Cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại Việt Nam - 5


Đầu tiên tác giả thực hiện hồi quy theo mô hình Pooled đến FEM và REM. Kết quả lựa chọn được mô hình phù hợp nhất cho đề tài này là FEM.

Phương pháp ước lượng đầu tiên thực hiện là OLS và cuối cùng lựa chọn phương pháp phù hợp nhất là GLS. Đồng thời đã khắc phục các lỗi về phương sai thay đổi và tự tương quan.

Kết quả hồi quy mô hình hồi quy tin cậy nhất như sau:

Yit = α0i + αGOEit + αFOEit + αIOEit + αk X’it + εit

Kết luận chương 4

Như vậy qua nghiên cứu thực nghiệm các NHTM Việt Nam, chúng ta đã trả lời được câu hỏi nghiên cứu số 2 là “tình hình biến động của cấu trúc sở hữu và hiệu quả kinh doanh của NHTM Việt Nam thời gian qua như thế nào?” và câu hỏi số 3 là “Nếu cấu trúc sở hữu có tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM Việt Nam thì tác động của từng yếu tố (sở hữu Nhà nước, sở hữu nước ngoài, sở hữu thể nhân) đến hiệu quả kinh doanh như thế nào?”. Kết quả cụ thể là:

Cấu trúc sở hữu có tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM. Trong đó:

- Tỷ lệ sở hữu nhà nước (GOE) có tương quan âm với tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA). Cụ thể là: Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, với mức ý nghĩa 99%, khi tỷ lệ sở hữu Nhà nước tăng 1% thì tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản giảm trung bình 0.403%.

- Tỷ lệ sở hữu nước ngoài (FOE) có tương quan dương với tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA). Cụ thể là: Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, với mức ý nghĩa 95%, khi tỷ lệ sở hữu nước ngoài tăng 1% thì tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản tăng trung bình 0.642%.

- Tỷ lệ sở hữu thể nhân (IOE) không tìm thấy tương quan với tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 55 trang tài liệu này.

Chúng ta đã trả lời được 3 câu hỏi nghiên cứu, chứng minh được rằng sở hữu cấu trúc sở hữu có tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM Việt Nam, biết cụ thể tác động của tỷ lệ từng loại hình sở hữu đến tỷ suất lợi nhận trên tổng tài sản của NHTM Việt Nam.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

Cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại Việt Nam - 5

5.1. Kết luận

Đề tài này tập trung nghiên cứu vai trò của cấu trúc sở hữu đối với hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM Việt Nam. Cụ thể là nghiên cứu tác động của ba loại hình sở hữu quan trọng tại NHTM Việt Nam gồm: sở hữu nhà nước, sở hữu nước ngoài và sở hữu thể nhân.

Thang đo trong nghiên cứu của ba loại hình sở hữu là: tỷ lệ phần trăm của vốn nhà nước với tổng vốn chủ sở hữu của NHTM (GOE), tỷ lệ phần trăm của vốn nước ngoài với tổng vốn chủ sở hữu của NHTM (FOE), tỷ lệ phần trăm của vốn thể nhân với tổng vốn chủ sở hữu của NHTM (IOE). Thang đo của hiệu quả hoạt động kinh doanh là tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA).

Kết quả nghiên cứu như sau:

Đối với sở hữu nhà nước, đề tài cho thấy bằng chứng tác động ngược chiều của loại hình sở hữu nhà nước lên hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM Việt Nam. Cụ thể là: Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, với mức ý nghĩa 99%, khi tỷ lệ sở hữu Nhà nước tăng 1% thì tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản giảm trung bình 0.403%. Kết quả này trùng hợp với lý thuyết mục tiêu chính trị của Shleifer và Vishny (1997), Boycko cùng cộng sự (1996), lý thuyết chi phí đại diện của Jensen & Meckling (1976) và các nghiên cứu thực nghiệm của như Barth cùng cộng sự (2004), La Porta cùng cộng sự (2002), Hasan và Marton (2003), Jemric và Vujcic (2002), Weill (2003), Micco cùng cộng sự (2007), Lin và Zhang (2009), Cornett cùng cộng sự (2010). Kết quả này có thể phản ánh đúng thực tế tại Việt Nam khi NHTM có sở hữu nhà nước phải thực hiện một số nhiệm vụ chính trị cho Chính phủ chứ không thực hiện nhiệm vụ kinh doanh đơn thuần với mục tiêu là tối đa lợi nhuận. Bên cạnh đó do hệ thống Pháp luật chưa hoàn thiện, chặt chẽ nên việc có sở hữu nhà nước cũng làm tăng chi phí đại diện như các nước đang phát triển và mới nổi ở Đông Âu và Trung Quốc.

Đối với sở hữu nước ngoài, đề tài cho thấy bằng chứng tác động cùng chiều của loại hình sở hữu nước ngoài lên hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM Việt Nam. Cụ thể là: Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, với mức ý nghĩa 95%, khi tỷ lệ sở hữu nước ngoài tăng 1% thì tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản tăng trung bình 0.642%. Kết quả này trùng hợp với lý thuyết về lợi thế toàn cầu (general form of the global advantage) của Buch (1997), lý thuyết bất cân xứng thông tin của Gillan và Starks (2003) và Ferreira và Matos (2008) và các nghiên cứu thực nghiệm của Denis và Mc Connell (2003), Lizal và Svejnar (2003), Mathieson và Schinasi (2000), Claessens cùng cộng sự (2001), Hasan và Marton (2003), Nikiel và Opiela (2002), Majnoni cùng cộng sự (2003), Demirguc-Kunt và Huizinga (1999), Bonin cùng cộng sự (2005), Micco cùng cộng sự (2007), Berger cùng cộng sự (2008), Rokhim và Susanto (2013), Jemric và Vujcic (2002), Weill (2003), Grigorian và Manole (2006), Yildirim và Philippatos (2007). Kết quả này phù hợp với điều kiện thị trường mới nổi như Việt Nam khi các nhà đầu tư nước ngoài đã chuyển giao công nghệ, cải tiến chất lượng sản phẩm, tăng cường giám sát làm giảm cả chi phí hoạt động và chi phí đại diện và cuối cùng là nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Đối với sở hữu tư nhân, tác giả chưa tìm thấy mối liên hệ chặt chẽ với tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản.

5.2. Hàm ý chính sách

Từ các kết quả nghiên cứu đã phân tích ở trên, đề tài đề xuất một số hàm ý chính sách cho các nhà quản trị NHTM và các cơ quan quản lý Nhà nước như sau:

5.2.1. Tăng tỷ lệ sở hữu cho các nhà đầu tư nước ngoài tại các NHTM Việt Nam

Theo quy định tại Nghị định 01/2014/NĐ-CP của Chính phủ thì tỷ lệ sở hữu cổ phần của một nhà đầu tư chiến lược nước ngoài hiện nay không được vượt quá 20% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng Việt Nam, và tổng tỷ lệ sở hữu cổ phần

của các nhà đầu tư nước ngoài tại một tổ chức tín dụng trong nước không được vượt quá 30%.

Để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM, Chính phủ cần cho phép nâng cao tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại NHTM lên mức tối đa 50%. Đây cũng là một trong những giải pháp để tăng nguồn lực tài chính cho các NHTM tại Việt Nam và sẽ giúp cho quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng trong giai đoạn tiếp theo được thuận lợi hơn.

Khi hệ thống ngân hàng Việt Nam hội nhập sâu hơn, thì sự có mặt của các nhà đầu tư nước ngoài là không thể thiếu được. Các nhà đầu tư nước ngoài không chỉ đóng góp về vốn, mà còn đóng góp trong việc nâng cao kỹ năng quản trị, chuyển giao công nghệ, tăng cường, minh bạch thông tin, nâng cao chất lượng dịch vụ, cải tiến sản phẩm… cho NHTM Việt Nam.

Tuy nhiên, hiện nhiều nhà đầu tư nước ngoài chưa hẳn thấy được sức hấp dẫn của NHTM Việt Nam, bởi vì tỷ lệ sở hữu dành cho các nhà đầu tư nước ngoài của Việt Nam hiện nay tối đa chỉ ở mức 30%. Tỷ lệ sở hữu thấp, nên quyền can thiệp vào quá trình quản lý hoạt động kinh doanh của những nhà đầu tư nước ngoài chắc chắn có phần hạn chế. Vì thế thực tế đã cho thấy có một số trường hợp sau một thời gian mua vốn, các nhà đầu tư nước ngoài đã thoái vốn khỏi NHTM Việt Nam.

Việc tăng đến mức tối đa 50% nhằm đảm bảo các cổ đông trong nước vẫn còn kiểm soát được hoạt động và bảo vệ vốn của mình tại NHTM. Thực tế đã có những trường hợp khi cổ đông nước ngoài chiếm trên 50% cổ phần doanh nghiệp, với tìm lực tài chính mạnh, họ tìm các gây khó cho các cổ đông nội địa, gây bất cân xứng thông tin, nâng lợi ích cổ đông ngoại cao hơn cổ động nội, và cuối cùng là đẩy cổ đông nội ra khỏi doanh nghiệp để tối đa lợi ích cho họ. Với tầm quan trọng của ngành ngân hàng, điều này là cực kỳ nguy hiểm đối với an ninh kinh tế quốc gia.

5.2.2. Giảm tỷ lệ sở hữu nhà nước tại các NHTM nhà nước

Quyết định 986/QĐ-TT ngày 08/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ V/v: phê

duyệt chiến lược phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến 2015, định hướng đến năm 2030, quy định: Trong giai đoạn 2018-2020, các NHTM nhà nước đảm bảo tỷ lệ sở hữu nhà nước tối thiểu 65% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết; Giai đoạn 2021-2025, các NHTM có vốn nhà nước đảm bảo tỷ lệ sở hữu nhà nước ở mức 51% (Agribank có quy định riêng).

Nhưng mô hình của các quốc gia khác trên thế giới có rất ít các NHTM mà Nhà nước lại sở hữu cao như Việt Nam. Thông thường, Nhà nước chỉ sở hữu những ngân hàng phát triển, NHTM chính sách, còn các NHTM thì do khu vực tư nhân đảm trách. Trong khi đó, Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ sở hữu cao của Nhà nước, có những NHTM tỷ lệ sở hữu nhà nước là 95% như nói ở trên. Điều này không tạo được sự linh hoạt trong cạnh tranh và hiệu quả về quản lý, nên cần phải nghiên cứu và giảm xuống thấp hơn nữa.

Việc thoái vốn nhà nước tại NHTM như đề án nói trên khó thu hút được nhiều nhà đầu tư vì quy định tỷ lệ sở hữu thấp kéo dài. Tỷ lệ sở hữu thấp, quyền can thiệp vào quản lý kinh doanh bị hạn chế nên không hấp dẫn được các nhà đầu tư đã làm cho việc thoái vốn gặp khó khăn, giá cổ phần thoái vốn sẽ không cao.

Như kết quả nghiên cứu cho thấy, khi giảm sở hữu nhà nước sẽ nâng cao hiệu quả hiệu quả kinh doanh của NHTM. Do đó Chính phủ nên đẩy mạnh hơn nữa việc hoàn thiện pháp luật tạo tiền đề cho việc thoái vốn thoái vốn tại các NHTM nhanh hơn và tỷ lệ sở hữu nhà nước thấp hơn hoặc không cần thiết nắm giữ cổ phần tại NHTM. Qua đó sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM Việt Nam.

5.2.3. Cần có lộ trình phù hợp trong việc mở rộng sở hữu nước ngoài tại NHTM Việt Nam

Lợi ích về hiệu quả hoạt động kinh doanh khi tăng sở hữu nước ngoài trong NHTM Việt Nam đã được làm rõ. Tuy nhiên Việt Nam cũng cần chú ý thực hiện sao cho phù hợp để đem lại hiệu quả cao nhất cho xã hội.

Như ta đã biết, ngành ngân hàng như là huyết mạch của nến kinh tế. Mỗi quốc

gia có thể chế mục tiêu phát triển khác nhau, mỗi quốc gia có điều kiện, nguồn lực khác nhau để phát triển đất nước. Khi mà Việt Nam đang trong quá trình mở cửa hội nhập, tiềm lực kinh tế còn yếu, luật pháp chưa được hoàn thiện, trình độ quản lý còn yếu, Việt Nam cần thận trong từng bước đi để làm sao để phát triển đất nước được toàn diện, không chệch mục tiêu phát triển đã đặt ra.

Khi các nhà đầu tư nước ngoài khi chiếm lĩnh những vị thế quan trọng tại các NHTM trong nước, rất có thể sẽ ảnh hưởng tới các chính sách, hoạt động của ngành ngân hàng Việt Nam. Điều này đặc biệt nguy hiểm khi hệ thống Pháp luật chưa hoàn thiện, Việt Nam không loại trừ khả năng các nhà đầu tư nước ngoài không chân chính sẽ lái ngành ngân hàng Việt Nam theo hướng không phù hợp với mục tiêu phát triển của Việt Nam. Mặt khác, các nhà đầu tư trong nước còn yếu về vốn và trình độ quản lý, nếu Việt Nam vội vàng tăng tỷ lệ sở hữu nước ngoài sẽ dẫn đến các nhà đầu tư trong nước không cạnh tranh lại, thua ngay trên sân nhà. Do đó, Chính phủ cần có lộ trình tăng tỷ lệ sở hữu nước ngoài một cách phù hợp theo điều kiện pháp luật và năng lực của nhà đầu tư trong nước để phát triển xã hội toàn diện, bền vững. Đặc biệt cần phải nghiên cứu xây dựng pháp lý chặt chẽ trước khi tăng thêm sở hữu nước ngoài và có những điều chỉnh pháp luật kịp thời khi cần thiết.

5.2.4. Tăng cường Pháp chế

Nhà nước cần đẩy mạnh hoàn thiện pháp chế trong ngành ngân hàng, có chế tài đủ mạnh để răng đe các nhà đầu tư không chân chính, bảo vệ các nhà đầu tư chân chính trong và ngoài nước. Tăng cường giám sát để đảm bảo ngành ngân hàng hoạt động lành mạnh theo đúng quy luật thị trường và đúng pháp luật để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đặc biệt chú ý đến cấu trúc sở hữu của NHTM, có quy định báo cáo, kiểm tra giám sát thường xuyên về cấu trúc sở hữu tại NHTM để ngăn chặn kịp thời tình trạng cấu trúc sở hữu lệch về một nhóm người có cùng chung lợi ích dẫn đến thao túng, sân sau tín dụng, tăng chi phí đại diện sẽ làm cho hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM bị giảm sút, không phản ánh đúng thực tế.

Việc tăng cường pháp chế giúp cho hệ thống NHTM hoạt động được minh bạch hơn, an toàn hơn. Từ đó tạo niềm tin, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước mạnh hơn tạo điều kiện thuận lợi cho việc thoái vốn tại các NHTM nhà nước, nhà nước thu được khoản tiền lớn hơn khi thoái vốn. Bên cạnh đó cũng ngăn ngừa các nhà đầu tư không chân chính gây mất an toàn hệ thống NHTM.

5.2.5. Chủ động áp dụng chuẩn mực Basel II

Để triển khai áp dụng chuẩn mực Basel II, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành thông tư số 41/2016/TT-Ngân hàng Nhà nước quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với tổ chức tín dụng (phương pháp tiêu chuẩn của Basel II) và thông tư số 13/2018/TT- NHNN quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của NHTM.

Các nhà quản trị NHTM cần chủ động áp dụng thực hiện theo hai Thông tư trên để bắt kịp các tiêu chuẩn an toàn quốc tế. Qua đó sẽ tăng cường minh bạch, giảm thiểu rủi ro, giảm chi phí đại diện để hấp dẫn các nhà đầu tư. Từ đó sẽ có điều kiện để nâng cao công nghệ, nâng cao trình độ quản lý và chất lượng sản phẩm, cuối cùng là nâng cao hiệu quả kinh hoạt động kinh doanh.

Qua việc áp dụng chuẩn mực Basel II sẽ nâng cao giá trị của NHTM, thu hút được các nhà đầu tư trong và ngoài nước giúp cho các NHTM nhà nước thoái vốn thuận lợi hơn, thu từ thoái vốn lớn hơn. Bên cạnh đó các NHTM nhà nước kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài cũng thuận lợi hơn.

5.2.6. Nâng cao trình độ quản lý, công nghệ và chất lượng sản phẩm dịch vụ

Trình độ quản lý, công nghệ và chất lượng sản phẩm có liên quan mật thiết với nhau. Khi có trình độ quản lý cao sẽ tạo điểu kiện ứng dụng công nghệ mới tiên tiến và từ đó tạo ra các sản phẩm dịch vụ có chất lượng cao hơn. Ngược lại, khi chất lượng sản phẩm dịch vụ cao sẽ có lợi thế cạnh tranh trên thị trường, thu về lợi nhuận cao hơn, thu hút được các nhà đầu tư nhiều hơn, cuối cùng sẽ tạo điều kiện

thuận lợi trở lại trong việc nâng cao trình độ quản lý và công nghệ mới.

Các nhà quản trị NHTM nội địa cần chú trọng đầu tư công nghệ mới, thực hiện đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ nhân viên để nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm chi phí, giảm thiểu rủi ro để có thể cạnh tranh trực tiếp với các NHTM nước ngoài có tiềm lực mạnh về vốn, công nghệ và trình độ quản lý. Có như vậy NHTM nội địa mới thu hút được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước, tạo điều kiện thuận lợi cho việc cải thiện cấu trúc sở hữu, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

5.2.7. Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các NHTM

Nhà nước tạo điều kiện cho các NHTM hoạt động bình đẳng trong khuông khổ pháp luật theo nguyên tắc thị trường, hạn chế can thiệp bằng biện pháp hành chánh. Không phân biệt giữa NHTM nhà nước và NHTM ngoài nhà nước. Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào việc quản trị kinh doanh của từng NHTM như quy định giới hạn tăng dư nợ tín dụng, quy định lãi suất. Giao quyền tự chủ lớn hơn cho các NHTM nhà nước, song song với đó là tăng cường pháp chế. Từ đó tạo nên môi trường kinh doanh bình đẳng, an toàn để thu hút các nhà đầu tư cải thiện cấu trúc sở hữu NHTM.

5.3. Hạn chế của đề tài

Tác giả thực hiện đề tài trong phạm vi nguồn dữ liệu được thu thập từ nhiều nguồn dữ liệu đáng tin cậy. Tuy nhiên do điều kiện khách quan và chủ quan, đề tài còn một số hạn chế sau:

Thứ nhất, do Việt Nam mới mở cửa hội nhập, NHTM phát triển qua thời trong thời gian chưa lâu, số lượng NHTM không nhiều, các báo cáo của NHTM chưa được chuẩn hóa, chưa đầy đủ đủ nên mẫu dữ liệu thu thập được không lớn. Điều này đã dẫn đến việc chưa giải thích được mối quan hệ của một số loại hình sở hữu (như là sở hữu thể nhân, sở hữu tổ chức, sở hữu chéo) đến hiệu quả hoạt động

kinh doanh của NHTM.

Thứ hai, tỷ lệ sở hữu nhà nước và sở hữu nước ngoài bị ràng buộc bởi quy định của Chính phủ. Liệu khi xóa bỏ quy định ràng buộc, sở hữu nước ngoài và sở hữu nhà nước không có quy định giới hạn nữa thì mô hình hồi quy có còn phù hợp không? Điều này tác giả chưa nghiên cứu được.

Thứ ba, về mô hình nghiên cứu, tác giả sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính bội. Có thể cấu trúc sở hữu phù hợp hơn với dạng mô hình khác mà tác giả chưa kiểm chứng được.

Thứ tứ, về hướng nghiên cứu tác giả chỉ mới nghiên cứu tác động của cấu trúc sở hữu lên hiệu quả kinh doanh, liệu có tác động theo chiều hướng ngược lại không? Hiệu quả kinh doanh có tác động ngược lại đến cấu trúc sở hữu không? Tác giả chưa làm rõ theo hướng này.

5.4. Kiến nghị hướng nghiên cứu tiếp theo

Trên cơ sở các hạn chế nói trên, tác giả đề xuất một số hướng nghiên cứu tiếp theo nhằm củng cố và đóng góp thêm cho học thuật và thực nghiệm về tương quan giữa cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM Việt Nam như sau:

Thứ nhất, nghiên cứu sau tiếp tục cập nhật, mở rộng mẫu dữ liệu để nâng cao ý nghĩa thống kê, tìm mối quan hệ của các loại hình sở hữu khác với hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM Việt Nam.

Thứ hai, khi Chính phủ nới nỏng hoặc xóa bỏ các ràng buộc về tỷ lệ sở hữu, cần nghiên cứu tiếp theo xem mô hình có còn phù hợp hay không.

Thứ ba, Tiếp tục nghiên cứu các mô hình khác xem có phù hợp hơn không? Ý nghĩa thống kê của các loại hình sở hữu có tốt hơn không?

Thứ tư, thực hiện nghiên cứu theo hướng hiệu quả kinh doanh tác động đến cấu trúc sở hữu của NHTM Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

Nguyễn Việt Hùng (2008). Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM ở Việt Nam. Luận án Tiến sĩ. Đại học Kinh tế Quốc dân.

Trần Ngọc Thơ và cộng sự (2007). Tài chính doanh nghiệp hiện đại. Nhà xuất bản thống kê (119-143).

Tiếng Anh

Amihud, Y., DeLong, G. L., & Saunders, A. (2002). The effects of cross-border bank mergers on bank risk and value. Journal of International Money and Finance, 21(6), 857-877.

Anstoniadis, I., Lazarides, T., & Sarrianides, N. (2010). Ownership and performance in the Greek banking sector. In International Conference on Applied Economics (pp. 11-21).

Barclay, M. J., & Holderness, C. G. (1991). Negotiated block trades and corporate control. The Journal of Finance, 46(3), 861-878.

Barry, T. A., Lepetit, L., & Tarazi, A. (2011). Ownership structure and risk in publicly held and privately owned banks. Journal of Banking & Finance, 35(5), 1327-1340.

Barth, J. R., Caprio, G., & Levine, R. (2004). Bank regulation and supervision: what works best?.Journal of Financial Intermediation, 13(2), 205-248.

Berger, A. N., Clarke, G. R., Cull, R., Klapper, L., & Udell, G. F. (2005). Corporate governance and bank performance: A joint analysis of the static, selection, and

dynamic effects of domestic, foreign, and state ownership. Journal of Banking & Finance, 29(8), 2179-2221.

Berger, A. N., DeYoung, R., Genay, H., & Udell, G. F. (2000). Globalization of financial institutions: Evidence from cross-border banking performance. Brookings- Wharton papers on financial services, 1, 23-120.

Berger, A. N., El Ghoul, S., Guedhami, O., & Roman, R. A. (2016). Internationalization and bank risk. Management Science.

Berger, A. N., Klapper, L. F., Peria, M. S. M., & Zaidi, R. (2008). Bank ownership type and banking relationships. Journal of Financial Intermediation, 17(1), 37-62.

Bonin, J. P., Hasan, I., & Wachtel, P. (2005). Bank performance, efficiency and ownership in transition countries. Journal of Banking & Finance, 29(1), 31-53.

Boycko, M., Shleifer, A., & Vishny, R. W. (1996). A theory of privatisation. The Economic Journal, 309-319.

Brealey, R., Leland, H. E., & Pyle, D. H. (1977). Informational asymmetries, financial structure, and financial intermediation. The Journal of Finance, 32(2), 371- 387.

Buch, C. M. (1997). Opening up for foreign banks: How Central and Eastern Europe can benefit1. Economics of Transition, 5(2), 339-366.

Carvalho, D. (2014). The Real Effects of GovernmentOwned Banks: Evidence from an Emerging Market. The Journal of Finance, 69(2), 577-609.

Charnes et al (1978), Measuring the Efficiency of Decision Making Units, European Journal of Operational Research, 2 (1978), pp. 429–444;

Chen, Z., Choi, J. J., & Jiang, C. (2008). Private benefits in IPOs: Evidence from state-owned firms. In AFA 2009 San Francisco Meetings Paper.

Chiang, R., & Venkatesh, P. C. (1988). Insider holdings and perceptions of information asymmetry: A note. The Journal of Finance, 43(4), 1041-1048.

Choi, J. J., Sami, H., & Zhou, H. (2010). The impacts of state ownership on information asymmetry: Evidence from an emerging market. China Journal of Accounting Research, 3, 13-50.

Claessens, S., Demirguc-Kunt, A., & Huizinga, H. (2001). How does foreign entry affect domestic banking markets?.Journal of Banking & Finance, 25(5), 891-911.

Cornett, M. M., Guo, L., Khaksari, S., & Tehranian, H. (2010). The impact of state ownership on performance differences in privately-owned versus state-owned banks: An international comparison. Journal of Financial Intermediation, 19(1), 74- 94.

Crystal, J. S., Dages, B. G., & Goldberg, L. S. (2002). Has foreign bank entry led to sounder banks in Latin America?.Current Issues in Economics and Finance, 8(1), 1.

Demirguc-Kunt, A., & Huizinga, H. (1999). Determinants of commercial bank interest margins and profitability: some international evidence. The World Bank Economic Review, 13(2), 379-408.

Denis, D. K., & McConnell, J. J. (2003). International corporate governance. Journal of Financial and Quantitative Analysis, 38(01), 1-36.

Dinc, I. S. (2005). Politicians and banks: Political influences on government-owned banks in emerging markets. Journal of Financial Economics, 77(2), 453-479.

Draft, I., 2008. Management. South – Western Cengage Learning, 9; 628.

D'Souza, J., Megginson, W., & Nash, R. (2005). Effect of institutional and firm- specific characteristics on post-privatization performance: Evidence from developed countries. Journal of Corporate Finance, 11(5), 747-766.

Dyck, A. (2001). Privatization and corporate governance: Principles, evidence, and future challenges. The World Bank Research Observer, 16(1), 59-84.

Farrell, M., 1957. The measurement of productive effeciency. Journal of the Royal Statictical Society. Series A 9 (General). 120; 253-290.

Ferreira, M.A. & Matos, P. (2008). The colors of investors’ money: The role of institutional investors around the world. Journal of Financial Economics, 88(3), 499–533.

Gillan, S., & Starks, L. T. (2003). Corporate governance, corporate ownership, and the role of institutional investors: A global perspective. Journal of Applied Finance, 13(2).

Grigorian, D. A., & Manole, V. (2006). Determinants of commercial bank performance in transition: an application of data envelopment analysis. Comparative Economic Studies, 48(3), 497-522.

Gursory, G., Aydogan, K. (2002). Equity ownership structure, risk taking, and performance: an emperical investigation in Turkish listed companies. Emerging Markets Finance & Trade, 6-25.

Hasan, I., & Marton, K. (2003). Development and efficiency of the banking sector in a transitional economy: Hungarian experience. Journal of Banking & Finance, 27(12), 2249-2271.

Hearn, B., & Piesse, J. (2013). Firm level governance and institutional determinants of liquidity: Evidence from Sub Saharan Africa. International Review of Financial Analysis, 28, 93-111.

Heflin, F., & Shaw, K. W. (2000). Blockholder ownership and market liquidity. Journal of Financial and Quantitative Analysis, 35(4), 621-633.

Hope, O, Thomas, WB & Vyas, D 2009, 'Transparency, ownership, and financial constraints: An international study using private firms', Working Paper, Toronto University.

Iannotta, G., Nocera, G., & Sironi, A. (2007). Ownership structure, risk and performance in the European banking industry. Journal of Banking & Finance, 31(7), 2127-2149.

Jemric, I., & Vujcic, B. (2002). Efficiency of banks in Croatia: A DEA approach. Comparative Economic Studies, 44(2-3), 169-193.

Jensen, M. C., & Meckling, W. H. (1976). Theory of the firm: Managerial behavior, agency costs and ownership structure. Journal of Financial Economics, 3(4), 305- 360.

Kiruri, R. M., & Olkalou, K. (2013). The effects of ownership structure on bank profitability in Keya. European Journal of Management Sciences and Economics, 1(2), 116-127.

La Porta, R., LopezdeSilanes, F., & Shleifer, A. (2002). Government ownership of banks. The Journal of Finance, 57(1), 265-301.

Lensink, R., & Naaborg, I. (2007). Does foreign ownership foster bank performance?.Applied Financial Economics, 17(11), 881-885.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/04/2022