệ tăng của các ngân hàng thương mại cổ phần (52,96%).


4.1.2 Phân tích môi trường tác nghiệp


4.1.2.1 Phân tích hành vi tiêu dùng của KH


a) Thói quen tiêu dùng


Bảng 8: MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG & NHU CẦU TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU


ĐỐI TƯỢNG KH

THÀNH PHẦN MẪU


ĐẶC ĐIỂM KH


NHU CẦU SẢN PHẨM

Doanh nghiệp nhà nước


13,33 %

Khách hàng truyền thống. Có mối quan hệ liên ngành. Quan tâm hậu mãi.


Các khoản vay dài hạn với lãi suất cố định.


Công ty 100% vốn nước ngoài


6,67 %

Chú trọng thương hiệu.

Quan tâm chất lượng dịch vụ và các dịch vụ tiện ích.

Thủ tục nhanh chóng đơn giản.

Phong cách giao dịch hiện đại.


Dịch vụ bảo lãnh, tư vấn thuế. Các khoản vay ngắn hạn và trung hạn.


Doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH


46,67 %


Hạn chế về nguồn vốn lưu động.

Quan tâm tới lãi suất tài trợ.

Quan tâm tới thái độ phục vụ của

nhân viên.

Chiết khấu các chứng từ có giá. Vay ngắn hạn dưới hình thức tín chấp hoặc thế chấp bằng tài sản trong tương lai.

Các dịch vụ tư vấn.

Bảo lãnh thực hiện hợp đồng.


Công ty cổ phần


33,33 %

Quan tâm tới hạn mức tài trợ. Lĩnh vực kinh doanh đa dạng. Cổ phiếu, trái phiếu có thể là tài sản đảm bảo.

Chú trọng chất lượng dịch vụ


Các khoản vay trung và dài hạn với hạn mức cao.

Các nghiệp vụ bảo lãnh. Dịch vụ ngân hàng trọn gói.

(Nguồn: Kết quả phỏng vấn năm 2008)


b) Những mong đợi của KH đối với tài trợ xuất nhập khẩu


Bảng 9: MONG ĐỢI CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI DỊCH VỤ

TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU



CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ

KẾT QUẢ

Số lần

lựa chọn

%

Xếp

hạng

Lãi suất cạnh tranh (cho vay, chiết khấu)

29

97

1

Hình thức dịch vụ đa dạng

12

40

7

Mức tài trợ cao

26

87

2

Thủ tục đơn giản, nhanh chóng

18

60

5

Nhân viên tận tình, chu đáo

20

67

4

Uy tín, qui mô của ngân hàng

16

53

6

Vị trí thuận tiện

2

7

8

Phí dịch vụ cạnh tranh

25

83

3

(Nguồn: Kết quả phỏng vấn năm 2008)


Từ bảng trên ta thấy 4 yếu tố mà KH quan tâm nhất khi giao dịch tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng là lãi suất, hạn mức tài trợ, chất lượng phục vụ của nhân viên và biểu phí dịch vụ cạnh tranh. Trong đó, yếu tố mà các DN chú ý hàng đầu là lãi suất cho vay và chiết khấu của ngân hàng thấp (97%); 87% cho rằng hạn mức tài trợ cao là rất quan trọng, bởi vì hạn mức tài trợ không đủ để thực hiện dự án hoặc hợp đồng DN phải cùng lúc xin tài trợ từ các ngân hàng khác nhau, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất. Ngoài ra, biểu phí cạnh tranh và chất lượng phục vụ của nhân viên ngân hàng cũng là những yếu tố mà các DN rất quan tâm. Do đó, ngoài việc tạo ra sự linh hoạt trong chính sách lãi suất, biểu phí dịch vụ, xem xét khả năng tăng hạn mức tài trợ cho những DN có uy tín, có hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, chi nhánh còn cần phải đào tạo đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao, nhiệt tình, chu đáo trong giao dịch với KH để vừa thu hút thêm nhiều KH mới, vừa tạo ra lực lượng KH trung thành.


Bảng 10: SỐ KHÁCH HÀNG GIAO DỊCH TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU

TẠI CHI NHÁNH


NĂM

SỐ KH

2005

4

2006

8

2007

12

(Nguồn: Phòng Tín dụng)


Số DN giao dịch tài trợ xuất nhập khẩu tại chi nhánh qua các năm tăng không đáng kể, chủ yếu là các KH lớn có quan hệ lâu dài từ 5-8 năm, một số KH mới giao dịch một vài năm gần đây. Trong đó, KH lớn nhất của chi nhánh là Bình An Seafood chiếm gần 45% tổng khối lượng giao dịch. Điều này chứng tỏ còn một bộ phận lớn các NH chỉ tham gia giao dịch một vài dịch vụ đơn lẻ chứ không sử dụng cả gói dịch vụ TTXNK như mong đợi.

4.1.2.2 Phân tích đối thủ cạnh tranh

Phân tích đối thủ cạnh tranh là một khâu quan trọng trong hoạch định chiến lược phát triển. Bởi vì khi nắm được thông tin cơ bản hay nói chung là có một cái nhìn tổng quát về nguồn vốn điều lệ, quy mô chi nhánh, các dịch vụ, chiến lược,.... của đối thủ cạnh tranh để có thể xét được ảnh hưởng, học hỏi sự thành công của họ hoặc rút ra những kinh nghiệm thất bại đồng thời cũng có thể xác định vị trí của mình. Từ đó có thể phát triển dịch vụ một cách tốt nhất.

a) Ngân hàng nước ngoài:

Với sự kiện Việt Nam gia nhập WTO, nhiều tổ chức tài chính nước ngoài đã nghiên cứu vá xác định khả năng, thời điểm tiếp cận thị trường tài chính – tiền tệ Việt Nam, để tham gia vào thị trường này dưới những hình thức khác nhau. Do áp dụng lộ trình nới lỏng các quy định đối với tổ chức tài chính nước ngoài nên hoạt động của họ ngày càng sôi động.

*Tình hình hoạt động của các ngân hàng nước ngoài trong thời gian vừa qua

Kể từ khi Việt Nam mở cửa trong lĩnh vực ngân hàng đến nay, các TCTD nước

ngoài, tổ chức tín dụng liên doanh hoạt động tại Việt Nam luôn là một bộ phận quan

trọng trong hệ thống các TCTD ở nước ta. Cụ thể, đến cuối năm 2007:


+ Có 39 chi nhánh ngân hàng, 7 ngân hàng liên doanh, 4 công ty cho thuê tài chính có vốn đầu tư nước ngoài từ 14 quốc gia và vùng lãnh thổ đã được cấp giấy phép hoạt động tại Việt Nam.

+ Về giá trị, trong 2007, tổng tài sản của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài và TCTD có vốn đầu tư nước ngoài đạt trên 270.000 tỷ đồng, thu nhập trước thuế chiếm trên 20,14% tổng thu nhập.

+ Thị phần của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài xét về dư nợ tăng gần 1% lên 9%. Tổng dư nợ của tất cả chi nhánh các ngân hàng nước ngoài tăng gần 30% so với năm ngoái, với tổng giá trị cho vay lên tới 49.000 tỷ VND; trong đó, tỉ lệ nợ quaá hạn giảm từ hơn 0,1% xuống chỉ còn 0,06%.

+ Bên cạnh đó, huy động vốn của chi nhánh các ngân hàng nước ngoài cũng tăng hơn 20%, chủ yếu là tăng từ nguồn huy động tiền gửi mà nhất là dựa vào nguồn tiền gửi của tổ chức và DN ( khoảng 70 – 100%).

Nhìn chung, các tổ chức tài chính nước ngoài đều có tóc độ tăng trưởng ổn định, an toàn và tuân thủ các quy định của pháp luật. Các tổ chức này chính là đối thủ cạnh tranh tiềm tàng của các ngân hàng thương mại trong nước, trong đó có ngân hàng Á Châu.

Về chi nhánh ngân hàng nước ngoài: các chi nhánh ngân hàng nước ngoài là nhóm ngân hàng hoạt động năng động và hiệu quả, nhiều chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã có chiến lược xây dựng và mở rộng mạng lưới KH. Với kinh nghiệm quản lý điều hành và lợi thế về công nghệ, các ngân hàng nước ngoài luôn dẫn đầu trong công việc phát triển và áp dụng công nghệ hiện đại cũng như các sản phẩm mới vào thị trường Việt Nam như: hoạt động ngân hàng điện tử, bao thanh toán, môi giới kinh doanh.

Hiện nay, các ngân hàng quốc tế đang lựa chọn phương pháp thâm nhập thị trường ít tốn kém nhất bằng cách hợp tác với các ngân hàng trong nước (cổ đông chiến lược qua việc mua lại cổ phần ở các ngân hàng địa phương). Do đó tiết kiệm được chi phí marketing, và xây dựng hạ tầng ( thành lập chi nhánh).

Trong một cuộc khảo sát gần đây của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) phối hợp với Bộ Kế hoạch và đầu tư đã đưa ra một con số bất ngờ: 42% DN và 50% dân chúng được hỏi đều trả lời rằng, họ sẽ lựa chọn vay ở các NH nước ngoài hơn là các NH nội địa. Lý do là các NH này có tính chuyên nghiệp cao, thủ tục đơn


giản, DV tốt hơn và mức độ tin cậy cao hơn. Tuy nhiên, điều đó chưa đáng ngại bằng thông tin 50% DN và 62% dân chúng được hỏi cho rằng họ sẽ lựa chọn NH nước ngoài để gửi tiền. Trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay, NH nào nắm được tiền gửi trong tay, NH đó sẽ chiếm được ưu thế. Vì vậy mà các Ngân hàng của chúng ta đang đối mặt với những khó khăn rất lớn, một mặt phải đối diện với các ngân hàng trong nước đang cổ phần nhanh chóng, mặt khác phải chịu sức ép từ phía ngân hàng nước ngoài ồ ạt đổ vào. Mỗi ngân hàng phải có chiến lược riêng vận dụng những mặt mạnh và hạn chế những mặt yếu để có thể tồn tại và phát triển.

Hiện tại áp lực trực tiếp vào thị trường này chưa thể hiện rõ. Nhưng trong tương lai, với sự phát triển nhanh của TP CT dẫn đến tạo ra thị trường đủ lớn và hấp dẫn thì các ngân hàng nước ngoài sẽ cạnh tranh trực tiếp với các ngân hàng nội địa ở thị trường này. Chính vị vậy mà các ngân hàng nước ngoài là mối đe dọa số một trong tương lai.

Có thể thấy rằng, trên thị trường TTXNK, cạnh tranh chính đối với Á Châu Cần Thơ hiện nay vẫn là NH thương mại cổ phần trong nước chứ không phải là ngân hàng nước ngoài.

Tuy nhiên trong thời gian sắp tới một khi các ngân hàng ngoại đã am hiểu thị trường với hành lang pháp lý được mở rộng thì đây sẽ là những đối thủ lớn đối với ngân hàng Á Châu Cần Thơ.

* Những hạn chế của các đối thủ nước ngoài

Những TCTD nước ngoài có những khó khăn hoạt động về thị phần và mạng lưới chi nhánh còn mỏng, trần tỉ lệ góp vốn còn bị hạn chế, vẫn còn nhiều hàng rào kỹ thuật được dựng lên để giảm bớt sự tham gia thị trường của ngân hàng nước ngoài.

Ngoài ra còn phải kể đến:

+ Ngân hàng nước ngoài đều có những chiến lược riêng của họ tùy vào phân khúc thị trường mà họ muốn khai thác ở Việt Nam nhưng họ sẽ gặp rất nhiều khó khăn nếu họ có ý định cung cấp dịch vụ trong các phân khúc thị trường nhắm vào các công ty Việt. Lý do là phân khúc này họ không biết rõ tường tận nhưng đây là thị trường rất béo bở ở Việt Nam hiện nay và cũng là thế mạnh của các NH trong nước như ngân hàng Á Châu. Họ không thể hiểu rõ văn hóa Việt bằng NH Việt, cũng như những

Xem tất cả 139 trang.

Ngày đăng: 18/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí