Cấu Trúc Vốn Điều Lệ Doanh Nghiệp Cph Giai Đoạn 2011-2015


2.893 tỷ đồng (bằng 1,6%); Tổ chức công đoàn nắm giữ 1.169 tỷ đồng (bằng 0,7%); bán công khai 16.895 tỷ đồng (bằng 9,4%).

Tính đến năm 2016, đã có 1 tập đoàn kinh tế, 47 tổng công ty nhà nước và nhiều DNNN có quy mô lớn, có ngành nghề kinh doanh quan trọng được CPH. Điển hình như: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (vốn nhà nước 22.036 tỷ đồng), Tổng công ty Cảng Hàng không (vốn nhà nước 20.769 tỷ đồng), Tổng công ty Khí Việt Nam (vốn nhà nước 18.640 tỷ đồng), Tổng công ty Hàng không Việt Nam (vốn nhà nước 10.576 tỷ đồng), Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (vốn nhà nước 10.164 tỷ đồng), Tổng công ty Thép Việt Nam (vốn nhà nước 6.524 tỷ đồng), Tổng công ty Điện lực Vinacomin (vốn nhà nước 5.600 tỷ đồng), Tập đoàn Dệt May Việt Nam (vốn nhà nước 4.300 tỷ đồng), Tổng công ty Phát triển khu công nghiệp Biên Hòa (vốn nhà nước 3.764 tỷ đồng), Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long (vốn nhà nước 3.074 tỷ đồng), Tổng công ty Viglacera (vốn nhà nước 2.227 tỷ đồng), Tổng công ty Petex (vốn nhà nước 2.600 tỷ đồng)..

Có thể nhận thấy trong giai đoạn 2011-2015, hoạt động CPH được đẩy mạnh, số lượng doanh nghiệp CPH cũng như quy mô doanh nghiệp CPH thể hiện qua bình quân giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp CPH tăng hàng năm (ngoại trừ năm 2011 tuy số lượng doanh nghiệp CPH ít song đa số các doanh nghiệp có giá trị vốn lớn như Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long, Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam, Tổng công ty Thép Việt Nam…


500

450

400

350

Số doanh nghiệp

300

250

200

150

100

50

0


Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

350


326

260

220

175

96

112

73

14

26

Bình quân giá trị thực tế phần vốn nhà nước/01 doanh nghiệp (tỷ đồng)

300


250


200


150


100


50


0


Hình 3.4 Tiến độ CPH giai đoạn 2011-2015


* Hiệu quả của công tác CPH

Tổng hợp báo cáo của các DNNN đã CPH giai đoạn 2011-2015, kết quả hoạt động kinh doanh của năm 2015 đều tăng hơn so với năm trước khi CPH, cụ thể: vốn điều lệ tăng 72%; vốn chủ sở hữu tăng 60%; tổng tài sản tăng 39%; doanh thu tăng 29%; lợi nhuận trước thuế tăng 49%; nộp ngân sách tăng 27%; thu nhập bình quân của người lao động tăng 33% (Chính phủ, 2016). Đánh giá về hiệu quả của công tác CPH, Chính phủ (2016) đã nhận định:

- Công tác cổ phần hoá đã góp phần tái cơ cấu nguồn nhân lực cho doanh nghiệp và xã hội. Các doanh nghiệp đã tự cơ cấu lại toàn bộ nguồn nhân lực của mình thông qua phương án sắp xếp lao động khi CPH, lao động dôi dư ở các đơn vị sắp xếp, CPH tiếp tục được hưởng chính sách trợ cấp; được hỗ trợ đào tạo, đào tạo lại nghề. Nguồn nhân lực của xã hội đã được cơ cấu lại để sử dụng một cách hợp lý và có hiệu quả hơn, đồng thời vẫn duy trì và đảm bảo ổn định an sinh xã hội.

- Công tác CPH tạo điều kiện cho tổ chức công đoàn và người lao động trong doanh nghiệp mua cổ phần, người lao động trở thành cổ đông và tham gia vào quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động của doanh nghiệp.

- Công tác CPH đã góp phần thúc đẩy phát triển thị trường vốn, TTCK. Đa số các công ty niêm yết trên TTCK là các công ty cổ phần được chuyển đổi từ DNNN. Đến năm 2016, 411 doanh nghiệp CPH niêm yết cổ phiếu trên TTCK (trong đó 263 doanh nghiệp trên sàn giao dịch HNX, 148 doanh nghiệp trên sàn giao dịch HSX), ngoài ra có 207 doanh nghiệp đăng ký giao dịch trên sàn Upcom. Riêng giai đoạn 2011-2015, có 67 doanh nghiệp niêm yết cổ phiếu trên TTCK (trong đó 43 doanh nghiệp trên sàn giao dịch HNX, 24 doanh nghiệp trên sàn giao dịch HSX), 128 doanh nghiệp đăng ký giao dịch trên sàn Upcom. Việc CPH DNNN gắn với bán đấu giá cổ phần và niêm yết trên TTCK, đặc biệt là của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước và doanh nghiệp quy mô lớn đã cũng cấp cho TTCK hàng hóa có chất lượng, tác động mạnh mẽ đến phát triển thị trường vốn, góp phần tăng cường tính công khai, minh bạch và kiểm soát xã hội đối với hoạt động của doanh nghiệp. Theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, từ năm 2011 đến hết năm 2015 đã có 276 doanh nghiệp CPH bán đấu giá cổ phần lần đầu (IPO) ra công chúng tại Sở giao dịch chứng khoán và các công ty chứng khoán với tổng số cổ phần chào bán trên 3.068 triệu cổ phiếu, trị giá

17.558 tỷ đồng; số cổ phiếu bán được là 1.500 triệu cổ phiếu, trị giá 20.547 tỷ đồng, đạt 49% tổng số lượng cổ phần chào bán song gia tăng 139% trị giá chào bán nếu so sánh tương đối.


Qua quá trình CPH, phương thức quản lý, tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp đã được đổi mới; việc niêm yết trên TTCK đặt ra yêu cầu đối với các doanh nghiệp phải nâng cao tính công khai, minh bạch, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tăng cường sự giám sát của xã hội đối với hoạt động của doanh nghiệp, do đó đã tạo được niềm tin đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước, làm tăng khả năng huy động vốn giúp các doanh nghiệp mở rộng phát triển sản xuất, kinh doanh.

- CPH DNNN đã làm thay đổi quản trị doanh nghiệp từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. CPH đã góp phần quan trọng trong việc đổi mới sắp xếp doanh nghiệp, hình thành các doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu, tạo ra động lực để phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp; việc kiểm tra, giám sát trong và ngoài doanh nghiệp được tăng cường gắn với lợi ích của các cổ đông đã có ý nghĩa thiết thực trong việc đổi mới phương thức quản lý, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp. Những đổi mới mạnh mẽ về chủ trương chính sách và hệ thống pháp luật kinh doanh đã tạo hành lang pháp lý và môi trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động, tăng cường tính công khai minh bạch trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.

- CPH DNNN hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích: Đến năm 2016, trong tổng số 131 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực môi trường, dịch vụ đô thị và cấp, thoát nước của cả nước đã có 77 doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp được CPH, trong đó Nhà nước giữ cổ phần chi phối (từ 51 đến 65% vốn điều lệ) ở 65 doanh nghiệp và không giữ cổ phần chi phối ở 12 doanh nghiệp. Việc CPH bước đầu đem lại kết quả khả quan: Đối với doanh nghiệp cấp, thoát nước tỷ lệ thất thoát nước bình quân của doanh nghiệp giảm đáng kể (khoảng 15%), thời gian cấp nước trong ngày tăng (khoảng 8,5%), năng suất lao động tăng (từ 8 người/1000 đầu nối/khách hàng lên 4,5 người/1000 đầu nối/khách hàng), lợi nhuận bình quân của doanh nghiệp tăng (khoảng 1,67 lần), thu nhập bình quân của người lao động tăng 1,7 lần. Một số DNNN không còn giữ cổ phần chi phối đã đầu tư mạnh cho việc nâng cấp cơ sở vật chất, công nghệ và mạng lưới cấp, thoát nước.

- Hầu hết các DNNN sau CPH đều sản xuất, kinh doanh hiệu quả, nộp ngân sách và thu nhập của người lao động được nâng lên. Tổng hợp kết quả hoạt động của 350 doanh nghiệp sau CPH năm 2015 cho thấy: so với năm trước khi CPH, bình quân lợi nhuận trước thuế tăng 49%, nộp ngân sách tăng 27%, vốn điều lệ tăng 72%, tổng tài sản tăng 39%, doanh thu tăng 29%, thu nhập bình quân của người lao động tăng 33%. Điển hình như Công ty cổ phần Giống cây trồng trung ương có doanh thu tăng 20 lần, lợi nhuận tăng 40 lần, tổng tài sản tăng 22 lần, vốn chủ sở hữu tăng 40 lần.


Công ty cổ phần Sữa Việt Nam có doanh thu tăng 10 lần, nộp ngân sách tăng 6 lần, vốn chủ sở hữu tăng 13 lần. Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam trước khi CPH bị lỗ 1.461 tỷ đồng, sau CPH lợi nhuận 2.021 tỷ đồng.

Bên cạnh kết quả tích cực đạt được nêu trên, CPH DNNN chưa làm thay

đổi cơ bản về cấu trúc vốn chủ sở hữu; cụ thể:

Thống kê kết quả bán cổ phần lần đầu của 414 doanh nghiệp trong số 508 doanh nghiệp được phê duyệt phương án CPH giai đoạn 2011-2015 cho thấy chỉ có khoảng 60% doanh nghiệp bán cổ phần theo phương án được duyệt, còn lại không bán được toàn bộ số cổ phần theo phương án CPH. Hình 2.5 thể hiện cơ cấu vốn điều lệ sau khi bán cổ phần lần đầu: Nhà nước tiếp tục nắm giữa 81,7% vốn điều lệ, Nhà đầu tư chiến lược nắm giữ 6,6% vốn điều lệ, Người lao động nắm giữ 1,6% vốn điều lệ, Tổ chức công đoàn nắm giữ 0,7% vốn điều lệ, và các nhà đầu tư khác nắm giữ qua việc bán đấu giá công khai khoảng 9,4% vốn điều lệ; so với phương án CPH được duyệt: Nhà nước nắm giữa 65% vốn điều lệ, Nhà đầu tư chiến lược nắm giữ 15,8% vốn điều lệ, Người lao động nắm giữ 2% vốn điều lệ, Tổ chức công đoàn nắm giữ 0,5% vốn điều lệ, bán công khai 16,7% vốn điều lệ. Như vậy, về tổng thể cấu trúc sở hữu của các doanh nghiệp sau CPH thay đổi không đáng kể khi Nhà nước tiếp tục nắm giữ 81,7% vốn điều lệ; nếu xét về mục tiêu CPH nhằm thay đổi quản trị doanh nghiệp từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh thì kết quả đạt được còn hạn chế.



81,7


65

15,8

6,6

16,7

9,4

2 1,6

0,50,7

90

80

70

Tỷ lệ % vốn điều lệ

60

50

40

30

20

10

0

Nhà nước Nhà đầu


Bán công Người lao



Phương án cổ phần hóa

Kết quả bán cổ phần


Tổ chức

tư chiến lược

khai

động

công

đoàn

Cấu trúc chủ sở hữu


Hình 3.5 Cấu trúc vốn điều lệ doanh nghiệp CPH giai đoạn 2011-2015


Để đánh giá rõ hơn nhận định này có thể tìm hiểu qua số liệu tỷ lệ nắm giữ phần vốn nhà nước tại 414 doanh nghiệp thực hiện bán cổ phần lần đầu giai đoạn 2011-2015 như sau:

- Theo kết quả bán cổ phần lần đầu, 69 doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ trên 90% vốn điều lệ, bao gồm 15 Tập đoàn và Tổng công ty như: Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, Tổng công ty Thép Việt Nam, Tổng công ty Hàng không Việt Nam, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam, Tổng công ty Lilama, Tổng công ty Viglacera. 79 doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ trên 65% vốn điều lệ; 95 doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ; 156 doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ; 15 doanh nghiệp CPH cùng công ty mẹ.

- Trong khi theo phương án CPH phê duyệt, trong số 508 DNNN CPH chỉ xác định 05 doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ trên 90% vốn điều lệ; 108 doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ trên 65% vốn điều lệ; 154 doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ; 221 doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ; 20 doanh nghiệp CPH cùng công ty mẹ.

Hình 3.6 cho thấy kết quả bán cổ phần lần đầu chỉ có 38% số doanh nghiệp sau CPH không còn là DNNN, là doanh nghiệp (theo tiêu chí xác định DNNN là doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ tại Luật DNNN năm 2003, Luật Doanh nghiệp năm 2005; từ 01/7/2015, DNNN là doanh nghiệp Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ); so với tỷ lệ mong muốn 44% số doanh nghiệp theo phương án CPH giai đoạn 2011-2015 được duyệt.


50%

45%

40%

35%

Tỷ lệ doanh nghiệp

30%

25%

20%

15%

10%

5%

0%


44%

38%


30%

23%


Phương án cổ phần hóa

Kêt quả bán cổ phần lần đầu

1291%% 18%


01%

Dưới 50% 50%-65% 65%-90% Trên 90%

Tỷ lệ vốn điều lệ Nhà nước nắm giữ


Hình 3.6 Tỷ lệ doanh nghiệp CPH theo tiêu chí mức vốn điều lệ Nhà nước nắm

giữ giai đoạn 2011-2015


Như vậy, số lượng doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối sau khi CPH còn lớn; đặc biệt là các tập đoàn, tổng công ty. Vận dụng lý thuyết về giả thuyết tín hiệu để giải thích, việc ngay từ phương án CPH phê duyệt, tỷ lệ vốn điều lệ Nhà nước nắm giữ còn cao tới 65%, có thể xác định một nguyên nhân chính làm giảm mức độ hấp dẫn tham gia của nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư lớn, chuyên nghiệp dẫn đến tỷ lệ CPH không đạt mục tiêu và là rào cản của quá trình đổi mới quản trị doanh nghiệp. Theo lý thuyết về giả thiết tín hiệu, sự xuất hiện của nhà nước với vai trò là một cổ đông lớn sẽ tạo ra tín hiệu tiêu cực với các nhà đầu tư; một số nhà đầu tư cho rằng những doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ lượng cổ phần khống chế sẽ có kết quả kinh doanh thấp, vì vậy các nhà đầu tư không ưa thích vai trò cổ đông lớn hay lớn nhất của nhà nước đối với doanh nghiệp (Paudyal và cộng sự, 1998).

(2) Giai đoạn 2016 đến 2018

Trên cơ sở kết quả thực hiện tái cơ cấu, sắp xếp, CPH DNNN giai đoạn 2011- 2015, Chính phủ đã tiếp tục phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại DNNN, trọng tâm là Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước giai đoạn 2016-2020” với nhiệm vụ hoàn thành CPH 137 doanh nghiệp, đến năm 2020 Nhà nước chỉ giữ 100% vốn tại 103 doanh nghiệp. Về cơ cấu vốn chủ sở hữu của 137 doanh nghiệp tiến hành CPH theo kế hoạch sẽ có 106 doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ, chỉ có 27 doanh nghiệp Nhà nước giữ trên 50% đến dưới 65% vốn điều lệ và 4 doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ trên 65% vốn điều lệ. Bên cạnh nhiệm vụ CPH, Chính phủ cũng đã phê duyệt kế hoạch thoái vốn nhà nước giai đoạn 2017-2020 tại các doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ với 406 lượt doanh nghiệp, cụ thể năm 2017 phải thoái vốn ở 135 doanh nghiệp, năm 2018 thoái vốn ở 181 doanh nghiệp, năm 2019 thoái vốn ở 62 doanh nghiệp và năm 2020 thoái vốn ở 28 doanh nghiệp; trong 406 lượt doanh nghiệp thoái vốn theo kế hoạch có tới 135 doanh nghiệp thoái trên 50% vốn điều lệ, 22 doanh nghiệp thoái trên 90% vốn điều lệ.

Kế hoạch trên cho thấy Chính phủ đã kỳ vọng thay đổi cơ bản về cấu trúc vốn chủ sở hữu. Mặc dù vậy, nghiên cứu chi tiết tiêu chí phân loại doanh nghiệp cho thấy việc xác định tỷ lệ % vốn điều lệ Nhà nước nắm giữ khi CPH doanh nghiệp phụ thuộc vào lĩnh vực, ngành nghề hoạt động của doanh nghiệp; cụ thể: Nhà nước tiếp tục nắm giữ 100% vốn điều lệ của doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh; cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu; nắm giữ từ 65% tổng số cổ phần trở lên đối với các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành, lĩnh vực như quản lý khai thác hạ tầng hàng không, dịch vụ thông tin dẫn đường, giám sát, dịch vụ khí tượng hàng không; dầu khí và khoáng sản quy mô lớn, tài chính, ngân hàng; nắm giữ trên


50% đến dưới 65% tổng số cổ phần, hoạt động trong các ngành, lĩnh vực quan trọng, đảm bảo cân đối lớn của nền kinh tế như sản xuất hóa chất cơ bản, dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng; lương thực; xăng dầu; đảm bảo nhu cầu thiết yếu cho hoạt động sản xuất và đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, gắn với quốc phòng, an ninh … Nhóm các doanh nghiệp còn lại ngoài các doanh nghiệp thuộc ba nhóm trên khi sắp xếp, CPH, căn cứ tình hình cụ thể và khả năng thị trường Nhà nước sẽ nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ đến không giữ cổ phần hoặc áp dụng hình thức sắp xếp khác phù hợp như chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn nhiều thành viên, bán, giải thể, phá sản.

Trên thực tế thực hiện, giai đoạn 2016 -2018 đã có 159 doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án CPH với tổng giá trị doanh nghiệp là 442.275 tỷ đồng, trong đó giá trị vốn nhà nước là 206.024 tỷ đồng. Tổng vốn điều lệ theo phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt là 210.915 tỷ đồng, trong đó Nhà nước nắm giữ

112.500 tỷ đồng (53%); bán cho cổ đông chiến lược 62.206 tỷ đồng (29%); đấu giá công khai 34.464 tỷ đồng (16%), số còn lại bán cho người lao động là 1.695 tỷ đồng (1%) và tổ chức công đoàn 47 tỷ đồng (0,02%).

So sánh cấu trúc sở hữu trong phương án CPH đã được phê duyệt giai đoạn 2016-2018 so với giai đoạn 2011-2015 có thể thấy đã có sự điều chỉnh: tỷ lệ Nhà nước nắm giữ giảm (53% giai đoạn 2016-2018 so với 65% giai đoạn 2011-2015); bán cho cổ đông chiến lược tăng (29% giai đoạn 2016-2018 so với 15,8% giai đoạn 2011- 2015); tỷ trọng đấu giá công khai, bán cho người lao động và tổ chức công đoàn cơ bản không thay đổi nhiều. Mặc dù có sự điều chỉnh nhất định về cấu trúc sở hữu trong phương án CPH, tuy nhiên vẫn chưa thực sự hấp dẫn được các nhà đầu tư, theo báo cáo của Bộ Tài chính (2019), tỷ lệ cổ phần chào bán thành công giai đoạn 2016-2018 cũng chỉ đạt 54%.

3.2.2. Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư

Thông qua cải cách, đổi mới doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư tại Việt Nam thời gian qua, đặc biệt là qua CPH DNNN, hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư đã được cải thiện.

Qua nghiên cứu số liệu thống kê theo "Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam năm 2020" (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2020), hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư được phản ánh qua một số chỉ tiêu hiệu quả hoạt động của khu vực doanh nghiệp nhà nước (bao gồm DNNN và doanh nghiệp có vốn nhà nước trên 50% vốn điều lệ) tại Bảng 3.4 như sau:


Bảng 3.4 Hiệu quả hoạt động khu vực doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2011-2018



Bình quân

2011-2015

Bình quân

2016-2018

Chỉ số phát

triển %

Hiệu suất sử dụng lao động (lần)




Cả nước

15,5

14,9

96,1%

Khu vực doanh nghiệp nhà nước

17,8

18

101,1%

- Trong đó doanh nghiệp 100% vốn nhà nước

17,1

20,1

117,5%

Khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước

16,1

15,8

98,1%

Khu vực doanh nghiệp FDI

13,0

12,3

94,6%

Thu nhập người lao động (1.000đ/ tháng)




Cả nước

5.882

8.217

139,7%

Khu vực doanh nghiệp nhà nước

8.898

11.923

134,0%

- Trong đó doanh nghiệp 100% vốn nhà nước

9.311

11.536

123,9%

Khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước

4.928

7.234

146,8%

Khu vực doanh nghiệp FDI

6.560

9.111

138,9%

Chỉ số nợ (lần)




Cả nước

2,2

2,3


Khu vực doanh nghiệp nhà nước

3,0

3,6


- Trong đó doanh nghiệp 100% vốn nhà nước

2,8

2,6


Khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước

2,0

2,1


Khu vực doanh nghiệp FDI

1,6

1,6


Chỉ số quay vòng vốn (lần)




Cả nước

0,7

0,7


Khu vực doanh nghiệp nhà nước

0,5

0,4


- Trong đó doanh nghiệp 100% vốn nhà nước

0,5

0,5


Khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước

0,8

0,7


Khu vực doanh nghiệp FDI

0,9

1,0


Hiệu suất sinh lời (%)




ROE




Cả nước

8,2

8,7


Khu vực doanh nghiệp nhà nước

12,1

10,3


- Trong đó doanh nghiệp 100% vốn nhà nước

10,1

9,1


Khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước

3,4

4,9


Khu vực doanh nghiệp FDI

15,1

16,9


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 154 trang tài liệu này.

Cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư tại Việt Nam - 9

Xem tất cả 154 trang.

Ngày đăng: 07/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí