lượng hình thái, thành lập các bản đồ ứng dụng chuyên môn như bản đồ chia cắt sâu, chia cắt ngang và độ dốc.
- Tính chia cắt sâu theo phương pháp tính số gia giữa độ cao tanvec khu vực so với độ cao mực cao hơn. Tính theo ô vuông được chọn và lấy trị số trung bình của ô vuông (biểu thị m).
- Chia cắt ngang cũng chọn ô vuông, do tất cả chiều dài mạng lưới chia cho diện tích ô (biểu thị km/km2).
Bản đồ độ dốc địa hình cũng tính độ dốc theo ô vuông (trên các bản đồ đều có biểu thị thang độ dốc).
Tùy theo các mục đích ứng dụng khác nhau mà thành lập các loại bản đồ địa mạo ứng dụng khác nhau trên cơ sở phân tích, chọn các dấu hiệu thích hợp. Chẳng hạn, đối với du lịch - nghỉ dưỡng cần phản ánh các kiểu và liên hợp các dạng chiếm ưu thế của địa hình, diện mạo của chúng, các quá trình địa lý tự nhiên hiện đại.
4.3.3.4. Đánh giá điều kiện khí hậu
Đối với điều kiện khí hậu, ngoài những đặc trưng của điều kiện khí hậu như nhiệt độ trung bình, lượng mưa trung bình, độ ẩm (năm, tháng, cực đại, cực tiểu…); tốc độ gió,… cần sử dụng chỉ tiêu về sự biến đổi của khí hậu theo không gian hay các đặc điểm dị thường của nó. Các đặc trưng khí hậu là yếu tố quyết định đến sự phân bố của các loại hình sử dụng. Qua đó, có thể xác định được khả năng phát triển hữu hiệu của các ngành sản xuất như nông, lâm nghiệp, du lịch, nghĩ dưỡng hay cần xây dựng các khu vực bảo vệ tự nhiên…
Đối với luận chứng các sơ đồ quy hoạch vùng cần tính đến sự khác nhau không gian của khí hậu bằng cách thành lập các sơ đồ phân vùng khí hậu tổng hợp và khí hậu sinh thái dựa trên các nguyên tắc khí hậu tổng hợp. Khí hậu được xem xét không phải là một trạng thái trung bình của các yếu tố khí tượng mà như tần suất lập lại của các kiểu và các loại thời tiết. Đặc điểm thời tiết có ảnh hưởng nhiều đến trạng thái nhiệt của cơ thể con người và sinh vật. Ví dụ, cơ chế của các
chức năng sinh lý (thần kinh, bắp thịt, tuần hoàn máu, hô hấp, thích hợp trong khoảng cách hẹp của nhiệt độ). Sự lệch khỏi nhiệt độ tối ưu dẫn đến phản ứng thần kinh, suy thoái đối với cơ thể; vô cùng nguy hiểm khi nhiệt độ lên 42 - 43oC hoặc hạ thấp xuống -36oC.
Theo Hoàng Đức Triêm, phân vùng khí hậu tổng hợp được tiến hành theo các giai đoạn:
Có thể bạn quan tâm!
- Cảnh quan địa lý ứng dụng Phần 2 - 1
- Cảnh quan địa lý ứng dụng Phần 2 - 2
- Phương Pháp Đánh Giá Cảnh Quan Phục Vụ Quy Hoạch Lãnh Thổ
- Cảnh quan địa lý ứng dụng Phần 2 - 5
- Sơ Đồ Quy Trình Đánh Giá Tổng Hợp Điều Kiện Tự Nhiên Phục Vụ Quy Hoạch Sử Dụng Lãnh Thổ
- Hướng Ứng Dụng Phục Vụ Phát Triển Nông Nghiệp
Xem toàn bộ 84 trang tài liệu này.
a. Các sơ đồ phân vùng được xây dựng theo các yếu tố khí tượng trong các thời kỳ ấm và lạnh trong năm theo các chỉ số trung bình năm. Các chỉ số của mỗi một trong những đặc điểm được chọn đưa lên trên cơ sở địa hình.
Thường giá trị của các yếu tố khí tượng phân bố có quy luật theo lãnh thổ. Phân tích sự phân bố các đại lượng này cho phép chia các lãnh thổ có đặc điểm những giá trị xác định của các yếu tố khí tượng. Sau đó với sự tính toán cấu trúc cảnh quan, các ranh giới của các vùng được vạch ra theo thang của một trong các yếu tố khí tượng. Các ranh giới được phân chia trên những khoảng cách cho phép biểu thị sự khác nhau khí hậu của các bộ phận hình thái cảnh quan.
b. Các sơ đồ phân vùng khí hậu tổng hợp được xây dựng theo các điều kiện của các thời kì ấm lạnh của năm bằng cách phối hợp các sơ đồ thành phần. Các sơ đồ được xây dựng theo các yếu tố khí hậu cơ bản, các yếu tố ở mức độ lớn nhất phản ánh đặc tính khí hậu của các vùng (lượng mưa, nhiệt độ trung bình của không khí, số ngày có nhiệt độ không khí 15oC và thấp hơn, số ngày có tốc độ gió 5m/s… Các sơ đồ phân vùng được bổ sung bằng bảng chú giải tổng hợp, trong đó nêu các chỉ số số lượng theo khu vực đã cho.
c. Tiến hành đánh giá các vùng khí hậu và nhóm gộp chúng từ tốt đến xấu.
d. Xây dựng sơ đồ khí hậu tổng hợp trên đó phản ảnh các đặc điểm của các điều kiện khí hậu trong năm.
Sơ đồ này được xây dựng bằng cách phối hợp các sơ đồ phân vùng khí hậu tổng hợp trong thời kì ấm và lạnh của năm. Phân tích,
ứng dụng các điều kiện khí hậu được bổ sung bằng các đặc điểm về tình hình ô nhiễm của khí quyển để làm cơ sở cho việc khởi thảo các biện pháp giữ gìn, bảo vệ khí hậu của các vùng được thiết kế, quy hoạch.
4.3.3.5. Đánh giá điều kiện thủy văn
Điều kiện thủy văn nước mặt, nước ngầm của lãnh thổ được đánh giá qua các chỉ tiêu cụ thể về chế độ nước, quy luật phân bố và phân hóa dòng chảy, lưu lượng nước (nước mặt) và trữ lượng nước (nước ngầm). Qua đánh giá cho thấy được khả năng cung cấp nước của lãnh thổ, sự thích ứng của điều kiện thủy văn với các ngành sản xuất, kinh tế và đời sống con người theo từng vùng lãnh thổ cụ thể.
Để luận cứ những biện pháp huy hoạch cần sử dụng những đặc điểm thủy văn về tài nguyên nước của các sông hồ; sử dụng các bản đồ dòng chảy cực tiểu, cực đại và trung bình năm.
Chỉ tiêu dòng chảy là chỉ số cơ bản được sử dụng trong thiết kế kinh tế nước, thể hiện tài nguyên nước ở dạng tiềm năng của lưu vực sông, miền. Các đại lượng dòng chảy cực tiểu nhằm xác định được tài nguyên nước bề mặt ở một lãnh thổ cần được điều chỉnh khi khai thác chúng. Khi thiết kế xây dựng các đại lượng dòng chảy cực tiểu trong thời kỳ khô hạn của dòng chảy mặt cần được tính toán kỹ.
Trên các bản đồ ứng dụng dòng chảy trung bình năm và cực tiểu cần chỉ ra giá trị modun và lưu lượng dòng chảy. Modun dòng chảy nêu lên đặc điểm lượng nước trên đơn vị lãnh thổ, còn lưu lượng nêu lên lượng dòng chảy của chế độ nước sông. Các bản đồ dòng chảy được xây dựng với sự tính toán ảnh hưởng của lượng mưa, của địa hình, độ che phủ rừng, mức độ đầm lầy đến đại lượng dòng chảy. Trong các sơ đồ quy hoạch vùng, sự phân tích tài nguyên nước bề mặt cần chỉ ra có đòi hỏi dòng chảy ngoài phạm vi của miền hay không; cần điều tiết dòng chảy địa phương và yêu cầu gì cần bổ sung về dòng chảy.
4.3.3.6. Đánh giá đất
Điều kiện thổ nhưỡng được xem xét, đánh giá theo các định hướng: Nhóm đất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp (ở các vùng
đồng bằng, đồi thấp, thung lũng giữa núi có độ dốc địa hình nhỏ), nhóm đất dành cho sản xuất lâm nghiệp, nhóm đất xây dựng, nhóm đất cần có các biện pháp cải tạo để đưa vào sử dụng…
Tùy thuộc vào mức độ chi tiết và mục đích đánh giá, điều kiện thổ nhưỡng có thể được đánh giá theo các chỉ tiêu cụ thể. Ví dụ, đối với mục đích đánh giá cho phát triển một số loại hình sử dụng nông - lâm nghiệp, điều kiện thổ nhưỡng có thể đánh giá theo các chỉ tiêu: Loại đất, độ dày tầng đất, thành phần cơ giới, hàm lượng mùn, độ pH…
Khi thành lập các sơ đồ thiết kế quy hoạch vùng, cần tính toán các tiền đề tự nhiên chuyên môn hóa nông nghiệp, dẫn liệu về chất lượng của đất (độ phì và khả năng sinh lợi của đất).
Đánh giá đất cho thiết kế quy hoạch:
- Đánh giá đất cho nông nghiệp.
- Đánh giá đặc trưng các khoanh vi và các tính chất của đất cho một loại hình sử dụng cụ thể.
Trong thiết kế, sử dụng bản đồ các kiểu sử dụng đất, các tài liệu phân hạng đất.
Khi đánh giá các điều kiện tự nhiên cho nông nghiệp, đồng thời cần tính đến mức độ xói mòn đất. Khi xác định các khả năng phát triển kinh tế rừng, đất được đánh giá như là nơi cư trú của các quần hợp rừng.
Khi đánh giá lãnh thổ cho du lịch - nghỉ dưỡng, đất được đánh giá theo khu cư trú của các quần thể rừng, thảo nguyên, khoanh vi của chúng tương ứng với các phân chia trên bản đồ đánh giá lớp phủ thực vật.
4.3.3.7. Đánh giá sinh vật
Sinh vật được đề cập từ đánh giá hiện trạng, tiềm năng sinh thái đến giá trị kinh tế, thẩm mỹ của chúng đối với du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí… Tuy nhiên, cũng như khi đánh giá các yếu tố tự nhiên khác, đánh giá điều kiện sinh vật cần được khái quát hóa thành các chỉ tiêu nhằm định hướng cho phát triển các ngành sản xuất, kinh tế theo các vùng tự nhiên.
a. Đánh giá thảm thực vật
Đánh giá thảm thực vật của cảnh quan cho mục đích kinh tế có thể được thực hiện từ những cách tiếp cận khác nhau.
Khi đánh giá cho du lịch - nghỉ dưỡng, các dấu hiệu được tính về độ che phủ rừng, độ ẩm của nơi cư trú. Độ che phủ rừng là nhân tố chức năng quan trọng của chức năng lãnh thổ. Theo thành phần của loài ưu thế chia các kiểu rừng, loại phẩm chất. Trên cơ sở bản đồ kiểu rừng, nhóm kiểu thẩm mỹ của rừng, tiến hành phân vùng đánh giá địa thực vật. Phân vùng đó được sử dụng để quy hoạch các biện pháp theo sự phục hồi và bảo vệ rừng.
Để đánh giá kinh tế rừng, cần họa đồ được các kiểu quần hợp thực vật, xác định được trữ lượng gỗ…tính diện tích chung, diện tích các kiểu rừng, thành phần loài và phẩm chất của chúng, trữ lượng gỗ trên 1 ha, trữ lượng tổng cộng của chúng. Cần đưa ra những kết luận về tính hợp lý của việc sử dụng tài nguyên rừng, kiến nghị sử dụng rừng, biện pháp làm tăng chất lượng rừng.
b. Thế giới động vật
Thế giới động vật của cảnh quan có thể được đánh giá theo các mục đích khác nhau:
- Đánh giá kinh tế nông nghiệp, đề cập đến số lượng loài gặm nhấm, số loài làm hại cây trồng nông nghiệp.
- Đánh giá địa lý y học: Đánh giá các loại gây bệnh (Ví dụ, loài muỗi gây bệnh sốt rét và những khu cư trú của chúng).
- Đánh giá giới động vật như là nhân tố ảnh hưởng đến điều kiện công việc và cuộc sống của dân cư, đặc biệt cấp thiết đối với các vùng phát triển; những côn trùng gây khó khăn cho những người làm việc ngoài trời…
- Đánh giá du lịch - nghỉ dưỡng, đề cập đến các động vật có giá trị tạo ra các công viên bách thú, các động vật nguy hại có ảnh hưởng đến nghỉ ngơi…
- Đánh giá động vật từ quan niệm cho phát triển công nghiệp và chăn nuôi.
4.3.4. Phương pháp đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên (đánh giá cảnh quan) phục vụ quy hoạch lãnh thổ
Việc lựa chọn phương pháp, thang bậc hay hệ thống các chỉ tiêu đánh giá trong công tác đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tương đối phức tạp, phụ thuộc vào mức độ phân hóa đa dạng của tự nhiên, sự hiểu biết của nhà nghiên cứu về tự nhiên từng lãnh thổ.
Ngoài ra, các kết quả đánh giá còn được xem xét, kiểm nghiệm và được chỉnh lại cho phù hợp với từng ngành sản xuất, kinh tế cụ thể trên lãnh thổ nghiên cứu. Qua đó, việc thay đổi hay tổng hợp các phương pháp trong quá trình đánh giá là tất yếu để mục đích duy nhất là đạt kết quả chính xác và có hiệu quả cao.
4.3.4.1. Một số điểm cần chú ý khi tiến hành đánh giá
- Vận dụng quan điểm tổng hợp lãnh thổ (cảnh quan): Đối tượng đánh giá không phải là từng yếu tố, thành phần riêng lẻ mà là những hệ thống hoàn hảo, các hệ địa sinh thái.
- Xác định mục tiêu kinh tế - xã hội phải rõ ràng, cụ thể. Tùy thuộc mức độ cụ thể của mục tiêu để lựa chọn:
+ Bậc hệ địa sinh thái cần xét, tỷ lệ bản đồ tương ứng.
+ Các yếu tố, các đại lượng cần thu thập, số lượng chỉ tiêu và mức độ chi tiết của chỉ tiêu tham gia vào việc đánh giá.
- Xác định nhiệm vụ đánh giá thuộc loại đánh giá chất lượng hay đánh giá kinh tế.
+ Đánh giá chất lượng theo 3 hướng: Hướng sản xuất; hướng sinh thái - xã hội; hướng cải tạo. Mục đích tổng quát nhằm xác định hướng sử dụng, cải tạo hợp lý môi trường tự nhiên.
Đánh giá chất lượng các hệ địa sinh thái bao gồm:
Đánh giá sự ổn định và động lực của chúng (khả năng chống lại các tác động bên ngoài và khả năng tự phục hồi).
Đánh giá tác động môi trường (tự nhiên - kinh tế - xã hội) của hệ địa kinh tế - kỹ thuật.
+ Đánh giá kinh tế:
Mục đích: Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc khai thác và sử dụng môi trường tự nhiên thông qua lợi nhuận (tính bằng tiền).
Tuy nhiên, trong đánh giá kinh tế cũng cần tính đến toàn diện các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật và sinh thái. Lợi ích sinh thái môi trường nhiều khi không tính được bằng tiền; cần xét theo quan điểm phát triển bền vững (bao gồm 3 mặt: Bền vững về sinh thái, kinh tế và xã hội).
- Xác định nhiệm vụ đánh giá thuộc tình huống nào nhằm tìm phương án sử dụng tối ưu cho hệ địa kinh tế - xã hội đang hoạt động:
+ Tìm hệ kinh tế - xã hội thích hợp với hệ địa sinh thái đã biết.
+ Đã có mô hình hệ kinh tế - xã hội, tìm hệ địa sinh thái thích hợp
+ Cả hệ địa sinh thái và hệ kinh tế - xã hội đều chưa biết.
4.3.4.2. Phương pháp đánh giá
a. Xác định mục đích, nhiệm vụ đánh giá
Cần xác định mục tiêu đánh giá rõ ràng cụ thể, vì từ mục tiêu và đối tượng đánh giá sẽ quyết định mức độ khái quát hay chi tiết hóa công tác nghiên cứu, mức độ lựa chọn các cấp phân vị lãnh thổ và các chỉ tiêu đánh giá khác nhau.
b. Lựa chọn đơn vị cơ sở phục vụ mục tiêu đánh giá
- Tìm hiểu các hệ địa sinh thái của lãnh thổ. Tùy mức độ cụ thể của mục tiêu đánh giá mà lựa chọn các cấp phân vị hệ địa sinh thái cơ sở tương ứng.
- Tùy thuộc vào mục đích kinh tế - xã hội mà chọn bậc hệ địa sinh thái làm đơn vị cơ sở và các đặc trưng nào của địa hệ được coi trọng để đánh giá. Nhìn chung, mục đích càng cụ thể, bậc hệ địa sinh thái càng thấp (có thể đến cấp dạng, diện địa lý).
- Thành lập các bản đồ tài nguyên cho từng yếu tố của hợp phần và bản đồ hệ địa sinh thái lãnh thổ (bản đồ đơn vị cơ sở phục vụ mục tiêu đánh giá).
c. Xác định các chỉ tiêu và phân cấp chỉ tiêu đánh giá
- Việc lựa chọn chỉ tiêu đánh giá tùy thuộc yêu cầu cụ thể của chủ thể.
- Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá là cơ sở cho việc đánh giá tổng hợp nhằm phân định mức độ thích hợp đối với đối tượng đánh giá.
- Lựa chọn chỉ tiêu đánh giá cần dựa trên các nguyên tắc:
+ Các chỉ tiêu được lựa chọn phục vụ mục tiêu đánh giá phải có sự phân hóa rõ rệt theo đơn vị lãnh thổ ở tỷ lệ nghiên cứu.
+ Chỉ tiêu lựa chọn phản ánh được mối quan hệ của chúng đối với các chủ thể đánh giá (loại hình sử dụng). Trong phạm vi nghiên cứu, các chỉ tiêu này phải có ảnh hưởng lớn đến loại hình sử dụng được lựa chọn ở lãnh thổ nghiên cứu.
+ Số lượng chỉ tiêu lựa chọn không vượt quá số lượng tính chất của các đơn vị hệ địa sinh thái ở lãnh thổ nghiên cứu.
+ Lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá dựa trên cơ sở những nguyên tắc chung nhưng phải điều chỉnh cho phù hợp với những đặc thù của lãnh thổ nghiên cứu.
+ Tùy thuộc vào yêu cầu sinh thái của các loại hình sử dụng hay yêu cầu kỹ thuật của từng ngành sản xuất; phạm vi nghiên cứu, tỷ lệ bản đồ để lựa chọn số lượng chỉ tiêu cho phù hợp.
d. Lựa chọn phương pháp kết hợp các chỉ tiêu đánh giá
- Các yêu cầu về kết hợp các chỉ tiêu trong đánh giá tổng hợp:
+ Cần tính đến khả năng sử dụng nhiều mục đích của lãnh thổ, nghĩa là yêu cầu của nhiều chủ thể. Số lượng các chỉ tiêu tương ứng nhiều lên và việc đánh giá tổng hợp cũng phức tạp lên. Việc đánh giá có tính chất bậc, nhiều mức độ.
+ Cần tìm hiểu nhân tố giới hạn đối với loại hình sử dụng lãnh thổ. Điều này càng có ý nghĩa quan trọng đối với việc liên kết các chỉ tiêu trong đánh giá tổng hợp.