Tác Động Qua Lại Giữa Cấu Trúc Sở Hữu Và Hiệu Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp


Tác giả

Mẫu nghiên cứu

Giai

đoạn

Hiệu quả hoạt động

Kết quả chính





cực. Khi tỷ lệ trên 50%, cổ phần nhà nước có tác động tiêu cực đáng kể đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Lin và cộng sự (2009)

461 doanh nghiệp sản xuất niêm yết ở Trung Quốc

1999–

2002


Sở hữu nhà nước tác động tiêu cực tới hiệu quả hoạt động. Tồn tại mối quan hệ hình chữ U giữa tập trung quyền sở hữu với hiệu quả hoạt động.

Gunasekarage và cộng sự (2007)

1034 doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Trung Quốc

2000–

2004

Tobin’s Q, MBR

Mối quan hệ hình chữ U giữa sở hữu nhà nước và giá trị doanh nghiệp. Một cấu trúc sở hữu cân bằng giúp nâng cao hiệu quả doanh nghiệp

Hess và cộng sự (2010)

Dữ liệu bảng 5170 quan sát

của 1034 doanh nghiệp niêm yết của Trung Quốc

2000–

2004

Tobin’s Q

Tồn tại mối quan hệ hình chữ U giữa sở hữu nhà nước và hiệu quả hoạt động. Đối với trường hợp doanh nghiệp không có hoặc mức độ sở hữu nhà nước rất thấp, bằng chứng về việc sở hữu tư nhân lớn có thể tác động tiêu cực tới giá trị doanh nghiệp

Jiang và cộng sự (2008)

794/821 doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Thượng Hải

2004

ROA, ROE,

ROS and REITA

Sở hữu nhà nước có quan hệ tuyến tính và tích cực tới hiệu quả hoạt động doanh nghiệp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 154 trang tài liệu này.

Cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư tại Việt Nam - 6

Nguồn: Yu (2013)


* Tác động của sở hữu nước ngoài tới hiệu quả hoạt động

Trong mối quan hệ với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, một đặc tính cổ đông khác cũng được nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu là sở hữu nước ngoài.

Trong kết quả nghiên cứu của Claessens và Djankov (1999) về các doanh nghiệp Czech giai đoạn 1992-1997, ngoài kết luận về mối quan hệ cùng chiều (song không phải là tuyến tính) giữa mức độ tập trung quyền sở hữu với hiệu quả hoạt động, đã chỉ ra tác động tích cực của sở hữu nước ngoài đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Nghiên cứu của Wei và cộng sự (2005) về mối quan hệ giữa cơ cấu sở hữu và giá trị doanh nghiệp trên một mẫu 5284 quan sát trong giai đoạn 1991-2001 của các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc đã CPH một phần, được niêm yết trên sàn chứng khoán Thâm Quyến hoặc Thượng Hải, thấy rằng sở hữu nước ngoài tác động tích cực đến hệ số TobinsQ. Gurbuz và Aybars (2010) sử dụng phân tích dữ liệu bảng trên một mẫu của 205 công ty niêm yết phi tài chính tại Thổ Nhĩ Kỳ giai đoạn 2005- 2007, kết quả tổng thể của nghiên cứu này chỉ ra rằng quyền sở hữu nước ngoài cải thiện hiệu suất tài chính lên đến một mức độ nhất định, song vượt qua mức độ đó sẽ không có tác động. Greenaway và cộng sự (2014) khi xem xét mối quan hệ giữa mức độ sở hữu và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp thông qua nghiên cứu dữ liệu bảng 21.582 doanh nghiệp Trung Quốc trong giai đoạn 2000-2005, lại nhận thấy các liên doanh có hiệu quả hoạt động tốt hơn các doanh nghiệp hoàn toàn thuộc sở hữu nước ngoài hay hoàn toàn thuộc trong nước; và mặc dù năng suất cũng như lợi nhuận ban đầu tăng với sở hữu nước ngoài, song bắt đầu suy giảm khi quyền sở hữu nước ngoài đạt hơn 64%.

Trước các nghiên cứu trên, tổng hợp các nghiên cứu thực chứng về CPH, Megginson và Netter (2001) rút ra kết luận rằng sở hữu nước ngoài có tác động đến doanh nghiệp tốt hơn các loại hình sở hữu khác.

2.1.2.2. Nghiên cứu trường hợp Việt Nam

Kết quả khảo sát 559 DNNN sau CPH do Tran Tien Cuong và cộng sự (2006) thực hiện nói chung cho thấy hiệu quả tích cực của CPH DNNN với tỷ lệ 87,53 % các doanh nghiệp nghĩ rằng hiệu suất tài chính của họ đã được cải thiện sau khi cổ phần hoá. Nghiên cứu các chỉ tiêu đánh giá được sử dụng như doanh thu, lợi nhuận, đầu tư tài sản cố định, năng suất lao động (tương đương với doanh thu trên số lượng người lao động), mức lương trung bình, ngành nghề đều cơ bản cho thấy sự thay đổi tích cực sau CPH DNNN. Tuy nhiên, nghiên cứu chủ yếu áp dụng phương pháp so sánh các chỉ tiêu thống kê, không kiểm định ý nghĩa thống kê kết quả thay đổi, một số nguyên nhân


thay đổi (về động lực, về hoạt động sản xuất kinh doanh, về quản trị doanh nghiệp) chưa có độ tin cậy.

Loc và cộng sự (2006) nghiên cứu đo lường tác động của CPH tới hiệu quả hoạt động doanh nghiệp ở Việt Nam bằng cách so sánh hiệu quả hoạt động trước và sau CPH của 121 DNNN. Kết quả nghiên cứu tìm thấy sự gia tăng đáng kể trong lợi nhuận, doanh thu bán hàng, thu nhập của nhân viên; phân tích hồi quy cho thấy quy mô doanh nghiệp, sở hữu nhà nước còn lại, quản trị doanh nghiệp và TTCK niêm yết là yếu tố quyết định quan trọng đến cải tiến hoạt động của doanh nghiệp.

Điểm chung của hai nghiên cứu trên là chỉ ra sự khác biệt trong hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trước và sau CPH với các doanh nghiệp có quy mô khác nhau, ở những ngành khác nhau. Mặc dù vậy, các nghiên cứu này mới chỉ sử dụng một số chỉ tiêu như doanh thu, chi phí, lợi nhuận hay tốc độ tăng doanh thu, lợi nhuận …để so sánh mà chưa đề cập tới cấu trúc vốn, nhất là cấu trúc sở hữu (vốn chủ sở hữu).

Thực tế, không phải không có nghiên cứu về ảnh hưởng của cấu trúc vốn tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sau CPH ở Việt Nam. Đoàn Ngọc Phúc (2014) sử dụng nguồn dữ liệu của 217 doanh nghiệp niêm yết trên 2 sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2007-2012 để đánh giá ảnh hưởng của cấu trúc nợ tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sau CPH. Kết quả cho thấy nợ dài hạn có tác động tích cực, trong khi nợ ngắn hạn và tổng nợ có tác động tiêu cực có ý nghĩa thống kê đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp được đo bằng ROA, ROE. Cũng với nguồn dữ liệu trên, trong một nghiên cứu khác về tác động của quản trị doanh nghiệp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sau CPH ở Việt Nam, Đoàn Ngọc Phúc và Lê Văn Thông (2014) có đưa ra kiến nghị giảm tỷ trọng sở hữu nhà nước trong doanh nghiệp sau CPH, song không phải trên cơ sở nghiên cứu cấu trúc sở hữu mà trên cơ sở kết quả nghiên cứu hồi quy các yếu tố thuộc về quản trị doanh nghiệp tác động tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp (hiệu quả kinh doanh có quan hệ ngược chiều với sở hữu, kinh nghiệm của Hội đồng quản trị, và quan hệ cùng chiều với sự độc lập của Hội đồng quản trị).

Phung Duc Nam và Hoang Thi Phuong Thao (2013) nghiên cứu mối quan hệ giữa quyền sở hữu và hiệu quả hoạt động (đo lường bằng ROA và TobinsQ) của doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam trong giai đoạn 2007 – 2012, kết quả thực nghiệm từ các mô hình hiệu ứng cố định cho thấy trong khi quyền sở hữu nhà nước có mối quan hệ hình chữ U ngược với hiệu quả hoạt động (kết quả có ý nghĩa thống kê với ROA), sở hữu nước ngoài có mối quan hệ hình chữ U. Luận giải cho kết quả nghiên cứu là quyền sở hữu nhà nước giúp cho các doanh nghiệp có khả năng tiếp cận tài nguyên và


kết nối chính trị, qua đó cải thiện hiệu quả hoạt động doanh nghiệp, đặc biệt trong điều kiện thị trường mới nổi với nhiều hạn chế về tài chính; tuy nhiên khi mức độ tập trung quyền sở hữu cao lại dẫn tới suy giảm hiệu quả hoạt động do các động cơ chính trị thay vì động lực thương mại. Nghiên cứu chưa chỉ ra mức độ sở hữu nhà nước có thể thay đổi ảnh hưởng đối với hiệu quả hoạt động doanh nghiệp.

Trần Thị Thanh Tú và Phạm Việt Hùng (2013) nghiên cứu sự thay đổi của hiệu quả hoạt động tại các DNNN sau CPH ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung Việt Nam với bộ dữ liệu điều tra khảo sát 100 DNNN đã CPH, kết quả nghiên cứu theo phương pháp OLS cho thấy các nhân tố như tỷ lệ vốn Nhà nước sau CPH (dưới 50%), giám đốc là người nắm giữ cổ phần doanh nghiệp, là doanh nghiệp niêm yết trên thị trường, sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, cơ sở hạ tầng thuận lợi đều có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của DNNN sau CPH (được đo bằng ROA, ROE, ROS); các nhân tố có tác động tiêu cực là số lượng lao động và việc phát hành thêm cổ phiếu. Tuy nhiên, nghiên cứu này mới kiểm định tác động của vốn chủ sở hữu nhà nước tới hiệu quả hoạt động của DNNN thông qua với 2 mức độ tỷ lệ vốn Nhà nước trên và dưới 50%; kết quả kiểm định còn chưa rõ ràng (tỷ lệ vốn Nhà nước trên 50% có mối quan hệ cùng chiều với ROS song ngược chiều với ROE; và không có ý nghĩa với ROA).

Gần đây hơn, Lê Đức Hoàng (2015) nghiên cứu về tác động của cấu trúc sở hữu tới hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ở Việt Nam song giới hạn trong phạm vi nghiên cứu các doanh nghiệp xây dựng niêm yết với tác động của sở hữu nhà nước và sở hữu nước ngoài. Kết quả nghiên cứu cho thấy: mối quan hệ phi tuyến giữa sở hữu nhà nước và sở hữu nước ngoài với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (sở hữu nhà nước có mối quan hệ hình chữ U ngược với TobinsQ, sở hữu nước ngoài có mối quan hệ hình chữ U với ROA); sở hữu nhà nước có tác động tiêu cực tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong khi sở hữu nước ngoài có tác động tích cực (đều có ý nghĩa thống kê với TobinsQ, ROA; không có ý nghĩa thống kê với ROE). Tuy nhiên, nghiên cứu trên chưa đề cập đến tác động của nhân tố ngành nghề kinh doanh (do chỉ nghiên cứu đối với các doanh nghiệp xây dựng) cũng như yếu tố cấu trúc vốn trong mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp; đặc biệt chưa nghiên cứu tác động theo chiều ngược lại của hiệu quả doanh nghiệp tới cấu trúc sở hữu của doanh nghiệp, là vấn đề thực tiễn đang đặt ra khi xem xét duy trì hay thoái vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp. Ngoài ra, nghiên cứu đưa ra kết luận trên cơ sở kết quả kiểm định tác động riêng biệt của biến độc lập nghiên cứu (sở hữu nhà nước và sở hữu nước ngoài được kiểm định riêng trong từng mô hình hồi quy).


Về phương pháp lựa chọn mô hình nghiên cứu, đa số các nghiên cứu như Phung Duc Nam và Hoang Thi Phuong Thao (2013), Đoàn Ngọc Phúc (2014) và Lê Đức Hoàng (2015) đều lựa chọn mô hình nghiên cứu dữ liệu bảng (panel data) với mô hình hồi quy dữ liệu bảng tĩnh thông qua 3 phương pháp chạy mô hình: Pool-OLS (ước lượng bình phương nhỏ nhất), random effect (tác động ngẫu nhiên) và fixed effect (tác động cố định) và kiểm định để lựa chọn mô hình phù hợp, cho kết quả tin cậy trong các mô hình trên.

2.2. Tác động qua lại giữa cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

Khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, ngoài hướng nghiên cứu chủ yếu về tác động của cấu trúc sở hữu tới hiệu quả hoạt động, một số nhà nghiên cứu đã mở rộng nghiên cứu đồng thời tác động của hiệu quả hoạt động tới cấu trúc sở hữu.

Loderer và Martin (1997) sử dụng dữ liệu thu nhận để ước tính đồng thời mô hình hai phương trình, trong mỗi phương trình sử dụng lần lượt TobinsQ và sở hữu nội bộ là biến nội sinh. Trong phương trình thứ nhất, TobinsQ, doanh thu bán hàng (logarit), độ lệch chuẩn của lợi nhuận cổ phiếu và phương sai của lợi nhuận cổ phiếu của công ty được sử dụng để giải thích cho sở hữu nội bộ. Sở hữu nội bộ, doanh thu bán hàng (logarit), và một biến giả về việc mua lại được tài trợ bằng cổ phiếu được sử dụng để giải thích cho TobinsQ. Kết quả nghiên cứu quyền sở hữu nội bộ thất bại trong việc dự đoán TobinsQ , nhưng TobinsQ tác động tiêu cực tới sở hữu nội bộ.

Cho (1998) sử dụng dữ liệu cắt ngang và nghiên cứu theo phương pháp của Morck và cộng sự (1988) tìm thấy một mối quan hệ phi tuyến tính tương tự giữa TobinsQ và mức độ sở hữu của nhà quản lý. Tuy nhiên, sau đó, ông ước tính một mô hình gồm ba phương trình. Phương trình thứ nhất, quyền sở hữu nội bộ phụ thuộc vào TobinsQ, đầu tư và một bộ biến kiểm soát; phương trình thứ hai, TobinsQ phụ thuộc vào quyền sở hữu nội bộ, đầu tư và một bộ biến kiểm soát; và phương trình thứ ba, đầu tư phụ thuộc vào quyền sở hữu nội bộ, TobinsQ và một tập hợp các biến kiểm soát. Kết quả ước tính của hệ phương trình này chỉ ra rằng TobinsQ ảnh hưởng đến cấu trúc sở hữu chứ không phải ngược lại.

Kết quả nghiên cứu của Wei và cộng sự (2005) khi kiểm tra hướng quan hệ nhân quả cho thấy chiều tác động từ sở hữu nhà nước và sở hữu nước ngoài tới hiệu quả hoạt động được đo lường bằng TobinsQ song không cho thấy có chiều tác động ngược lại. Wei và cộng sự (2005) sử dụng mô hình nghiên cứu gồm hai phương trình:


Trong phương trình thứ nhất, sở hữu nhà nước và sở hữu nước ngoài lần lượt là biến được giải thích, TobinsQ là biến giải thích cùng một số biến kiểm soát như quy mô, biến giả ngành. Trong phương trình thứ hai, TobinsQ là biến được giải thích, còn sở hữu nhà nước và sở hữu nước ngoài cùng được sử dụng là biến giải thích và một số biến kiểm soát như quy mô. Cơ sở cho mô hình nghiên cứu là lập luận khi Chính phủ quyết định CPH sẽ có thể không căn cứ tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Các yếu tố quan trọng nhất quyết định sở hữu nhà nước là chiến lược ngành nghề.

Hu và Izumida (2008a) xem xét mối quan hệ nhân quả giữa mức độ tập trung quyền sở hữu và lợi ích doanh nghiệp trong mô hình dữ liệu bảng, sử dụng đầu tư và đòn bẩy làm biến kiểm soát trong một hệ phương trình đồng thời. Kết quả mối quan hệ hình chữ U của mức độ tập trung quyền sở hữu với hiệu quả hoạt động (đo lường bằng ROA), phù hợp với hiệu ứng giám sát của các cổ đông lớn. Tuy nhiên, nghiên cứu không tìm thấy những thay đổi trong hiệu quả kèm theo thay đổi về mức độ tập trung sở hữu do TTCK tương đối kém thanh khoản và tính chất ổn định cổ phần tại Nhật Bản.

Theo Gurbuz và Aybars (2010) khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài với hiệu quả hoạt động cũng thừa nhận các nghiên cứu điều tra tác động của cấu trúc sở hữu đến hiệu suất đối mặt với vấn đề nhân quả, hiệu suất tài chính của một công ty có thể ảnh hưởng đến cấu trúc sở hữu. Do đó các biến giải thích (sở hữu nước ngoài) trong mô hình có thể được xác định bởi hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (vốn là biến phụ thuộc).

Trước các nghiên cứu trên, nghiên cứu đầu tiên đã phân tích mối quan hệ ngược này có lẽ là của Demsetz (1983), người khởi xướng trường phái lý thuyết cấu trúc sở hữu là nội sinh như đã trình bày tại các phần trên.

Mặc dù nghiên cứu về tác động qua lại hai chiều giữa cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động không phải là vấn đề mới trên thế giới, song tại Việt Nam các công trình nghiên cứu khoa học về trường hợp Việt Nam được tổng hợp nêu trên đều chưa xem xét tác động của hiệu quả hoạt động tới cấu trúc sở hữu.

2.3. Khoảng trống nghiên cứu

Trong phạm vi nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư tại Việt Nam, việc phân tích khoảng trống nghiên cứu tập trung vào các nghiên cứu gắn với đặc tính cổ đông là sở hữu nhà nước, và mức độ tập trung của quyền sở hữu.

Với giác độ tiếp cận so sánh hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trước và sau CPH, đa số các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng các doanh nghiệp sau CPH về cơ


bản đã tăng doanh số bán hàng, lợi nhuận tăng, nâng cao hiệu quả điều hành đồng thời giảm đáng kể mức độ nợ và tăng tỷ lệ cổ tức; điển hình như các kết quả nghiên cứu của Boubakri và Cosset (1998), Megginson và cộng sự (1994), Megginson và Netter (2001). Hay như các nghiên cứu trên giác độ tiếp cận tiếp cận so sánh hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp với các loại hình sở hữu: nhà nước, tư nhân, hỗn hợp cho thấy kết quả chung là hiệu quả hoạt động từ thấp đến cao của doanh nghiệp sở hữu nhà nước, sở hữu hỗn hợp và sở hữu tư nhân (Ehrlich và cộng sự, 1994; Majumdar, 1998; Tian và Lihui, 2000; Boardman và cộng sự, 2002). Tuy nhiên, không phải nhà nghiên cứu nào cũng đồng tình với các kết quả nghiên cứu trên như Aussenegg và Jelic (2002), Harper (2002), Alipour (2013). Lý giải cho sự khác nhau của kết quả nghiên cứu là bởi sự khác biệt về đặc điểm của các quốc gia cũng như mức độ phát triển kinh tế giữa các thời kỳ.

Với khía cạnh nghiên cứu theo mức độ tập trung của quyền sở hữu, kết quả nghiên cứu về mối quan hệ cấu trúc sở hữu với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cũng rất khác nhau. Tại Trung Quốc, trong mối quan hệ với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, sở hữu nhà nước có tác động tiêu cực (Xu và Wang, 1999; Qi và cộng sự, 2000; Sun và Tong, 2003; Wei và Varela, 2003; Wei và cộng sự, 2005; Lin và cộng sự, 2009); tác động tích cực (Jiang và cộng sự, 2008; Ng và cộng sự, 2009); quan hệ hình chữ U (Wei và cộng sự, 2005; Gunasekarage và cộng sự, 2007; Tian và Estrin, 2008; Lin và cộng sự, 2009; Hess và cộng sự, 2010; Yu, 2013), hoặc hình chữ U ngược (Sun và cộng sự, 2002; Wei và cộng sự, 2003).

Tại Việt Nam, các nhà khoa học cũng tiếp cận nghiên cứu hướng so sánh như Tran Tien Cuong và cộng sự (2006), Loc và cộng sự (2006), nghiên cứu cấu trúc sở hữu theo mức độ tập trung và phát hiện mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp như Phung Duc Nam và Hoang Thi Phuong Thao (2013), Trần Thị Thanh Tú và Phạm Việt Hùng (2013), và Lê Đức Hoàng (2015). Về phương pháp lựa chọn mô hình nghiên cứu, các nghiên cứu trên lựa chọn mô hình nghiên cứu dữ liệu bảng (panel data) với mô hình hồi quy dữ liệu bảng tĩnh thông qua 3 phương pháp chạy mô hình: Pool-OLS (ước lượng bình phương nhỏ nhất), random effect (tác động ngẫu nhiên) và fixed effect (tác động cố định) và kiểm định để lựa chọn mô hình phù hợp.

Đa số các kết quả nghiên cứu tại Việt Nam đều cho thấy sở hữu nhà nước có tác động tiêu cực tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, một số nghiên cứu chỉ ra sở hữu nhà nước cũng có tác động tích cực khi mức độ sở hữu không tập trung (Trần Thị Thanh Tú và Phạm Việt Hùng, 2013); hình chữ U ngược (Phung Duc Nam và Hoang


Thi Phuong Thao, 2013; Lê Đức Hoàng, 2015). Tuy nhiên các nghiên cứu tại Việt Nam chưa đi sâu vào vấn đề nghiên cứu cấu trúc sở hữu nội sinh, thể hiện mô hình kiểm định thường kiểm định tác động đơn lẻ của các thành phần sở hữu, hay mô hình chỉ nghiên cứu phương trình đơn chiều.

Khác với các nghiên cứu trên, trên cơ sở hệ thống lý thuyết về giả thiết tín hiệu, lý thuyết về cạnh tranh, mô hình nghiên cứu sẽ được thiết lập trên cơ sở quan điểm chủ yếu là đối với các doanh nghiệp niêm yết trên TTCK, không có sự khác biệt giữa mục tiêu của cổ đông nhà nước và các cổ đông khác và do đó cấu trúc sở hữu theo đặc tính sở hữu sẽ không ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp, việc tác động nếu có chủ yếu do vấn đề mức độ tập trung hay phân tán của cấu trúc sở hữu (và vì vậy các thành phần sở hữu ở mức độ tập trung đều có thể cùng có hướng tác động tích cực tới hiệu quả hoạt động), do quan điểm nhận thức của các nhà đầu tư trên thị trường về sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp, và do vấn đề cạnh tranh của thị trường. Lập luận trên còn được dựa trên cơ sở đặc điểm các doanh nghiệp có vốn nhà nước niêm yết trên TTCK là các DNNN CPH, mà hiệu quả hoạt động sau CPH được cải thiện là điều đã được chứng minh (theo kết quả nghiên cứu trường phái so sánh trước sau CPH), và đặc biệt cùng với việc niêm yết tác động tích cực tới hiệu quả Trần Thị Thanh Tú và Phạm Việt Hùng (2013).

Bên cạnh đó, do vấn đề nội sinh nên thông qua tác động của thị trường cạnh tranh, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sẽ có thể ảnh hưởng đến cấu trúc sở hữu; đây cũng là vấn đề cần được nghiên cứu.

Kết luận Chương 2

Chương 2 trình bày tổng quan các công trình nghiên cứu khoa học đi trước về mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Kết quả cho thấy nhiều kết quả đa chiều, khác nhau về tác động của cấu trúc sở hữu tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp: các thành phần sở hữu nhà nước, tư nhân, nước ngoài có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực, tuyến tính hoặc phi tuyến tính, hình chữ U hoặc U ngược, và cả trường hợp không tồn tại tác động tới hiệu quả hoạt động, ... Các kết quả nghiên cứu chủ yếu được lập luận, giải thích trên cơ sở các lý thuyết truyền thống về cấu trúc vốn như lý thuyết đánh đổi, lý thuyết trật tự phân hạng, lý thuyết chi phí đại diện, lý thuyết thông tin bất cân xứng. Lý giải cho sự khác nhau của kết quả nghiên cứu tác động của cấu trúc sở hữu tới hiệu quả hoạt động doanh nghiệp là bởi sự khác biệt về đặc điểm của các quốc gia, cũng như đặc điểm kinh tế xã hội qua nhiều giai đoạn của mỗi quốc gia; điển hình là trường hợp Trung Quốc. Ngoài ra, bên

Xem tất cả 154 trang.

Ngày đăng: 07/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí