Kỳ Vọng Kết Quả Mô Hình Nghiên Cứu Và Những Nghiên Cứu Trước Đó


Thứ hai, các biến độc lập về cấu trúc sở hữu. Như đã được trình bày trong phần Lựa chọn mẫu, nghiên cứu này dựa trên nghiên cứu của Nguyễn Hồng Sơn và cộng sự (2013) [14]. Mục đích nghiên cứu chính của nghiên cứu này là khảo sát ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Do đó, các biến liên tục phản ánh liên tục phản ánh tỷ lệ sở hữu của Nhà nước (STATE) và nước ngoài (FOR) trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2015 được sử dụng. Các biến liên quan đến sở hữu tư nhân và sở hữu trong nước không được đưa vào trong mô hình là vì chúng có mối quan hệ tổng với tỷ lệ sở hữu Nhà nước và sở hữu nước ngoài. Ở đây, tỷ lệ sở hữu Nhà nước bao gồm tỷ lệ sở hữu trực tiếp của Chính phủ, của các DNNN và của cả người đại diện Nhà nước. Tỷ lệ sở hữu này được thu thập chủ yếu từ các báo cáo thường niên, báo cáo ĐHĐCĐ của các ngân hàng.

Ngoài ra, theo một số nghiên cứu, mức độ tập trung sở hữu có ảnh hưởng tương đối mạnh đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Kế thừa nghiên cứu của Rokwaro (2013) [87] tại Kenya, mức độ tập trung sở hữu được hiểu là tỷ lệ sở hữu của 5 cổ đông lớn nhất trong các ngân hàng. Do vậy, bài nghiên cứu cũng thu thập số liệu cho biến này dựa trên cơ sở đó. Cuối cùng, biến CGI về quản trị công ty đã được trình bày cụ thể trong chương 3.

Bên cạnh các yếu tố về cấu trúc sở hữu, hiệu quả hoạt động của ngân hàng cũng chịu ảnh hưởng bởi các điều kiện kinh tế vĩ mô cũng như các nhân tố chủ quan của chính ngân hàng. Vì vậy, nghiên cứu cũng sử dụng những biến này với vai trò là các biến kiểm soát trong mô hình: CAR, LG, GDP, M2. Trong đó, LG và CAR là hai biến phụ thuộc thuộc về bản thân mỗi ngân hàng. GDP và M2 là hai biến thuộc về yếu tố vĩ mô.

Bảng 4.1 sẽ tổng hợp kì vọng về dấu các biến phụ thuộc của mô hình trong tương quan với các biến phụ thuộc cũng như tổng hợp lại một số những nghiên cứu đã có liên quan đến vấn đề này để thấy được sự giống và khác nhau giữa các quốc gia trong cùng một vấn đề.

Bảng 4.1: Kỳ vọng kết quả mô hình nghiên cứu và những nghiên cứu trước đó



Kết quả/ tác giả


Quốc gia

Biến độc lập

Biến phụ thuộc

ROAA

ROAE

NPL

Y1

Lin and Zhang (2007)

China

FOR

+

+

-


Unite & Sullivan (2003)

Philipines

FOR

+



+

Berger el at (2005)

China

STATE

-

-


+

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.

Cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 13



Kết quả/ tác giả


Quốc gia

Biến độc lập

Biến phụ thuộc

ROAA

ROAE

NPL

Y1


Asma’a Al-Amarneh (2014)


Jordan

FOR

+



+

CO

+



+

Boone et al., 2011

France

CO

-

-


-

Silva & Majluf, 2008

Varities

CO

+

+


+

Eric Ernest Mang’unyi (2011)


Kenya


CGI


+


+




Nghiên cứu này (2017)


Việt Nam

CO

-

-

+


STATE

-

-

+


FOR

+

+

-


CGI

+

+

-


Y1: Chi phí hoạt động/ Tổng tài sản


4.2. KẾT QUẢ CỦA MÔ HÌNH ĐỊNH LƯỢNG

4.2.1. Phân tích thống kê mô tả


Nguồn: Tính toán của tác giả

Bảng 4.2 khái quát về các thông tin thống kê mô tả đối với các biến trong mô hình hồi quy của 26 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2008 - 2015. Trong suốt giai đoạn này, tỷ lệ sở hữu nước ngoài trung bình là 9.65% trong khi tỷ lệ sở hữu Nhà nước cao hơn tương đối đáng kể, ở mức 25.38%. Tương ứng tỷ lệ sở hữu trong nước có giá trị trung bình là 90.35% và tỷ lệ sở hữu tư nhân đạt mức 74.62% giai đoạn 2008 – 2015.

Bảng 4.2: Thống kê mô tả các biến hồi quy trong mô hình nghiên cứu



Mean

Median

Max

Min

Std. Dev.

Obs

NPL

2.31

2.14

8.81

0.34

1.37

198

ROAA

1.27

1.17

9.96

0.02

0.95

198

ROAE

11.75

10.43

37.10

0.23

6.79

198

CO

47.39

40.20

100.00

10.57

25.37

198

STATE

25.38

8.59

100.00

0.00

33.09

198

FOR

9.65

3.52

30.00

0.00

11.12

198

CGI

47.96

49.00

60.00

28.00

6.80

198

CAR

15.52

12.97

60.00

6.31

8.85

198

LG

27.72

19.24

165.00

-30.88

27.89

198

GDP

5.90

5.89

6.78

5.03

0.59

198

M2

18.99

19.85

28.67

9.27

5.88

198

Nguồn: Tính toán của tác giả


Liên quan đến mức độ tập trung sở hữu, trung bình, 5 cổ đông lớn nhất trong ngân hàng nắm giữ 47.39 % cổ phần của ngân hàng, gần đạt 50%. Trong đó, đa số (19/26) ngân hàng có tỷ lệ tập trung sở hữu dưới 50%. Có đến 5 ngân hàng có mức độ tập trung sở hữu rất cao, trên 80%, chủ yếu thuộc về nhóm NHTM nhà nước nắm cổ phần chi phối. Chỉ có 2/26 ngân hàng có tỷ lệ tập trung sở hữu trên 50% và dưới 80% là ABB (51.84%) và PGBank (50.86%, giai đoạn 2008 – 2013). Đáng lưu ý, tỷ lệ sở hữu lớn nhất là 100% tại Agribank và BIDV trước cổ phần hóa. Với tỷ lệ tập trung sở hữu cao như vậy, các định hướng hoạt động và các vấn đề chính của ngân hàng như chiến lược, sáp nhập, đầu tư, cổ phần hóa, quản trị, giám sát,… và vấn đề lợi ích sẽ do các cổ đông lớn quyết định.

Chỉ số quản trị công ty của các NHTM Việt Nam duy trì giá trị trung bình 47.96/70, đạt khoảng gần 70% theo mức độ đánh giá trong phiếu khảo sát. Mức điểm cao nhất mà các ngân hàng thuộc khảo sát là 60/70 điểm, trong đó, mức độ thấp nhất là 28 điểm. Phân tích theo từng ngân hàng, ta có bảng giá trị CGI cụ thể như sau:

Bảng 4.3: Giá trị CGI trung bình của từng ngân hàng theo biến khảo sát


STT

Ngân hàng

CGI trung

bình

STT

Ngân hàng

CGI trung

bình

1

NHTMCP Á Châu

53

14

NHTMCP Phương

Nam

41.7

2

NHTMCP An Bình

50

15

NHTMCP Quân đội

54.8

3

NHTMCP Bản Việt

41.5

16

NHTMCP Việt Nam

Quốc tế

49.1

4

NHTMCP Bưu điện

Liên Việt

45.9

17

NHTMCP Xây dựng

44.8

5

NHTMCP Công

thương Việt Nam

54.3

18

NHTMCP Sài Gòn

44.6

6

NHTMCP Đầu tư và

Phát triển Việt Nam

50.9

19

NHTMCP Sài Gòn

Công Thương

42.8

7

NHTMCP Hàng hải

50.6

20

NHTMCP Sài Gòn

Hà Nội

52.1

8

NHTMCP Kỹ

Thương

54.8

21

NHTMCP Sài Gòn

Thương Tín

51.8

9

NHTMCP Nam Á

44.6

22

NHTMCP Tiên

Phong

46.8

10

NHTMCP Ngoại

thương Việt Nam

58.9

23

NHTMCP Việt Nam

Thịnh vượng

50.3


STT

Ngân hàng

CGI trung

bình

STT

Ngân hàng

CGI trung

bình

11

NHTMCP Phát triển

Mê Kông

39.2

24

NHTMCP Xăng dầu

Petrolimex

47.3

12

NHTMCP Phát triển

TP.HCM

43

25

NHTMCP Xuất nhập

khẩu

52.0

13

NHTMCP Đại

Dương

43.7

26

NHTM Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn Việt Nam

29.2

Nguồn: Thu thập và tính toán của tác giả

Ta thấy, chỉ số CGI giữa các NHTM có sự chênh lệch khá lớn với phổ điểm từ

29.2 (Agribank) đến 58.9 (Vietcombank). Một số NHTM có mức điểm CGI theo khảo sát tương đối cao như ACB, MB, Eximbank, Techcombank, Sacombank, Vietinbank, Vietcombank, BIDV, các ngân hàng này đều đạt mức điểm > 50. Trong khi đó, có một số ngân hàng khác lại có điểm CGI khá thấp, điển hình là Agribank, với chỉ 29.2/70 (~42%). Có thể thấy, các NHTM tại Việt Nam vẫn còn có sự không đồng đều trong quan điểm quản trị giữa các ngân hàng, đặc biệt là giữa ngân hàng cổ phần và ngân hàng có sở hữu nhà nước chi phối, cũng như giữa ngân hàng có sở hữu nước ngoài và không có sở hữu nước ngoài, thể hiện cụ thể ở bảng 4.4.

Bảng 4.4: Phân tích CGI theo các nhóm ngân hàng thương mại




CGI



Mean

Max

Min

Sở hữu nhà nước

47.39

60

28

Sở hữu tư nhân

48.13

58

38

Có sở hữu nước ngoài

50.18

60

38

Không có sở hữu nước ngoài

43.73

54

38

Sở hữu nhà nước, có sở hữu nước ngoài

57.74

60

54

Sở hữu nhà nước, không có sở hữu nước ngoài

39.50

47

28

Sở hữu tư nhân, có sở hữu nước ngoài

49.40

58

38

Sở hữu tư nhân, không có sở hữu nước ngoài

45.72

54

38

Nguồn: Khảo sát và tính toán của tác giả

Từ bảng 4.4, nhận thấy, những ngân hàng có sở hữu nhà nước chi phối nhìn chung có CGI thấp hơn so với nhóm còn lại (47.39 so với 48.13), mức độ chênh lệch


CGI giữa các ngân hàng trong nhóm này cũng lớn hơn so với nhóm ngân hàng không có sở hữu nhà nước chi phối. Xét về chỉ số quản trị công ty đối với những ngân hàng có và không có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài, chúng ta nhận thấy rõ sự khác biệt giữa hai chỉ số này: 50.18 so với 43.73 với giá trị cao hơn thuộc về nhóm có nhà đầu tư nước ngoài. Hai phân tích cụ thể giữa các sở hữu nhà nước, tư nhân, có và không có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài phía cuối bảng 4.3 càng làm rõ tác động tích cực của yếu tố nước ngoài đến hiệu quả QTCT của các ngân hàng.

Đối với các biến hiệu quả, giá trị trung bình của nợ xấu (NPL) là nhỏ hơn 3%, đạt yêu cầu của NHNN. Trong khi đó, tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROAE) và tỷ suất sinh lời tài sản (ROAA) được duy trì ở mức tương đối cao, với lần lượt là 10.99% và 1.05%.

4.2.2. Phân tích tương quan giữa các biến

Bảng chỉ ra tương quan giữa các biến độc lập, biến phụ thuộc sử dụng trong mô hình. Có thể thấy, có mối quan hệ nghịch biến giữa tỷ lệ sở hữu nước ngoài, chỉ số CGI và nợ xấu NPL của ngân hàng. Trong khi đó, giữa sở hữu nhà nước, mức độ tập trung sở hữu và nợ xấu có quan hệ cùng chiều. Điều này là phù hợp với giả thiết được đưa ra, rằng sở hữu nước ngoài, quản trị công ty tốt tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động, trong khi sở hữu nhà nước và mức độ tập trung sở hữu thì ngược lại.

Tuy nhiên, tương quan giữa các biến độc lập với hiệu quả sinh lời của các ngân hàng có mối quan hệ không đồng nhất. ROAE có tương quan đồng biến với cả sở hữu nhà nước và sở hữu nước ngoài, trong khi ROAA có tương quan đồng biến với sở hữu nước ngoài, nghịch biến với sở hữu nhà nước, phù hợp với giả thuyết nghiên cứu. Các tương quan này đều ở mức tương đối nhỏ (đạt lớn nhất là 0.325 giữa CGI và ROAE).

Theo La Porta và cộng sự (2002) [80] thì khi tương quan giữa các biến độc lập vượt quá 0.9, khuyết tật đa cộng tuyến trong hồi quy có thể xảy ra. Tuy nhiên, bảng

4.5 cho thấy tương quan giữa các biến độc lập sử dụng trong mô hình không có tương quan nào vượt quá 0.9. Vì vậy, vấn đề đa cộng tuyến là không đáng lo ngại.

141


Bảng 4.5: Ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình




NPL


ROAA


ROAE


CO


STATE


FOR


CGI


CAR


LG


GDP


M2


NPL


1












ROAA


-0.274


1











ROAE


-0.309


0.323


1










CO


0.139


-0.069


-0.013


1









STATE


0.293


-0.112


0.010


0.873


1








FOR


-0.253


0.047


0.151


-0.031


-0.308


1







CGI


-0.335


0.152


0.325


-0.013


-0.073


0.317


1






CAR


0.038


-0.019


-0.256


-0.151


-0.227


0.063


-0.278


1





LG


-0.094


0.159


0.150


-0.147


-0.127


-0.049


-0.054


-0.078


1




GDP


-0.213


0.060


0.051


-0.010


-0.016


-0.014


0.029


-0.036


-0.064


1



M2


-0.019


0.042


0.105


0.039


0.078


-0.077


-0.234


-0.004


0.365


-0.146


1

Nguồn: Tính toán của tác giả


Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Mail: luanvanaz@gmail.com - 0972.162.399


4.2.3. Kết quả mô hình hồi quy

4.2.3.1. Hồi quy dữ liệu bảng với hiệu ứng cố định và hiệu ứng ngẫu nhiên

Luận án này sẽ hồi quy cả ba mô hình Pooled OLS, FEM và REM - sau đó kiểm tra sự thích hợp giữa mô hình Pooled OLS và mô hình REM dựa trên kiểm định Breusch-Pagan với giả thiết:

Ho: Không tồn tại hiệu ứng dữ liệu bảng (mô hình Pooled OLS hiệu quả) H1: Tồn tại hiệu ứng dữ liệu bảng (tức là mô hình REM hiệu quả)

Kết quả hồi quy cho thấy phương pháp bình phương nhỏ nhất Pooled OLS không phù hợp để đánh giá các dữ liệu bảng không cân hiện có. Do đó, nghiên cứu sẽ sử dụng phương pháp hiệu ứng cố định (Fixed effect-FEM) và hiệu ứng ngẫu nhiên (Random effect-REM) để tiến hành hồi quy. Việc đánh giá mô hình nào phù hợp trong phân tích ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng sẽ được thực hiện thông qua kiểm định Hausman. Giả thiết đặt ra là:

Ho: Không có sự tương quan giữa các biến độc lập và thành phần ngẫu nhiên H1: Tồn tại tương quan giữa các biến giải thích và thành phần ngẫu nhiên

Nếu P-value thu được lớn hơn mức ý nghĩa 5%, không có đủ cơ sở để bác bỏ giả thuyết Ho, theo đó mô hình REM sẽ được lựa chọn. Với tình huống ngược lại, mô hình FEM sẽ được sử dụng.

Kết quả hồi quy được thể hiện cụ thể trong phần Phụ lục. Số liệu trước mỗi biến là hệ số, trong dấu ngoặc (.) thể hiện độ lệch chuẩn. Ký hiệu ***, **, * thể hiện các mức ý nghĩa 1%, 5% và 10%. Mô hình hồi quy có kết quả sau:

a. Tác động của cấu trúc sở hữu đến ROAA

Đối với biến ROAA, kiểm định Hausman cho kết quả Prob=0.0125<0.05, mô hình hiệu ứng cố định là phù hợp hơn để giải thích kết quả



Test Summary

Chi-Sq. Statistic


Chi-Sq. d.f.


Prob.

Cross-section random

19.468245

8

0.0125


Bảng 4.6: Kết quả hồi quy với biến phụ thuộc ROAA



ROAA

(FEM)

ROAA

(REM)

C

2.090

(1.82)

-0.261

(1.00)



ROAA

(FEM)

ROAA

(REM)

CO

0.004

(0.03)

0.008

(0.01)

STATE

-0.017

(0.01)*

-0.010

(0.01)

FOR

0.019

(0.01)

0.009

(0.01)

CGI

-0.018

(0.02)

0.015

(0.01)

LG

-0.001

(0.00)

0.002

(0.00)

CAR

-0.011

(0.01)

-0.005

(0.01)

GDP

0.084

(0.10)

0.103

(0.10)

M2

0.011

(0.01)

0.011

(0.01)

R Square

0.380

0.036

Adjusted R Square

0.255

-0.005

F

3.045

0.887

Nguồn: Tính toán của tác giả

Mô hình hiệu ứng cố định FEM giải thích tốt hơn ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng với mức ý nghĩa 38%, R2 sau hiệu chỉnh đạt 25.5%. Kết quả mô hình cho thấy, sở hữu nhà nước ảnh hưởng tiêu cực đến ROAA với mức ý nghĩa 10% (-0.017).

b. Tác động của cấu trúc sở hữu đến ROAE

Kết quả kiểm định Hausman cho thấy Prob = 0 < 0.05, do vậy, mô hình hiệu ứng cố định là phù hợp hơn để giải thích ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng.



Test Summary

Chi-Sq. Statistic


Chi-Sq. d.f.


Prob.

Cross-section random

33.776532

8

0.0000


Bảng 4.7: Kết quả hồi quy với biến phụ thuộc ROAE



ROAE

(FEM)

ROAE

(REM)

C

46.005

(11.11)***

4.945

(6.53)

CO

-0.434

(0.16)***

-0.073

(0.05)

STATE

-0.026

(0.06)

0.049

(0.04)*

FOR

0.038

(0.08)

0.057

(0.06)

CGI

0.340

(0.13)***

0.075

(0.09)

LG

0.041

(0.02)***

0.036

(0.02)**

CAR

-0.089

(0.07)

-0.150

(0.06)***

GDP

0.572

(0.61)

0.722

(0.61)

M2

0.029

(0.07)

0.102

(0.07)

R Square

0.551

0.107

Adjusted R Square

0.460

0.069

F

6.088

2.818

Nguồn: Tính toán của tác giả

Kết quả kiểm định cho thấy, mức độ tập trung sở hữu có tác động tiêu cực đến lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân (-0.434), điều này là phù hợp với giả thuyết nghiên cứu. Đồng thời, quản trị công ty lại có tác động cùng chiều đến ROAE theo kết quả mô hình với mức ý nghĩa 1%. Sở hữu nhà nước có ảnh hưởng tiêu cực đến ROAE trong khi sở hữu nước ngoài có ảnh hưởng tích cực (thể hiện bằng dấu hệ số các biến độc lập). Mô hình theo hiệu ứng cố định có mức độ tin cậy 46% sau điều chỉnh.


c. Tác động của cấu trúc sở hữu đến NPL

Với biến NPL, Prob trong kiểm định Hausman có giá trị bằng 0.0071 < 0.05, như vậy, sử dụng hiệu ứng cố định (FEM) để phân tích sẽ cho kết quả phù hợp hơn so với hiệu ứng ngẫu nhiên.



Test Summary

Chi-Sq. Statistic


Chi-Sq. d.f.


Prob.

Cross-section random

21.032391

8

0.0071

Bảng 4.8: Kết quả hồi quy với biến phụ thuộc NPL



NPL

(FEM)

NPL

(REM)

C

2.977

(2.21)

8.335

(1.29)***

CO

0.034

(0.03)

-0.030

(0.01)***

STATE

0.053

(0.01)***

0.036

(0.01)***

FOR

-0.023

(0.02)

-0.005

(0.01)

CGI

-0.001

(0.03)

-0.045

(0.02)***

LG

-0.001

(0.00)

-0.002

(0.00)

CAR

0.024

(0.02)*

0.022

(0.01)**

GDP

-0.501

(0.12)***

-0.500

(0.12)***

M2

-0.037

(0.01)**

-0.034

(0.01)**

R Square

0.563

0.257

Adjusted R Square

0.475

0.226

F

6.392

8.193

Nguồn: Tính toán của tác giả

Xét về vấn đề nợ xấu, kết quả mô hình thể hiện, càng tập trung sở hữu, sở hữu nhà nước càng cao thì nợ xấu càng gia tăng (hệ số tác động là 0.503 và 0.034). Trong


khi đó, sự có mặt của sở hữu nước ngoài sẽ làm hạn chế nợ xấu cho ngân hàng (0.023). quản trị công ty tốt cũng góp phần làm cho nợ xấu của ngân hàng giảm.

4.2.3.2. Hồi quy với mô hình GMM

Trong trường hợp mô hình tối ưu nhất, trong bộ ba Pooled OLS, FEM và REM vẫn có một số hạn chế như tự tương quan hay phương sai sai số thay đổi dẫn tới sự không ổn định. Vì vậy, phương pháp phân tích dữ liệu mảng động Generalized Method of Moment (GMM) sẽ được NCS vận dụng để kiểm nghiệm mối quan hệ trên. Ưu điểm lớn nhất của phương pháp GMM so với phương pháp ước lượng OLS thông thường, ước lượng tác động cố định FEM và ước lượng tác động ngẫu nhiên REM, đó là nó đã giải quyết được vấn đề về biến nội sinh bỏ sót biến và sai số đo lường trong quá trình hồi quy.

Bảng 4.9: Kết quả hồi quy theo phương pháp GMM



ROAA

ROAE

NPL

C

-0.967

(0.99)

-7.866

(6.59)

9.526

(1.24)***

CO

0.007

(0.01)

-0.068

(0.04)*

-0.026

(0.01)***

STATE

-0.007

(0.01)

0.056

(0.03)*

0.029

(0.01)***

FOR

-0.006

(0.01)

0.100

(0.05)*

0.004

(0.01)

CGI

0.025

(0.01)**

0.285

(0.08)***

-0.065

(0.01)***

LG

0.005

(0.00)*

0.027

(0.02)

-0.003

(0.00)

CAR

0.002

(0.01)

-0.116

(0.05)**

0.003

(0.01)

GDP

0.109

(0.11)

0.799

(0.75)

-0.506

(0.14)***

M2

0.008

(0.01)

0.164

(0.08)*

-0.033

(0.02)**

R Square

0.070

0.197

0.295


Adjusted R Square

0.030

0.164

0.265

D-W

1.684

0.945

1.063

Nguồn: Tính toán của tác giả

Bảng thể hiện kết quả hồi quy theo phương pháp GMM với các tùy chọn ngẫu nhiên. Nhìn chung, mô hình có ý nghĩa nhiều hơn trong trường hợp của hai biến phụ thuộc ROAE và NPL, trong khi biến ROAA lại ít thể hiện điều này.

Với biến hiệu quả ROAE, hệ số của FOR, CGI, LG, GDP và M2 dương với mức ý nghĩa 1% và 5% cho thấy, sở hữu nước ngoài càng lớn, quản trị công ty càng tốt, tăng trưởng tín dụng càng cao thì khả năng sinh lời của ngân hàng càng cao. Liên quan đến yếu tố vĩ mô, tăng trưởng thu nhập quốc dân và cung tiền cũng tạo điều kiện thuận lợi để ngân hàng gia tăng tỷ suất lợi nhuận. Đặc biệt, hệ số của CGI là 0.285 cho thấy mức độ tác động tương đối của quản trị công ty. Liên quan đến mức độ tập trung sở hữu, hệ số của biến CO là -0.068 với mức ý nghĩa 10% tương đối phù hợp với giả thuyết nghiên cứu, rằng ngân hàng càng tập trung sở hữu, hoạt động càng kém hiệu quả. Sở hữu nhà nước và sở hữu nước ngoài cùng có tác động thuận chiều đến ROAE, nhưng với mức ý nghĩa khác nhau. Trong đó, biến sở hữu nước ngoài có mức ý nghĩa tốt hơn, phù hơp với giả thuyết nghiên cứu.

Với biến NPL, sở hữu nhà nước có ảnh hưởng tích cực đến nợ xấu (0.029) với mức ý nghĩa 1%. Trong khi đó, cả CO và CGI đều tác động ngược chiều đến chỉ số này với mức ý nghĩa 5%. Kết quả hồi quy thể hiện:

NPL = 9.526 - 0.026*CO + 0.029*STATE + 0.004*FOR - 0.065*CGI + 0.003*CAR - 0.003*LG - 0.506*GDP - 0.033*M2

Trong trường hợp của ROAA, chỉ có CGI, LG và M2 thể hiện mức ý nghĩa hồi quy dưới 10% và phù hợp với giả thuyết nghiên cứu.

Các mô hình có giá trị R2 nằm trong khoảng 16-30% cho thấy các biến giải thích chưa giải thích tốt hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên, biến quản trị công ty (CGI) lại có ý nghĩa giải thích tương đối tốt và phù hợp với giả thuyết nghiên cứu ban đầu.

4.3. NHẬN XÉT VỀ KẾT QUẢ

4.3.1. Nhận xét về kết quả hồi quy

Sở hữu nhà nước (STATE) có tác động ngược chiều đến các biến số ROAA, ROAE và ảnh hưởng cùng chiều đến NPL. Điều này có nghĩa rằng đối với các NHTM

Xem tất cả 160 trang.

Ngày đăng: 23/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí