Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Xử Lý Cạnh Tranh Không Lành Mạnh Liên Quan Đến Nhãn Hiệu Tại Việt Nam‌

II. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xử lý cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu tại Việt Nam‌

1. Hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu

Như khoá luận đã đề cập tới tại phần trên, các quy định của pháp luật Việt Nam về quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu và các biện pháp, thủ tục xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, trong đó có các hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu khá đầy đủ. Tuy nhiên, khi đi vào thực tiễn thì các quy định này tỏ ra còn nhiều bất cập. Chính vì vây, để hoàn thiện hệ thống pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến lĩnh vực sở hữu công nghiêp nói chung và liên quan đến nhãn hiệu nói riêng, đáp ứng nhu cầu thực tiễn cũng như phù hợp với yêu cầu ngày càng cao của hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta cần phải thực hiện một số giải pháp cơ bản sau:

a) Cần tập trung, thống nhất các quy định pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu trong một văn bản quy phạm pháp luật độc lập

Hiện nay, hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu đang được quy định rải rác, tản mạn ở quá nhiều văn bản pháp luật có hiệu lực khác nhau. Điều này làm phát sinh nhiều kẽ hở, nhiều khó khăn trong thực tiễn áp dụng. Thủ tục, trách nhiệm của bên khiếu nại cũng như các cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu theo quy định của pháp luật cạnh tranh và pháp luật sở hữu trí tuệ là hoàn toàn khác nhau. Sự khác nhau này sẽ khiến cho các doanh nghiệp bị xâm phạm khó khăn trong việc chọn lựa cách thức khiếu nại. Đồng thời việc phân định trách nhiệm cụ thể của các cơ quan có thẩm quyền xử lý cũng không rõ ràng.

Kinh nghiệm của các nước phát triển với bề dày lịch sử bảo hộ SHTT hàng trăm năm như Anh, Pháp, Nhật Bản… cũng như các nước đang phát

triển, công nghiệp mới mà pháp luật ra đời muộn hơn như Hàn Quốc, Trung Quốc đều xây dựng các luật độc lập cho từng đối tượng của SHTT, theo đó, luật chống cạnh tranh không lành mạnh được quy định riêng, không nằm cùng với các đối tượng SHCN khác. Chẳng hạn, Nhật Bản có Luật Chống hành vi cạnh tranh không lành mạnh, hay Hàn Quốc có Luật chống cạnh tranh không lành mạnh và bí mật thương mại. Khi quyền chống cạnh tranh không lành mạnh được xây dựng trong một đạo luật riêng thì có thể quy định một cách chi tiết nhất về chống cạnh tranh không lành mạnh trong văn bản pháp lý cao, thống nhất, từ đó, tránh được tình trạng quy định rời rạc như trong các văn bản riêng lẻ tại Việt Nam trong thời gian qua, đồng thời khi áp dụng có thể tách biệt với các đối tượng khác.

b) Cần phải đa dạng hóa các hình thức xử lý vi phạm

Các hình thức xử lý cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu chỉ mới dừng lại ở xử phạt vi phạm hành chính, các biện pháp dân sự hay hình sự ít được áp dụng trên thực tế. Trong khi đó, chỉ có các hình thức xử phạt bằng biện pháp dân sự hay hình sự mới có thể ngăn chặn dứt điểm các hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu hiện nay. Hơn thế nữa, hiện nay theo quy định của Bộ luật hình sự thì chỉ có các cá nhân có hành vi vi phạm mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Do đó, trong thời gian tới cần mở rộng phạm vi đối tượng bị xử lý bằng biện pháp hình sự sang cả các pháp nhân, bởi lẽ nhóm tội về sở hữu trí tuệ nói chung chủ yếu là do tổ chức thực hiện.

Ngoài ra, từ thực tiễn kinh nghiệm một số nước cho thấy, song song với việc áp dụng các biện pháp hành chính, dân sự và hình sự, cần đẩy mạnh việc áp dụng các biện pháp kinh tế nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xử lý cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu như sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Thưởng tiền theo tỷ lệ % trên giá trị vi phạm cho những người có công phát hiện và thông báo cho các cơ quan chức năng về việc vi phạm liên

quan đến cạnh tranh không lành mạnh trong sở hữu công nghiệp nói chung cũng như liên quan đến nhãn hiệu nói riêng.

Cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu tại Việt Nam - 11

Áp dụng mức phạt tiền cao hơn gấp nhiều lần so với lợi nhuận mà doanh nghiệp vi phạm thu được từ hành vi làm giả, làm nhái nhãn hiệu.

Động viên người tiêu dùng tẩy chay các hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu.

Các biện pháp kinh tế trên có tác động kích thích doanh nghiệp, người tiêu dùng tham gia vào công tác xử lý, ngăn chặn các hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu.

c) Cần phải có những quy định về xử lý cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu điều chỉnh từng lĩnh vực cạnh tranh

Hiện nay, tại Việt Nam mới chỉ có một số văn bản liên quan đến hoạt động kinh doanh xe máy, đó là Quyết định 147/2002/QĐ-TTg ngày 25/10/2002 về cơ chế điều hành quản lý xuất nhập khẩu, sản xuất, lắp ráp xe hai bánh gắn máy và phụ tùng, giai đoạn 2002-2005 và Quyết định 01/2003/QĐ-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành các quy định cụ thể về việc quản lý chất lượng và SHCN áp dụng cho xe máy, dộng cơ và phụ tùng xe máy được sản xuất, lắp ráp trong nước và nhập khẩu. Vẫn còn rất nhiều lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác mà cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu xảy ra rất nhiều nhưng lại chưa có các quy định điều chỉnh cụ thể. Cụ thể như cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến tên miền, sử dụng nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng để làm tên miền đang xảy ra ngày càng phổ biến trong thời đại ngày nay. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có quy định riêng nào điều chỉnh lĩnh vực này.

2. Kiện toàn và tăng cường năng lực của hệ thống cơ quan thực thi

Hệ thống các văn bản pháp luật điều chỉnh việc xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu có đầy đủ và chi tiết đến đâu mà việc thực thi, áp dụng các quy định này vào thực tiễn không hiệu quả thì

việc làm trên cũng trở nên vô nghĩa. Chính vì vậy, việc hoàn thiện bộ máy thực thi là một việc làm rất quan trọng nhằm giảm thiểu các hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu hiện nay. Khoá luận xin đưa ra các giải pháp chung cũng như giải pháp cho từng cơ quan thực thi cụ thể.

2.1. Giải pháp chung

Phân định rõ rang nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan thực thi

, khắc phục tình trạng chồng chéo về thẩm quyền giữa các cơ quan này.

Nâng cao trình độ chuyên môn của các cán bộ, nhân viên trong các cơ quan thực thi.

Tăng cường sự phối hợp hành động của các cơ quan này trong hoạt động thực thi.

Hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, tăng cường tổ chức bộ máy, biên chế của các cơ quan thực thi từ Trung ương đến địa phương

Củng cố và phát triển hệ thống hỗ trợ thực thi gồm các tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp và các hiệp hội bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

2.2. Giải pháp cụ thể cho từng cơ quan thực thi

Hoàn thiện chức năng của Cục QLCT

Từ trước đến nay Cục QLCT luôn đóng một vai trò quan trọng trong vệc xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh nói chung cũng như cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu. Tuy nhiên, hoạt động thực tiễn của Cục trong vài năm trở lại đây cho thấy Cục QLCT chưa thực sự hoạt động có hiệu quả. Do vậy, khoá luận xin đưa ra một vài biện pháp chính nhằm tăng cường vai trò của Cục QLCT trong hoạt động xử lý cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu như sau:

Đơn giản hóa thủ tục xử lý các vụ việc liên quan đến cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu.

Nâng cao công tác tuyên truyền, tổ chức các buổi hội thảo, hội nghị về cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến sở hữu công nghiệp nói chung và nhãn hiệu nói riêng, để lắng nghe ý kiến của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh là chủ sở hữu nhãn hiệu, từ đó tạo mối quan hệ mật thiết với các doanh nghiệp trong công tác xử lý cạnh tranh không lành mạnh tại Việt Nam

Nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn của lực lượng chuyên trách bằng cách tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn, cũng như kiến thức về SHTT nói chung và cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu nói riêng.

Hoàn thiện chức năng của Cục SHTT

Nhìn chung, trong thời gian qua, Cục SHTT đã thực hiện chức năng của mình khá tốt. Tuy nhiên, hiện nay, số lượng các đơn đăng kí nhãn hiệu hàng hóa gửi về Cục ngày một tăng khiến Cục luôn trong tình trạng quá tải, việc xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong đăng kí nhãn hiệu hàng hóa cũng gặp không ít khó khăn. Do đó, để các phòng ban của Cục SHTT làm tốt công tác của mình cần phải có các biện pháp sau:

Để bảo đảm hiệu quả hoạt động của mình, Cục Sở hữu trí tuệ cần phát triển hệ thống các Chi nhánh Sở hữu trí tuệ ở các trung tâm kinh tế - thương mại, các vùng kinh tế trọng điểm của đất nước là những nơi có hoạt động kinh tế - thương mại, khoa học phát triển, dễ phát sinh các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nói chung, cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu nói riêng

Nâng cao năng lực của các cán bộ, nhân viên của Cục, nhất là các cán bộ thuộc phòng thực thi và giải quyết khiếu nại và 2 phòng đăng kí nhãn hiệu bởi các nhãn hiệu hàng hóa có dấu hiệu cạnh tranh không lành mạnh sẽ bị từ chối sau quá trình thẩm định nội dung tại các phòng đăng kí và thông

qua việc giải quyết khiếu nại của bên thứ ba tại phòng thực thi và giải quyết khiếu nại, nếu khiếu nại là chính đáng.

Cần rút ngắn thời gian từ lúc tiếp nhận đơn yêu cầu đăng kí nhãn hiệu của các doanh nghiệp cho đến lúc cấp Giấy chứng nhận đăng kí. Bởi chỉ có như vậy mới giảm thiểu được các vụ việc cạnh tranh không lành mạnh xảy ra trong khoảng thời gian này.

Cần nâng cao và mở rộng dịch vụ tra cứu nhãn hiệu hàng hóa phục vụ cho hoạt động đăng kí nhãn hiệu của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh. Dịch vụ tra cứu nhãn hiệu có hiệu quả sẽ giúp loại trừ các nhãn hiệu có dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn ngay từ lúc mới tiếp nhận đơn, giảm bớt khối lượng công việc cho các cán bộ của Cục SHTT trong quá trình thẩm định.

Hoàn thiện hệ thống toà án

Thực trạng công tác xử lý các vụ việc cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến SHCN nói chung cũng như cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu nói riêng của hệ thống Toà án tại Việt Nam còn rất nhiều hạn chế so với nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp. Để khắc phục được các hạn chế này, hệ thống Toà án cần thực hiện các giải pháp sau:

Đơn giản hóa thủ tục xét xử, giảm bớt thời gian xử lý của mỗi khâu trong quá trình xét xử nhằm đảm bảo được quyền và lợi ích của các doanh nghiệp khiếu kiện.

Cần đưa ra căn cứ bồi thường thiệt hại rõ ràng nhằm tránh các tranh cãi không đáng có về mức bồi thường thiệt hại của các vụ việc cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu trong thời gian qua.

Cần nâng cao trình độ xét xử của các thẩm phán và bộ phận giúp việc cho thẩm phán, đặc biệt cần tổ chức các khoá học ngắn và dài hạn cho các thẩm phán tại nước ngoài nhằm tiếp thu những kinh nghiệm và vận dụng

vào các vụ việc cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam.

Cần quy định cụ thể, minh bạch các biện pháp chế tài đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến SHCN nói chung cũng như liên quan đến nhãn hiệu nói riêng, tránh tình trạng tranh cãi sau khi xét xử.

Cần xây dựng hệ thống Tòa án chuyên trách trong việc xử lý các vụ việc liên quan đến lĩnh vực sở hữu trí tuệ nói chung cũng như cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu nói riêng. Bởi vì các tranh chấp phát sinh từ lĩnh vực SHTT thường rất phức tạp, gắn liền với các yếu tố kỹ thuật chuyên sâu, việc đánh giá bản chất tranh chấp là vấn đề không đơn giản. Do đó việc xây dựng hệ thống Toà án chuyên trách cùng các thủ tục tương ứng là rất cần thiết nhằm giải quyết các vụ việc cạnh tranh không lành mạnh hiệu quả hơn.

Tăng cường chức năng của cơ quan quản lý thị trưòng

Để nâng cao hiệu quả công tác chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu, lực lượng quản lý thị trường cần thực hiện một số biện pháp sau:

Nâng cao năng lực trình độ, kiến thức chuyên môn.

Thống nhất quy trình kiểm tra, xử lý hàng hóa vi phạm trong toàn bộ lực lượng.

Phương pháp kiểm tra, kiểm soát phải nhạy bén, sáng tạo và phải phù hợp vói yêu cầu nhiệm vụ trong từng giai đoạn, từng khu vực nhằm đạt hiệu quả cao nhất.

Cần có sự phối hợp nhịp nhàng với các cơ quan thực thi khác cũng như với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong việc xử lý vi phạm.

Nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan Hải quan

Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng mạnh mẽ như hiện nay thì vai trò của cơ quan hải quan trung ương cũng như các chi cục hải quan cửa khẩu là rất quan trọng trong việc phát hiện và xử lý các hành vi làm hàng giả, xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu của các doanh nghiệp. Bởi lẽ, công tác đấu tranh chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong đó có cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu nếu chỉ thực hiện trong nội địa thì rất khó có thể đạt được hiệu quả triệt để, vì hàng hóa có dấu hiệu vi phạm đã được phân phối đi khắp nơi trong nội địa. Thực tiễn trong thời gian qua cho thấy hiệu quả hoạt động của cơ quan thực thi này vẫn chưa cao. Do đó, khoá luận xin đưa ra một vài biện pháp cơ bản nhằm khắc phục các hạn chế của cơ quan Hải quan như sau:

Trước hết, cần đơn giản hóa thủ tục hành chính trong quá trình giải quyết các hành vi xâm phạm nhãn hiệu hàng hóa hiện nay. Cụ thể, khi chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa phát hiện ra hành vi cạnh tranh không lành mạnh của doanh nghiệp vi phạm, thì có thể bỏ qua bước gửi công văn yêu cầu bên vi phạm chấm dứt hành vi xâm phạm, bởi trên thực tế, công việc đó của các chủ sở hữu nhãn hiệu bị vi phạm là không cần thiết. Hay khi chứng minh mình là chủ thể quyền SHTT đối với nhãn hiệu, các doanh nghiệp bị vi phạm có thể nộp chúng từ với bản sao mà không cần công chứng kèm theo bản chính, như vậy sẽ giúp giảm bớt rất nhiều phiền hà cho các bên liên quan.

Thiết lập cơ quan giám định độc lập về hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.

Ban hành các quy định pháp luật điều chỉnh vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và các biện pháp nhằm ngăn chặn các hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu tại biên giới.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/04/2022