Cây ăn trái Nghề: Bảo vệ thực vật - Cao đẳng: Phần 1 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp - 8

Hình 3.13: Bệnh phấn trắng trên hoa và trái nhãn


Biện pháp phòng trị:

Tỉa cành thông thoáng, ánh sáng chiếu xuyên qua được tán lá sẽ hạn chế được bệnh.

Phun bột lưu huỳnh hay thuốc gốc Ridomil gold 68WG, Topsin M 50 WP, Tilt super 300 ND, Score 250 EC, Aliette 800 WG, Nativo 759 WG, Daconil 75 WP... có hiệu quả tốt.

Để phòng ngừa bệnh có hiệu quả, có thể phun thuốc vào giai đoạn trước khi trổ hoa và ngay khi vừa đậu trái.

. Bệnh thối trái nhãn (Nấm Phytophthora sp.):

Bệnh gây hại nặng trong mùa mưa, nhất là trên trái già chín. Trái bị thối nâu, lan dần từ vùng cuống trái, thịt trái bị nhũn, chảy nước, hôi chua và có thể thấy tơ nấm trắng phát triển trên đó (Hình 3.14).


Hình 3.14: Trái nhãn bị thối do nấm Phytophthora sp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 66 trang tài liệu này.

Biện pháp phòng trị:

Giai đoạn 15 – 30 ngày trước khi thu hoạch, nhất là lúc trời có nhiều mưa, bệnh thối trái phát triển mạnh, gây rụng trái non rất nhiều nên phun một trong các loại thuốc để phòng trị như: Daconil 75 WP, Manzate 200 -80 WP, Topsin M 50 WP, Ridomil Gold 240 EC, Aliette 80 WP....

. Bệnh thán thư (Colletotrichum gloeopsoriodes):

Bệnh phát sinh mạnh khi trời ấm và ẩm trong tháng 3 và 4. Trời có mưa đúng vào thời kỳ ra hoa và hình thành trái non làm ảnh hưởng đến năng suất. Bệnh phát sinh trên lá, chồi non, trên chùm hoa và quả.

Trên lá: Bệnh hại từ mép lá trở vào, lúc đầu vết bệnh như các chấm đốm nhỏ, sau liên kết thành mảng lớn, xung quanh có đường viền nâu xẫm.

Trên chồi non: Lúc đầu vết bệnh dạng thấm nước, sau chuyển màu nâu tối, chồi chết khô khi trời nắng hoặc thối khi trời mưa.

Trên hoa và trái non: Vết bệnh hơi lõm xuống kiểu chấm đen, làm hoa và quả non chuyển màu đen và rụng.


Hình 3 15 Bệnh thán thư trên lá và bông nhãn Biện pháp phòng trị Tỉa cành 1

Hình 3.15: Bệnh thán thư trên lá và bông nhãn


Biện pháp phòng trị:

Tỉa cành, tạo tán, thường xuyên cắt bỏ cành già giúp cây thông thoáng. Khi thời tiết ấm và ẩm cần tiến hành phun thuốc: Amistar Top 325 SC,

Antracol 70 WP, Map green 6SL, Carbenda supper 50SC... Lượng nước thuốc cần phun khoảng 600-800 lít/ha.

. Bệnh chổi rồng

Triệu chứng: Bệnh xuất hiện trên các chồi lá non và hoa, làm cho chồi lá, hoa không phát triển được, biến dạng, co cụm và mọc thành chùm như bó chổi, nên có tên là chổi rồng. Bệnh làm cho hoa kém phát triển, khả năng đậu trái thấp, trái kém phát triển.

Cành bị bệnh không tiếp tục phát triển và sẽ dần thoái hoá, khô và chết đi. Chồi non mới ra ở chồi bị bệnh có hình dạng bình thường hoặc đôi khi hơi xoăn và biến dạng như bị ảnh hưởng của thuốc trừ cỏ.

Tác nhân: tác nhân gây bệnh vẫn chưa rõ, có thể do nhện Eriophyes dimocarpi, do virus hoặc phytoplasma và được lan truyền bởi côn trùng chích hút. Theo kết quả nghiên cứu gần đây của Viện Cây Ăn Quả miền Nam thì bệnh có liên quan mật thiết với nhện lông nhung, do đó việc quản lý tổng hợp nhện lông nhung là giải pháp chủ yếu để quản lý bệnh chổi rồng (Hình 3.16).


Hình 3 16 Bông nhãn bị bệnh chổi rồng Biện pháp phòng trị Cắt tỉa sâu 50 2

Hình 3.16: Bông nhãn bị bệnh chổi rồng


Biện pháp phòng trị

Cắt tỉa sâu (50 cm) cành, lá, hoa có triệu chứng bệnh đem tiêu hủy và phun nước thường xuyên lên lá cũng làm giảm hiện tượng chổi rồng.

Giai đoạn chuẩn bị ra đọt đến ra đọt non cần phun ngừa và luân phiên các loại thuốc để phòng trừ nhện như: Kumulus 80 DF, Ortus 5 SC, dầu SK-Enspray 99 EC, Dandy 15 EC, Alfamite 15 EC, Comite 73EC... Không nhân giống từ những cây bị bệnh, tránh vận chuyển cây từ vườn bệnh sang vườn khác; ghép thay giống nhãn Xuồng Cơ Vàng trên giống Tiêu Da Bò.

8. Thực hành

8.1. Tỉa cành tạo tán cho cây Vật liệu

- Cây trồng

- Kéo cắt cành (loại cằm tay)

- Kéo cắt cành (loại cán dài)

Các bước hướng dẫn thực hành

(a) Tạo tán cho cây mới trồng và chưa cho trái

Cắt tỉa cành nhằm mục tập trung dinh dưỡng nuôi các cành còn lại, đồng thời tạo tán cây thích hợp cho nhiều cành mang trái.

Khi cây mới trồng được 2-3 cơi đọt thì tiến hành bấp bỏ đọt tưới phân để cây ra đọt mới. Thường thì cây ra rất nhiều đọt, lần thứ nhất ta chọn 3 cành khoẻ mạnh và đồng thời loại bỏ những cành còn lại. Khi lá già thì tiếp tục bấp bỏ đọt lần thứ 2 và tưới phân cho ra đọt mới thì cũng chọn 3 đọt khoẻ mạnh trên 1 cành, vậy lúc này cây được 9 cành. Lần bấp đọt thứ 3 cũng chọn 3 canh khoẻ mạnh, loại bỏ các cành còn lại thì lúc này cây được 27 cành. Đây là số cành khung mà cây cần có, tàn cây tròn và đều.

(b) Tỉa cành, Tạo tán cho cây đã cho trái nhiều năm

Sau khi thu hoạch xong, các loại cành cần phải cắt tỉa gồm:

- Các cành bị sâu bệnh

- Các cành đan xen che rợp nhau

- Các cành mọc yếu bên dưới, bên trong tán

- Các cành đã cho trái trong mùa trước

- Các chòi vượt mọc thẳng bên trong tán

8.2. Nhận dạng và đánh giá phẩm chất một số loại trái nhãn Vật liệu – Thiết bị

Mỗi nhóm sinh viên (từ 6-7 em) cần có:

- 3 giống nhãn (nhãn Xuồng Cơm Vàng, nhãn Tiêu Da Bò, nhãn Edor)

- 3 cái dao

- 2 khúc xạ kế đo độ Brix

- 3 thước kẹp

Các bước hướng dẫn thực hành

(a) Nhận dạng và phân biệt từng giống nhãn

Quan sát kỹ các bộ phận của trái cây có sẵn như sau:

- Hình dạng trái của từng giống (dạng tròn, dài, thon dài, bầu dục…). Dùng thước kẹp để đo chiều dài và chiều rộng của trái.

- Màu sắc vỏ trái (màu xanh đậm, màu xanh nhạc, màu vàng tranh…)

- Độ bóng láng của trái và độ dầy của vỏ (nhìn bằng mắt thường)

- Vẽ hình và chú thích mỗi giống một trái.

(b) Đo độ Brix của trái nhãn bằng khúc xạ kế

Ép nước của từng trái cây lên khúc xạ kế và quang sát đọc kết quả

Sau mỗi lần đo chúng ta phải dùng nước cất để rữa khúc xạ kế và giấy loại mềm lau cho khô rồi mới tiếp tục đo trái khác.

(c) Đo độ Brix của trái nhãn bằng cảm quang

Chia đều từng loại trái cây cho mỗi nhóm, các thành viên trong nhóm sẽ ăn thử và cảm nhận độ ngọt của từng loại trái và so với kết quả của khúc xạ kế đo được.


CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Phân biệt những điểm khác nhau giữa nhãn Xuồng cơm vàng, Tiêu da bò và nhãn Edor?

2. Tại sao phải tỉa cành tạo tán cho cây trồng còn nhỏ?

3. Chọn và cắt tỉa cành không cần thiết trên cây?

4. Để nhãn ra hoa tập trung thì xử lý bằng chất gì ?

5. Nhãn Edor cần có mấy cơi đọt thì cho hoa tốt ?

6. Giống nhãn nào khi xử lý ra hoa cần phải khoang cành ?

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/02/2023