Tỷ Trọng Một Số Chỉ Tiêu Kinh Tế Của Các Khu Vực Doanh Nghiệp Giai Đoạn


Khu vực doanh nghiệp nhà nước

1.498.784

1.205.022

80,4

- Trong đó doanh nghiệp 100% vốn nhà nước

923.990

705.928

76,4

Khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước

7.030.971

8.788.714

125,0

Khu vực doanh nghiệp FDI

3.108.622

4.460.873

143,5

Nguồn vốn (tỷ đồng)




Cả nước

18.825.338

33.339.674

177,1

Khu vực doanh nghiệp nhà nước

6.078.850

9.051.408

148,9

- Trong đó doanh nghiệp 100% vốn nhà nước

3.948.974

4.549.218

115,2

Khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước

9.309.231

18.264.711

196,2

Khu vực doanh nghiệp FDI

3.437.258

6.022.076

175,2

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu (%)




Cả nước

31,5

30,5


Khu vực doanh nghiệp nhà nước

24,9

21,5


- Trong đó doanh nghiệp 100% vốn nhà nước

26,7

28,1


Khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước

33,4

32,3


Khu vực doanh nghiệp FDI

38

38,4


Tài sản cố định và đầu tư dài hạn (tỷ đồng)




Cả nước

7.645.557

13.547.927

177,2

Khu vực doanh nghiệp nhà nước

3.168.949

4.078.437

128,7

- Trong đó doanh nghiệp 100% vốn nhà nước

2.323.373

2.520.860

108,5

Khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước

3.024.830

6.893.588

227,9

Khu vực doanh nghiệp FDI

1.451.778

2.576.906

177,5

Doanh thu thuần (tỷ đồng)




Cả nước

12.427.360

20.579.708

165,6

Khu vực doanh nghiệp nhà nước

2.852.743

3.135.165

109,9

- Trong đó doanh nghiệp 100% vốn nhà nước

1.778.785

1.976.230

111,1

Khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước

6.538.001

11.637.642

178,0

Khu vực doanh nghiệp FDI

3.036.616

5.809.046

191,3

Lợi nhuận trước thuế (tỷ đồng)




Cả nước

458.189

828.406

180,8

Khu vực doanh nghiệp nhà nước

171.866

196.099

114,1

- Trong đó doanh nghiệp 100% vốn nhà nước

100.155

113.776

113,6

Khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước

100.823

267.685

265,5

Khu vực doanh nghiệp FDI

185.499

364.506

196,5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 154 trang tài liệu này.

Cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư tại Việt Nam - 8

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2020)


Từ Bảng 3.1 có thể nhận thấy trong giai đoạn 2016-2018:

- Số lao động trong khu vực doanh nghiệp nhà nước chiếm 8,3% tổng số lao động, trong khi trong khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước là 60,8%, khu vực doanh nghiệp FDI là 30,9%.

- Quy mô nguồn vốn của khu vực doanh nghiệp nhà nước chiếm 27,1%, khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước là 54,8%, khu vực doanh nghiệp FDI là 18,1% tổng nguồn vốn doanh nghiệp cả nước.

- Quy mô tài sản cố định và đầu tư dài hạn của khu vực doanh nghiệp nhà nước chiếm 30,1%, khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước là 50,9%, khu vực doanh nghiệp FDI là 19% tổng giá trị tài sản cố định và đầu tư dài hạn của doanh nghiệp cả nước.

- Doanh thu thuần và lợi nhuận trước thuế của khu vực doanh nghiệp nhà nước lần lượt chiếm 15,2 và 23,7%, khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước là 56,6% và 32,3%, khu vực doanh nghiệp FDI là 28,2% và 44% tổng số cả nước.



Khu vực doanh nghiệp nhà nước

Khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước

Khu vực doanh nghiệp FDI

Lợi nhuận trước thuế Doanh thu thuần

TSCĐ và đầu tư dài hạn


Nguồn vốn Số lao động

Số doanh nghiệp


0% 20% 40% 60% 80% 100%


Hình 3.3 Tỷ trọng một số chỉ tiêu kinh tế của các khu vực doanh nghiệp giai đoạn

2016-2018

Thông tin trên cho thấy số lượng doanh nghiệp khu vực nhà nước chiếm tỷ trọng rất nhỏ trên tổng số doanh nghiệp, sự thu hẹp dần của khu vực doanh nghiệp nhà nước khi tất cả các chỉ số phát triển theo tất cả các chỉ tiêu kinh tế cơ bản tại Bảng 3.1 đều thấp hơn nhiều so với các khu vực doanh nghiệp còn lại. Tuy nhiên, với tỷ trọng quy mô lao động, quy mô vốn, tài sản của khu vực doanh nghiệp nhà nước cũng như doanh thu, lợi nhuận so với toàn bộ khối doanh nghiệp tại Việt Nam giai đoạn 2016- 2018 vẫn cho thấy khu vực doanh nghiệp nhà nước vẫn có một vị trí quan trọng (Hình 3.3), đặc biệt khi so sánh thông qua việc phân tích chi tiết hơn các chỉ tiêu kinh tế tính bình quân trên một doanh nghiệp (Bảng 3.2).


Bảng 3.2 Một số chỉ tiêu kinh tế cơ bản bình quân một doanh nghiệp giai đoạn 2011-2015 và giai đoạn 2016-2018


Chỉ tiêu kinh tế bình quân/doanh nghiệp

Bình quân

2011-2015

Bình quân

2016-2018

Tỷ lệ %

Số lao động (người)




Cả nước

31

26

84,0%

Khu vực doanh nghiệp nhà nước

481

488

101,5%

- Trong đó doanh nghiệp 100% vốn nhà nước

599

592

98,8%

Khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước

19

16

84,3%

Khu vực doanh nghiệp FDI

304

284

93,7%

Nguồn vốn (tỷ đồng)




Cả nước

50

60

119,8%

Khu vực doanh nghiệp nhà nước

1.950

3.666

188,0%

- Trong đó doanh nghiệp 100% vốn nhà nước

2.559

3.813

149,0%

Khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước

26

34

132,3%

Khu vực doanh nghiệp FDI

336

384

114,4%

Tài sản cố định và đầu tư dài hạn (tỷ đồng)




Cả nước

20

24

119,9%

Khu vực doanh nghiệp nhà nước

1.017

1.652

162,5%

- Trong đó doanh nghiệp 100% vốn nhà nước

1.506

2.113

140,3%

Khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước

8

13

153,7%

Khu vực doanh nghiệp FDI

142

164

115,9%

Doanh thu thuần (tỷ đồng)




Cả nước

33

37

112,0%

Khu vực doanh nghiệp nhà nước

915

1.270

138,7%

- Trong đó doanh nghiệp 100% vốn nhà nước

1.153

1.657

143,7%

Khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước

18

22

120,0%

Khu vực doanh nghiệp FDI

297

370

124,9%

Lợi nhuận trước thuế (tỷ đồng)




Cả nước

1,2

1,5

122,3%

Khu vực doanh nghiệp nhà nước

55,1

79,4

144,0%

- Trong đó doanh nghiệp 100% vốn nhà nước

64,9

95,4

146,9%

Khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước

0,3

0,5

179,0%

Khu vực doanh nghiệp FDI

18,1

23,2

128,3%

Nguồn: Tự tính từ dữ liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2020)


Bảng 3.2 cho thấy, xét trên các chỉ tiêu kinh tế bình quân từng doanh nghiệp, các doanh nghiệp khu vực nhà nước qua giai đoạn 2011-2015, và giai đoạn 2016-2018 đều có quy mô lớn nhất về số lao động, nguồn vốn, tài sản cố định và đầu tư dài hạn cũng như doanh thu thuần, lợi nhuận trước thuế đạt được khi so sánh với doanh nghiệp các khu vực còn lại.

Ngoài ra, tổng hợp các thông tin tại Bảng 3.1, Bảng 3.2 phản ánh phần nào đặc điểm của các doanh nghiệp khu vực nhà nước hiện nay: là các doanh nghiệp quy mô lớn, sử dụng nhiều lao động, quản lý khối lượng tài sản cố định lớn (trên thực tế thường là đất đai, cơ sở hạ tầng nhà nước đầu tư giao doanh nghiệp), có lợi thế trong sử dụng vốn vay (khi tỷ trọng vốn chủ sở hữu 21,5% thấp hơn nhiều so với các khu vực doanh nghiệp còn lại: khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước 32,3% và khu vực doanh nghiệp FDI 38,4%).

3.1.4. Các biện pháp, hình thức sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư

Với vai trò, vị trí của các doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư nói chung, đặc biệt các DNNN nói riêng trong nền kinh tế, việc cải cách, đổi mới DNNN luôn là vấn đề được quan tâm tại Việt Nam. Khi Việt Nam bước vào thời kỳ đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trường thì quá trình tái cơ cấu DNNN cũng đã bắt đầu được thực hiện với các biện pháp giao, bán, khoán, cho thuê, giải thể doanh nghiệp và CPH từ những năm 90 của thế kỷ XX.

Nhìn lại quá trình cải cách, đổi mới DNNN từ trước đến nay, việc cơ cấu lại DNNN diễn ra với các biện pháp, hình thức chủ yếu sau:

* Sắp xếp lại DNNN thông qua hình thức sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, kém hiệu quả

Hình thức này chủ yếu được thực hiện nhằm sắp xếp, thu gọn các DNNN được thành lập tràn lan, phân tán, quy mô nhỏ và hoạt động thua lỗ kéo dài, kém hiệu quả. Đây là hình thức được thực hiện phổ biến trong giai đoạn đầu của quá trình cải cách, đổi mới DNNN (Quyết định số 315-HĐBT ngày 01/9/1990 của Hội đồng Bộ trưởng), đem lại tác động tức thì; qua việc giải thể hàng loạt DNNN hoạt động thua lỗ kém hiệu quả đã bị đưa ra khỏi danh sách DNNN, Nhà nước không phải lo bao cấp, bù lỗ, bên cạnh đó việc hợp nhất, sáp nhập cũng làm giảm nhanh số lượng các DNNN. Thực tế cho thấy nếu như đến cuối năm 1989, cả nước có khoảng trên 12.000 doanh nghiệp


quốc doanh thì đến năm 1992, là năm bắt đầu triển khai thực hiện CPH, thì số lượng DNNN chỉ còn khoảng 6.500 doanh nghiệp.

Tuy nhiên, thực hiện theo hình thức hợp nhất, sát nhập không giải quyết triệt để được hiệu quả hoạt động của DNNN, không thay đổi cấu trúc vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp; thực chất nhiều trường hợp chỉ mang tính chất cộng dồn vốn, tài sản, lao động … kèm theo những tồn đọng của hoạt động kém hiệu quả, thua lỗ trước khi sát nhập, hợp nhất. Ngoài ra, thực hiện theo hình thức phá sản là hình thức phổ biến tại các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, song thực tế tại Việt Nam lại kém hiệu lực do vướng mắc về thủ tục pháp lý.

* Giao, bán các DNNN trong những ngành, lĩnh vực mà Nhà nước không cần nắm giữ, không CPH được

Hình thức này được thực hiện từ năm 1999 với các hình thức cụ thể như giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê toàn bộ một DNNN nhằm mục tiêu sắp xếp và đổi mới những DNNN quy mô nhỏ thua lỗ kéo dài hoặc không cần duy trì sở hữu nhà nước. Biện pháp giao, bán các DNNN rõ ràng sẽ có tác động tích cực hơn so với hình thức sáp nhập, hợp nhất do có sự thay đổi về sở hữu; bên cạnh đó, biện pháp khoán kinh doanh, cho thuê DNNN với sự thay đổi về quyền quản lý song quyền sở hữu không thay đổi nên tác động tới hiệu quả hoạt động doanh nghiệp có thể thấp hơn biện pháp giao, bán.

Qua quá trình thực hiện, biện pháp khoán kinh doanh, cho thuê DNNN không thực sự hiệu quả, phát sinh các vấn đề về chi phí đại diện do mâu thuẫn giữa chủ sở hữu, ở đây là Nhà nước và nhà quản trị. Chính vì vậy từ năm 2008 đã dừng hình thức khoán kinh doanh, cho thuê DNNN và chính thức chấm dứt từ cuối năm 2010. Đối với các biện pháp giao, bán doanh nghiệp 100% vốn nhà nước tiếp tục được xác định là biện pháp cơ cấu lại DNNN; bên cạnh đó Chính phủ (2014) bổ sung hình thức chuyển giao doanh nghiệp “là việc chuyển quyền đại diện chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty thành viên giữa bên chuyển giao và bên nhận chuyển giao”. Tuy nhiên, hình thức chuyển giao doanh nghiệp thực chất không làm thay đổi cấu trúc vốn chủ sở hữu nhà nước do chỉ chuyển quyền đại diện chủ sở hữu giữa các bộ, UBND cấp tỉnh hoặc chuyển chủ sở hữu là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước.

* Chuyển DNNN thành công ty TNHH một thành viên

Việc chuyển DNNN thành công ty TNHH một thành viên được thực hiện từ năm 1999 theo Luật Doanh nghiệp 1999, đặc biệt đến Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã


quy định lộ trình chuyển đổi thành công ty TNHH một thành viên đến năm 2010 đối với tất cả các DNNN. Tuy nhiên, việc chuyển đổi này không làm thay đổi cấu trúc sở hữu doanh nghiệp do Nhà nước vẫn nắm giữ 100% vốn điều lệ; và hầu như không có tác động tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, chủ yếu nhằm mục tiêu hoàn thành một bước trong quá trình tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng, thống nhất hoạt động theo Luật Doanh nghiệp giữa các loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.

* Hình thành các tập đoàn kinh tế nhà nước, các tổng công ty nhà nước

Việc hình thành công ty mẹ - công ty con và thành lập các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước góp phần tập trung các nguồn lực đầu tư của nhà nước vào những ngành, lĩnh vực nhà nước cần nắm giữ; tận dụng tác động cộng hưởng của các công ty con, công ty liên kết. Tuy nhiên, tác động cộng hưởng cũng có chiều tích cực và tiêu cực phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động của hệ thống các công ty con, công ty liên kết cũng như chất lượng quản trị doanh nghiệp tại các công ty mẹ của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty.

* Cổ phần hóa DNNN

CPH DNNN là biện pháp cơ bản và trọng tâm trong tái cơ cấu DNNN, được triển khai thí điểm từ năm 1992, theo đó những DNNN được chọn CPH là những doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, kinh doanh có lãi, tự nguyện đăng ký chuyển sang công ty cổ phần (Quyết định 202/CT 8/6/1992); và trên cơ sở Luật DNNN năm 1995, việc chuyển DNNN thành công ty cổ phần đã được Chính phủ quy định chính thức (Nghị định 28/CP ngày 07/5/1996). Đây là hình thức cơ cấu lại DNNN làm thay đổi hẳn cấu trúc vốn chủ sở hữu, chuyển đổi DNNN từ 100% vốn Nhà nước nắm giữ sang hình thức đa sở hữu; từ đó tác động toàn diện đến doanh nghiệp từ công tác quản trị, quản lý đến huy động và sử dụng kinh tế, hiệu quả các nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp so với trước CPH. Nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước về CPH đã chứng minh tác động tích cực của CPH DNNN đối với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

* Cơ cấu lại tài chính DNNN dưới hình thức cơ cấu lại nguồn vốn, tài sản

Cơ cấu lại tài chính DNNN là biện pháp có tác động trực tiếp tới hiệu quả hoạt động của từng doanh nghiệp; song đối với hiệu quả hoạt động chung của khu vực doanh nghiệp nhà nước lại không được thể hiện rõ, khó đo lường. Thực tế biện pháp này cũng có thể coi là giải pháp thành phần được tiến hành đồng thời trong quá trình thực hiện các hình thức cải cách, đổi mới DNNN như CPH, giao, bán, chuyển giao, sát nhập, hợp nhất hay giải thể doanh nghiệp. Xét trên khía cạnh tác động của tái cơ cấu


tài chính, các doanh nghiệp thực hiện CPH, giao, bán là các doanh nghiệp có sự thay đổi về quyền sở hữu là những đối tượng chịu ảnh hưởng lớn; trong khi các doanh nghiệp Nhà nước vẫn nắm giữ 100% vốn điều lệ, không có sự thay đổi cấu trúc vốn thông qua các hình thức sáp nhập, hợp nhất, chuyển giao không những không cơ cấu lại tài chính triệt để mà có thể phải gánh chịu tác động xấu bởi các quyết định hành chính khi thực hiện các hình thức này. Do đó, với chủ đề nghiên cứu về cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư tại Việt Nam, việc nghiên cứu các doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là không cần thiết.

3.2. Cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp có vốn nhà nước

đầu tư tại Việt Nam

3.2.1. Cấu trúc sở hữu doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư tại Việt Nam qua quá trình cải cách, đổi mới

(1) Giai đoạn 2011-2015

Trong giai đoạn 2011-2015, việc tái cơ cấu, sắp xếp, CPH DNNN được thực hiện theo Đề án “Tái cơ cấu DNNN, trọng tâm là Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011-2015” (Quyết định số 929/QĐ-TTg ngày 17/7/2012). Theo các Đề án sắp xếp, đổi mới DNNN giai đoạn 2011-2015 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến năm 2015 cả nước cần sắp xếp lại 615 doanh nghiệp, trong đó thực hiện CPH 518 doanh nghiệp. Kết quả thực hiện giai đoạn 2011 - 2015 cả nước đã sắp xếp được 591 doanh nghiệp (đạt 96% kế hoạch). Với kết quả giai đoạn 2011-2015, tổng số DNNN đã sắp xếp từ trước đến hết năm 2015 là 5.950 doanh nghiệp, trong đó CPH là 4.460 doanh nghiệp. Qua sắp xếp, tính đến 31/12/2015 cả nước còn 778 doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Theo Chính phủ (2016), việc đổi mới, sắp xếp DNNN giai đoạn 2011-2015 đã đạt được nhiều kết quả tích cực:

- Tổng vốn chủ sở hữu tại các DNNN tăng 52,3%, từ 810 ngàn tỷ đồng lên 1,234 triệu tỷ đồng. Tổng tài sản tăng 36,5%, từ 2,274 triệu tỷ đồng lên 3,105 triệu tỷ đồng.

- Phần lớn DNNN sản xuất, kinh doanh có lãi. Tổng hợp kết quả hoạt động năm 2014 của 781 DNNN so với năm 2011 cho thấy tổng doanh thu tăng 4%, tổng lợi nhuận trước thuế tăng 26%, tỷ suất lợi nhuận trước thuế/vốn chủ sở hữu giảm 2% nhưng vẫn đạt khoảng 16%, nộp ngân sách 278 ngàn tỷ, tăng 34%, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu nằm trong giới hạn cho phép. Giai đoạn 2011-2015 thực hiện Đề án tái cơ cấu DNNN đã không phát sinh các doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, các dự án không


hiệu quả, gây hậu quả nghiêm trọng như Vinahshin, Giấy Phương Nam, Xơ sợi Đình Vũ, Thép Thái nguyên giai đoạn 2, …

Theo đánh giá của Chính phủ (2016), việc sắp xếp DNNN đã cơ bản tập trung vào những ngành, lĩnh vực then chốt, cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội và quốc phòng, an ninh, là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước điều tiết kinh tế vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Một trong những giải pháp quan trọng trong sắp xếp, đổi mới, tái cơ cấu DNNN chính là CPH DNNN. Trong giai đoạn 2011-2015, toàn quốc đã tiến hành CPH 508 doanh nghiệp với tổng giá trị thực tế doanh nghiệp là 760.774 tỷ đồng, trong đó giá trị thực tế phần vốn nhà nước là 188.274 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 24,7%. Tổng vốn điều lệ theo phương án CPH được phê duyệt của 508 doanh nghiệp là 197.217 tỷ đồng, trong đó Nhà nước nắm giữ 128.031 tỷ đồng (bằng 65%); Nhà đầu tư chiến lược nắm giữ

31.065 tỷ đồng (bằng 15,8%); Người lao động nắm giữ 4.042 tỷ đồng (bằng 2%); Tổ chức công đoàn nắm giữ 1.124 tỷ đồng (bằng 0,5%); bán công khai 32.931 tỷ đồng (bằng 16,7%).

Bảng 3.3 Tình hình CPH DNNN giai đoạn 2011-2015


Chỉ tiêu

Tổng

cộng

Năm

2011

Năm

2012

Năm

2013

Năm

2014

Năm

2015

Số doanh nghiệp cổ phần hóa

508

14

26

73

175

220

Tổng giá trị thực tế doanh

nghiệp (tỷ đồng)

760.771

431.568

5.758

25.963

139.465

158.017

Trong đó: giá trị thực tế phần

vốn nhà nước (tỷ đồng)

188.271

60.350

2.493

8.199

45.520

71.709

Giá trị thực tế doanh

nghiệp/doanh nghiệp (tỷ đồng)

1.498

30.826

221

356

797

718

Giá trị thực tế phần vốn nhà

nước/doanh nghiệp (tỷ đồng)

371

4.311

96

112

260

326

Nguồn: Chính phủ (2016)

Trong số 508 doanh nghiệp được phê duyệt phương án CPH đã có 414 doanh nghiệp thực hiện xong việc bán cổ phần lần đầu với tổng giá trị cổ phần bán ra theo mệnh giá 32.862 tỷ đồng. Tổng vốn điều lệ sau khi bán cổ phần lần đầu của 414 doanh nghiệp là 179.170 tỷ đồng, trong đó Nhà nước nắm giữ 146.308 tỷ đồng (bằng 81,7%); Nhà đầu tư chiến lược nắm giữ 11.903 tỷ đồng (bằng 6,6%); Người lao động nắm giữ

Xem tất cả 154 trang.

Ngày đăng: 07/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí