Phân Tích Thực Trạng Bảo Đảm Quyền Tố Giác Về Tội Phạm Xâm Phạm Hoạt Động Tư Pháp Ở Cơ Quan Điều Tra Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao


- Mở rộng loại tội phạm và mở rộng chủ thể phạm tội: Thẩm quyền điều tra mở rộng hơn (từ 14 tội tăng lên 38 tội)

Theo quy định tại Điều 3 Luật tổ chức VKSND năm 2002; Điều 18 Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004; Điều 110 BLTTHS năm 2003, Cơ quan điều tra VKSND tối cao chỉ điều tra một số loại tội xâm phạm hoạt động tư phápquy định tại Chương XXII Bộ luật hình sự năm 1999 (điều tra 14 trong tổng số 23 tội phạm thuộc Chương XXII), thì nay theo quy định của các đạo luật mới, Cơ quan điều tra VKSND tối cao có thẩm quyền điều tra đối với 38 tội, gồm: Các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp (gồm 24 tội quy định tại Chương XXIV Bộ luật hình sự năm 2015); Các tội phạm tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp, gồm 14 tội quy định tại Chương XXIII Bộ luật hình sự năm 2015.

Trước đây phạm vi và địa bàn điều tra thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra VKSND tối cao thường chỉ diễn ra ở cấp trung ương, cấp tỉnh, huyện, thì nay, theo quy định mới của pháp luật, phạm vi và địa bàn điều tra thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra VKSND tối cao được mở rộng xuống địa bàn Công an các xã, phường, thị trấn, đồn Công an với trên 12.000 cơ quan, tổ chức, gồm: Hơn 11.000 đơn vị công an cấp xã, phường và các cơ quan, cá nhân, tổ chức khác có thẩm quyền tham gia vào hoạt động tố tụng - theo quy định tại Điều 44 Luật tổ chức CQĐTHS năm 2015.

Các tội phạm này trước đây thuộc thẩm quyền điều tra của 713 Cơ quan điều tra Công an cấp huyện, 126 Cơ quan điều tra Công an cấp tỉnh và 02 Cơ quan điều tra của Bộ Công an (tổng số 841 đơn vị điều tra trên toàn quốc), thì nay thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra VKSND tối cao. Chủ thể phạm tội thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra VKSND tối cao theo quy định của Luật tổ chức Cơ quan điều tra hình sự sẽ là hơn 14.216 cơ quan, đơn vị trên toàn quốc, gồm: 02 Cơ quan điều tra của Bộ Công an, VKSND tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Tổng cục thi hành án; 03 VKSND cấp cao; Cơ


quan điều tra VKSND tối cao; 63 Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh, 63 Cơ quan an ninh điều tra cấp tỉnh; 63 VKSND cấp tỉnh, 63 Tòa án nhân dân cấp tỉnh, 63 Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh; 713 Cơ quan điều tra Công an cấp huyện, 713 VKSND cấp huyện, 713 Tòa án nhân dân cấp huyện, 713 Cơ quan Thi hành án dân sự cấp huyện; 11.000 đơn vị Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an trong cả nước khi họ thực hiện các hoạt động quy định tại Điều 44 Luật tổ chức Cơ quan điều tra hình sự năm 2015 mà có dấu hiệu tội phạm; 40 đầu mối Cơ quan và người được giao tiến hành một số hoạt động điều tra và những người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp khác thực hiện hành vi phạm tội xâm phạm hoạt động tư pháp.

Theo số liệu thống kê và phân tích trên, cho thấy một khối lượng công việc rất lớn mà Cơ quan điều tra VKSND tối cao phải đảm nhận khi các đạo luật mới có hiệu lực thi hành (từ ngày 01/01/2018). Đặc biệt là số lượng tố giác về tội phạm và số vụ án xâm phạm hoạt động tư pháp, tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra VKSND tối cao sẽ tăng lên rất nhiều.

- Mở rộng phạm vi và địa bàn điều tra: Trước đây phạm vi và địa bàn điều tra thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra VKSND tối cao thường chỉ diễn ra ở cấp trung ương, cấp tỉnh, huyện. Nay theo quy định mới của pháp luật, phạm vi và địa bàn điều tra thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra VKSND tối cao được mở rộng xuống địa bàn Công an các xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an (khi họ thực hiện việc tiếp nhận, giải quyết ban đầu tin báo, tố giác về tội phạm theo quy định tại Điều 44 Luật tổ chức Cơ quan điều tra hình sự năm 2015; khoản 3 Điều 145 BLTTHS năm 2015, mà có vi phạm pháp luật). Vì vậy sẽ có rất nhiều khó khăn về mặt địa lý cũng như yêu cầu đòi hỏi về mặt thời gian đảm bảo cho công tác khám nghiện hiện trường, khám nghiệm tử thi, thu thập dấu vết ban đầu đối với những vụ việc do Công an xã thực hiện có vi phạm hoạt động tư pháp ở những địa bàn xa trụ sở, vì hiện


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

tại CQĐT không có hệ thống tổ chức bộ máy các phòng nghiệp vụ ở tất cả 63 tỉnh thành, phố trên cả nước mà chỉ có ở trung ương và 5 phòng nghiệp vụ đặt ở 5 khu vực (thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng, thành phố Yên Bái, thành phố Buôn Ma Thuột và thành phố Cần Thơ).

- Đặc điểm của các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra VKSND tối cao có tính chất đặc biệt: Trước đây, Cơ quan điều tra VKSND tối cao chỉ điều tra cán bộ, công chức thuộc CQĐT, VKSND, Tòa án nhân dân, Cơ quan Thi hành án phạm tội xâm phạm hoạt động tư pháp, thì đã gây khó khăn cho hoạt động điều tra vì chủ thể phạm tội này là người có trình độ, kiến thức, am hiểu pháp luật, có kinh nghiệm thực tiễn trong hoạt động tố tụng, có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp…do đó thường có thủ đoạn phạm tội, che giấu, chống đối rất tinh vi và khó khăn trong việc phát hiện. Nay theo quy định mới của pháp luật, thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra VKSND tối cao mở rộng thẩm quyền điều tra đối với chủ thể phạm tội về tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp. Trong thực tế hiện nay, việc đấu tranh, điều tra, truy tố, xét xử loại tội phạm về tham nhũng, chức vụ rất khó khăn, thì loại tội phạm có chức vụ quyền hạn trong hoạt động tư pháp lại càng khó khăn hơn. Vì vậy, đòi hỏi cần phải có một lực lượng điều tra chính quy, chuyên nghiệp, có bản lĩnh mới đảm đương được nhiệm vụ mới theo quy định của pháp luật.

Luật hiến pháp và luật hành chính Bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp - Từ thực tiễn của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao - 8

- Thực hiện nhiệm vụ trực ban hình sự 24/24: Để phục vụ việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm phải tổ chức trực ban hình sự ở tất cả các khu vực có trụ sở Cơ quan điều tra. Do đó đòi hỏi cần phải có đủ lực lượng Điều tra viên để bố trí thực hiện nhiệm vụ trực ban 24/24h theo quy định mới của pháp luật. Hiện nay, Cơ quan điều tra tiến hành điều tra tội phạm theo thẩm quyền trên phạm vi toàn quốc, với 05 Phòng nghiệp vụ tại trụ sở chính tại Hà Nội, 02 Phòng nghiệp vụ đóng tại Đại diện Thường trực tại miền Nam và miền Trung

- Tây Nguyên và 03 Phòng nghiệp vụ đóng tại 03 khu vực: Tây Bắc (Yên Bái); Tây Nguyên (Đắk Lắk); Tây Nam bộ (Cần Thơ). Vì vậy, liên quan đến vấn đề


này đòi hỏi phải có kinh phí để trang bị cho các phòng trực ban (các trang thiết bị văn phòng, sổ sách, điện thoại..., kinh phí chi bồi dưỡng chế độ trực ban). [56, tr.21-35]

2.2. Phân tích thực trạng bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp ở Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao

2.2.1 Bảo đảm bảo vệ quyền và nghĩa vụ của người tố giác

Bảo vệ người tố giác tội phạm, người làm chứng, bị hại và người thân thích của họ là hoạt động tố tụng được BLTTHS quy định do cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng áp dụng nhằm đưa ra các biện pháp đảm bảo về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, các hoạt động bình thường trong sinh hoạt, công việc, đời sống v.v...đối với người tố giác tội phạm, người làm chứng, bị hại và người thân thích của họ khi có căn cứ xác định tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của họ bị xâm hại hoặc bị đe dọa xâm hại do việc cung cấp chứng cứ, tài liệu, thông tin liên quan đến tội phạm. Việc quy định cơ chế bảo vệ người tố giác tội phạm, người làm chứng, bị hại và người thân thích của người tố giác tội phạm, người làm chứng, bị hại trong BLTTHS là thể hiện rò trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân, đặc biệt là bảo vệ những người có nguy cơ bị xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân nhấm do việc họ hoặc người thân thích của họ cung cấp chứng cứ, tài liệu, thông tin liên quan đến tội phạm, góp phần vào việc phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh tội phạm theo các quy định của pháp luật. Các biện pháp này vừa có ý nghĩa đảm bảo pháp chế, tính nghiêm minh của pháp luật vừa khuyến khích công dân, tổ chức tham gia tích cực vào công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm.

BLTTHS quy định những người được bảo vệ bao gồm người tố giác tội phạm, người làm chứng, bị hại, người thân thích của người tố giác tội phạm, người làm chứng, bị hại.

Điều 56, Điều 62, Điều 66 BLTTHS cũng đã quy định cá nhân đã tố giác, báo tin về tội phạm; cơ quan, tổ chức đã báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố,


bị hại, người làm chứng có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giữ bí mật việc tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của họ, người thân thích của họ khi bị đe dọa. Trong trường hợp có hoặc không có yêu cầu từ phía người tố giác tội phạm thì các cơ quan chức năng tùy theo nhiệm vụ, quyền hạn của mình cũng đều phải có trách nhiệm đưa ra các biện pháp để bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của họ.

Người thân thích của người tố giác tội phạm, người làm chứng, bị hại là người có quan hệ với người tố giác tội phạm, người làm chứng, bị hại gồm vợ, chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, bố nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi; ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột; cụ nội, cụ ngoại, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột. Người tố giác tội phạm, người làm chứng, bị hại, người thân thích của người tố giác tội phạm, người làm chứng, bị hại được các cơ quan có thẩm quyền bảo vệ khi có căn cứ về việc họ đã hoặc sẽ bị xâm hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản do việc người tố giác tội phạm, người làm chứng, người bị hại cung cấp chứng cứ, vật chứng, thông tin, tài liệu có liên quan trực tiếp đến hành vi phạm tội, người phạm tội trong vụ việc, vụ án hình sự. Đã hoặc sẽ bị xâm hại được hiểu là đã bị xâm hại hoặc có sự đe dọa xâm hại ở mức độ nguy hiểm đáng kể hoặc căn cứ vào tính chất đặc biệt nguy hiểm của loại tội phạm và vai trò quan trọng của người làm chứng, người tố giác tội phạm, người bị hại trong tố tụng hình sự cần phải có biện pháp bảo vệ để đảm bảo an toàn cho người được bảo vệ và yêu cầu hoạt động điều tra, truy tố, xét xử.

Việc áp dụng các biện pháp bảo vệ được thực hiện trong suốt thời gian mà có căn cứ về việc người được bảo vệ đã hoặc sẽ bị xâm hại là có thực và không giới hạn về thời gian.

Trong đó, những chủ thể được bảo vệ nêu trên có quyền:


- Đề nghị được bảo vệ: Là việc người tố giác tội phạm, người làm chứng, bị hại, người thân thích của người tố giác tội phạm, người làm chứng, bị hại đưa ra yêu cầu của mình khi có căn cứ xác định việc bị kỷ luật, buộc thôi việc, luân chuyển công tác hoặc bị các hình thức trù dập, phân biệt đối xử khác để các cơ quan chức năng xem xét, giải quyết và tiến hành các biện pháp thích hợp nhằm bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản các quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình. Các đề nghị này có thể trực tiếp hoặc thông qua người thứ ba, có thể đề nghị bằng miệng trong trường hợp khẩn cấp hoặc bằng văn bản.

- Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ: Các cơ quan tiến hành tổ tượng tụng phải có trách nhiệm thông báo về việc bảo vệ đối với các đối nêu trên cũng như cung cấp các thông tin liên quan đến quyền và nghĩa vụ của họ khi áp dụng và trong suốt quá trình triển khai các biện pháp bảo vệ.

- Được biết về việc áp dụng biện pháp bảo vệ; đề nghị thay đổi, bổ - hủy bỏ biện pháp bảo vệ: Khi ra quyết định áp dụng hoặc trong quá trình triển sung khai, thay đổi hoặc chấm dứt các biện pháp bảo vệ, các cơ quan tiến hành tố tụng phải có trách nhiệm thông báo trước cho người tố giác tội phạm, người làm chứng, bị hại, người thân thích của người tố giác tội phạm. Quy định như trên là cần thiết nhằm tạo sự yên tâm trong hợp tác với các cơ quan tiến hành tố tụng để có kết quả khai báo, cung cấp chứng cứ khách quan và đầy đủ nhất, bên cạnh đó việc thông tin này cũng đảm bảo sự chủ động trong sắp xếp công tác, sinh hoạt và các yếu tố cần thiết khác trong quá trình triển khai các biện pháp bảo vệ.

- Được bồi thường thiệt hại, khôi phục danh dự, bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp trong thời gian bảo vệ. Trong trường hợp này, nếu xảy ra các thiệt hại thực tế về thể chất, vật chất, tinh thần hoặc các quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm hại thì đối tượng bảo vệ được bồi thường theo quy định của pháp luật.

Về nghĩa vụ, người tố giác tội phạm, người làm chứng, bị hại, người thân thích của người tố giác tội phạm phải thực hiện các nghĩa vụ:


- Chấp hành nghiêm chỉnh những yêu cầu của cơ quan có trách nhiệm bảo vệ về đi lại, ăn ở, sinh hoạt, làm việc, học tập, giao tiếp, thăm gặp và các hoạt động khác liên quan đến việc bảo vệ theo yêu cầu của cơ quan bảo vệ;

- Giữ bí mật thông tin bảo vệ: Không được tiết lộ thông tin về nơi ở, nơi làm việc, học tập, sự thay đổi nhân dạng hoặc các biện pháp bảo vệ khác cho người khác biết, kể cả thân nhân khi chưa được sự đồng ý của cơ quan có trách nhiệm bảo vệ.

- Thông báo kịp thời đến cơ quan có trách nhiệm bảo vệ những vụ việc, tình huống bất thường xảy ra có nghi vấn hoặc có liên quan đến hoạt động bảo vệ của cơ quan có trách nhiệm bảo vệ trong thời gian được bảo vệ.

2.2.2. Cơ quan, người có thẩm quyền quyết định áp dụng các biện pháp bảo vệ

Bảo vệ người tố giác tội phạm, người làm chứng, bị hại, người thân thích của người tố giác tội phạm cần được thực hiện thông qua một cơ chế hoạt động cụ thể của các tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giúp cho họ không bị mua chuộc, khống chế, bị đe dọa, trả thủ để họ có thái độ hợp tác tích cực, khai báo khách quan, trung thực và chính xác với các cơ quan tiến hành tố tụng. Các hoạt động đó phải dựa trên cơ sở pháp lý đầy đủ, chính xác và khả thi. Do đó, BLTTHS quy định rò thủ tục tiến hành, quyền và trách nhiệm cụ thể, rò ràng của các chủ thể tham gia trong thực hiện bảo vệ an toàn tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản của người tố giác tội phạm, người làm chứng bị hại, người thân thích của người tố giác tội phạm và các quyền, lợi ích vật chất, tinh thần khác cho các đối tượng này. Trách nhiệm ra quyết định bảo vệ người tố giác tội phạm, người làm chứng, bị hại, người thân thích của người tố giác tội phạm thuộc về các cơ quan tố tụng có thẩm quyền, đó là những cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, xác minh tố giác về tội phạm, các cơ quan trực tiếp giải quyết vụ án hình sự liên quan đến các đối tượng được bảo vệ. Đối tượng áp dụng biện pháp bảo vệ là khi tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, quyền lợi ích hợp


pháp và tài sản của người được bảo vệ bị hoặc có nguy cơ bị xâm hại hoặc thân nhân của họ bị tấn công hoặc xâm hại. Nguy cơ tấn công, xâm hại được hiểu là có thể đã có sự tấn công hoặc xâm hại trên thực tế; hoặc tuy mới chỉ là sự đe dọa tấn công hoặc xâm hại, nhưng mức độ nguy hiểm là đáng kể, cần có biện pháp bảo vệ kịp thời để bảo đảm an toàn cho người được bảo vệ. Hơn nữa, để bảo vệ các đối tượng này cần phải sử dụng lực lượng phối hợp của nhiều ngành, nhiều tổ chức, thậm chí cả những biện pháp thuật nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn, cần có đủ lực lượng, phương tiện, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác bảo vệ. Do đó, BLTTHS quy định Cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ gồm:

- Cơ quan điều tra của Công an nhân dân;

- Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân.

Những người có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ

gồm:

- Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra của Công an nhân dân có

thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ đối với người được bảo vệ trong các vụ việc, vụ án hình sự do cơ quan mình thụ lý, giải quyết, điều tra hoặc theo đề nghị của Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân cùng cấp; đề nghị của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

- Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ đối với người được bảo vệ trong các vụ việc, vụ án hình sự do cơ quan mình thụ lý, giải quyết, điều tra hoặc theo đề nghị của Viện kiểm sát quân sự, Tòa án quân sự củng cấp; đề nghị của Viện kiểm sát quân sự trung ương.

Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân các cấp nếu xét thấy cần áp dụng biện pháp bảo vệ đối với người được bảo vệ thì đề nghị Cơ quan điều tra trực tiếp thụ lý vụ án hình sự ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ đối với người được bảo vệ. Đề nghị phải được thể hiện bằng văn bản.

Xem tất cả 126 trang.

Ngày đăng: 23/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí