Kích Thước Mương Vườn Cây Ăn Trái Của Nông Dân Ở Đbscl

Bảng 2.3: Kích thước mương vườn cây ăn trái của nông dân ở ĐBSCL


Loại cây

Bề rộng mặt

mương

Bề rộng đáy

mương

Chiều sâu

mương

Tỉ lệ

(mặt/đáy)


(m)

(m)

(m)


Bưởi

2,5-3,1

1,5-1,9

1,0-1,4

1,6-1,9

Cam Mật

2,6-3,5

1,6-2,1

1,1

1,6-1,7

Cam Sành

2,8-5,0

1,7-4,0

1,0-1,5

1,1-1,8

Quýt Tiều

2,2-4,0

1,1-2,5

1,0-1,5

1,7-2,0

Quýt Xiêm

2,4-3,8

1,2-2,3

1,0-1,3

1,5-2,0

Chanh

2,5-3,3

1,5-2,0

1,0-1,1

1,7

Ổi

2,3-3,3

1,3-2,1

1,1-1,5

1,6-1,8

Táo

3,6-4,0

2,0-2,3

1,0-1,4

2,0

Xa-bô

2,3-2,7

1,0-1,7

1,0-1,6

1,6-2,1

Chôm chôm

2,8-3,0

1,6-1,8

1,0-1,1

1,6-1,9

Nhãn

2,8-4,6

1,7-2,9

1,0-1,2

1,6-1,7

Xoài

4,0-7,0

2,2-7,0

1,0-1,4

1,4

Biến động

2,0-7,0

1,0-7,0

1,0-1,6

1,1-2,1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 66 trang tài liệu này.

Cây ăn trái Nghề: Bảo vệ thực vật - Cao đẳng: Phần 1 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp - 4


Bảng 2.4: Tỷ lệ sử dụng mương liếp của nông dân ở ĐBSCL


Loại cây

Rộng líp/

rộng mương

Tỷ lệ sử dụng

mương (%)

Tỷ lệ sử dụng

líp (%)

Bưởi

2,0-2,8

31,2

68,8

Cam Mật

1,6-2,6

31,1

68,9

Cam Sành

1,7-2,3

33,9

66,1

Quýt Tiều

1,9-2,3

33,3

66,7

Quýt Xiêm

1,7-2,2

34,3

65,7

Chanh

2,0-3,0

29,3

70,7

Ổi

2,2-3,3

27,2

72,8

Táo

1,5-1,8

42,5

57,5

Xa-bô

2,3-3,4

28,9

71,1

Chôm chôm

2,2

31,2

68,8

Nhãn

1,6-2,4

35,2

64,8

Xoài

1,1-2,4

41,4

58,6

Trung bình

1,1-3,4

33,7

66,3


*Kích thước mương: Kích thước mương thường được quyết định tùy theo các yếu tố như địa hình cao hay thấp, độ sâu của tầng sinh phèn, giống cây trồng và chế độ nuôi, trồng xen trong vườn. Bề mặt và chiều sâu của mương thường phụ thuộc chặt vào chiều cao của líp. Tỉ lệ mương/líp thường là 1/2. Chiều sâu mương từ 1-1,5 m tùy địa hình, tầng sinh phèn,... Vách bên của mương (cũng

như mặt bên của líp) luôn luôn phải có độ nghiêng (tà ly) khoảng 30-45 độ để tránh sụt lở. Tỷ lệ mương chiếm khoảng 30-35%.

*Kích thước líp:

. Liếp đơn. Ở những vùng đất có độ dầy tầng canh tác mỏng, đỉnh lũ cao, đất có phèn thì có thể thiết kế liếp đơn để trồng một hàng, giúp rửa phèn nhanh, dễ bố trí độ cao líp... Liếp có thể rộng 4-5m.

. Liếp đôi. Ở những vùng đất có độ dầy tầng canh tác khá, đỉnh lũ vừa phải, đất tốt thì liếp đôi thường được thiết kế. Liếp đôi được dùng trồng 2 hàng, có khi 3 hàng (dạng tam giác, chữ ngũ). Chiều rộng liếp thay đổi tùy loại cây, từ 6-12 m. Trong trường hợp muốn thoát nước nhanh trong mùa mưa, có thể xẻ các mương phèn nhỏ trên liếp. Khi sử dụng liếp đôi cần phải bảo đảm độ bằng của mặt liếp để tránh cho các hàng trồng giữa liếp bị thiếu nước trong mùa khô hay liếp bị ngập úng trong mùa mưa.

Nói chung, chiều cao liếp tùy thuộc vào đỉnh lũ trong năm, tuy nhiên chiều cao liếp thích hợp cho hầu hết cây ăn trái ở ĐBSCL là cách mực nước cao nhất trong năm khoảng 30 cm.

*Hướng liếp: Cần xây dựng hướng liếp song song hay thẳng góc với bờ bao, để dễ dàng điều tiết nước trong vườn. Đối với các loại cây ưa trảng, nên bố trí liếp theo hướng Bắc-Nam để nhận được nhiều ánh sáng, ngược lại bố trí liếp theo hướng Đông-Tây cho những loại cây thích bóng râm. Cũng cần lưu ý là bố trí hướng liếp song song với hướng gió để vườn cây được thông thoáng, khô ráo và ít sâu bệnh.

*Kỹ thuật lên liếp:

. Lên liếp theo lối cuốn chiếu. Trong những vùng có lớp đất mặt tốt và lớp đất dưới không xấu lắm thì kỹ thuật lên liếp theo lối "cuốn chiếu" được áp dụng (Hình 2.4). Đào lớp đất mặt mương để làm chân liếp, sau đó trải lớp đất sâu làm mặt liếp. Cách làm nầy đỡ tốn chi phí, tuy nhiên sau đó cần lên mô bằng đất tốt, cũ (dùng đất mặt ruộng, bãi sông, bùn mương phơi khô hay đất vườn cũ) để trồng, tránh gây ngộ độc cây con. Có thể trồng một vài vụ chuối, cây phân xanh trước khi trồng cây trồng chính.

. Lên liếp theo lối kê đất. Ở những vùng có lớp đất mặt mỏng, lớp đất dưới không tốt, có phèn... thì có thể lên liếp theo lối kê đất. Đào lớp đất mặt ở mương thứ nhất đưa qua liếp thứ nhất bên trái, sau đó đưa lớp sâu của mương thứ nhất trải lên làm chân liếp thứ hai bên phải, tiếp đến lấy lớp đất mặt ở mương thứ hai trải lên làm mặt liếp thứ hai. Lấy lớp đất sâu của mương thứ hai

trải làm chân liếp thứ ba và đào lớp đất mặt mương thứ ba trải lên làm mặt liếp thứ ba. Tiếp tục như vậy cho đến liếp cuối cùng (Hình 2.5).


Hình 2.5: Lên liếp theo lối "kê đất"


. Lên liếp theo băng. Đào lớp đất mặt ở mương trải dài thành một băng ở giữa chạy dọc theo liếp, sau đó đào lớp đất sâu của mương ốp vào hai bên băng. Cây được trồng ngay trên băng giữa líp. Cần lưu ý đắp lớp đất ở hai bên băng luôn luôn thấp hơn mặt băng, để có thể rửa được các độc chất khi mưa, không thấm vào băng (Hình 2.6).


Hình 2 6 Lên líp theo băng Lên liếp đắp mô Trong trường hợp đắp thành mô 3


Hình 2.6: Lên líp theo băng


. Lên liếp đắp mô. Trong trường hợp đắp thành mô thì lớp đất mặt được tập trung đắp thành các mô để trồng cây ngay sau khi thiết kế (kích thước, khoảng cách tùy theo loại cây trồng), phần đất xấu của mương được đắp vào phần còn lại của liếp và thấp hơn mặt mô (Hình 2.7).


Hình 2 7 Lên liếp theo lối đắp mô Điểm quan trọng cần lưu ý khi đào mương 4


Hình 2.7: Lên liếp theo lối đắp mô

Điểm quan trọng cần lưu ý khi đào mương lên liếp là không nên đào mương sâu quá tầng sinh phèn (lớp đất sét màu xám xanh) vì sẽ đưa phèn lên mặt gây độc cho cây.

2.1. Xây dựng bờ bao, cống bọng

*Bờ bao: Việc xây dựng bờ bao quanh vườn rất quan trọng trong điều kiện ở ĐBSCL vì (a) là đường giao thông vận chuyển trong vườn, (b) là nơi xây dựng cống đầu mối để điều tiết nước, (c) nơi trồng các hàng cây chắn gió và (d) hạn chế ngập lũ trong mùa mưa.

3m

MƯƠNG BAO

LÍP

Cống

BỜ BAO

Cống

Mương bao ngạn

Mặt bờ bao thường rộng để kết hợp trồng cây chắn gió, chiều cao bờ bao được tính theo mức đỉnh lũ cao nhất trong năm. Song song với bờ bao là các mương bờ bao, nên thiết kế rộng và sâu hơn mương vườn để có thể rút hết nước ra khỏi vườn khi cần thiết.






Liếp vườn






M

ư ơ n g


v ư ờ n


Hình 2.8: Hệ thống bờ bao, cống bọng


* Cống bọng: Tùy theo diện tích vườn lớn hay nhỏ mà thiết kế có một hay nhiều cống chính gọi là cống đầu mối, cống đầu mối đưa nước vào cho toàn cả khu vực, nên thường đặt ở đê bao và đối diện với nguồn nước chính, để lấy nước vào hay thoát nước ra được nhanh, dựa vào sự lên xuống của thuỷ triều.

Kích thước của cống thường thay đổi theo diện tích vườn. Nên chọn đường kính cống thích hợp để trong khoảng thời gian nước rong, lượng nước vào vườn đủ theo ý muốn. Vị trí đặt cống cao hay thấp tùy vào lượng nước cần giữ lại trong các mương vườn, sau khi đã xả hết nước. Có thể thiết kế một nắp treo ở đầu miệng cống, phía trong bờ bao, để khi nước rong thì tự mở đem nước

vào trong vườn, muốn thoát nước thì kéo nắp lên. Ngoài cống đầu mối, trong vườn còn lắp đặt thêm những bọng nhỏ để điều tiết nước giữa các mương vườn và mương chính dẫn ra cống đầu mối. Bọng có thể có nắp đậy hay không tùy vào mục đích sử dụng. Khi trong các mương có kết hợp với việc nuôi trồng thủy sản thì hệ thống cống bọng hoàn chỉnh là một điều rất cần thiết.

2.2. Trồng cây chắn gió

Khi thiết kế vườn với diện tích lớn nơi bằng phẳng, có gió bão thường xuyên, cần phải trồng cây chắn gió, có tác dụng giảm tốc độ gió, giảm lượng bốc hơi, điều tiết nhiệt độ, giữ ẩm trong mùa khô. Ngoài ra đai rừng chắn gió còn tạo được điều kiện cho khí hậu ổn định, cho côn trùng thụ phấn trong mùa hoa nở.

* Chọn cây chắn gió: Cây chắn gió phải thích nghi tốt với khí hậu địa phương, cành lá dai chắc, sinh trưởng khoẻ, tán dầy ít làm ảnh hưởng đến cây trồng chính. Nếu kết hợp được để thụ phấn cho cây trồng chính thì càng tốt, hoặc dùng làm phân xanh... Các loại cây thường được dùng làm cây chắn gió gồm có: phi lao, bạch đàn, muồng xiêm, tre, mù u, so đũa... hoặc các loại cây ăn trái như chanh, xoài, mít, dừa, tre ...

* Hiệu quả chắn gió: Khoảng cách mà trong đó tốc độ gió giảm xuống thường bằng 15-20 lần chiều cao cây dùng làm đai rừng. Đai rừng được trồng thành 2-3 hàng, khoảng cách cây thay đổi tùy theo yêu cầu chắn gió nhiều hay ít, trung bình từ 1-1,5 m, khoảng cách hàng 2-2,5 m.

* Hướng chắn gió: Cây chắn gió thường được bố trí thẳng góc với hướng gió có hại, nếu hướng gió không ổn định thì bố trí xiên góc 30 độ. Nếu gió nhiều, thường xuyên thì trong các lô, líp trồng có thể bố trí thêm cây chắn gió phụ, hướng thẳng góc với cây chắn gió chính, song song với các hàng cây ăn trái và chỉ nên trồng 1-2 hàng.

Ở Đồng bằng sông Cửu Long, ít khi có gió bão lớn, nhưng thỉnh thoảng cũng có những cơn lốc thường xảy ra trong mùa mưa hay bị ảnh hưởng bởi những trận bão lớn thổi qua miền Trung và miền Bắc. Do đó, chung quanh vườn nên có những hàng cây lớn chắn gió bảo vệ cho vườn cây bớt đổ ngã, giúp điều hòa nhiệt độ trong khu vực vườn. Cây chắn gió được trồng dọc trên bờ bao để vừa có tác dụng chắn gió, vừa làm vững chắc thêm bờ bao.

2.3. Khoảng cách trồng

Khoảng cách trồng thay đổi tùy loại cây, cần bố trí thích hợp cho sự sinh trưởng, phát triển lâu dài. Có thể trồng dầy trong giai đoạn đầu nhưng sau đó phải tỉa bỏ bớt khi cây giao tán để giữ khoảng cách thích hợp. Cần kết hợp khoảng cách trồng với kiểu trồng thích hợp.

Hình vuông và chữ nhật là kiểu trồng phổ biến, trên liếp trồng 2 hàng theo dạng hình vuông hay hình chữ nhật, kiểu trồng này dễ dàng áp dụng cơ giới hoá và chăm sóc. Kiểu nanh sấu là liếp được trồng 2 hàng so le, kiểu trồng này thích hợp cho trồng dầy. Trồng theo chữ ngũ là liếp được trồng 3 hàng, trồng theo kiểu hình vuông rồi thêm một hàng ở giữa, kiểu trồng này nhiều cây hơn so với kiểu trồng hình vuông.

2.4. Trồng và nuôi xen trong vườn

Một hệ thống vườn, ao, chuồng (V.A.C) hợp lý, sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao vì đã sử dụng một cách triệt để đất đai (cả mặt nước) về diện tích lẫn tiềm năng dinh dưỡng và ánh sáng; đa dạng hoá sản phẩm, giúp ổn định thu nhập khi giá cả thị trường biến động; sử dụng công lao động một cách có hiệu quả. Ngoài việc chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản, nên bố trí thêm việc nuôi ong giữa các tán cây để tăng cường thụ phấn cho hoa.

3. Mục đích thành lập vườn ươm

Vì cây ăn trái là cây đa niên nên trong giai đoạn đầu cây con cần được chăm sóc tốt mới bảo đảm được sự sinh trưởng và phát triển lâu dài, cho năng suất cao, phẩm chất tốt. Do đó, việc thành lập vườn ươm theo đúng tiêu chuẩn có mục đích cung cấp cây con tốt, thuần giống và đạt yêu cầu về chất lượng cũng như số lượng. Khâu quan trọng là kiến thức cơ bản, kinh nghiệm chọn giống, vấn đề sản xuất cây giống. Vườn ươm là nơi tiếp thu thành tựu mới trong khoa học, đồng thời ứng dụng và nhân rộng những thành tựu nầy.

4. Chọn địa điểm thành lập vườn ươm

Những vấn đề cần lưu ý khi chọn địa điểm thành lập vườn ươm như (a) đất có thành phần sa cấu nhẹ, bằng phẳng, giàu chất mùn, khoáng chất,... giữ và thoát nước tốt, tầng canh tác dầy khoảng 30-50 cm, có độ pH từ 5,5 đến 6,5; (b) Vườn ươm gần nguồn nước, thuận lợi việc giao thông nhưng cần xa đường lớn để tránh ồn, ô nhiễm, không bị mất và lẫn giống do người qua lại; (c) Vườn cần có ánh sáng đầy đủ, không khí trong lành, tránh hướng gió có hại và làm rào chắn gió và (d) vườn ươm nên bố trí gần vườn sản xuất.

5. Bố trí các khu vực trong vườn ươm

Vườn ươm có thể được bố trí gồm các khu vực như sau:

. Khu cây con: khu vực này dùng gieo hột giống để lấy cây con đem trồng, làm gốc tháp và giâm cành. Thiết kế nhiều luống trồng, luống rộng trung bình từ 1,5-2,0 m, cao 15-20 cm, có độ dốc khoảng 15 độ. Giữa hai luống trồng nên chừa lối đi lại rộng khoảng 50 cm, để chăm sóc và dễ dàng thực hiện thao tác tháp. Trong khu vực nầy có thể xây dựng bồn giâm để giâm cành.

. Khu ra ngôi (định hình): dùng để trồng bồi dưỡng các cây con tốt đã được chọn lọc, cành giâm đã ra rễ hoặc cây đã chiết, tháp xong.

. Khu cây giống: nếu có điều kiện đất đai thuận lợi nên bố trí khu vực trồng các cây mẹ tốt để lấy trái, cành hay mắt tháp. Ở khu vực nầy có thể bao gồm nhiều giống khác nhau, mỗi giống được trồng trên những hàng, luống hoặc ô riêng biệt, điều đặc biệt ở đây cần phải có cây giống riêng.

Vườn ươm khi sử dụng lâu ngày sẽ tích tụ nhiều mầm bệnh, do đó cần có kế hoạch luân canh (trồng các cây họ đậu) để cải tạo đất, hạn chế sâu bệnh. Thời gian sử dụng các khu vực ươm cây con và ra ngôi trung bình khoảng 2-3 năm.

6. Gieo trồng và chăm sóc cây con

Đối với cây ăn trái có thể áp dụng các phương pháp nhân giống như trồng hột, tháp cành, tháp mắt, chiết và giâm cành.

Tùy theo giống, điều kiện đất đai, kỹ thuật canh tác mà chọn cách nhân giống thích hợp.

6.1. Cây trồng hột

Chọn trái tốt, chín đầy đủ, không sâu bệnh. Lấy hột to, nặng (không lấy hột nổi trong nước), hình dạng bình thường. Trước khi gieo cần rửa sạch hột, để ráo trong không khí và xử lý thuốc sát khuẩn. Đối với hột có vỏ dầy nên ngâm nước, đập bể vỏ, xử lý hóa chất, xử lý nhiệt... tạo điều kiện cho hột hút nước nẩy mầm.

Hột sau khi được lấy ra khỏi trái cần gieo càng sớm càng tốt, nếu chưa gieo được ngay thì nên giữ nơi thoáng mát. Nếu muốn kéo dài thời gian cất giữ, nên tồn trữ hột trong điều kiện lạnh.

Đất gieo hột được cày, xới 1 lần, sau đó bừa nhuyễn ra, xử lý thuốc sát khuẩn trước khi gieo hột khoảng 3 ngày. Không nên gieo hột quá sâu, độ sâu gieo trung bình khoảng 1-2 cm (tùy kích thước hột), khoảng cách giữa các hột là 5-10 cm, tùy kích thước hột. Dùng rơm rạ che phủ đất để giữ ẩm. Sau khi hột nảy mầm nên phun thuốc ngừa sâu, bệnh định kỳ 1-2 tuần/lần. Đối với cây con mọc yếu, có thể dùng urê, DAP, nồng độ 0,5-1%, phun 1 tuần /lần giúp cây phát triển tốt.

Khi cây con cao khoảng 10-15 cm, chọn những cây phát triển đồng đều, khoẻ mạnh chuyển sang khu vực ra ngôi. Khoảng cách trồng cây con ở khu vực này thay đổi trung bình từ 20-40 cm giữa các cây và 20-40 cm giữa các hàng, tùy theo giống và thời gian trồng. Cung cấp đầy đủ nước, làm cỏ, bón phân và phòng trừ sâu bệnh.

6.2. Cây tháp

Lựa chọn gốc tháp thích hợp, có khả năng kết hợp tốt với mắt tháp (cùng họ). Gốc tháp phải sinh trưởng mạnh, tuổi thọ cao, giúp cây tháp cho năng suất và phẩm chất trái tốt. Gốc tháp cần thích hợp với điều kiện đất đai như sa cấu đất, độ dầy tầng canh tác, độ pH, độ mặn, phèn, ẩm độ đất và dinh dưỡng... Gốc tháp có khả năng đề kháng tốt đối với các loại nấm trong đất như Fusarium, Phytophthora...

Cành (hay mắt) tháp được chọn từ cây mẹ cho năng suất cao, phẩm chất tốt qua một thời gian ít nhất là 3-5 vụ thu hoạch, tùy theo loại giống trồng. Cây mẹ không bị sâu bệnh, nhất là các bệnh do virus. Cành (hay mắt) tháp phải còn tươi, có sức sống mạnh. Cần làm nhãn ghi lại tên giống, nguồn gốc, ngày lấy cành (hay mắt) để tránh lẫn lộn giống. Nếu chưa sử dụng, cần giữ cành (mắt) trong điều kiện mát, ẩm. Thời gian cất giữ không kéo dài quá 10 ngày để bảo đảm sức sống khi tháp.

Lựa chọn kiểu tháp thích hợp: gồm các kiểu tháp cành như tháp nêm, luồn vỏ, tháp áp... Các kiểu tháp mắt được sử dụng phổ biến là tháp cửa sổ (chữ U xuôi hay U ngược), tháp chữ T xuôi hay ngược...

Chăm sóc cây con đã tháp xong: thông thường khoảng 3 tuần sau khi tháp có thể biết được kết quả. Tiến hành cắt đọt gốc tháp và các tược, cành của gốc tháp (nếu có) để giúp cành (hay mắt) tháp phát triển nhanh. Cắm cọc buộc giữ chồi tháp đã phát triển, giúp cây mọc thẳng. Phun thuốc trừ sâu bệnh định kỳ, làm cỏ, bón phân và tưới đủ nước. Khi cây tháp cao khoảng 15-20 cm, có thể vô bầu đất đưa sang khu vực ra ngôi để chăm sóc tiếp tục. Khi cây đạt được chiều cao khoảng 3050 cm thì có thể đưa ra vườn trồng.

6.3. Cành giâm

Lấy cành từ cây mẹ có tiêu chuẩn tương tự như trường hợp lấy cành (hay mắt) ghép. Sau khi cây ra rễ (thời gian trung bình từ 1-6 tháng tùy giống), tiến hành đặt cành vào bầu đất rồi đưa sang khu vực ra ngôi để chăm sóc. Lưu ý trong giai đoạn chuyển tiếp từ môi trường giâm sang bầu đất, cây rất dễ bị héo chết, do đó cần giữ cây con nơi thoáng mát, tưới ẩm thường xuyên và đưa dần ra nắng.

6.4. Cành chiết

Chọn cây mẹ có tiêu chuẩn tương tự như trên. Sau khi chiết ra rễ (có rễ cấp 2), tiến hành cắt nhánh đưa vào giâm ở khu vực ra ngôi. Môi trường giâm nhánh chiết cần tơi xốp (đất trộn tro trấu và phân chuồng hoai mục, hoặc môi

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/02/2023