0,2% - 60 ngày SKĐT: Bón phân thúc phát triển trái lần hai với công thức và liều lượng phân tương tự như nuôi trái lần 1. | ||
- 90 ngày SKĐT phun KNO3 nồng độ 1% để tăng phẩm chất trái. Bón phân N:P:K với tỉ lệ 2:2:3 (14-14-21) để tăng trọng lượng trái. - Phun thuốc ngừa sâu bệnh: Phun Metalaxyl hoặc Ridomil để phòng ngừa bệnh thối trái do nấm Phytophthora. | - Màu sắc vỏ trái rất quan trọng: nên phun các loại thuốc để giữ màu như Anvil, Ridomil. - Giai đoạn này bệnh thối trái gây rụng trái xuất hiện nhiều nên chý ý phun thuốc phòng trị, đặc biệt là trong điều kiện trời mưa dầm. | |
- 120-135 ngày SKĐT: Thu hoạch | |
Có thể bạn quan tâm!
- Kích Thước Mương Vườn Cây Ăn Trái Của Nông Dân Ở Đbscl
- Cây Con Đạt Tiêu Chuẩn Ở Vườn Ươm Sẵn Sàng Đem Trồng
- Lượng Phân Bón Cho Nhãn Ở Các Độ Tuổi
- Cây ăn trái Nghề: Bảo vệ thực vật - Cao đẳng: Phần 1 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp - 8
Xem toàn bộ 66 trang tài liệu này.
Tóm tắc quy trình xử lý ra hoa
6. Các yếu tố ảnh hưởng lên sự ra hoa
Sự ra hoa đòi hỏi phải có một mùa đông ngắn với nhiệt độ từ 15 – 200C trong 8 – 10 tuần để kích thích cho sự ra hoa và theo sau là điều kiện nhiệt độ cao trong mùa xuân để cho hoa phát triển. Khi gặp thời tiết không thuận lợi như khô hạn hay ngập úng cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng sự ra hoa. Ẩm độ cao sẽ làm cho cây sản sinh ra bông lá và ít mang trái.
Lưu ý khi thu hoạch
Nếu thu hoạch sớm hơn tỷ lệ thịt/ quả còn ít và vị ngọt kém, nếu thu hoạch trễ hơn sẽ cho quả ngọt hơn nhưng vỏ trái có nhiều chấm đen làm mất giá
trị thương phẩm. Khi thu hoạch tránh làm gãy, xước. Do cành bị bẽ quá sâu sẽ ảnh hưởng đến sự ra hoa vụ sau. Nên thu hoạch lúc trời mát, nhưng không nên thu hoạch lúc sáng sớm khi trái nhãn còn ướt sương và tránh lúc trời mưa hay sau khi mưa. Dùng kéo cắt cành, cắt từng chùm và cho vào dụng cụ chứa (sọt, rỗ...), bên trong có lót giấy báo, lá chuối khô hay bao (phải đảm bảo không có mầm bệnh) để tránh gây xây xát trái, để nơi thoáng mát, tránh để trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời sẽ làm cho trái bị rám nắng và tăng nhiệt độ bên trong trái sẽ không có lợi cho việc bảo quản trái sau này.
7. Sâu bệnh hại
7.1. Côn trùng gây hại
. Sâu đục trái (Conogethes punctiferalis Guenée):
Thành trùng hoạt động về đêm, ban ngày ẩn trong các tán lá dầy, toàn thân và cánh có màu vàng, trên cánh có nhiều chấm đen. Ấu trùng màu trắng hồng, có thể tấn công từ khi trái còn rất non cho đến khi sắp thu hoạch (Hình 3.6).
Gây hại bằng cách: Sâu nhả tơ kết dính các trái non, đục vào trong và ăn phá bên trong trái, ăn rỗng cả phần hột của trái non, miệng lỗ đục có thể thấy một ít chất thải của sâu. Giai đoạn ấu trùng gồm 5 tuổi, kéo dài khoảng 14 – 16 ngày. Hóa nhộng trong kén trên cuống trái hoặc bên trong phần hột đã đục.
Hình 3.6: Sâu đục trái nhãn
Biện pháp phòng trị:
Tỉa cành thông thoáng để dễ phát hiện thành trùng.
Thu gom và chôn sâu những trái bị nhiễm để diệt sâu còn trong trái.
Bao trái là biện pháp phòng ngừa rất hiệu quả.
Ở những vườn thường xuyên bị nhiễm nặng hoặc khi mật số sâu cao có thể dùng luân phiên các loại thuốc: Sacsaigon 50 EC, Dragon 585EC, Regent 0.3G, BIO.B (chế phẩm sinh học)... lúc trái non vừa mới tượng.
Chú ý thời gian cách ly của mỗi loại thuốc để an toàn cho người sử dụng.
. Bọ cánh cứng hại lá nhãn (Adoretus sp.)
Thành trùng có màu nâu đỏ, ban ngày trốn dưới đất, gây hại chủ yếu vào ban đêm bằng cách cắn thủng các lá non thành từng lỗ, chủ yếu ăn phần thịt lá giữa các gân, không ăn rìa lá. Khi đang ăn nếu bị động thành trùng sẽ buông mình rơi xuống đất, mật số cao có thể gây hại trên toàn bộ lá non làm ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của cây, cây suy yếu, phát triển kém (Hình 3.7).
Trứng được đẻ trong đất, ấu trùng nở ra ăn thực vật mục nát trong đất.
Giai đoạn ấu trùng không gây hại nhãn.
Hình 3.7: Bọ cánh cứng hại lá nhãn
Biện pháp phòng trị:
Vệ sinh vườn thông thoáng để hạn chế nơi trú ẩn của thành trùng.
Ban đêm rung động cây, thành trùng sẽ rơi xuống đất rồi thu gom, tiêu hủy. Sử dụng bẫy đèn để thu hút thành trùng.
Khi cây ra đọt non, nếu cần thiết có thể phun một trong các loại thuốc: Cyperan 25 EC, Padan 95 SP, Selecron 500 EC, Dragon 585 EC ... lúc chiều tối.
. Rệp sáp
Có nhiều loài, gây hại bằng cách chích hút nhựa trên các cành non, đọt non, cuống hoa và cuống trái, làm cây suy yếu, hoa, trái bị rụng hoặc không phát triển được, trái mất phẩm chất. Ngoài ra còn tạo điều kiện cho nấm bồ hóng tấn công.
Biện pháp phòng trị:
Trong điều kiện tự nhiên thành phần thiên địch (Bọ rùa, Ong ký sinh...) rất phong phú có thể khống chế được sự bộc phát của rệp sáp.
Sau khi thu hoạch cần xén tỉa cành thông thoáng, loại bỏ cành bị nhiễm.
Nên tỉa bỏ trái bị nhiễm ở giai đoạn đầu để hạn chế nhân mật số rệp sáp. Phun thuốc khi thấy mật số cao với một trong các loại thuốc sau:
Supracide 40 EC, Admire 050 EC, Padan 95 SP, Nokaph 100 GR... Khi phun có thể kết hợp các chất bám dính để tăng hiệu quả của thuốc.
. Bọ xít (Tessaratoma papillosa Drury):
Thành trùng có hình lục giác, màu vàng nâu có thể sống đến trên 300 ngày. Giai đoạn ấu trùng kéo dài khoảng 60 – 80 ngày, lúc mới nở sống tập trung, sau đó vài giờ bắt đầu phân tán đi tìm thức ăn, khi bị động thường giả chết rơi xuống đất, đồng thời tiết ra một dịch rất hôi. Trứng thường được đẻ ở mặt dưới lá. Cả ấu trùng và thành trùng đều chích hút đọt non, cuống hoa và trái làm hoa, trái bị rụng (Hình 3.8).
Hình 3.8: Bọ xít hại nhãn
Biện pháp phòng trị:
Trong tự nhiên thành phần thiên địch của bọ xít rất phong phú (Ong ký sinh, nhện, kiến, vi sinh vật có ích...)
Thu gom trứng, ấu trùng, thành trùng để diệt.
Có thể phun một trong các loại thuốc khi mật số ấu trùng bọ xít cao: Actara 25EC, Sutin 5EC, Cubix 100 SC...
. Sâu đục gân lá (Conopomorpha litchiella Bradley):
Thành trùng là loài ngài rất nhỏ, màu nâu, đẻ trứng vào ban đêm trên các lá non gần gân chính. Ấu trùng nở ra đục vào gân chính của lá còn non đỏ, làm lá bị cháy ở phần đuôi lá, vết cháy nhỏ dần từ mép lá vào, có dạng hình chữ V. Khi mật số cao, toàn thể chồi non trên cây đều bị nhiễm từ đó ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và ra bông của cây. Giai đoạn ấu trùng kéo dài khoảng 14 – 15 ngày, sau đó hóa nhộng trong lớp màng trắng trên lá (Hình 3.9).
Hình 3.9: Sâu đục gân lá nhãn
Biện pháp phòng trị:
Trong điều kiện tự nhiên sâu thường bị nhiều loài ong ký sinh tấn công.
Sử dụng một trong các loại thuốc: Basudin 50 ND, Regent 5 SC, Padan 95 SP, Cyperan 25 EC, Map Go 20 ME, Supracide 40EC... khi cây ra lá non và có mật số sâu cao.
7.2. Bệnh gây hại
. Bệnh đốm rong lá (Cephaleuros virescens):
Bệnh gây hại khá nặng trên lá, nhất là trong những tháng mưa ẩm.
Vết bệnh thường xuất hiện ở mặt trên lá. Đốm bệnh có hình tròn, lúc đầu nhỏ khoảng 3-5 mm hơi nhô lên trên mặt lá do rong phát triển thành lớp nhung mịn, màu xanh hơi vàng. Đốm bệnh có thể lan rộng ra đến hơn 1cm, màu nâu, giữa có phấn màu vàng nâu (bào tử của rong). Mặt dưới vết bệnh có màu nâu nhạt đến sậm do mô lá bị hại, tùy mức độ tấn công của rong. Trên một lá có thể có nhiều đốm làm cho lá bị vàng và rụng sớm (Hình 3.10).
Hình 3.10: Bệnh đóm rong
Biện pháp phòng trị:
Tạo điều kiện cho cây sinh trưởng tốt.
Không trồng quá dày, cần tỉa cành cho cây thông thoáng .
Dùng một trong các loại thuốc có gốc đồng như: Copper - B 75 WP, Copper - zin 85 WP, Coc 85.....
. Bệnh đốm bồ hóng (Nấm Meliola commixta):
Bệnh gây hại chủ yếu ở mặt dưới lá, đốm bệnh hơi tròn với viền không đều, kích thước 1-3 mm, có màu đen (đốm bệnh càng to, màu càng sậm). Bề mặt đốm bệnh hơi sần sùi do nấm bồ hóng phát triển. Mặt dưới lá có thể có nhiều đốm nhưng thường rời nhau. Cạo lớp bồ hóng đi, bên dưới thấy mô lá hơi bị thâm đen (Hình 3.11).
Hình 3.11: Bệnh đốm bồ hóng
Biện pháp phòng trị:
Không trồng dày, cần tỉa cành thông thoáng.
Phun các loại thuốc gốc đồng hay bột lưu huỳnh nồng độ 0,2%.
. Bệnh thui bông (Nấm Fusarium sp.)
Bệnh thường xuất hiện khi hoa nhãn đang nở rộ, trên cánh hoa có những vết chấm nhỏ bằng đầu kim, có màu nâu đen làm hoa bị vàng, sau đó khô và rụng đi. Nấm thường tấn công lúc có nhiều sương mù hay mưa nhiều, ẩm độ không khí cao (Hình 3.12).
Biện pháp phòng trị:
Trồng thưa, tỉa cành thông thoáng, cho ánh sáng xuyên qua tán cây làm giảm ẩm độ sẽ hạn chế được bệnh.
Phòng trị với các loại thuốc gốc đồng hoặc Ridomil gold 68WG, Amistar Top 325 SC... theo khuyến cáo vào giai đoạn trước khi hoa nở.
Hình 3.12: Bệnh thui bông nhãn
. Bệnh phấn trắng (Nấm Oidium sp.):
Hoa bị bệnh xoắn vặn, khô cháy. Trái non bị nhiễm bệnh sẽ nhỏ, có màu nâu. Vỏ trái bị đóng phấn trắng nhất là ở vùng gần cuống. Khi trái lớn hơn, nếu bị nhiễm bệnh sẽ làm thối nâu cả trái, phần thịt trái bị thối nhũn, chảy nước (Hình 3.13).