cạnh xu hướng nghiên cứu phổ biến về tác động của cấu trúc sở hữu tới hiệu quả hoạt động doanh nghiệp, dựa trên lập luận về cấu trúc sở hữu là nội sinh, một số nhà khoa học đã nghiên cứu tác động qua lại giữa cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Qua kết quả tổng quan nghiên cứu, trong Chương 2 đã phân tích, làm rõ khoảng trống nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư tại Việt Nam: (i) Chưa nghiên cứu tác động qua lại giữa cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp; (ii) Thiếu vắng các nghiên cứu được lập luận trên cơ sở lý thuyết gắn với yếu tố thị trường, cạnh tranh. Kết quả nghiên cứu tại Chương 2 là cơ sở để đề xuất mô hình, giả thuyết nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu trong các chương tiếp theo.
CHƯƠNG 3
CẤU TRÚC SỞ HỮU VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN NHÀ NƯỚC ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM
3.1. Doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư tại Việt Nam
3.1.1. Phân loại doanh nghiệp theo tiêu chí sở hữu
Vốn chủ sở hữu được thể hiện trên bảng cân đối kế toán bao gồm vốn cổ phần (là số vốn điều lệ được cổ đông góp thực tế), lợi nhuận chưa phân phối, và các nguồn khác. Theo quy định của Luật doanh nghiệp hiện hành tại Việt Nam, “vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần” (Quốc hội, 2014b). Theo chế độ kế toán doanh nghiệp, nguyên tắc kế toán vốn chủ sở hữu quy định: “Vốn chủ sở hữu là phần tài sản thuần của doanh nghiệp còn lại thuộc sở hữu của các cổ đông, thành viên góp vốn (chủ sở hữu). Vốn chủ sở hữu được phản ánh theo từng nguồn hình thành như: vốn góp của chủ sở hữu; lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh; chênh lệch đánh giá lại tài sản. Kế toán không ghi nhận vốn góp theo vốn điều lệ trên giấy phép đăng ký kinh doanh. Khoản vốn góp huy động, nhận từ các chủ sở hữu luôn được ghi nhận theo số thực góp, tuyệt đối không ghi nhận theo số cam kết sẽ góp của các chủ sở hữu.” (Bộ Tài chính, 2014).
Như vậy, theo các quy định pháp lý tại Việt Nam, vốn chủ sở hữu là vốn góp thực tế của Nhà nước, cá nhân hoặc các tổ chức tham gia góp vốn, các cổ đông mua và nắm giữ cổ phiếu. Ngoài ra, vốn chủ sở hữu còn bao gồm các thành phần khác như các khoản thặng dư vốn cổ phần do phát hành cổ phiếu cao hơn mệnh giá; vốn được bổ sung từ kết quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định của chính sách tài chính hoặc quyết định của các chủ sở hữu vốn; các khoản chênh lệch do đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản và các quỹ hình thành từ lợi nhuận sau thuế.
Phân loại theo các thành phần sở hữu, gắn với quyền và trách nhiệm nghĩa vụ của chủ sở hữu, Quốc hội (2014b) quy định 4 loại hình doanh nghiệp: doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn (trong đó có DNNN), và công ty hợp danh; cụ thể:
(i) Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp;
(ii) Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó: Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân với số lượng cổ đông tối thiểu là 03; cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác theo quy định.
(iii) Công ty trách nhiệm hữu hạn gồm công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên:
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp, trong đó: Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân với số lượng thành viên không vượt quá 50; thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; phần vốn góp của thành viên được chuyển nhượng theo quy định.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu; chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
DNNN là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn.
(iv) Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó: Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty; thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
Nếu phân nhóm theo khu vực doanh nghiệp trong nước và ngoài nước; có thể phân loại thành: (i) Khu vực doanh nghiệp trong nước: Gồm doanh nghiệp khu vực nhà nước và doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước; và (ii) Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài: là các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, không phân biệt tỷ lệ vốn của bên nước ngoài góp là bao nhiêu.
3.1.2. Doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư
Theo tiêu chí cấu trúc sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp, doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư bao gồm: (i) DNNN; và (ii) nhóm các doanh nghiệp có vốn nhà
nước đầu tư còn lại. Như Chương 1 đã đề cập, từng quốc gia có quy định khác nhau về phạm vi tổ chức kinh tế được coi là DNNN. Tại Việt Nam, quy định pháp lý về DNNN từng thời kỳ cũng có sự khác nhau.
Năm 1995, Luật DNNN số 39L/CTN đầu tiên tại Việt Nam được ban hành, Quốc hội (1995) quy định: “DNNN là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích, nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội do Nhà nước giao”. Quốc hội (1995) áp dụng đối với “DNNN tổ chức dưới hình thức doanh nghiệp độc lập, tổng công ty, doanh nghiệp thành viên của tổng công ty và quản lý phần vốn của Nhà nước đầu tư ở các doanh nghiệp”. Quốc hội (1995) cũng quy định "Cổ phần chi phối của Nhà nước" là “các loại cổ phần của Nhà nước chiếm trên 50% tổng số cổ phần của doanh nghiệp”; hoặc “cổ phần của Nhà nước ít nhất gấp hai lần cổ phần của cổ đông lớn nhất khác trong doanh nghiệp”; đồng thời quy định "Cổ phần đặc biệt của Nhà nước" là “cổ phần của Nhà nước trong một số doanh nghiệp mà Nhà nước không có cổ phần chi phối, nhưng có quyền quyết định một số vấn đề quan trọng của doanh nghiệp theo thoả thuận trong điều lệ doanh nghiệp”. Đến năm 1999, Luật Doanh nghiệp số 13/1999/QH10 được ban hành quy định nếu DNNN khi được chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần thì được điều chỉnh theo Luật Doanh nghiệp (Quốc hội, 1999).
Từ các quy định trên có thể thấy việc phân định về DNNN và các doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư còn lại xét theo tiêu chí cấu trúc vốn chủ sở hữu chưa được rõ ràng trong các văn bản luật thời kỳ này; phải đến Luật DNNN số 14/2003/QH11 thì khái niệm DNNN theo tiêu chí cấu trúc vốn chủ sở hữu mới được quy định rõ. Quốc hội (2003) quy định “DNNN là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối” (vốn góp của Nhà nước chiếm trên 50% vốn điều lệ), được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.
Nhằm đảm bảo cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh giữa DNNN và các thành phần kinh tế khác, đáp ứng yêu cầu gia nhập WTO, Quốc hội (2005) ban hành Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11, quy định “theo lộ trình chuyển đổi hằng năm, nhưng chậm nhất trong thời hạn bốn năm kể từ ngày Luật này có hiệu lực, các công ty nhà nước thành lập theo quy định của Luật DNNN năm 2003 phải chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần theo quy định của Luật này”. Quốc hội (2005) cũng quy định “DNNN là doanh nghiệp trong đó Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ”.
Tuy nhiên, quy định hiện hành theo Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 đã có sự điều chỉnh, Quốc hội (2014b) chỉ quy định “DNNN là doanh nghiệp do nhà nước
nắm giữ 100% vốn điều lệ”; và tiếp tục khẳng định hoạt động của DNNN nói riêng hay doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư nói chung đều phải tuân thủ theo quy định chung.
Trong giai đoạn hiện nay, việc Nhà nước đầu tư, góp vốn vào các doanh nghiệp đã được thể chế bằng Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp số 69/2014/QH13; theo đó Quốc hội (2014a) quy định một trong những nguyên tắc Nhà nước đầu tư vốn nhà nước là “để hình thành và duy trì doanh nghiệp ở những khâu, công đoạn then chốt trong một số ngành, lĩnh vực mà các thành phần kinh tế khác không tham gia hoặc thuộc diện Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, duy trì tỷ lệ cổ phần, vốn góp theo vốn góp của Nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên”.
Với sự khác nhau về quy định DNNN qua các thời kỳ, trong phạm vi nghiên cứu của Luận án, để thống nhất, thuật ngữ “khu vực doanh nghiệp nhà nước” hoặc “doanh nghiệp khu vực nhà nước” sẽ được sử dụng và được hiểu gồm (i) doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, là các công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên (DNNN theo Quốc hội (2014b)); và (ii) công ty cổ phần vốn trong nước mà Nhà nước chiếm giữ trên 50% vốn điều lệ. Việc sử dụng thuật ngữ này sẽ thuận lợi cho việc nghiên cứu các số liệu thống kê qua các thời kỳ khi theo tiêu chí tỷ lệ vốn điều lệ Nhà nước nắm giữ, “doanh nghiệp khu vực nhà nước” cũng tương ứng là DNNN theo quy định của Quốc hội (2003) và Quốc hội (2005).
3.1.3. Vai trò của doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư
Hiến pháp Việt Nam đã khẳng định trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế tại Việt Nam, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Theo đó, nội hàm của kinh tế nhà nước nếu hiểu theo nghĩa hẹp sẽ bao gồm hoạt động đầu tư vốn nhà nước tại các doanh nghiệp; do đó, kinh tế nhà nước bao gồm DNNN và phần vốn nhà nước góp vào các doanh nghiệp có sở hữu thuộc các thành phần kinh tế khác, bên cạnh tài nguyên quốc gia và tài sản thuộc sở hữu nhà nước như đất đai, hầm mỏ, rừng biển, ngân sách, hệ thống bảo hiểm, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội … Vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước được thực hiện thông qua vai trò của các doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư, dẫn dắt, tạo động lực phát triển đối với nền kinh tế. Vai trò này thông qua nòng cốt là doanh nghiệp khu vực nhà nước được thể hiện như trên thực tế như sau:
(1) Một là, khu vực doanh nghiệp nhà nước có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, với tỷ trọng đầu tư bình quân khoảng 37% tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn từ năm 2011 đến nay, đóng góp gần 30% GDP, với hiệu quả đầu tư được cải thiện.
Nghiên cứu vai trò của khu vực doanh nghiệp nhà nước trên cơ sở tiếp cận các chỉ số đóng góp vào GDP gắn với việc sử dụng nguồn lực đầu tư, qua số liệu niên giám thống kê hàng năm và Tổng cục Thống kê (2016) và cho thấy: Đầu tư từ khu vực doanh nghiệp nhà nước bình quân toàn giai đoạn 2011-2015 chiếm 39,1% tổng đầu tư toàn xã hội, từ khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước chiếm 38,3%, khu vực doanh nghiệp FDI chiếm 22,6%. Giá trị sản phẩm do đầu tư từ khu vực doanh nghiệp nhà nước tạo ra bình quân toàn giai đoạn chiếm 29% GDP, trong khi từ khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước là 43,7% và khu vực doanh nghiệp FDI là 17% . Nếu so sánh với giai đoạn 2006-2010, khu vực doanh nghiệp nhà nước chiếm 45% tổng đầu tư toàn xã hội nhưng chỉ tạo ra 28% GDP thì hiệu quả đầu tư giai đoạn 2011-2015 xét trên giác độ đóng góp vào GDP của khu vực doanh nghiệp nhà nước đã có sự cải thiện khi tỷ trọng đầu tư toàn xã hội của khu vực doanh nghiệp nhà nước giảm từ 45% xuống còn 39,1%, trong khi mức độ đóng góp cho nền kinh tế qua chỉ tiêu GDP tăng nhẹ. Trong khi giai đoạn 2001-2005, khu vực doanh nghiệp nhà nước chiếm 56,6% tổng mức đầu tư toàn xã hội nhưng cũng chỉ đóng góp cho nên kinh tế 30% GDP. Nếu tính điểm hiệu quả sử dụng nguồn lực đầu tư theo tỷ lệ % đóng góp vào GDP trên 1% cơ cấu đầu tư từ khu vực doanh nghiệp nhà nước trên tổng đầu tư toàn xã hội, hiệu quả sử dụng nguồn lực đầu tư của khu vực doanh nghiệp nhà nước đã tăng lên rõ rệt qua từng giai đoạn: giai đoạn 2001-2005, 0,53 điểm; giai đoạn 2006-2010, 0,62 điểm; giai đoạn 2011-2015, 0,74 điểm. Xu hướng trên tiếp tục thể hiện thông qua chỉ số điểm đóng góp vào GDP theo tỷ lệ đầu tư xã hội giai đoạn 2016-2018 tăng lên 0,8 điểm (đóng góp vào GDP duy trì so giai đoạn 2011-2015 với tỷ trọng 28,4%, trong khi tỷ lệ đầu tư từ khu vực doanh nghiệp nhà nước chỉ còn 35,5%).
2001-2005 2006-2010 2011-2015 2016-2018
0,9
0,8
0,74
56,60%
0,53
0,62
45%
30%
39,10%
28% 28,90%
35,50%
28,40%
0,8
0,7
Tỷ trọng đầu tư xã hội
Tỷ trọng đóng góp vào GDP
Chỉ số đóng góp GDP/đầu tư xã hội
0,6
0,5
0,4
0,3
0,2
0,1
0
Hình 3.1 Đầu tư xã hội và đóng góp GDP của khu vực doanh nghiệp nhà nước
(2) Doanh nghiệp khu vực nhà nước tập trung vào những lĩnh vực then chốt, thiết yếu, những địa bàn quan trọng và quốc phòng, an ninh, những lĩnh vực mà doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác không đầu tư.
Khu vực doanh nghiệp nhà nước đang được sắp xếp, đổi mới theo hướng thu hẹp dần; đặc biệt đẩy mạnh trong giai đoạn 2011-2020. Số ngành, lĩnh vực Nhà nước giữ 100% vốn điều lệ đã giảm từ 20 ngành, lĩnh vực (năm 2011, theo Quyết định 14/2011/QĐ-TTg) xuống 16 ngành, lĩnh vực (năm 2014, theo Quyết định 37/2014/QĐ-TTg); xa hơn nếu so với năm 2002 đã giảm khoảng 60% số lượng ngành, lĩnh vực (43 ngành, lĩnh vực theo Quyết định 58/2002/QĐ-TTg). Ngoài ra, số ngành, lĩnh vực Nhà nước giữ cổ phần trên 50% vốn điều lệ cũng đã giảm từ 26 ngành, lĩnh vực (năm 2011, theo Quyết định 14/2011/QĐ-TTg) xuống 24 ngành, lĩnh vực (năm 2014, theo Quyết định 37/2014/QĐ-TTg). Hiện nay, theo Quyết định số 56/2016/QĐ- TTg, trong giai đoạn 2016-2020, Nhà nước chỉ còn nắm giữ 100% vốn điều lệ tại 11 ngành, lĩnh vực, từ 50% vốn điều lệ trở lên tại 13 ngành, lĩnh vực.
43
29
27 27
24
20 20
16
13
11
50
45
Số ngành, lĩnh vực
40
35
30
25
20
15
10
5
0
2002 2004 2007 2011 2014 2016-2020
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ
Nhà nước nắm >=50% vốn điều lệ
Năm
Hình 3.2 Tiêu chí phân loại DNNN theo ngành, lĩnh vực hoạt động
Quy định hiện hành phân thành ba nhóm (Thủ tướng Chính phủ, 2016): (i) Nhóm ngành nghề, lĩnh vực Nhà nước nắm giữ từ 65% vốn điều lệ trở lên (như: “1. Quản lý khai thác các cảng hàng không, sân bay; dịch vụ khai thác khu bay. 2. Dịch vụ thông tin dẫn đường, giám sát, dịch vụ khí tượng hàng không. 3. Khai thác khoáng sản quy mô lớn theo quy định hiện hành về phân loại quy mô mỏ khoáng. 4. Tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ và khai thác dầu khí. 5. Tài chính, ngân hàng (không bao gồm bảo hiểm, chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính)”); (ii) Nhóm ngành nghề, lĩnh vực Nhà nước nắm giữ trên 50% đến dưới 65% vốn điều lệ (như: “1. Sản xuất hóa chất cơ bản. 2. Vận chuyển hàng không. 3. Những
doanh nghiệp chiếm thị phần từ 30% trở lên, có vai trò đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, bình ổn thị trường, hoạt động trong các ngành, lĩnh vực sau: a) Bán buôn gạo; b) Đầu mối nhập khẩu xăng dầu. 4. Sản xuất thuốc lá điếu. 5. Cung cấp dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng. 6. Trồng và chế biến cao su, cà phê tại các địa bàn chiến lược, miền núi, vùng sâu, vùng xa gắn với quốc phòng, an ninh. 7. Những doanh nghiệp đảm bảo nhu cầu thiết yếu cho phát triển sản xuất và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc ở miền núi, vùng sâu, vùng xa. 8. Kinh doanh bán lẻ điện (phù hợp với lộ trình hình thành và phát triển các cấp độ thị trường điện lực)”); (iii) Nhóm ngành nghề, lĩnh vực còn lại không quy định bắt buộc Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
Theo số liệu thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2020), số lượng doanh nghiệp khu vực nhà nước hiện chiếm tỷ trọng rất nhỏ trên tổng số doanh nghiệp (bình quân giai đoạn 2016-2018 là 2.469 doanh nghiệp, tỷ trọng 0,44%) và giảm mạnh 21,8% nếu so sánh theo tiêu chí số lượng doanh nghiệp, 46% nếu theo tiêu chí tỷ trọng doanh nghiệp cả nước (bình quân giai đoạn 2011-2015 là 3.117 doanh nghiệp, tỷ trọng 0,82%), điều này được lý giải do tác động của quá trình CPH DNNN, thoái vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp, cũng như sự phát triển về số lượng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (tăng 48,3%) và doanh nghiệp FDI (tăng 53,2%) gắn với quá trình phát triển kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế.
(3) Các doanh nghiệp khu vực nhà nước có quy mô vốn, tài sản cố định lớn, giải quyết nhiều công ăn việc làm, tỷ trọng doanh thu, lợi nhuận không nhỏ so với toàn bộ khối doanh nghiệp
Bảng 3.1 Một số chỉ tiêu kinh tế cơ bản của doanh nghiệp giai đoạn 2011-2015 và giai đoạn 2016-2018
Bình quân 2011-2015 | Bình quân 2016-2018 | Chỉ số phát triển % | |
Số doanh nghiệp | |||
Cả nước | 377.898 | 558.533 | 147,8 |
Khu vực doanh nghiệp nhà nước | 3.117 | 2.469 | 79,2 |
- Trong đó doanh nghiệp 100% vốn nhà nước | 1.543 | 1.193 | 77,3 |
Khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước | 364.543 | 540.617 | 148,3 |
Khu vực doanh nghiệp FDI | 10.238 | 15.685 | 153,2 |
Số lao động (người) | |||
Cả nước | 11.638.377 | 14.454.864 | 124,2 |
Có thể bạn quan tâm!
- Lý Thuyết Về Mối Quan Hệ Giữa Cấu Trúc Sở Hữu Và Hiệu Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp
- Tổng Hợp Một Số Kết Quả Nghiên Cứu Về Trường Hợp Trung Quốc
- Tác Động Qua Lại Giữa Cấu Trúc Sở Hữu Và Hiệu Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp
- Tỷ Trọng Một Số Chỉ Tiêu Kinh Tế Của Các Khu Vực Doanh Nghiệp Giai Đoạn
- Cấu Trúc Vốn Điều Lệ Doanh Nghiệp Cph Giai Đoạn 2011-2015
- Yêu Cầu Đối Với Quá Trình Tái Cơ Cấu, Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Dnnn Khi Việt Nam Tham Gia Hiệp Định Thương Mại Tự Do Thế Hệ Mới