Hướng Ứng Dụng Phục Vụ Phát Triển Nông Nghiệp

phân hạng theo phương pháp làm mẫu, phương pháp phân hạng theo toán học.

- Sau giai đoạn đánh giá các điều kiện tự nhiên và tài nguyên, phát hiện được mức độ thuận lợi và thích hợp của các địa hệ tự nhiên đối với các địa hệ kỹ thuật (mục đích ứng dụng) cần phải đưa ra các dự báo sự biến đổi của các hệ tự nhiên, kinh tế - xã hội theo thời gian, dự báo sự phát triển của nó trong không gian và cuối cùng đưa ra các phương án thực hiện cụ thể để đảm bảo vừa sử dụng hợp lý tự nhiên và vừa cải tạo, bảo vệ tự nhiên.

CÂU HỎI HƯỚNG DẪN ÔN TẬP CHƯƠNG 4


1. Việc biểu diễn lý thuyết của một khoa học được thực hiện như thế nào? Cho ví dụ chứng minh.

2. Phân tích khái niệm, đặc điểm và các dấu hiệu của hệ thống.

3. Quan điểm hệ thống và cách tiếp cận hệ thống được vận dụng như thế nào trong nghiên cứu cảnh quan ứng dụng? Cho ví dụ chứng minh.

4. Trình bày phương pháp tiếp cận hệ thống trong nghiên cứu cấu trúc cảnh quan.

5. Tại sao phát triển bền vững là cách tiếp cận mới trong nghiên cứu cảnh quan ứng dụng?

6. Phân tích các tiêu chí trong đánh giá sự bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường và tài nguyên. Cho ví dụ chứng minh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 84 trang tài liệu này.

7. Lý thuyết phát triển bền vững được vận dụng như thế nào trong nghiên cứu cảnh quan phục vụ quy hoạch lãnh thổ?

8. Tại sao đánh giá cảnh quan là nội dung trọng tâm của các công trình nghiên cứu cảnh quan ứng dụng?

Cảnh quan địa lý ứng dụng Phần 2 - 7

9. Phân tích phương pháp thu thập, xử lý tư liệu và chẩn đoán đối tượng trong đánh giá cảnh quan.

10. Trình bày phương pháp đánh giá đơn tính các hợp phần tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.

11. Trình bày phương pháp đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên theo các đơn vị cảnh quan phục vụ quy hoạch lãnh thổ.

12. Tại sao đối tượng đánh giá không phải là từng yếu tố, thành phần riêng lẻ mà là những hệ thống hoàn hảo, các hệ địa sinh thái?

13. Trình bày yêu cầu về kết hợp các chỉ tiêu trong đánh giá tổng hợp. Cách lựa chọn phương pháp kết hợp các chỉ tiêu đánh giá? Cho ví dụ minh họa.

14. Tại sao các phương án sử dụng hợp lý môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên phải đảm bảo tính khoa học, phải có thử nghiệm để kiểm tra và luận chứng các điều kiện thực hiện? Cho ví dụ minh họa.

Chương 5


CÁC HƯỚNG ỨNG DỤNG CHỦ YẾU CỦA CẢNH QUAN HỌC

Mục tiêu của chương

- Cung cấp cho học viên những hiểu biết cơ bản về các hướng ứng dụng chủ yếu của cảnh quan học trên thế giới và ở Việt Nam.

- Rèn luyện các kỹ năng phân tích, so sánh các quan điểm, cách tiếp cận và hướng ứng dụng chủ yếu của cảnh quan phục vụ mục tiêu sử dụng hợp lý tài nguyên lãnh thổ.

- Giúp cho học viên có ý thức trong ứng dụng kết quả nghiên cứu cảnh quan phục vụ mục tiêu sử dụng hợp lý lãnh thổ theo quan điểm phát triển bền vững.

Địa lý ứng dụng với mục đích là sử dụng tối ưu các điều kiện tự nhiên trên cơ sở nghiên cứu tổng hợp các hợp phần địa lý. Muốn sử dụng tối ưu môi trường tự nhiên cần phải hiểu toàn diện và cơ bản các hệ địa lý mà học thuyết về cảnh quan là học thuyết về các hệ địa lý. Vì vậy, một quan điểm của Địa lý tự nhiên ứng dụng đã lấy học thuyết về cảnh quan làm cơ sở đánh giá tổng hợp và quy hoạch lãnh thổ.

Mối quan hệ tác động tương hỗ giữa con người và tự nhiên, đặc biệt là mối liên hệ giữa đặc trưng các tổng hợp thể tự nhiên với các hoạt động sản xuất được thể hiện dưới nhiều dạng, nhiều hình thức khác nhau. Một trong những nội dung quan trọng của nghiên cứu, đánh giá cảnh quan với các mức độ khác nhau của công tác sử dụng tài nguyên lãnh thổ là phải phân định được những loại hình sử dụng chính như nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, du lịch và nghỉ dưỡng,… theo lãnh thổ.

Phương pháp tiếp cận tổng hợp trong nghiên cứu vùng để giải quyết các vấn đề sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên cho các ngành kinh tế cụ thể gắn với bảo vệ môi trường về thực chất bao gồm việc

nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống đặc điểm của các thể tổng hợp lãnh thổ tự nhiên ở các cấp bậc khác nhau; phân tích tổng hợp cảnh quan và cùng với nó là sự sắp xếp, kiến nghị và xây dựng các định hướng về các dạng sử dụng tài nguyên, phát triển sản xuất, kinh tế vùng. Vì vậy, những cơ sở và những nội dung quan trọng trước hết phải là việc nghiên cứu các đặc điểm của cảnh quan sinh thái, phân định rõ mức độ “thích hợp” hay “phù hợp” của các vùng cảnh quan hay từng tổng hợp thể tự nhiên cho phát triển một hay vài ngành sản xuất kinh tế và những vấn đề liên quan khác như bảo vệ, tái tạo và phát triển tài nguyên, môi trường.

5.1. HƯỚNG ỨNG DỤNG PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP

Vào thời kỳ V. V. Dokusaev, hướng nông nghiệp được chú trọng nhiều trong các hướng ứng dụng của cảnh quan học. Dokusaev đã chứng minh sự cần thiết phải tính toán tổng hợp các điều kiện tự nhiên trong hoạt động nông nghiệp ở mọi trình độ. Trên thực tế, các công trình nghiên cứu cảnh quan nông nghiệp, bao gồm cả đo vẽ cảnh quan lẫn việc xác định các nguyên tắc đánh giá chất lượng đất và phân vùng tự nhiên phục vụ sản xuất nông nghiệp ngày càng nhiều.

Tổ chức sản xuất nông nghiệp đòi hỏi sự tính toán tổng hợp toàn diện các điều kiện địa lý tự nhiên. Ở dạng chung nhất, nội dung của các công trình cảnh quan ứng dụng phù hợp với mức cơ bản của quy hoạch và lập đề án thiết kế sản xuất nông nghiệp theo các dạng sơ đồ:

- Đối với quy hoạch quốc gia, phân vùng cảnh quan và kiểu loại ứng dụng của cảnh quan tỷ lệ 1/500.000 - 1/1.000.000.

- Đối với quy hoạch cấp tỉnh, đặc điểm cảnh quan cụ thể và các đặc tính chủ yếu của cấu trúc bên trong lãnh thổ với kiểu loại đánh giá ứng dụng tỷ lệ 1/100.000 - 1/200.000.

- Đối với lập đề án thiết kế quản lý đất đai - kiểu loại sản xuất nông nghiệp chi tiết của đất đai. Các đơn vị hình thái cảnh quan là dạng, á dạng, tỷ lệ 1/10.000 - 1/50.000.

Hiện nay, có 2 hướng ứng dụng rõ rệt nhất trong cảnh quan nông nghiệp:

a. Kiểu loại sản xuất và đánh giá định tính đất trên cơ sở các bản đồ cảnh quan.

b. Phân vùng địa lý tự nhiên đối với nông nghiệp.

Nhiều tác giả cho rằng, đánh giá định tính đất như là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của nghiên cứu cảnh quan ứng dụng. Nhiệm vụ này phải bao gồm 3 nội dung:

- Nghiên cứu phân hạng đất.

- Phân kiểu sản xuất nông nghiệp.

- Đánh giá đặc thù (nhận định phẩm chất) của đất.

Với mục tiêu phục vụ phát triển nông nghiệp; sau khi xây dựng bản đồ cảnh quan, cần căn cứ vào từng loại hình sản xuất nông nghiệp cụ thể để phân tích, đánh giá tiềm năng sinh thái tự nhiên nông nghiệp phục vụ cho quy hoạch thiết kế.

Ví dụ, đánh giá điều kiện sinh thái lãnh thổ cho nhóm cây công nghiệp dài ngày, cần tiến hành bước:

- Xác định quan điểm đánh giá.

- Chọn chỉ tiêu và phân cấp chỉ tiêu.

- Áp dụng phương pháp đánh giá phân hạng.

- Kiến nghị quy hoạch thiết kế.

5.2. HƯỚNG ỨNG DỤNG CẢNH QUAN - CÔNG TRÌNH

Đây là một trong những hướng có nhiều triển vọng của cảnh quan ứng dụng. Nhiệm vụ của các công trình nghiên cứu cảnh quan - công trình là đánh giá các hệ địa lý đứng về phương diện điều kiện khai thác công trình, cũng như nghiên cứu sự tác động của các công trình kỹ thuật vào các hệ địa lý.

Các hướng ứng dụng cảnh quan hẹp với mục đích xây dựng các công trình giao thông, khai thác lãnh thổ về mặt công nghiệp và xây dựng đô thị. Hướng tính chất tổng hợp đi sâu vào việc dự trù những

khía cạnh đánh giá đa dạng nhất, bao hàm không chỉ các công trình kỹ thuật mà cả các công trình giải trí…

5.3. HƯỚNG ỨNG DỤNG CẢI TẠO ĐẤT, CHỐNG XÓI MÒN, BẢO VỆ ĐẤT

Cải tạo đất là làm tăng độ phì của đất. Theo nghĩa rộng, thuật ngữ này bao gồm các dạng tác động khác nhau, nhất là đến các tổng thể tự nhiên với mục đích thay đổi cấu trúc theo hướng thuận lợi cho sử dụng nông nghiệp và các sử dụng khác.

Bất kỳ một hợp phần nào như tài nguyên nước, thực vật, địa hình, các quá trình địa mạo… cũng có thể trở thành đối tượng tác động trực tiếp, nhưng trong khi dự tính hiệu quả cuối cùng của cải tạo đất, con người đã sử dụng và đang sử dụng mối quan hệ giữa các hợp phần tự nhiên có ý thức hay không có ý thức.

Do đó, đối tượng của hướng ứng dụng cải tạo đất là xây dựng bản đồ cảnh quan để xác lập các tổng thể tự nhiên bị thoái hóa.

Trên cơ sở phân tích, đánh giá các yếu tố dẫn đến suy thoái đất, đề xuất áp dụng các biện pháp cải tạo đất (cải tạo sinh học, hóa học, cơ học) phù hợp; các biện pháp chống xói mòn, bảo vệ độ phì đất nhất là các đất có vấn đề như đất mặn, đất phèn, đất cát biển...

- Đối với đất nghèo dinh dưỡng dùng biện pháp sinh học, hóa học.

- Đất chua dùng biện pháp bón vôi.

- Đất mặn dùng biện pháp rửa mặn; đất đầm lầy dùng biện pháp tháo nước, phơi khô, cày xới…

- Đối với việc bảo vệ và nâng cao độ phì đất cần phải xem xét tất cả những tính chất đất, phân tích các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và cần áp dụng tổng hợp nhiều biện pháp:

+ Thủy lợi: Áp dụng các biện pháp tưới, tiêu hợp lý.

+ Bón phân: Phân hữu cơ (phân chuồng, phân xanh...), phân khoáng vô cơ (phân đạm, lân, kali, phân vi lượng) và phân vi sinh vật.

+ Kỹ thuật canh tác: Kỹ thuật làm đất, kỹ thuật canh tác trên đất dốc, biện pháp chống xói mòn đất, áp dụng các mô hình sản xuất nông

- lâm kết hợp...

+ Chế độ canh tác: Luân canh, xen canh, thâm canh tăng vụ...

+ Bố trí loại cây trồng và cơ cấu cây trồng hợp lý: Thực hiện phương châm “đất nào cây ấy”.

Như vậy, muốn bảo vệ, nâng cao độ phì đất và cho thu hoạch năng suất cao, ổn định thì phải tác động đồng thời đến các yếu tố đối với cây trồng. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng cảnh quan cụ thể mà phải đưa một số yếu tố lên hàng đầu. Ví dụ: Ở các cảnh quan khô hạn, yếu tố quan trọng hàng đầu là tưới nước; ngược lại vùng quá ẩm ướt thì biện pháp điều hòa chế độ không khí và chế độ nước trong đất cần được quan tâm.

5.4. HƯỚNG ỨNG DỤNG PHỤC VỤ BẢO VỆ SỨC KHỎE CON NGƯỜI

Về phương diện địa lý y học, việc phân tích và đánh giá các cảnh diện, cảnh khu và cảnh quan nhằm phát hiện những nhân tố tự nhiên tích tực hay tiêu cực đối với sức khỏe con người, phát hiện các nguồn lợi điều dưỡng.

Theo Hoàng Đức Triêm, sự phân bố và đặc điểm biểu hiện của một số bệnh tật có thể do ảnh hưởng của môi trường tự nhiên. Khảo sát hiện tại của địa lý y học chỉ ra mối liên quan của nhiều bệnh tật với các đới cảnh quan xác định, các cảnh quan và thậm chí đến các dạng và diện. Trong đó, trước hết phải kể đến các ổ truyền nhiễm (bệnh viêm não do bét, bệnh sốt phát ban, bệnh dịch hạch) lan truyền của chúng qua người do động vật và các bệnh khác như bướu cổ liên quan đến thiếu iot.

Mặc dù, một trong những hợp phần tự nhiên là nguyên nhân trực tiếp truyền bá các bệnh, nhưng trong thực tế những điều kiện và tiền đề gây bệnh được xác định do đặc điểm cấu trúc của địa hệ nói chung.Ví dụ, phân bố các động vật mang bệnh vi rút (thường là các

loài gậm nhấm, một số loài có móng guốc, chim) và trong phân bố các động vật truyền bệnh (động vật hút máu, côn trùng, bét) được xác định bởi các điều kiện lập quần, tức là khí hậu, chế độ nước, đất, thực vật.

Như vậy, mỗi một địa hệ được xem như là một môi trường địa y học tự nhiên đặc biệt, đòi hỏi nghiên cứu tổng hợp và đánh giá dưới góc độ tương ứng của tự nhiên.

Vì vậy, đối tượng nghiên cứu là bản đồ sinh thái cảnh quan.

Trên cơ sở bản đồ sinh thái cảnh quan, phân tích đánh giá các điều kiện sinh thái tự nhiên có ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Cần đánh giá mức độ thuận lợi đối với cuộc sống con người ở từng đơn vị lãnh thổ cảnh quan cụ thể.

5.5. HƯỚNG ỨNG DỤNG PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH, NGHỈ DƯỠNG

Đây là một hướng ứng dụng mới, nghiên cứu hệ thống lãnh thổ nghỉ ngơi du lịch, phát hiện quy luật hình thành, phát triển và phân bố của nó thuộc mọi kiểu, mọi cấp, dự báo và nêu lên các biện pháp để hệ thống hoạt động một cách tối ưu. Vì vậy, nghiên cứu cảnh quan nhằm mục đích tổ chức an dưỡng và du lịch trở thành một hướng phổ biến nhất trong cảnh quan ứng dụng hiện nay.

Trong những năm gần đây, ở các nước châu Âu tiến hành nghiên cứu, đánh giá tiềm năng du lịch, nghỉ dưỡng của các địa hệ và mối tác động tiêu cực của du lịch, nghỉ dưỡng lên các địa hệ. Do đó, đối tượng nghiên cứu phục vụ du lịch, nghỉ dưỡng là bản đồ cảnh quan.

Phân tích, đánh giá các điều kiện sinh thái tự nhiên có ảnh hưởng đến tổ chức du lịch, nghỉ dưỡng của các địa hệ cần xuất phát từ đặc điểm phức tạp của chủ thể với tư cách tham gia của các nhóm người có tuổi khác nhau, trình độ văn hóa với trạng thái sức khỏe, đặc tính và các năng khiếu khác nhau.

Tùy thuộc vào mục đích của sự nghỉ dưỡng mà các nhóm người có trạng thái, đặc thù, năng khiếu khác nhau và khả năng chữa bệnh,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/05/2023