Ngoài ra, hồ sơ bảo vệ còn bao gồm văn bản yêu cầu, đề nghị thay đổi, sung, hủy bỏ biện pháp bảo vệ; Quyết định áp dụng, thay đổi, bổ sung, hủy bỏ biện pháp bảo vệ; Tài liệu phản ánh diễn biến quá trình áp dụng biện pháp bảo vệ: Văn bản yêu cầu, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân phối hợp bảo vệ Báo cáo kết quả thực hiện biện pháp bảo vệ; Quyết định chấm dứt biện pháp bảo vệ; Các văn bản, tài liệu khác có liên quan đến việc bảo vệ như như tài liệu thể hiện các nguồn tin, căn cứ về việc đã hoặc sẽ bị xâm hại của tội phạm đối với người được bảo vệ; văn bản báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của cấp trên; nội dung chỉ đạo của người có trách nhiệm bảo vệ tóm tắt việc xác minh, truy tìm, truy bắt đối tượng đã tấn công hoặc xâm hại người được bảo vệ, tài liệu thể hiện việc đền bù, trợ cấp cho người được bảo vệ bị thiệt hại về tài sản, tính mạng, sức khỏe...
2.3. Đánh giá chung thực trạng bảo vệ quyền tố giác về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp ở Cơ quan điều tra VKSND tối cao
2.3.1. Những kết quả đạt được
Trong những năm qua, công tác điều tra các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp và tội phạm tham nhũng, chức vụ trong hoạt động tư pháp của Cơ quan điều tra VKSNDTC đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần vào công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm; làm trong sạch đội ngũ cán bộ trong các cơ quan tư pháp; chống bỏ lọt tội phạm, chống làm oan người vô tội, là công cụ sắc bén thực sự có hiệu quả để đảm bảo và hỗ trợ tích cực cho VKSND thực hiện tốt chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa, góp phần kiềm chế, ngăn chặn sự gia tăng của loại tội phạm này.
Từ năm 2015 đến năm 2019, số lượng thông tin vi phạm, tội phạm liên quan đến tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp và tội phạm tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp do người dân tố giác mà Cơ quan điều tra VKSND tối cao tiếp nhận là 8.035 đơn thư, đã tăng dần qua từng năm, được thể hiện tại bảng sau:
Bảng 2.1: Tổng số thông tin vi phạm, tội phạm và tố giác, tin báo do CQĐT VKSNDTC tiếp nhận, giải quyết từ năm 2015 đến năm 2019
Thông tin vi phạm, tội phạm | Tố giác, tin báo về tội phạm | Đã xác minh, giải quyết | Tỷ lệ đạt | |
2015 | 1148 | 141 | 129 | 91,5% |
2016 | 1508 | 147 | 137 | 93,3% |
2017 | 1594 | 150 | 141 | 94% |
2018 | 1793 | 143 | 131 | 91,6% |
2019 | 1992 | 180 | 154 | 85,6% |
Có thể bạn quan tâm!
- Khái Quát Về Cơ Quan Điều Tra Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao
- Phân Tích Thực Trạng Bảo Đảm Quyền Tố Giác Về Tội Phạm Xâm Phạm Hoạt Động Tư Pháp Ở Cơ Quan Điều Tra Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao
- Thực Hiện Trình Tự Thủ Tục Bảo Vệ
- Yêu Cầu Của Việc Bảo Đảm Quyền Tố Giác Về Tội Phạm Xâm Phạm Hoạt Động Tư Pháp
- Hoàn Thiện Về Hoạt Động Của Cơ Quan Điều Tra Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao
- Tăng Cường Cơ Sở Vật Chất, Trang Thiết Bị Và Chế Độ Đãi Ngộ Đối Với Điều Tra Viên, Cán Bộ Điều Tra Và Công Chức
Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.
Nguồn: Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Các thông tin vi phạm, tội phạm và tố giác, tin báo xâm phạm hoạt động tư pháp xảy ra ở tất cả các cơ quan tư pháp: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, cơ quan THADS, cơ quan THAHS, trong đó ngành Công an: 2848, ngành Tòa án: 2242; ngành THADS:1385; ngành Kiểm sát: 687; ngành khác:1173; Trong tổng số 8035 thông tin vi phạm, tội phạm thì có 761 tố giác, tin báo thuộc thẩm quyền giải quyết của Cơ quan điều tra VKSND tối cao, còn 7274 đơn không thuộc thẩm quyền đã chuyển cơ quan hữu quan khác để xử lý, giải quyết theo quy định. Nội dung chủ yếu phản ánh, tố cáo sai phạm trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án như: Hành vi nhận hối lộ; hành vi bức cung, dùng nhục hình, làm sai lệch hồ sơ vụ án dẫn đến oai sai; hành vi tổ chức, cưỡng chế thi hành án trái pháp luật...
Trong những năm qua, công tác tiếp nhận, giải quyết các đơn, thư tin báo, tố giác tội phạm của Cơ quan điều tra VKSND tối cao đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Tất cả các đơn, tin gửi đến đều được phân loại, giải quyết, xác minh và trả lời đến cá nhân, tổ chức gửi đơn. Qua đó giải quyết được những vấn
đề bức xúc của công dân, không để tình trạng tố cáo kéo dài, gây bức xúc trong quần chúng nhân dân. Thông qua công tác xác minh 761 tin báo, tố giác, từ năm 2015 đến năm 2019, Cơ quan điều tra VKSND tối cao đã khởi tố và thụ lý điều tra được 254vụ/246 bị can, cụ thể được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.2: Số lượng vụ án, bị can xâm phạm hoạt động tư pháp do CQĐT VKSNDTC khởi tố, điều tra từ năm 2015 đến năm 2019
Tổng | Tội phạm tham nhũng, chức vụ trong hoạt động tư pháp | Tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp | Các tội phạm khác liên quan đến hoạt động tư pháp | |||||
Vụ | Bị can | Vụ | Bị can | Vụ | Bị can | Vụ | Bị can | |
2015 | 42 | 26 | 29 | 22 | 07 | 04 | 06 | 0 |
2016 | 45 | 34 | 28 | 29 | 09 | 05 | 08 | 0 |
2017 | 51 | 50 | 33 | 31 | 13 | 15 | 05 | 04 |
2018 | 57 | 67 | 38 | 47 | 16 | 19 | 03 | 01 |
2019 | 59 | 69 | 34 | 48 | 22 | 21 | 03 | 0 |
Tổng | 254 | 246 | 162 | 177 | 67 | 64 | 25 | 5 |
Nguồn: Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Qua thống kê cho thấy trong tổng số các vụ án mà CQĐT VKSNDTC đã khởi tố và thụ lý điều tra thì tội phạm về tham nhũng, chức vụ trong hoạt động tư pháp: 162vụ/177.bị can (chiếm 64%); tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp: 67vụ/64 bị can (chiếm 26%); các tội phạm khác liên quan đến hoạt động tư pháp: 25vụ/5 bị can (chiếm 10%). Bên cạnh đó, trong số các bị can bị Cơ quan điều tra khởi tố trong các năm từ 2015 đến 2019 thì có thể thấy tỷ lệ tội phạm là cán bộ, công chức thuộc cơ quan tư pháp cụ thể qua bảng sau:
Bảng 2.3: Tỷ lệ bị can bị CQĐT VKSNDTC khởi tố, điều tra trong các vụ án xâm phạm hoạt động tư pháp từ năm 2015 đến năm 2019
Tổng số | Bị can thuộc cơ quan công an | Bị can thuộc Viện kiểm sát | Bị can thuộc Tòa án | Bị can thuộc Cơ quan THADS | Bị can thuộc ngành khác | |
2015 | 26 | 4 | 0 | 7 | 14 | 1 |
2016 | 34 | 9 | 1 | 3 | 21 | 0 |
2017 | 50 | 14 | 4 | 5 | 24 | 3 |
2018 | 67 | 25 | 7 | 5 | 30 | 0 |
2019 | 69 | 37 | 5 | 7 | 20 | 0 |
Tổng | 246 | 89 | 17 | 27 | 109 | 4 |
Nguồn: Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Qua bảng thống kê trên, có thể thấy số người phạm tội là cán bộ, công chức thuộc ngành Công an là 89 bị can (chiếm 36%); thuộc ngành Toà án là 27 bị can (chiếm 15%); thuộc ngành Kiểm sát là 17 bị can (chiếm 10%); thuộc cơ quan Thi hành án là 109 bị can (chiếm 44%), ngành khác là 4 bị can (chiếm 6%).
Việc khắc phục, thu hồi tiền, tài sản bị chiếm đoạt trong các vụ án tham nhũng, chức vụ cũng được Cơ quan điều tra VKSND tối cao chú trọng thực hiện. Tỷ lệ thu hồi tiền, tài sản bị thiệt hại, chiếm đoạt trong các vụ án tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp do Cơ quan điều tra VKSND tối cao khởi tố, điều tra trung bình đạt 55%. [27, tr. 15]
Có thể thấy, kể từ năm 2018, sau khi ban hành và thực hiện Quy chế số 565 và quy định của BLTTHS năm 2015 về thẩm quyền mới của Cơ quan điều tra VKSND tối cao có hiệu lực thì việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra VKSND tối cao có nhiều chuyển biến tích cực trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, tạo một bước ngoặt mới cả về tổ chức hoạt động cũng như công tác xây dựng thể chế. Với những kết quả như trên, có thể thấy hiệu quả và chất lượng trong công tác điều tra các tội phạm tham nhũng, chức vụ trong hoạt động tư pháp và tội phạm xâm phạm
hoạt động tư pháp của Cơ quan điều tra VKSND tối cao. Việc khởi tố, điều tra, xử lý tội phạm của Cơ quan điều tra VKSND tối cao luôn đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội, thể hiện qua việc không có vụ án nào mà Cơ quan điều tra VKSND tối cao khởi tố, điều tra bị đình chỉ điều tra vì bị can không phạm tội hoặc Tòa án tuyên không phạm tội, tỷ lệ vụ án phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung rất thấp.
Cùng với việc chủ động phát hiện, xử lý nghiêm minh các hành vi xâm phạm hoạt động tư pháp, Cơ quan điều tra VKSND tối cao cũng đặc biệt chú trọng tích cực phát hiện, xác định nguyên nhân cũng như các điều kiện dẫn đến vi phạm, tội phạm để kiến nghị với các cơ quan hữu quan có biện pháp xử lý và phòng ngừa vi phạm, tội phạm và kiến nghị khắc phục những thiếu sót, kẽ hở trong các quy định pháp luật và trong công tác thực thi pháp luật, xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác điều tra của Cơ quan điều tra VKSND tối cao. Trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2019, Cơ quan điều tra VKSND tối cao đã ban hành 425 kiến nghị, gửi cơ quan tư pháp các cấp, đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý sai phạm của cán bộ chiến sĩ, Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Chấp hành viên trong khi thi hành nhiệm vụ; đồng thời rút kinh nghiệm chung trong công tác nghiệp vụ. Đáng chú ý, Cơ quan điều tra đã tham mưu lãnh đạo VKSND tối cao ban hành 06 kiến nghị tổng hợp, gửi các đồng chí Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Chánh án TAND tối cao đề nghị có biện pháp rút kinh nghiệm chung trong toàn ngành, đặc biệt là các hành vi tiêu cực trong công tác nghiệp vụ. 96,9% kiến nghị của Cơ quan điều tra VKSND tối cao được các cơ quan, đơn vị hữu quan tiếp thu, xử lý theo quy định. [21, 2015-2019]
2.3.2. Những hạn chế, bất cập
Trong những năm vừa qua mặc dù Cơ quan điều tra VKSND tối cao đã được Lãnh đạo VKSND tối cao và các đơn vị ban ngành tạo điều kiện giúp đỡ, đã đạt được những thành tích nhất định trong hoạt động điều tra nói chung và
trong công tác bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp nói riêng. Tuy nhiên, do tình hình tội phạm ngày càng diễn biến phức tạp nên vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc và hạn chế như sau:
- Số lượng Điều tra viên, Cán bộ điều tra hiện chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ tăng thêm.
- Năng lực, trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm điều tra của Điều tra viên, Cán bộ điều tra còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu theo quy định của pháp luật cũng như thực tiễn giải quyết nguồn tin về tội phạm và điều tra các vụ án hình sự thuộc thẩm quyền.
- Việc tạm giữ, tạm giam các bị can để điều tra phải nhờ các cơ sở giam giữ trong Quân đội nhân dân, do đó, chưa chủ động được trong việc bố trí các biện pháp nghiệp vụ điều tra, các Trại tạm giam đều ở xa trụ sở làm việc của Cơ quan điều tra (từ 70km trở lên) dẫn đến việc hỏi cung, lấy lời khai, đối chất, nhận dạng… mất rất nhiều thời gian; công tác giám định kỹ thuật hình sự chưa có thẩm quyền thực hiện, phải trưng cầu cơ quan giám định của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, trong đó, việc giám định âm thanh, hình ảnh chỉ có ở Bộ Công an, dẫn đến thời hạn giám định kéo dài, chưa đảm bảo tính khách quan, ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng giải quyết vụ việc. Hầu hết các vụ việc đều có liên quan đến việc thu thập, bảo quản, đánh giá chứng cứ, dữ liệu điện tử nhưng hiện Cơ quan điều tra chưa có lực lượng cán bộ kỹ thuật hình sự chuyên trách, chưa có phương tiện kỹ thuật và công nghệ để phục vụ cho công tác này.
- Phương tiện, trang thiết bị và các điều kiện bảo đảm cho hoạt động điều tra còn thiếu, lạc hậu so với yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm hiện nay.
- Chưa có cơ chế và kinh phí đặc thù cho hoạt động điều tra; chưa có chính sách đặc thù để đãi ngộ Điều tra viên, Cán bộ điều tra trong việc phát hiện, đấu tranh phòng, chống tội phạm thuộc thẩm quyền.
- Do số lượng đơn thư tố giác có xu hướng ngày càng tăng lên trong khi lực lượng Cán bộ điều tra, Điều tra viên làm công tác phân loại còn thiếu và
chưa được đào tạo chuyên sâu nên công tác thụ lý, phân loại, xử lý đơn thư, tố giác về tội phạm thuộc thẩm quyền đôi khi vẫn chưa kịp thời, chính xác.
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập
Nguyên nhân chính dẫn đến những khó khăn và hạn chế nêu trên chủ yếu là do:
- Hiến pháp và các đạo luật mới về tư pháp được ban hành, có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 mở rộng thẩm quyền điều tra mới và quy định bổ sung nhiều nhiệm vụ, quyền hạn mới cho Cơ quan điều tra VKSND nhưng chưa được tăng cường năng lực đầy đủ, kịp thời để đáp ứng ngay với yêu cầu nhiệm vụ mới tăng thêm theo quy định của luật. Mặt khác, nhiều quy định mới của luật mới được ban hành nhưng việc giải thích, hướng dẫn pháp luật, nhất là các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp chưa kịp thời nên việc nhận thức, áp dụng chưa thống nhất; công tác phối hợp chưa chặt chẽ, thường xuyên trong việc phát hiện, xử lý tội phạm.
- Tổ chức bộ máy của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát hiện nay còn nhiều bất cập so với yêu cầu nhiệm vụ được giao, lực lượng điều tra của Cơ quan điều tra VKSND tối cao còn thiếu và yếu.
- Tính chất, đặc thù của tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp rất phức tạp nhưng Cơ quan điều tra VKSND chưa có đầy đủ các yêu cầu, điều kiện bảo đảm của Cơ quan điều tra chuyên trách để phát hiện và đấu tranh phòng chống có hiệu quả đối với tội phạm này. Trong đó, việc phát hiện, chứng minh hành vi phạm tội rất khó khăn, nhưng chưa có các hoạt động nghiệp vụ, như trinh sát, mạng lưới cơ sở, cơ chế cung cấp, phát hiện thông tin về tội phạm trong và ngoài ngành còn chưa hiệu quả; việc thu thập chứng cứ, tài liệu (nhất là chứng cứ dữ liệu điện tử), công tác giám định (nhất là giám định âm thanh, hình ảnh, lĩnh vực kế toán, tài chính), công tác tạm giữ, tạm giam... đều gặp nhiều khó khăn, bất cập.
- Trụ sở, phương tiện, trang thiết bị, kinh phí phục vụ công tác điều tra còn hạn chế, chưa có cơ chế kinh phí đặc thù cho hoạt động điều tra; thiếu cơ
chế, chính sách đãi ngộ đối với Điều tra viên chưa phù hợp, chưa tương xứng với tính chất phức tạp và áp lực của công tác phát hiện, đấu tranh phòng, chống tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm tham nhũng, chức vụ trong hoạt động tư pháp.
- Tình trạng không cung cấp hoặc chậm cung cấp thông tin vi phạm, tội phạm ở các cơ quan tư pháp còn tồn tại nên cũng gây khó khăn cho CQĐT trong việc phát hiện, điều tra, xử lý kịp thời tội phạm. Các hành vi xâm phạm hoạt động tư pháp, tham nhũng, chức vụ trong hoạt động tư pháp thường xảy ra thời gian rất lâu trước đó, sau này mới bị phát hiện, tố cáo nên những người biết về tình tiết của vụ án là rất ít, hơn nữa họ còn sợ bị ảnh hưởng, liên lụy nên ngại đứng ra làm nhân chứng.
- Đội ngũ Điều tra viên, Cán bộ điều tra của CQĐT VKSNDTC hiện nay còn thiếu, chưa được bổ sung đủ về số lượng và đảm bảo chất lượng. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ giữa các Cán bộ điều tra, Điều tra viên còn chưa đồng đều; kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng nghiệp vụ điều tra của một số cán bộ còn hạn chế, chưa thực sự chủ động, tích cực trong công tác, chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm, không thường xuyên cập nhật, nghiên cứu các văn bản pháp luật dẫn đến việc không đáp ứng được yêu cầu công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới.
- Một số địa phương, đơn vị chưa thực hiện tốt công tác phối hợp, tổ chức kiểm tra, xác minh, điều tra với Cơ quan điều tra VKSND tối cao.