Biện Pháp Xử Lý Cạnh Tranh Không Lành Mạnh Liên Quan Đến Nhãn Hiệu

Như vậy, trước hết, có thể nhận thấy rằng hai hành vi cạnh tranh lành mạnh đầu tiên được liệt kê trong Điều 130 là tương đối giống với hai hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu được quy định trong luật pháp quốc tế đã được khóa luận phân tích ở trên. Phạm vi các hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến sở hữu công nghiệp nói chung và liên quan đến nhãn hiệu nói riêng đã được Luật Sở hữu trí tuệ mở rộng ra, thêm vào đó là hai hành vi đăng kí hay sử dụng của người đại diện hay đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu và hành vi đăng kí và sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu.

Khoản 2 Điều 130 cụ thể hóa thế nào là các chỉ dẫn thương mại, theo đó, chỉ dẫn thương mại là “các dấu hiệu, thông tin nhằm hướng dẫn thương mại hàng hóa, dịch vụ” và nhãn hiệu là một trong các chỉ dẫn thương mại đó.

Cụ thể hành vi sử dụng nhãn hiệu nhằm cạnh tranh không lành mạnh theo khoản 3 Điều 130 là hành vi gắn chỉ dẫn thương mại lên” hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch kinh doanh, phương tiện quảng cáo” [16].

Trong bối cảnh thương mại điện tử và Internet phát triển như vũ bão hiện nay, dạng hành vi cạnh tranh không lành mạnh mới phát sinh gần đây đó là lạm dụng, sử dụng nhãn hiệu đã có uy tín làm tên miền nhằm chiếm đoạt lợi thế về danh tiếng gắn liền với các nhãn hiệu đó, đã bắt buộc pháp luật sở hữu trí tuệ đưa ra các quy định mới điều chỉnh vấn đề này.

Đặc biệt, Nghị định 105/2006/NĐ-CP với các quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ, đã cụ thể hóa hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu. Theo Điều 11.3 của Nghị định thì hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu bao gồm: Đăng kí hoặc sử dụng các dấu hiệu bị nghi ngờ trùng gồm có “cùng cấu tạo, kể cả cách phát âm, phiên âm đối với chữ cái, ý nghĩa và cách trình bày,

hoặc tương tự gồm có một số đặc điểm hoàn toàn trùng nhau hoặc tương tự đến mức không dễ dàng phân biệt với nhau về cấu tạo, cách phát âm, phiên âm đối với chữ cái, ý nghĩa, cách trình bày, màu sắc với dấu hiệu thuộc phạm vi bảo hộ” và đăng kí hoặc sử dụng các dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự về “bản chất hoặc có liên hệ về chức năng, công dụng và có cùng hệ thống tiêu thụ với hàng hóa thuộc danh mục, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ[…]” [27].

Ví dụ, tại Nhật Bản, các nhãn hiệu “Libbys” và “LiLys” được coi là tương tự về hình thức, “Sinka” và “Shinga” tương tự về phát âm, “Tiger” và “Tora” trùng nhau về ý nghĩa, cả hai nhãn hiệu trên đều có nghĩa là “hổ”…

Một văn bản quy phạm pháp luật nữa cũng đưa ra các quy định điều chỉnh cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu đó là Luật Cạnh tranh năm 2004. Trong số 10 hành vi cạnh tranh không lành mạnh được liệt kê tại Điều 39 Luật Cạnh tranh thì chỉ có hành vi cạnh tranh đầu tiên là có liên quan một cách trực tiếp đến việc đăng kí và sử dụng nhãn hiệu, đó là hành vi sử dụng “chỉ dẫn gây nhầm lẫn” [17]. Hành vi này tiếp tục được cụ thể hóa tại Điều 40. Nhìn chung, quan niệm về hành vi này là tương đồng với luật pháp quốc tế cũng như của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005.

3. Biện pháp xử lý cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu

3.1. Biện pháp tự bảo vệ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Như khóa luận đã đề cập tới tại chương I, quyền SHCN là một quyền dân sự. Do đó, theo nguyên tắc tôn trọng, bảo vệ quyền dân sự của pháp luật Việt Nam, chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền tự bảo vệ khi xảy ra các hành vi cạnh tranh không lành mạnh làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của mình. Biện pháp tự bảo vệ đã được đề cập đến trong Bộ luật Dân sự 2005 và được cụ thể hóa trong Luật SHTT.

Trước hết, theo nguyên tắc tôn trọng, bảo vệ quyền dân sự được quy định tại khoản 1 Điều 9 Bộ luật Dân sự 2005 thì: “tất cả các quyền dân sự

Cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu tại Việt Nam - 5

của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ” [15]. Hơn nữa, khoản 2 Điều 9 quy định khi quyền dân sự của một chủ thể bị xâm phạm thì chủ thể đó có “quyền tự bảo vệ theo quy định của Bộ luật này hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền: công nhận quyền dân sự của mình; buộc chấm dứt hành vi vi phạm; buộc xin lỗi, cải chính công khai; buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự; buộc bồi thường thiệt hại” [15].

Như vậy, khi xảy ra hành vi cạnh tranh không lành mạnh, chủ sở hữu nhãn hiệu bị xâm phạm có thể tự mình thực hiện các hành vi cụ thể để bảo vệ quyền sở hữu của mình; hoặc yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp thích hợp để xử lý các hành vi này. Tuy nhiên, việc chủ sở hữu nhãn hiệu áp dụng các biện pháp tự bảo vệ trên không được trái với quy định của pháp luật và đạo đức xã hội.

Quyền tự bảo vệ của chủ sở hữu nhãn hiệu bị cạnh tranh không lành mạnh còn được cụ thể hóa tại khoản 3 Điều 198 Luật Sở hữu trí tuệ như sau:

“Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc có khả năng bị thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp dân sự quy định tại Điều 202 của Luật này và các biện pháp hành chính theo quy định của pháp luật về cạnh tranh” [16].

3.2. Biện pháp hành chính

Xử lý vi phạm hành chính đối với quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền sở hữu nhãn hiệu nói riêng là việc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp nhất định để xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Về các biện pháp hành chính, Luật SHTT hoàn toàn dẫn chiếu tới các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các văn bản pháp luật cạnh tranh, đã được khóa luận đề cập ở phần trên. Điều này còn được thể hiện một lần nữa tại khoản 3 Điều 211 Luật SHTT, theo đó, “tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu trí tuệ thì bị xử phạt vi

phạm hành chính theo quy định của pháp luật về cạnh tranh”[16], và còn được quy định tại Điều 16 Nghị định 106/2006/NĐ-CP (22/09/2006) về các quy định xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp như sau: “Cá nhân, tổ chức có hành vi cạnh tranh không lành mạnh[…] về sở hữu công nghiệp thì bị xử phạt theo quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh” [26].

Biện pháp hành chính được quy định rất cụ thể trong Luật Cạnh tranh và các văn bản hướng dẫn thi hành. Luật Cạnh tranh dành một chương riêng đó là Chương V để quy định về việc điều tra, xử lý các vụ việc cạnh tranh. Theo đó, tại khoản 2 Điều 56 của Luật này có quy định rằng: “Việc giải quyết vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính”[17].

Cụ thể, xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu bằng biện pháp hành chính bao gồm những nội dung sau:

a. Các hình thức xử lý

Theo quy định của pháp luật về cạnh tranh, đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính liên quan đến nhãn hiệu, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử lý sau:

Xử phạt hành chính: bao gồm có hình thức xử phạt chính và hình thức xử phạt bổ sung;

Các biện pháp khắc phục hậu quả.

Các hình thức xử phạt chính bao gồm: phạt cảnh cáo; phạt tiền. Về mức tiền phạt vi phạm, theo Điều 30, nghị định số 120/2005/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 30/09/2005 quy định về việc xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh, thì hành vi “sử dụng chỉ dẫn chứa đựng thông tin gây nhầm lẫn về tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh[…] nhằm mục đích cạnh tranh” sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, và hành

vi “sử dụng chỉ dẫn gây nhầm lẫn với hàng hóa, dịch vụ liên quan là các mặt hàng lương thực, thực phẩm, trang thiết bị y tế, thuốc phòng và chữa bệnh cho người, thuốc thú y, phân bón, thức ăn chăn nuôi[…]” sẽ phải chịu mức phạt tiên từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng[25].

Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 3 Điều 4, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, các cá nhân, tổ chức có hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung như sau:

i) Thu hồi giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề;

ii) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh. [25]

Ngoài mức phạt tiền và các hình thức xử phạt bổ sung nêu trên, theo quy định tại khoản 3 Điều 30, doanh nghiệp vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả sau: “Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm bao gồm cả tịch thu toàn bộ khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm” và/hoặc “Buộc cải chính công khai” [25].

b. Thủ tục xử lý vi phạm

Theo quy định của Luật Cạnh tranh, việc xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh bằng biện pháp hành chính phải tuân thủ theo một trong hai thủ tục:

Thủ tục tố tụng cạnh tranh;

Thủ tục theo quy định tại Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.

Thủ tục tố tụng cạnh tranh được quy định trong Luật Cạnh tranh bao gồm các bước: thụ lý hồ sơ, điều tra sơ bộ, điều tra chính thưc, quyết định mở phiên điều trần và quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh. Thời gian thụ lý, điều tra vụ việc và mở phiên điều trần thường kéo dài 6 tháng.

Ngoài ra, thủ tục xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực SHCN nói chung và liên quan đến nhãn hiệu nói riêng bằng biện pháp hành chính còn được quy định trong pháp luật SHTT, tại Nghị định 105/2006/NĐ-CP và Nghị định 106/2006/NĐ-CP.

Theo pháp luật SHTT thì nghĩa vụ chứng minh các hành vi cạnh tranh không lành mạnh thuộc về người nộp đơn yêu cầu xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Trong khi đó, theo pháp luật cạnh tranh thì người nộp đơn chỉ phải nộp đơn và điều tra viên sẽ tiến hành điều tra (điều tra sơ bộ và điều tra chính thức) để xác minh xem có hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu xảy ra trên thực tế hay không. Tuy nhiên, theo pháp luật cạnh tranh, người khiếu nại phải nộp một khoản tiền tạm ứng chi phí cho việc xử lý vụ việc cạnh tranh theo quy định của pháp luật, trong khi đó theo pháp luật về sở hữu trí tuệ, người nộp đơn không phải nộp khoản chi phí này.

c. Thẩm quyền xử phạt vi phạm

Về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh, theo quy định tại Điều 119 Luật Cạnh tranh thì: “Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, Hội đồng cạnh tranh có quyền áp dụng các hình thức xử phạt là cảnh cáo,[…] và áp dụng các biện pháp xử phạt khác” và kể cả Cơ quan quản lý cạnh tranh, Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh, Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh cũng có thẩm quyền này.

Ngoài ra, theo Điều 17 Nghị định 106/2006/NĐ-CP, các cơ quan sau có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về SHCN: Cơ quan Thanh tra chuyên ngành khoa học và công nghệ, cơ quan Quản lý thị trường, cơ quan Hải quan, cơ quan Công an, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.

3.3. Biện pháp hình sự

Khi các hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến SHTT nói chung và liên quan đến nhãn hiệu nói riêng gây hậu quả hoặc có khả năng gây

hậu quả nghiêm trọng, nguy hiểm cho xã hội cấu thành tội phạm thì các cá nhân vi phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Năm 1999, Bộ luật Hình sự ra đời với các quy định về tội phạm và hình phạt đối với người phạm tội, đã đề cập đến những hình phạt đối với tội xâm phạm quyền SHCN, trong đó có các hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu. Cụ thể, khoản 1 Điều 171 đã quy định: “Người nào vì mục đích kinh doanh mà chiếm đoạt, sử dụng bất hợp pháp nhãn hiệu hàng hóa[…]đang được bảo hộ tại Việt Nam gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa bị xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ hai mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến hai năm”. Ngoài ra, các hành vi xâm phạm có tổ chức, các cá nhân phạm tội nhiều lần, gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng sẽ bị xử phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Bên cạnh các hình phạt trên, người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến 5 năm.

Đến năm 2008, Thông tư liên tịch số 01/2008/TTLT-TANDTC- VKSNDTC-BCA-BTP của Toà án nhân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an và Bộ Tư pháp đã được ban hành nhằm hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi xâm phạm quyền SHTT. Thông tư này đã cụ thể hóa hình phạt đối với các hành vi xâm phạm quyền SHTT nói chung trong đó có các hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu. Theo Thông tư thì dựa vào mức độ nghiêm trọng của các hành vi xâm phạm mà áp dụng các mức độ xử phạt khác nhau. Cụ thể, các cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu gây hậu quả “nghiêm trọng” sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội xâm phạm quyền SHCN theo khoản 1 Điều 171 của Bộ Luật Hình sự. - Các cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu gây hậu quả “rất nghiêm trọng” và “đặc biệt nghiêm

trọng”, sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội xâm phạm quyền SHCN theo khoản 2 Điều 171 của Bộ Luật Hình sự.

3.4. Biện pháp dân sự

Theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu nhãn hiệu, biện pháp dân sự được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng để xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu, kể cả khi hành vi đó đã hoặc đang bị xử lý bằng biện pháp hành chính hoặc biện pháp hình sự.

Các tranh chấp liên quan đến lĩnh vực SHTT là các tranh chấp dân sự, do đó, về nguyên tắc, các tranh chấp này được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự được quy định trong Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2004 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Tuy nhiên, do tính đặc thù của các tranh chấp liên quan đến SHTT nói chung, Luật SHTT cũng đã có những quy định rất cụ thể về thủ tục giải quyết tranh chấp SHTT nói chung cũng như các hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu nói riêng. Theo Điều 203, thì bên bị xâm phạm quyền SHTT phải chứng minh mình là chủ thể quyền SHTT và phải cung cấp các chứng cứ về hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Hơn nữa, trong trường hợp bồi thường thiệt hại thì bên bị thiệt hại phải chứng minh thiệt hại thực tế đã xảy ra.

Theo Điều 204, mức độ thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu được xác định trên cơ sở các tổn thất thực tế mà chủ thể quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu phải chịu. Cụ thể hơn, mức bồi thường thiệt hại được xác định theo quy định tại Điều 205 Luật SHTT. Trong trường hợp không xác định được mức bồi thường thiệt hại thì toà án có thẩm quyền ấn định mức bồi thường tuỳ thuộc vào mức độ thiệt hại nhưng không quá 500 triệu đồng.

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 30/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí