Phương Pháp Đánh Giá Cảnh Quan Phục Vụ Quy Hoạch Lãnh Thổ

của con người) nhìn chung không bị hoạt động của con người làm ô nhiễm, suy thoái và tổn hại.

+ Các nguồn phế thải từ công nghiệp và sinh hoạt được xử lí, tái chế kịp thời, vệ sinh môi trường được bảo đảm, con người được sống trong môi trường trong sạch...

Trong đánh giá cảnh quan phục vụ mục tiêu sử dụng hợp lý lãnh thổ, một loại hình sử dụng được lựa chọn cần đáp ứng 4 chỉ tiêu bền vững về môi trường:

Khả năng chống xói mòn, rửa trôi đất của loại hình sử dụng.

Khả năng cải tạo đất của loại hình sử dụng.

Khả năng điều tiết nguồn nước mặt và nước ngầm của loại hình sử dụng.

Khả năng thiết lập cân bằng sinh thái của loại hình sử dụng.

- Bền vững xã hội

+ Một xã hội bền vững trong đó phát triển kinh tế đi đôi với công bằng và tiến bộ xã hội; giáo dục đào tạo, y tế và phúc lợi xã hội phải được chăm lo.

+ Những tiêu chí nói trên là những điều kiện cần và đủ để đảm bảo mục tiêu đã đề ra, nếu thiếu một trong những điều kiện đó thì sự phát triển sẽ đứng trước nguy cơ mất bền vững.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 84 trang tài liệu này.

4.3. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC VỤ QUY HOẠCH LÃNH THỔ

4.3.1. Quan điểm chung

Cảnh quan địa lý ứng dụng Phần 2 - 3

Đánh giá cảnh quan là nội dung trọng tâm của các công trình nghiên cứu cảnh quan ứng dụng. Công việc đánh giá được tiến hành trên cơ sở kiểm kê tài nguyên và kết quả đánh giá nhằm đề xuất quy hoạch lãnh thổ.

Một trong những phương pháp quan trọng là phương pháp đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên cho các

mục đích thực tiễn. Đánh giá là giai đoạn đầu làm cơ sở cho việc quy hoạch và bố trí sử dụng hợp lý lãnh thổ.

Khoa học đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên là khoa học liên ngành có phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu riêng. Một chương trình nghiên cứu liên ngành là một chương trình hành động nhằm một mục tiêu chung, nhưng nếu còn thiếu một lý luận chung, phương pháp chung thì dễ xảy ra tình trạng nghiên cứu không đồng bộ và khó đi đến một kết luận chắc chắn được mọi người công nhận.

Khoa học liên ngành trước hết vẫn chỉ là một bộ môn khoa học, có đối tượng nghiên cứu riêng, có nhiệm vụ riêng, được tiến hành dưới ánh sáng của một lý luận riêng và những phương pháp riêng, có thể có cả trang thiết bị riêng để thu thập và xử lý thông tin. Những người làm nhiệm vụ đánh giá có thể dựa vào các thông tin thu thập được từ nhiều ngành để đưa ra các nhận định, từ đó xác định được phương án sử dụng tự nhiên một cách tối ưu.

Chương trình liên ngành có thể thu hút số lượng không hạn chế các chuyên môn khác nhau, còn khoa học liên ngành chỉ bao gồm một số ít chuyên môn thật cần thiết và càng ít càng hay. Khi các chuyên môn này gia nhập khoa học liên ngành mới sẽ được thống nhất lại theo lý luận và phương pháp mới, vừa hợp tác với nhau, bổ sung cho nhau, nhưng vừa có thể thay thế vì nó bao gồm nhiều thành viên thực hiện những công việc khác nhau nhưng cùng một đối tượng, cùng một nhiệm vụ nghiên cứu.

Vì đối tượng nghiên cứu là hệ thống tự nhiên - kinh tế, nên không phải ngẫu nhiên mà trên thế giới việc đánh giá các điều kiện và tài nguyên tự nhiên thường do ngành địa lý đảm nhiệm và quy hoạch tự nhiên - kinh tế sẽ được chuyển cho các nhà kinh tế - chính trị học thực hiện tiếp. Sau đó, cần phải có các nhà toán - điều khiển học, nhà bản đồ học và tốt hơn cả là phải có các nhà quản lý. Còn người chỉ huy chung phải là người có hiểu biết rộng, có trình độ tổng hợp cao và có tài tổ chức, điều hành.

4.3.2. Quá trình tiến hành đánh giá

4.3.2.1. Giai đoạn thu thập tư liệu

- Các loại tư liệu cần thu thập, các đại lượng và mức độ chi tiết của tư liệu tùy thuộc vào dự kiến phương án, mục tiêu đánh giá ban đầu.

- Cần xây dựng một mô hình ban đầu làm cơ sở cho việc thu thập tư liệu.

- Nguồn tư liệu phải đồng bộ: Đủ về thành phần và đảm bảo độ chính xác về đơn vị lãnh thổ đánh giá cùng tỷ lệ bản đồ tương ứng.

- Cố gắng thu thập các thông số định lượng về các đặc điểm cơ bản và các mối quan hệ chủ yếu nhất cần xét đặc trưng cho hệ thống.

Ngoài các tư liệu thu thập được từ các ngành, cần bổ sung bằng tư liệu viễn thám và khảo sát thực địa.

Việc thu thập số liệu được thực hiện theo quy trình sau:

- Tập trung thu thập các số liệu thực sự cần thiết cho việc đánh giá tự nhiên.

- Phân loại, sử dụng tối ưu các số liệu đã có sẵn.

- Sử dụng công nghệ mới trong thu thập số liệu như: Ngân hàng dữ liệu, ảnh viễn thám, hệ thống thông tin địa lý (GIS), máy định vị vệ tinh (GPS)…

4.3.2.2. Giai đoạn xử lý tư liệu và chẩn đoán, đánh giá đối tượng

a. Giai đoạn xử lý tư liệu

- Mục đích của giai đoạn xử lý, phân tích tư liệu, đồng thời là quá trình tìm hiểu đối tượng và đánh giá nhằm:

+ Thể hiện các mối quan hệ cấu trúc của hệ thống.

+ Xác định và phân cấp chỉ tiêu đánh giá.

+ Liên kết các chỉ tiêu để đánh giá tổng hợp.

+ Phân loại các hệ địa sinh thái cơ sở theo mục tiêu đánh giá.

- Các phương pháp xử lý tư liệu:

+ Phương pháp hệ thống hóa tài liệu - xây dựng dữ liệu - bản đồ.

+ Phương pháp xây dựng sơ đồ, biểu đồ, lát cắt.

+ Các phương pháp định lượng nghiên cứu quan hệ cấu trúc.

- Kết quả cần đạt được ở giai đoạn này cần thể hiện được sự phân hóa không gian về:

+ Mức độ thuận lợi theo mục tiêu đánh giá.

+ Những vùng đồng nhất về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên cho cùng mục đích sử dụng.

+ Những vùng đồng nhất về điều kiện kinh tế - xã hội để cùng biện pháp tác động, điều khiển hệ kinh tế - xã hội.

b. Giai đoạn chẩn đoán đối tượng

Giai đoạn này bao gồm việc dự báo sự biến đổi của hệ địa kỹ thuật khi hệ thống này hoạt động (báo cáo đánh giá tác động môi trường), một nội dung cần xem xét khi lựa chọn phương án.

c. Giai đoạn đánh giá đối tượng

- Đánh giá được vai trò của từng yếu tố thành phần cảnh quan đối với mục đích sử dụng; đặc biệt là những yếu tố hạn chế, gây khó khăn trở ngại đối với phương án đưa ra; bao gồm khó khăn trở ngại cả về mặt tự nhiên và cả về mặt kinh tế - xã hội.

- Đánh giá tổng hợp cảnh quan: Thể hiện được sự phân hóa không gian, mức độ thuận lợi theo mục tiêu đánh giá, những vùng đồng nhất về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên cho cùng mục đích sử dụng, những vùng đồng nhất về điều kiện kinh tế - xã hội để cùng biện pháp tác động, điều khiển hệ kinh tế - xã hội. Khó khăn trở ngại cả về mặt tự nhiên và cả về mặt kinh tế - xã hội.

Đánh giá tổng hợp cảnh quan được thực hiện qua 2 bước:

+ Liên kết các chỉ tiêu đánh giá cho một mục đích sử dụng (một chủ thể).

+ Liên kết các mục đích đánh giá (các chủ thể) để đề xuất định hướng tổ chức không gian sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường lãnh thổ. Dự báo sự biến đổi của hệ địa kinh tế - kỹ thuật khi hệ thống này hoạt động (báo cáo đánh giá tác động môi trường), một nội dung cần xem xét khi lựa chọn phương án.

Phương pháp áp dụng là phương pháp địa lý so sánh, biểu thị các mối quan hệ bằng các biểu đồ, đồ thị, các mô hình cấu trúc, mô hình toán, ma trận tương quan và phương pháp bản đồ, hệ thông tin địa lí.

4.3.2.3. Giai đoạn đưa ra các phương án

a. Đề xuất các phương án

- Để đề xuất các phương án cần tiến hành thực nghiệm. Thực nghiệm để có luận chứng kinh tế kỹ thuật cho các phương án đưa ra.

Quá trình thực nghiệm phải tiến hành ở những vùng đồng nhất cả về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội. Mỗi phương án cần nêu đầy đủ các mặt thuận lợi, khó khăn, điều kiện và giải pháp thực hiện, hiệu quả kinh tế.

- Có thể đưa ra nhiều phương án. Việc lựa chọn phương án cần xem xét toàn diện mối quan hệ liên ngành, liên vùng, hiệu quả kinh tế chung và lợi ích lâu dài trên quan điểm phát triển bền vững.

b. Giai đoạn thực hiện phương án và điều chỉnh phương án

Trong quá trình thực hiện phương án có thể nảy sinh các vấn đề mà các nhà đánh giá - quy hoạch chưa lường hết được, đòi hỏi cần có sự bổ sung kịp thời.

Vì vậy, hoạt động đánh giá - quy hoạch có thể điều chỉnh nhiều lần. Sự liên kết chặt chẽ giữa cơ quan nghiên cứu đánh giá với các tổ chức quản lý thực hiện phương án là cần thiết nhằm giám sát thực hiện và điều chỉnh phương án để đạt được mục đích tối ưu.

Việc lựa chọn phương án cần xem xét toàn diện mối quan hệ liên ngành, liên vùng, hiệu quả kinh tế chung và lợi ích lâu dài. Đôi khi giá trị về mặt môi trường sinh thái lâu dài không tính được bằng tiền lại

còn lớn hơn nhiều so với lợi nhuận thu được tức thời. Vấn đề này chủ yếu thuộc nhiệm vụ của các nhà quản lý.

Hoàn thiện được giai đoạn thực hiện phương án và điều chỉnh phương án về cơ bản là hoàn thành nhiệm vụ đánh giá cảnh quan phục vụ quy hoạch lãnh thổ.

4.3.3. Đánh giá đơn tính các hợp phần tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Đặc điểm cấu trúc cảnh quan lãnh thổ ảnh hưởng đến nội dung và các phương pháp phân tích ứng dụng đối với các mục đích thiết kế nhiều dạng sử dụng lãnh thổ phục vụ định hướng phát triển một số ngành kinh tế như nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp, du lịch - dịch vụ…

Phân tích ứng dụng, đây là hệ thống nhiều bậc của những quan niệm đánh giá những hợp phần riêng biệt của các tổng hợp thể lãnh thổ tự nhiên.

4.3.3.1. Đánh giá điều kiện địa chất và tài nguyên khoáng sản

Theo Hoàng Đức Triêm, mục đích đánh giá, biểu thị và tính toán những tài nguyên, nguyên liệu khoáng sản quan trọng cho phát triển một vùng; đặc điểm ứng dụng cấu trúc địa chất xuất phát từ đánh giá các trầm tích gốc và Tân sinh.

Trong thành phần các tài liệu thiết kế bao gồm các bản đồ đá gốc và trầm tích Tân sinh. Trên bản đồ được phản ánh thành phần, nguồn gốc và tuổi, phân bố các đá Tân sinh. Ngoài ra, trên bản đồ địa chất công trình cần được phản ánh thạch luận của trầm tích Tân sinh, sự xâm nhập của nước ngầm (giá trị thực tiễn quan trọng).

Trong các sơ đồ quy hoạch vùng, bản đồ khoáng sản có thể được trình bày như là một tài liệu độc lập, như là một bản đồ có trong thành phần của các tài liệu khác. Những tài liệu chi tiết về các mỏ khoáng sản đặc biệt quan trọng khi xây dựng dự án quy hoạch lãnh thổ của các vùng, của các ngành công nghiệp khai thác và nhiên liệu, công nghiệp vật liệu xây dựng.

Điều kiện địa chất và các dạng tài nguyên nguyên liệu - khoáng sản được đánh giá với mục đích làm sáng tỏ tiềm năng cũng như giá trị của nguồn nguyên liệu đó đối với việc phát triển kinh tế lãnh thổ nói chung hay khả năng phát triển các ngành sản xuất công nghiệp: Khai khoáng, chế biến trên lãnh thổ đó. Khi đánh giá tổng hợp các vùng địa lý tự nhiên Việt Nam cần sử dụng các kết quả nghiên cứu cấu trúc địa chất, thành phần, nguồn gốc, tuổi và phân bố đá gốc, trữ lượng của các loại khoáng sản làm các chỉ tiêu đánh giá ở các vùng cụ thể.

Đối với đánh giá các tài nguyên nguyên liệu, khoáng sản được sử dụng các bản đồ khoáng sản, các tài liệu địa chất, đồng thời cần thông tin về mức độ nghiên cứu, về phân bố và dự trữ những dạng cơ bản của khoáng sản, về các loại thăm dò của chúng và triển vọng mỏ, về các điều kiện khai thác. Đồng thời xác định diện tích phân bố chất lượng đất canh tác bị trưng thu không thể cân bằng chung khi khai thác khoáng sản. Trong các sơ đồ quy hoạch vùng, cần định trước những biện pháp sử dụng chất thải mà các chất đó sẽ ảnh hưởng xấu đến môi trường và khả năng xáo xới của đất bị phá.

4.3.3.2. Đánh giá điều kiện thủy địa chất

Hoàng Đức Triêm cho rằng, tính dẫn thủy nhập điền (thủy nông) của lãnh thổ, tài nguyên nước ngầm là nhân tố quy hoạch quan trọng nhất. Chỉ số độ sâu của các tầng chứa nước, các điều kiện nuôi dưỡng và dòng của nước ngầm, thành phần hóa học của chúng (tính gây hại và mặn hóa) ảnh hưởng lên sự lựa chọn lãnh thổ cho các khoanh vi xây dựng. Mức độ đầm lầy hóa của lãnh thổ ảnh hưởng đến giá trị xây dựng và khai thác công trình. Bản đồ thủy địa chất được ứng dụng cho các mục đích khác nhau, trên các bản đồ được biểu thị các độ sâu sắp xếp nước ngầm theo thang độ sâu: 0 - 1m, 1 - 3m, 3 - 7m, và > 7m; 0 - 3m, 0 - 5m, 0 - 10m.

Các thang này phản ánh các mực nước ngầm, các mức độ ảnh hưởng lên các điều kiện chuẩn bị công trình của lãnh thổ khi xây

dựng. Sự lựa chọn thang được xác định vừa bằng các điều kiện thủy địa chất, vừa bằng những đòi hỏi của xây dựng công nghiệp hay nhà ở. Có thể sử dụng các khoảng cách tổng quát độ sâu nước ngầm: 0 - 3m, 0 - 5m, 0 - 10m. Chúng có đặc điểm đối với các điều kiện khác nhau, cụ thể: 0 - 3m đối với các thung lũng của các sông nhỏ, các khu vực đầm lầy; 0 - 5m đối với các lãnh thổ có địa hình gồ ghề, nơi quan sát sự thay đổi mực nước ngầm và khó phản ánh sự thay đổi lên bản đồ; 0-10m đối với các lãnh thổ chia cắt sườn dốc. Các vùng được phân chia ra theo sự ưu thế diện tích với các độ sâu xác định của nước ngầm ảnh hưởng lên đánh giá xây dựng công trình của lãnh thổ.

Các vùng thủy địa chất được đánh giá và hợp nhất thành các nhóm:

- Nhóm 1: Các vùng không thuận lợi theo các điều kiện thủy văn ở các khu vực với mực nước ngầm ở độ sâu 0 - 3m.

- Nhóm 2: Các vùng tương đối thuận lợi với mực nước ngầm nằm ở độ sâu trong giới hạn 3 - 7m.

- Nhóm 3: Các vùng thuận lợi với độ sâu mực nước ngầm ở sâu trên 7m.

Các bản đồ thủy địa chất kèm theo các bảng chú giải, trong đó nêu được các đặc điểm những dấu hiệu có giá trị chủ yếu của các vùng như: Địa mạo (kiểu phát sinh của địa hình, độ cao tuyệt đối, mặt cắt các thung lũng sông); thạch học của các tầng chứa nước, tính phong phú nước, độ sâu sắp xếp nước ngầm, độ dày tầng chứa nước,… cuối cùng là mức độ thuận lợi của lãnh thổ đối với xây dựng theo các điều kiện thủy địa chất.

4.3.3.3. Đánh giá điều kiện địa hình, địa mạo

Cần chú trọng đến đặc điểm địa hình chung, cấu trúc, hướng sơn văn, đặc trưng trắc lượng hình thái với các chỉ tiêu cụ thể về độ cao tuyệt đối, tương đối, mức độ chia cắt của địa hình, độ dốc địa hình…

Các bản đồ địa mạo và trắc lượng hình thái được sử dụng trong tài liệu thiết kế. Để thiết kế, quy hoạch cần sử dụng các bản đồ trắc

Xem tất cả 84 trang.

Ngày đăng: 19/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí