Cảnh quan địa lý ứng dụng Phần 2 - 5

+ Cần chú trọng hình thức biểu hiện các chỉ tiêu đánh giá để có thể so sánh được giữa chúng với nhau.

Phần phức tạp nhất là đánh giá tổng hợp tổng thể lãnh thổ theo nhiều chỉ tiêu và nhiều mục đích.

- Việc đánh giá tổng hợp được tiến hành theo 2 tuyến:

+ Tuyến đối tượng (khách thể): Chuyển từ các chỉ tiêu đánh giá ban đầu từng yếu tố thành phần sang đánh giá tổng thể đối tượng: Dạng cảnh quan, loại cảnh quan,... đánh giá tổng hợp các chỉ tiêu với một chức năng cụ thể.

+ Tuyến chủ thể: Chuyển từ đánh giá tổng thể tự nhiên theo chức năng hẹp sang một “chủ thể tổng hợp”.

e. Phương pháp đánh giá và phân hạng thích nghi

e1. Phương pháp đánh giá

Hiện nay, có nhiều phương pháp đánh giá khác nhau, tùy thuộc vào mục đích sử dụng lãnh thổ để lựa chọn chỉ tiêu và phương pháp đánh giá phù hợp. Các phương pháp thường được sử dụng: Phương pháp mô hình chuẩn, bản đồ, phân tích tổng hợp, so sánh địa lý, phương pháp thang điểm tổng hợp có trọng số, phương pháp hệ thông tin địa lý (GIS)… Các phương pháp này có thể được sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp với nhau theo từng giai đoạn và với từng mục tiêu cụ thể.

Khó khăn chủ yếu của việc đánh giá tổng hợp trước hết là sự không thể so sánh được giữa các chỉ tiêu đánh giá (đặc trưng bởi các đại lượng khác nhau) và bởi vai trò khác nhau của các yếu tố dùng làm chỉ tiêu đánh giá (gíá trị khác nhau của chúng), nghĩa là phải gán cho chúng những trọng số khác nhau. Vì vậy, cần áp dụng phương pháp liên kết các chỉ tiêu đánh giá.

Một phương pháp đánh giá tổng hợp đúng đắn là phải giải quyết được hai khó khăn trên.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 84 trang tài liệu này.

* Phương pháp sử dụng một chỉ tiêu tổng hợp

Thường được dùng trong sản xuất nông nghiệp chuyên ngành hẹp. Ví dụ, thu hoạch cây trồng, năng suất đồng cỏ trung bình/năm…

Cảnh quan địa lý ứng dụng Phần 2 - 5

* Phương pháp liên kết các chỉ tiêu bằng cách cho điểm

Theo L.I Mukhina, hình thức cho điểm là có tính chất tổng hợp nhất và có thể dùng với bất kỳ công cuộc đánh giá nào. Sự không so sánh được của các đánh giá riêng được khắc phục bằng chuyển sang một thang đánh giá chung 4 - 5 bậc (điểm), còn giá trị khác nhau của các chỉ tiêu thì được gán vào “một hệ số giá trị” để điều chỉnh.

Tuy nhiên hình thức này bộc lộ một số nhược điểm:

- Việc quy đổi tự động thang điểm từng yếu tố vào một thang chung không đúng với thực tế, bởi có yếu tố thể hiện thang 5 cấp, có yếu tố chỉ 3 cấp.

- Giữa phân định phẩm chất và các giá trị thực tế đo được không hẳn là có quan hệ tuyến tính mà là quan hệ hàm số (logarit chẳng hạn). Việc quy đổi vào một thang điểm chung sẽ dẫn đến có yếu tố giá trị bị hạ thấp (khi thang mở rộng), có yếu tố giá trị lại được nâng lên (khi thang thu hẹp).

- Trong một số trường hợp, khi cộng điểm hai thể tổng hợp có các yếu tố hoàn toàn khác nhau lại nhận cùng một điểm tổng số.

- Cộng điểm có tính đến hệ số trọng số.

* Phương pháp lập ma trận Leopold

Phương pháp này được gọi là “phương pháp ma trận môi trường”, song có thể vận dụng để xác định giá trị của các yếu tố trong đánh giá tổng hợp môi trường tự nhiên cho một chủ thể xác định.

Trong bảng ma trận, theo hàng có thể thấy tác động của chủ thể tới từng yếu tố tự nhiên, yếu tố nào chịu tác động mạnh là rất quan trọng với yêu cầu của chủ thể.

* Phương trình toán để liên kết các yếu tố

Ví dụ, trong phân hạng đánh giá phẩm chất đất đai nông nghiệp cần định lượng năng suất chuẩn đối với mỗi hạng đất. Dùng phương trình hiệu chỉnh giữa thu hoạch thực tế với thu hoạch chuẩn có tính đến sự ảnh hưởng trị số sai chệch của các nhân tố so với chuẩn cùng với hệ số hiệu quả của nó.

Phương trình được biểu thị:



Trong đó:

k

Yi = yHi ± ∑ ∆ xj j

J=1

Yi: Thu hoạch được tính với cây trồng i theo các giá trị cụ thể của các nhân tố sản xuất j (xj).

yHi: Thu hoạch chuẩn của cây trồng i theo giả trị trung bình của các nhân tố sản xuất j (xj).

∆ xj: Sai số của giá trị của các nhân tố sản xuất j với giá trị trung bình;

j: Hệ số hiệu quả đến năng suất của nhân tố j. k: Số nhân tố trong phương trình hồi quy.

* Phương pháp liên kết các bản đồ thành phần (sử dụng công nghệ GIS)

Cái khó của phương pháp này là xử lý ranh giới đường biên. Trong trường hợp dùng phương pháp GIS để chồng xếp các bản đồ mà các dấu hiệu đã được đánh giá cho cùng một đơn vị lãnh thổ (xem là một điểm) thì sự đánh giá tổng hợp dễ dàng hơn.

* Phương pháp sử dụng bài toán phân hạng theo bậc trọng số

Phân hạng theo điểm có tính đến trọng số của mỗi yếu tố thông qua phân tích tương quan và bài toán phân loại theo hệ số khoảng cách (phân loại nhiều chiều).

* Phương pháp phân loại dựa trên đặc tính các yếu tố dùng làm chỉ tiêu

Khi đánh giá các tổng thể không rộng lớn với "một bộ" không nhiều các yếu tố tự nhiên, không nhất thiết phải phân cấp theo nhiều mức độ; nhưng trong bản chú giải bản đồ cần phân chia, sắp xếp theo thứ tự kém dần của các yếu tố tự nhiên. Sự chỉ dẫn là rất quan trọng đối với người sử dụng hơn hình thức phân cấp cho điểm.

Ví dụ, A.G. Ixatsenko đánh giá, phân loại về giải trí của các dạng địa lý:

- Tốt nhất với các dạng nghỉ mùa hè (thể thao dưới nước, tắm, câu cá, đi dạo) và nghỉ mùa đông (trượt tuyết).

- Thuận lợi đối với nghỉ mùa hè (hái nấm, đi bộ, dạo chơi) và mùa đông (dạo chơi bằng trượt tuyết).

- Thuận lợi, hạn chế vào mùa hè (hái quả, hái nấm), ít thuận lợi vào mùa đông.

- Thuận lợi, hạn chế (hái quả và hái nấm), đôi chỗ có triển vọng trong vòng mười năm sắp tới.

- Ít thuận lợi với triển vọng hạn chế trong tương lai.

- Không có triển vọng (đầm lầy).

- Không có triển vọng (các khu đất lâm nghiệp).

* Phương pháp sử dụng bài toán trung bình cộng

Bài toán có dạng:


Trong đó:


n

X a 1/ nkiXi

i 1

Xa: Điểm đánh giá chung của cảnh quan a. ki: Trọng số của yếu tố thứ i.

Xi: Điểm đánh giá yếu tố thứ i. i: Yếu tố đánh giá, i = 1,2,3…n.

* Phương pháp sử dụng bài toán trung bình nhân

Bài toán trung bình nhân của D.L. Armand (1975) có dạng:

n a1 .a2 .a3 ...an

M0 =


Trong đó:

M0: Điểm đánh giá của đơn vị cảnh quan.

a1, a2, a3…an: Điểm của chỉ tiêu 1 đến chỉ tiêu n. n: Số lượng chỉ tiêu dùng để đánh giá.

* Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế

- Để đánh giá hiệu quả kinh tế của một số loại hình sử dụng tài nguyên phục vụ đề xuất sử dụng hợp lý các đơn vị cảnh quan, có thể sử dụng phương pháp phân tích chi phí - lợi ích kinh tế. Các công thức thường được sử dụng:

n

Bt

n Bt Ct t 1 (1 r)t 1

t 1

NPV = (1 r)t 1

hoặc R = n


Ct


Trong đó:

NPV: Lợi nhuận hiện thời. R: Tỷ suất lợi ích và chi phí. Ct: Chi phí năm thứ t.

Bt: Lợi ích thu được năm thứ t. n: Số năm tính toán.

r: Hệ số chiết khấu (%).

t 1 (1 r)t 1

- Xác định hiệu quả kinh tế: Là xác định lợi nhuận tối đa thu được trên cơ sở chi phí đầu tư tối thiểu trong một điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội. Việc nâng cao hiệu quả sản xuất không những làm tăng trưởng kinh tế mà còn giải quyết được các vấn đề liên quan như bố trí lực lượng sản xuất phù hợp tiềm năng, chuyển dịch cơ cấu sản xuất, giải quyết việc làm… Hiện nay, có nhiều phương pháp xác định hiệu quả kinh tế. Tùy điều kiện, mục đích, yêu cầu của đánh giá, có thể áp dụng các phương pháp:

+ Hiệu quả kinh tế (H) được xác định bằng mức chênh lệch giữa hiệu qủa thu được (Q) với chi phí bỏ ra: (C) => H = Q – C.

Hiệu quả kinh tế (H) còn được xác định bằng tỷ số hiệu quả thu được (Q) với chi phí bỏ ra (C): H = Q/C (%).

Phương pháp này có ưu điểm phản ảnh rõ nét trình độ sử dụng các nguồn lực đem lại hiệu quả bao nhiêu.

Hiệu quả kinh tế (H) còn được xác định bằng cách so sánh phần tăng thêm hiệu quả thu được (ΔQ) và phần tăng thêm chi phí bỏ ra (ΔC): H = (ΔQ)/(ΔC) (%).

Phương pháp này sử dụng trong nghiên cứu đầu tư chiều sâu nhằm tối ưu chi phí trên lãnh thổ:

+ Tổng giá trị thu được (GO): Tổng thu nhập của một mô hình hay loại hình sử dụng lãnh thổ nào đó: GO = ΣQi * Pi.

Qi: Khối lượng sản phẩm thứ i; Pi: Giá sản phẩm thứ i.

+ Chi phí trung gian (IC): Chi phí cho một đơn vị sản xuất trong một khoảng thời gian, bao gồm chi phí vật chất và dịch vụ (chưa kể công lao động và chưa trừ khấu hao).

+ Giá trị gia tăng (VA): Giá trị tăng thêm so với chi phí sản xuất bỏ ra (chưa kể khấu hao tài sản cố định): VA = GO – IC.

Cho biết thu nhập thực tế trên một đơn vi diện tích trong một khoảng thời gian, là cơ sở để tính giá trị ngày công.

+ Chi phí công lao động (CL): Tổng số công phải bỏ ra từ khi bắt đầu đến kết thúc mùa vụ trên một đơn vị diện tích.

+ Giá trị ngày công (VC): Phần giá trị gia tăng (VA) chia cho tổng số ngày công lao động (CL): VC = VA/CL.

Phương pháp này cho biết thu nhập một công lao động bao nhiêu nhằm tính toán thuê mướn công nhân để quyết định chọn loại hình sử dụng lãnh thổ.

+ Lợi nhuận (Pr): Phần thu được sau khi trừ đi toàn bộ các chi phí (TC) bao gồm chi phí vật chất, dịch vụ, công lao động, khấu hao tài sản cố định (máy móc, chuồng trại…): Pr = GO – TC.

Chỉ tiêu này phản ảnh quy mô lợi nhuận của đơn vị sản xuất có được trong một chu kỳ sản xuất, là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất.

+ Hiệu suất đồng vốn (HS): Phản ảnh trong một năm hoặc một chu kỳ sản xuất một đồng chi phí trung gian bỏ ra tạo được bao nhiêu đồng giá trị gia tăng: HS = VA/IC (%).

Tính hiệu quả kinh tế cho từng loại hình sử dụng lãnh thổ cần tính toán cụ thể chi phí trung gian, chi phí công lao động, tổng giá trị thu được, giá trị gia tăng,… nhằm lựa chọn loại hình sử dụng có hiệu quả nhất.

e2. Phương pháp phân hạng

Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều phương pháp phân hạng các mức độ thích nghi của loại hình sử dụng lãnh thổ. Theo tổng kết và hướng dẫn của FAO (Bullentin N052), có 4 phương pháp phân hạng phổ biến có thể vận dụng:

- Phân hạng chủ quan: Phương pháp này thường được sử dụng bởi các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm và hiểu biết rất rõ về lãnh thổ nghiên cứu. Ưu điểm của phương pháp này là nhanh và sát thực tế, nhưng có hạn chế là mang tính chủ quan nên khó thuyết phục.

- Phân hạng theo điều kiện giới hạn: Đây là phương pháp tương đối đơn giản. Ví dụ, trong phân hạng các mức độ thích nghi của loại hình sử dụng nông lâm nghiệp, dựa vào quy luật tối thiểu của Liebig, xem nhân tố tối thiểu sẽ quyết định năng suất và chất lượng cây trồng. Do đó, căn cứ vào yếu tố hạn chế cao nhất mà có thể xác định hạng. Hạn chế của phương pháp này là hơi máy móc và không giải thích hết những mối tác động qua lại giữa các yếu tố sinh thái.

- Phân hạng theo phương pháp làm mẫu: Đây là phương pháp chỉ thực hiện được trong các nghiên cứu chuyên sâu, với quy mô nhỏ. Phương pháp phân hạng này khá tỉ mỉ nhưng tốn nhiều công sức và tiền của.

- Phương pháp phân hạng theo toán học: Được thực hiện bằng các bài toán với ưu điểm là xây dựng thang phân hạng một cách khách quan, có chứa những tham số của vùng nghiên cứu một cách cụ thể.

Các bài toán thường được sử dụng như bài toán tính khoảng cách điểm theo công thức của Nguyễn Cao Huần, bài toán có dạng:

D Dmax Dmin

M

Trong đó:

ΔD: Giá trị khoảng cách điểm trong mỗi hạng. Dmax: Giá trị điểm đánh giá chung cao nhất.

Dmin: Giá trị điểm đánh giá chung thấp nhất. M: Số cấp đánh giá.

Hoặc bài toán tính khoảng cách giữa các hạng theo công thức của Aivasian (1983). Bài toán có dạng:

S Smax Smin

1 lg H


Trong đó:

S: Giá trị của khoảng cách điểm trong mỗi hạng. Smax: Giá trị điểm tối đa.

Smin: Giá trị điểm tối thiểu.

H: Số lượng loại cảnh quan được đưa vào tính toán để đánh giá và phân hạng.

f. Đề xuất phương án sử dụng hợp lý lãnh thổ

Sau khi đã đánh giá các điều kiện tự nhiên và tài nguyên, phát hiện được mức độ thuận lợi và thích hợp của các địa hệ tự nhiên đối với các địa hệ kỹ thuật (mục đích ứng dụng) cần phải đưa ra các dự báo sự biến đổi của các hệ tự nhiên, kinh tế - xã hội theo thời gian, dự báo sự phát triển của nó trong không gian và cuối cùng đưa ra các phương án thực hiện cụ thể để đảm bảo vừa sử dụng hợp lý tự nhiên và vừa cải tạo, bảo vệ tự nhiên.

Xem tất cả 84 trang.

Ngày đăng: 19/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí