vùng biển Hạ Long cũng rất phong phú về các loại động vật và thực vật dưới nước. Theo nghiên cứu có 950 loài cá, 500 loài động vật thân mềm và 400 loài giáp xác, trong đó có nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế cao như cá thu, cá nhụ, cá song, cá hồi, cá tráp, cá chim và tôm, cua, mực, ngọc trai, bào ngư, sò huyết… 117 loài san hô thuộc 40 họ, 12 nhóm [40].
- Tài nguyên nước: Tài nguyên nước mặt tại thành phố Hạ Long tập trung tại các khu vực hồ Yên Lập (tổng dung tích chứa của cả hồ bao gồm cả huyện Yên Hưng, Hoành Bồ khoảng 107.200.000 m3 (thời điểm đo trong tháng 8/2010)), Hồ Khe Cá tại phường Hà Tu… đây là nguồn cung cấp lớn nước tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra là các hồ điều hòa tạo cảnh quan cho thành phố: Yết Kiêu, Ao Cá-Kênh Đồng …[40].
3.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội
3.1.2.1. Dân số
Dân số thành phố năm 2008 là 223.474 người đến năm 2012 là 251.293 tăng 27.819 người so với năm 2008, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên cả giai đoạn 2008-2012 trung bình là 1,051%.
Bảng 3.1. Kết quả điều tra dân số ở các phường giai đoạn 2008-2012
Đơn vị tính: người
Đơn vị | Năm 2008 | Năm 2009 | Năm 2010 | Năm 2011 | Năm 2012 | |
Thành phố | 223474 | 229122 | 234592 | 246322 | 251293 | |
1 | Hồng Gai | 8995 | 9215 | 9385 | 9854 | 10055 |
2 | Bạch Đằng | 11996 | 12829 | 12447 | 13069 | 13330 |
3 | Trần Hưng Đạo | 9962 | 10188 | 10820 | 11361 | 11591 |
4 | Yết Kiêu | 9233 | 9785 | 9995 | 10495 | 10707 |
5 | Cao Xanh | 16521 | 17038 | 17424 | 18295 | 18664 |
6 | Hà Khánh | 6090 | 6217 | 6487 | 6811 | 6949 |
7 | Cao Thắng | 17147 | 17378 | 18230 | 19142 | 19528 |
8 | Hà Lầm | 10093 | 10125 | 10336 | 10853 | 11072 |
Có thể bạn quan tâm!
- Kinh Nghiệm Quản Lý Chất Thải Rắn Sinh Hoạt Tại Một Số Nước Trên Thế Giới
- Điṇ H Hươ ́ Ng Qua ̉ N Ly ́ Chấ T Tha ̉ I Rắ N Sinh Hoaṭ Phố Ha ̣long Đến Năm 2025
- Ứng Dụng Hệ Thống Thông T(Ignis) Trong Truy Cập, Quản Lý, Thông Tin Dữ Liệu
- Thực Trạng Về Cơ Chế Chính Sách Quản Lý Chất Thải Rắn Tại Thành Phố Hạ Long
- Đánh Giá Công Tác Quản Lý Chất Thải Rắn Sinh Hoạt Trên Địa Bàn Thành Phố Hạ Long
- Về Việc Thu Gom, Vận Chuyển, Xử Lý Chất Thải Rắn Trên Địa Bàn Thành Phố
Xem toàn bộ 147 trang tài liệu này.
Hà Trung | 8019 | 8034 | 7745 | 8132 | 8296 | |
10 | Hà Tu | 12174 | 12197 | 12575 | 13204 | 13471 |
11 | Hà Phong | 9772 | 9804 | 9824 | 10315 | 10524 |
12 | Hồng Hà | 15668 | 15569 | 15602 | 16382 | 16712 |
13 | Hồng Hải | 18005 | 18440 | 18323 | 19239 | 19627 |
14 | Bãi Cháy | 18981 | 19472 | 19890 | 20885 | 21306 |
15 | Giếng Đáy | 13317 | 14071 | 15423 | 16194 | 16519 |
16 | Hà Khẩu | 11369 | 11845 | 12547 | 13174 | 13441 |
17 | Hùng Thắng | 5643 | 5717 | 5866 | 6159 | 6283 |
18 | Tuần Châu | 2256 | 2355 | 2394 | 2514 | 2565 |
19 | Đại Yên | 8526 | 8678 | 9036 | 9488 | 9679 |
20 | Việt Hưng | 9707 | 10165 | 10243 | 10755 | 10972 |
Nguồn: Chi cục Dân số - KHHGĐ thành phố Hạ Long,2013.[12]
- Mật độ dân cư trên toàn thành phố năm 2008 là 820 người/km2, đến năm 2012 mật độ dân cư tăng lên 834 người/km2.
- Số lao động được giải quyết việc làm năm 2012 là 51.967 người trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo là 70%.
- Năm 2012 thu nhập bình quân đầu người ước đạt 2.680 USD/năm (giá thực tế).
Dân tộc: Theo số liệu thống kê năm 2009, thành phố Hạ Long có 55.172 hộ dân với hơn 21 vạn người, trong đó ngoài dân tộc Kinh chiếm đa số còn có 15 dân tộc khác, đó là: Sán Dìu, Hoa, Tày, Nùng, Hán, Dao, Thổ, Mường, Vân Kiều, Cao Lan... với 2.073 nhân khẩu chủ yếu là dân tộc Sán Dìu, Tày, Hoa.
Tôn giáo: Đạo Phật có 5032 tín đồ với 5 chùa, trong đó có 3 chùa nổi tiếng (chùa Long Tiên phường Hồng Gai, chùa Lôi Âm, phường Đại Yên và chùa Quang Nghiêm phường Hà Tu), đạo Công giáo 1759 tín đồ với 1 nhà thờ. Thành phố còn có 2 đền thờ Thành Hoàng.
Các dân tộc và tôn giáo trên địa bàn Thành phố đều đoàn kết trong một đại gia đình để xây dựng Thành phố ngày càng phát triển giàu mạnh.
3.1.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong 5 năm (2006-2010) luôn duy trì ở mức cao và ổn định, tổng sản phẩm (GDP) năm 2010 ước đạt 11.968 tỷ đồng (giá thực tế), tăng 2,06 lần so với năm 2005, bình quân 5 năm (2006-2010) tăng 15,55%/năm; GDP bình quân đầu người năm 2010 (giá thực tế) ước đạt 2.680 USD, bằng 1,61 lần năm 2005.
- Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp - du lịch và dịch vụ - nông nghiệp. Năm 2006: Tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng : 54,7%, ngành dịch vụ và du lịch: 44,0%, ngành nông lâm ngư nghiệp: 1,3%. Đến năm 2010, tỷ trọng trong cơ cấu nền kinh tế tương ứng là công nghiệp và xây dựng chiếm 54,8%, dịch vụ chiếm 44,2% và nông - lâm - thủy sản chiếm 1%.
- Sản xuất công nghiệp - thủ công nghiệp: Tình hình sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp ổn định; giá trị ước đạt 12673 tỷ đồng, tăng 7,7% so với cùng kỳ. Trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp địa phương đạt 969 tỷ đồng, bằng 103% KH năm, tăng 12,7% so với cùng kỳ; các ngành công nghiệp đóng tầu, khai thác than, điện, sản xuất gạch ngói, vật liệu xây dựng trên địa bàn tăng trưởng không cao do ảnh hưởng chung của nền kinh tế. Các ngành sản xuất dầu thực vật và ngành CN- TTCN khác cơ bản ổn định, phát triển, đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của các đơn vị và nhân dân, phục vụ tốt cho phát triển kinh tế. Triển khai rà soát thống kê, xây dựng cơ chế chính sách di chuyển các cơ sở sản xuất CN- TTCN xen kẽ trong khu dân cư gây ô nhiễm môi trường vào Cụm công nghiệp Hà Khánh.
- Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp:
+ Giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 43,5 tỷ đồng đạt 100% KH năm; diện tích gieo trồng đạt 1.287 ha; sản lượng rau xanh đạt 11.516 tấn, bằng 109% kế hoạch; tổ chức mở các lớp tập huấn kỹ thuật về nông nghiệp cho nông dân. Chỉ đạo kịp thời công tác phòng chống hạn, phòng trừ dịch bệnh, vật nuôi cây trồng trên địa bàn. Năm 2011 trên địa bàn không có dịch bệnh xảy ra. Triển khai thực hiện dự án JICA của Nhật Bản về tăng cường năng lực quản lý ngành trồng trọt tai HTX Hà Phong, thí điểm trồng hoa Ly tại Việt Hưng đạt kết quả.
+ Giá trị sản xuất thuỷ sản đạt 52,24 tỷ đồng, đạt 128% KH năm, bằng 102% so cùng kỳ; tổng sản lượng thuỷ sản ước đạt 2.545 tấn= 100% cùng kỳ.
+ Công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được tăng cường kiểm tra, kiểm soát; Thành phố đã chỉ đạo các đơn vị chức năng, các chủ rừng thường xuyên kiểm tra, canh gác, phòng, chống cháy rừng, chỉ đạo các đơn vị chủ động kiểm tra, ngăn chặn, xử lý các vụ vận chuyển lâm sản trái phép; quản lý bảo tồn động vật hoang dã. Tổ chức phát động Tết trồng cây năm 2011, kết quả đã trồng 18.140 cây xanh các loại. Tiến hành tổ chức tổng kết 10 năm thực hiện luật PCCC và diễn tập công tác PCCCR mùa hanh khô năm 2011-2012 cấp thành phố đạt kết quả.
- Thương mại, quản lý thị trường:
+ Tình hình thị trường nhìn chung ổn định, cơ bản được kiểm soát, không để xảy ra hiện tượng khan hiếm hàng hoá, nhất là các mặt hàng thiết yếu, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Công tác kiểm tra VSATTP tiếp tục được duy trì và tăng cường. Tình hình buôn lậu, hàng cấm, hàng giả, gian lận thương mại giảm so với cùng kỳ, tuy nhiên tình trạng nhập lậu một số mặt hàng như: gia cầm, sản phẩm gia cầm, hải sản còn diễn biến phức tạp, gây khó khăn cho các lực lượng chức năng trong việc kiểm tra, xác minh nguồn gốc hàng hoá. Khai trương và đi vào hoạt động trung tâm bán lẻ Metro, năm 2011 đã kiểm tra, vận động ký cam kết 3.630 lượt doanh nghiệp, hộ kinh doanh, kiểm tra xử phạt VPHC 208 trường hợp với số tiền phạt vi phạm và phỏt mại hàng húa đạt 13.719.200.000đ. Thẩm định hồ sơ, cấp mới, cấp đổi, bổ sung 3.000 giấy chứng nhận ĐKKD hộ cá thể, vốn đăng ký đạt 591 tỷ đồng, bằng 166% số hộ đăng ký so với cùng kỳ [11].
- Du lịch: Khách du lịch đến Hạ Long đạt 4.031.098 lượt khách = 115% so cùng kỳ năm 2010, trong đó khách quốc tế đạt 2.063.700 lượt =116% so cùng kỳ, doanh thu đạt 2.236 tỷ đồng đạt 111% so với cùng kỳ; triển khai thực hiện tốt các hoạt động chỉnh trang đô thị phục vụ Tuần Du lịch Hạ Long 2011; tập trung thực hiện có hiệu quả cuộc vận động, tuyên truyền, bầu chọn Vịnh Hạ Long là 1 trong 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới mới, kết quả ngày 11/11/2011 tổ chức New Open World đã công bố kết quả sơ bộ Vịnh Hạ Long đã được lựa chọn vào danh sách 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới mới. Ngày 1/5/2012 tổ chức New Open World đã chính thức trao biểu tượng kỳ quan thiên nhiên thế giới cho Vịnh Hạ Long.
- Năm 2011 đã tổng kiểm tra, rà soát tổng thể các tàu hoạt động du lịch, các nhà nghỉ, khách sạn, nhà hàng, các hộ kinh doanh, các cơ sở SXTTCN xen kẽ trong
khu dân cư trên địa bàn, đồng thời rà soát, xử lý việc việc chấp hành nộp thuế, phí của các hộ kinh doanh.
3.1.2.3. Thực trạng hệ thống cơ sở hạ tầng
Thành phố có đầy đủ hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật như giao thông, cấp thoát nước, đáp ứng được những yêu cầu phát triển của các ngành, các lĩnh vực, như sự phát triển của các khu công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch.
Tổng chiều dài đường đô thị đạt khoảng 500km trong đó đường nhựa 200km, còn lại đường cấp phối, đường dân sinh, mật độ đạt 1,5-1,7km/km2.
Tuyến đường sắt nối Yên Viên – Phả Lại – Hạ Long trên tuyến đường sắt
Quốc gia Kép – Bãi Cháy đã có . Hiện nay tuyến đường sắt đang được nỗ lưc triên̉
khai đầu tư nâng cấp để đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa từ Hà Nội tới Hạ Long và các tỉnh thành lân cận.
Hệ thống cảng và bến tầu du lịch nằm trong Vịnh Hạ Long có điều kiện và sẵn sàng đón nhận các loại tầu nội địa và tầu viễn dương có trọng tải lớn.
Thành phố Hạ Long có 2 hệ thống cấp nước riêng biệt cho khu vực Hòn Gai và Bãi Cháy.
3.1.2.4. Về y tế, giáo dục
Trên địa bàn thành phố có tổng số 38 cơ sở y tế Nhà nước, trong đó có 04 bệnh viện, 02 phòng khám đa khoa, 20 trạm y tế phường xã, 12 bệnh xá cơ quan, có tổng số 1049 giường bệnh và 1667 cán bộ y tế đạt tỷ lệ 30 bác sỹ, dược sỹ trên
10.000 dân. Ngoài ra còn có 221 cơ sở y tế tư nhân trên địa bàn.
Sự nghiệp giáo dục đào tạo có bước phát triển toàn diện cả về cơ sở vật chất, quy mô trường lớp, chất lượng dạy và học. Có 25/61 trường THPT, THCS, Tiểu học đạt tiêu chuẩn quốc gia. Công tác kiên cố hóa trường lớp được quan tâm đầu tư. Công tác xã hội hóa giáo dục có nhiều tiến bộ, hàng năm huy động các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân đóng góp đầu tư hàng chục tỷ đồng để đầu tư cơ sở vật chất, chăm lo sự nghiệp giáo dục, đào tạo; giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề tiếp tục phát triển và ngày càng đáp ứng tốt yêu cầu của xã hội. Trên địa bàn Thành phố còn có 1 Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tỉnh, Trường chính trị Nguyễn Văn Cừ, các trường Cao đẳng chuyên nghiệp và một số trường Trung cấp nghề.
3.2. Hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hạ Long và tình hình quản lý
3.2.1. Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hạ Long
Cũng như các đô thị của các nước trên thế giới, các đô thị của Việt Nam nói chung và thành phố Hạ Long nói riêng đang phải đối mặt với áp lực gia tăng chất thải ngày một nhiều đặc biệt là chất thải rắn sinh hoạt. Nguồn phát sinh của chúng rất đa dạng, có ở khắp mọi nơi và có thể gộp thành các nhóm chính như: chất thải rắn sinh hoạt từ các hộ gia đình, từ đường phố, chất thải từ các khu vực chợ, từ các khu thương mại, trung tâm dịch vụ, từ hoạt động công nghiệp và các cơ quan, công sở.
Thành phố Hạ Long với địa thế là trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của tỉnh Quảng Ninh có tiềm năng lớn trong khai thác du lịch, tham quan, nghỉ dưỡng. Hiện nay Hạ Long có số lượng khách du lịch đứng thứ 2 sau chỉ sau Sài Gòn với khoảng 20 khách sạn lớn (hơn 2.000 phòng) có thiết bị đầy đủ đón khách quốc tế và hơn
300 khách sạn nhỏ. Các bãi tắm Bãi Cháy, Thanh Niên, Tuần Châu ngày càng được tu bổ, phát triển, ngoài ra một công viên vui chơi đã hình thành...
Công nghiệp khai thác than mỗi năm trên 10 triệu tấn than các loại với nhiều mỏ lớn nhỏ. Gắn liền với các mỏ là các nhà máy sàng tuyển, cơ khí các xí nghiệp vận tải và bến cảng. Hạ Long phát triển mạnh công nghiệp đóng tàu, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến thực phẩm hải sản. Ngư nghiệp là một thế mạnh do vùng
biển rộng, nhiều chủng loại hải sản, và yêu cầu tiêu thụ lớn, nhất là phục vụ cho khách du lịch và cho xuất khẩu. Thành phố Hạ Long là một trung tâm buôn bán lớn, là đầu mối buôn bán các mặt hàng công nghiệp, lương thực, thực phẩm cho sản xuất và tiêu dùng của vùng công nghiệp mỏ và vùng du lịch.
Về măṭ đô thi ̣hiên na y Hạ Long đã cơ bản hoàn thành việc lập quy hoạch
chung xây dựng thành phố đến năm 2020. Theo số liệu thống kê, đến nay trên địa bàn thành phố có tổng số 513 đồ án quy hoạch được phê duyệt gồm các khu: Khu đô thị Cao Xanh - Hà Khánh, khu đô thị lấn biển Cọc 3, Cọc 5, Cọc 8, khu đô thị Hùng Thắng, khu đô thị sinh thái Tây Hạ Long. Ngoài ra, còn có nhiều dự án khu đô thị khác đang hình thành, như khu trung tâm du lịch nghỉ dưỡng; các khu công nghiệp, khu công nghiệp vật liệu xây dựng Giếng Đáy, khu công viên cây xanh.[34]
Từ đó áp lưc
về khu công nghiêp
, khu du lic̣ h và các điểm dân cư là nguồn
chất thải rắn sinh hoaṭ ảnh hưởng đến môi trường thành phố Ha ̣Long ngày càng
lớn, và cần có những bước tiến mới trong bảo vệ môi trườ ng đăc du lic̣ h thành phố Ha ̣Long.
biêṭ là môi trường
3.2.2. Khố i lươn Hạ Long
g, đăc
điểm, thành phần chất thải rắn sinh hoạt thành phố
Theo kết quả điều tra năm 2012, bình quân lượng rác thải trên đầu người tại thành phố Hạ Long là xấp xỉ 0,97kg/người/ngày. Ước tính với 251.293 người dân sống tại thành phố Hạ Long thải ra khoảng 243,8 tấn/ngày. Tỷ lệ thu gom khoảng 93% (bình quân thu gom khoảng 226,7 tấn/ngày). Lượng rác thải hàng ngày phát sinh tại các phường trên địa bàn thành phố Hạ Long trình bày trong Bảng 3.2.
Bảng 3.2. Lượng chất thải rắn sinh hoat
phá t sinh từ cá c phường
trên đia
bàn thành phố Ha ̣ Long năm 2012
Đơn vị | Diêṇ tích ha | Lươṇ g rá c phá t sinh (tấn/ngày) | |
Thành phố | 27195 | 243,75 | |
1 | Hồng Gai | 167 | 9,82 |
2 | Bạch Đằng | 168 | 12,91 |
3 | Trần Hưng Đạo | 62 | 11,38 |
4 | Yết Kiêu | 154 | 10,64 |
5 | Cao Xanh | 679 | 17,57 |
6 | Hà Khánh | 3154 | 7,52 |
7 | Cao Thắng | 238 | 18,13 |
8 | Hà Lầm | 400 | 11,01 |
9 | Hà Trung | 519 | 8,69 |
10 | Hà Tu | 1142 | 13,04 |
11 | Hà Phong | 2400 | 10,53 |
12 | Hồng Hà | 350 | 15,75 |
13 | Hồng Hải | 260 | 18,99 |
14 | Bãi Cháy | 2100 | 20,08 |
15 | Giếng Đáy | 5600 | 15,46 |
Hà Khẩu | 828 | 13,17 | |
17 | Hùng Thắng | 389 | 6,11 |
18 | Tuần Châu | 710 | 2,86 |
19 | Đại Yên | 4475 | 9,51 |
20 | Việt Hưng | 3400 | 10,58 |
Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ninh, 2012. [27]
Ngoài lượng rác thải từ các hoạt động của dân cư, tại thành phố còn có lượng rác thải từ khách du lịch (khoảng 20 tấn/ngày) và từ hoạt động của các chợ, các cơ sở kinh doanh và hoạt đông công cộng (khoảng 10,3 tấn/ngày).
Thành phần chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Hạ Long chủ yếu bao gồm chất thải rắn hữu cơ, giấy, nhựa, gỗ, vải, kim loại, thủy tinh, đất đá… được thể hiện trong Bảng 3.3.
Bảng 3.3.Thành phần khối lượng chất thải rắn thành phố Hạ Long
Thành phần | Tỉ lệ % | |
1 | Rác hữu cơ | 55.18 |
2 | Giấy | 4.54 |
3 | Vải | 4.57 |
4 | Gỗ | 4.93 |
5 | Nhựa | 14.34 |
6 | Da và cao su | 1.05 |
7 | Kim loaị | 0.47 |
8 | Thủy tinh | 1.69 |
9 | Sành sứ | 1.27 |
10 | Đất và cát | 3.08 |
11 | Xỉ than | 5.7 |
12 | Nguy haị | 1.05 |
13 | Bùn | 2.29 |
14 | Các loại khác | 1.46 |
Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ninh, 2012. [28]
Kết quả trên cho thấy thành phần rác thải sinh hoạt tại thành phố có hàm lượng chất hữu cơ khá cao (chiếm 55,18%), thành phần rác có thể tái chế sử dụng như giấy, thủy tinh, nhựa, kim loại, bao bì nylon... cũng có hàm lượng đáng kể (21,04%). Thành phần chất thải rắn sinh hoạt giữa ngày thường và ngày lễ không khác nhau nhiều do mức sống của dân cư trên địa bàn tương đối ổn định.