Chức Năng Của Cảnh Quan Học Ứng Dụng Trong Địa Lý Học Ứng Dụng

Địa lý học ngày nay không còn dừng lại ở mức độ mô tả, giải thích các đặc điểm địa lý của các hiện tượng, đối tượng tự nhiên và kinh tế - xã hội, mà trở thành một khoa học lý thuyết và thực nghiệm có khả năng đánh giá và dự báo sự phát triển của các hiện tượng tự nhiên và xã hội. Trong địa lý học ngày nay, nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng ngày càng gắn chặt với nhau và trở thành hai khâu liên tục của một quá trình nghiên cứu. Sản phẩm của nó là các phương án sử dụng tối ưu lãnh thổ, xây dựng phát triển xã hội, và nó là một nền khoa học vừa cơ bản vừa ứng dụng lớn.

Sự phát triển của địa lý ứng dụng đã nâng cao vai trò của Địa lý học trong hệ thống các khoa học.

Trong quá khứ, chức năng ứng dụng của Địa lý học chủ yếu là tra cứu thông tin. Địa lý học đã trực tiếp trả lời nhiều câu hỏi lớn xuất phát từ chính bản thân nhu cầu của cuộc sống xã hội như: Cái gì? Ở đâu? Như thế nào? Tại sao ở đó? Phát triển ra sao?... Địa lý học với tư cách là một khoa học đã giúp cho con người hiểu biết các quá trình, hiện tượng và các mối liên hệ qua lại giữa chúng, đồng thời cung cấp và rèn luyện kỹ năng nhìn thấy trước chúng.

Trong thời đại ngày nay, ý nghĩa ứng dụng của Địa lý học được quy định trước hết bởi vai trò của nó trong việc giải quyết các vấn đề về sự tác động qua lại giữa tự nhiên và xã hội, các vấn đề về tổ chức xã hội lãnh thổ và quy hoạch vùng. Vai trò khoa học địa lý không chỉ dừng lại ở phương diện lý luận mà quan trọng hơn là ở khía cạnh xây dựng (kiến thiết).

Trong một thời gian dài, Địa lý học ở Xô Viết (cũ) và cùng đồng thời là ngành Địa lý Việt Nam đã đặt trung tâm các vấn đề ứng dụng vào việc: Cải tạo các điều kiện của nhân sinh, cải thiện và bảo vệ môi trường xung quanh; xây dựng luận chứng về sự phát triển theo khu vực và sự phân bố hợp lý các lực lượng sản xuất; đô thị hóa và quy hoạch các thành phố. Địa lý học phương Tây với nhiều trường phái khác nhau đã giải quyết tích cực được nhiều vấn đề về nhân văn, môi


59

trường và phát triển, dịch vụ, nghỉ ngơi, giải trí… Địa lý học ngày càng chứng tỏ khả năng to lớn của mình trong việc giải quyết các vấn đề về mối tương tác giữa con người và môi trường.

Địa lý học Việt Nam đã có nhiều đóng góp tích cực trong việc tổ chức hợp lý xã hội lãnh thổ; trong việc điều tra khảo sát, đánh giá các điều kiện tự nhiên và tài nguyên đất nước ở khắp các vùng lãnh thổ phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Tổ quốc.

Vào những năm cuối thế kỷ XX, bên cạnh việc ngành Địa lý du lịch ở Việt Nam ra đời, Địa lý học đã có nhiều đóng góp quan trọng vào việc giải quyết các vấn đề mang tính cấp thiết trong lĩnh vực dân số và môi trường.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Nhiều công trình nghiên cứu khoa học địa lý ở phạm vi rộng hay đi sâu vào ngành hẹp, vào lãnh thổ có quy mô lớn (như miền, vùng) hay từng địa phương cụ thể theo các hướng nghiên cứu và đánh giá tài nguyên thiên nhiên, điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội, tổ chức và quy hoạch lãnh thổ, đánh giá tác động môi trường,… đều chứng tỏ rằng cần phải nghiên cứu tự nhiên như một hệ thống hoàn chỉnh.

Hiện nay, Khoa học địa lý đã có hàng hoạt công trình nghiên cứu đi sâu vào từng lĩnh vực chuyên môn hóa (ví dụ địa mạo học ứng dụng, khí hậu học xây dựng). Ngoài ra, ở phần tiếp giáp của Địa lý học với các ngành kỹ thuật đã xuất hiện những bộ môn ứng dụng độc lập như: Địa lý công trình, Địa lý cải tạo đất, Địa lý du lịch, Địa lý dịch vụ, Địa lý đô thị. Do bản chất tổng hợp của mình, Địa lý học ngày càng thu hút các khoa học khác vào trong một số nghiên cứu các vấn đề kinh tế - xã hội cấp thiết đòi hỏi phải có cách tiếp cận liên ngành. Nhờ vào vai trò tích cực trong việc liên kết, tổng hợp các hướng nghiên cứu chuyên môn sâu, Khoa học địa lý đã góp phần tích cực trong việc xác lập các cơ sở khoa học phục vụ cho việc định ra các kế hoạch và tiến độ phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Cảnh quan địa lý ứng dụng Phần 1 - 8

Nhìn chung, hầu hết các công trình nghiên cứu địa lý đều có hai mục đích cơ bản:

60

- Cung cấp thông tin cần thiết (bản đồ, sơ đồ phân vùng, số liệu thống kê, tài liệu mô tả) phục vụ cho các nhu cầu kinh tế khác nhau.

- Tham gia vào công tác đề ra các nhiệm vụ kinh tế và thực tiễn khác; vào công tác lập kế hoạch và quy hoạch, tổ chức xã hội lãnh thổ.

Mục đích đầu được coi là hình thức liên hệ đơn giản nhất, gần như là thụ động của các nhà địa lý với thực tiễn. Nếu chỉ dừng lại ở mục đích này thì ý nghĩa thực tiễn của Khoa học địa lý bị thu hẹp và các tiềm năng khoa học của nó bị lãng phí.

Mục đích cao hơn, tích cực hơn là Địa lý học có vai trò then chốt trong việc lập luận các nguyên tắc khoa học về tối ưu hóa mối quan hệ qua lại giữa con người và môi trường địa lý. Đạt được điều này, có nghĩa là các công trình địa lý phải mang tính đi trước (bước đầu khởi thảo các kế hoạch và dự án), đương nhiên toàn bộ công việc đó không thể không dựa trên việc nghiên cứu toàn diện (cơ bản) và phân tích các hệ địa lý.

Nội dung của các công trình nghiên cứu ứng dụng thuộc loại tích cực được quy định bởi chất lượng cao trong việc đánh giá các tổng thể tự nhiên, dự đoán những biến đổi sau này của nó phụ thuộc vào sự tác động đã được trù tính và các công trình nghiên cứu các vấn đề kinh tế

- xã hội có tính liên ngành, tổng hợp cao.

Qua phân tích trên cho thấy sự phát triển chức năng ứng dụng của địa lý:

- Ngay từ giai đoạn phát triển ban đầu của Địa lý học, chức năng ứng dụng của địa lý đã được thể hiện rõ. Hệ thống các bản đồ, tài liệu về các vùng đất, con người; các thông tin về các địa phương, đất nước và các vùng mới lạ là những ứng dụng đơn giản đầu tiên của địa lý.

- Xã hội ngày càng phát triển thì chức năng ứng dụng của địa lý ngày càng được mở rộng. Có thể hiểu một cách tổng quát về chức năng ứng dụng của địa lý là: Các nghiên cứu cơ bản, lý thuyết của địa lý đang trở thành cơ sở, nền tảng phục vụ cho khai thác, sử dụng các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và kinh tế - xã hội một cách

61

tốt nhất theo hướng không những sử dụng được lâu dài và bền vững tự nhiên mà còn mang lại những lợi ích cao nhất cho con người.

- Sự phát triển các chức năng của địa lý ứng dụng đi từ việc cung cấp thông tin đơn thuần như tra cứu thông tin về con người và môi trường của một lãnh thổ đến các hướng ứng dụng, cảnh quan ứng dụng... Từ ứng dụng chuyên ngành sang ứng dụng tổng hợp: Nghiên cứu các đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên nhằm khai thác và sử dụng hợp lý lãnh thổ, quy hoạch tổng hợp lãnh thổ.

Theo A.G.Isatsenko, địa lý ứng dụng có hai chức năng cơ bản:

a. Chức năng truyền thống: Mang tính thụ động, cung cấp các thông tin như sơ đồ, bản đồ phân vùng, tài liệu thống kê, mô tả nhằm phục vụ cho mục đích sản xuất một ngành, một công trình cụ thể.

b. Chức năng tích cực: Lập kế hoạch, quy hoạch lãnh thổ và sản xuất, dự báo phát triển của các ngành. Đây là những chức năng mang tính ứng dụng cao phục vụ cho các nhà ra quyết định và gắn với chiến lược phát triển của một quốc gia, một lãnh thổ, giải quyết vấn đề tối ưu hóa mối quan hệ giữa con người và tự nhiên.

Hiện nay, chức năng và cũng là hướng ứng dụng của địa lý học tập trung vào phục vụ thực tiễn, nghiên cứu và dự báo. Theo I.P. Gherasimov, đó là địa lý kiến thiết.

Mục tiêu cuối cùng của Địa lý học ứng dụng hiện nay là xây dựng mối quan hệ hài hòa giữa con người và tự nhiên nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên, phát triển kinh tế - xã hội có hiệu quả, cải tạo và làm tốt môi trường.

2.1.2. Chức năng của cảnh quan học ứng dụng trong Địa lý học ứng dụng

- Học thuyết cảnh quan - học thuyết về các hệ địa lý xây dựng cơ sở lý thuyết cho việc thực hiện các công trình địa lý ứng dụng ngày nay.

- Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu của cảnh quan cơ bản về đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, cấu trúc và hoạt động của các

hệ địa lý, cảnh quan học ứng dụng thực hiện việc đánh giá các hệ địa lý ấy theo mục đích sử dụng hợp lý:

+ Đánh giá các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của cảnh quan phục vụ mục tiêu đề xuất phương án sử dụng hợp lý lãnh thổ.

+ Tham gia vào giai đoạn đầu của công trình địa lý ứng dụng, tạo tiền đề cho việc nghiên cứu quy hoạch - tổ chức lãnh thổ của một vùng, một khu vực.

2.1.3. Quan hệ giữa cảnh quan cơ bản và cảnh quan ứng dụng

* Cảnh quan cơ bản: Xác định đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, cấu trúc và hoạt động của các cảnh quan.

* Cảnh quan ứng dụng: Đánh giá cảnh quan theo mục đích sử dụng hợp lý, nghĩa là thực hiện chức năng ứng dụng của học thuyết cảnh quan trong thực tiễn.

- Kiểm kê đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên là bước khởi đầu của công trình nghiên cứu địa lý ứng dụng được quy định bởi nhiệm vụ khảo sát ứng dụng, làm tiền đề cho các bước tiếp theo.

- Tùy thuộc vào nội dung tìm hiểu, việc chuyển từ kết quả điều tra cơ bản sang ứng dụng được tiến hành qua 3 thể thức:

a. Xác định mức độ chi tiết hợp lý nhất của sự phân chia lãnh thổ tự nhiên

Mối tương quan giữa một bên là cấp bậc của yêu cầu lập quy hoạch và một bên là cấp bậc cảnh quan cần nghiên cứu cũng như tỷ lệ bản đồ cần xây dựng.

Các bậc hệ địa lý đang nghiên cứu cần xác định trước khi bắt đầu công việc kiểm kê, đánh giá.

b. Lựa chọn các đặc trưng địa lý của các hệ địa lý

Sự lựa chọn các đặc trưng địa lý tùy thuộc mức độ nghiên cứu đối tượng và mục đích đánh giá, không chỉ có sự khác nhau trong lựa chọn thông số, đại lượng đo mà cả trong việc lựa chọn các thang phân cấp.

- Các đặc trưng địa lý cần được biểu thị bằng loạt các thông số.

- Tùy đối tượng và mục đích đánh giá:

+ Lựa chọn ra những thông số căn bản nhất.

+ Quy định các đặc trưng của tổng thể tự nhiên và các đặc tính khác nhau của hợp phần tự nhiên, thang phân cấp và đại lượng đo của các đặc trưng đó.

c. Phân nhóm ứng dụng các hệ địa lý

Kết quả của đánh giá cảnh quan là phân nhóm các cảnh quan có cùng một kiểu điều kiện tự nhiên, tiềm năng tài nguyên cho sự phát triển của một ngành nào đó, một chủ thể theo yêu cầu sử dụng hay cho sinh hoạt của dân cư, hoặc là phản ứng lại như nhau đối với những biện pháp xây dựng và cải tạo…

Việc phân nhóm ứng dụng các hệ địa lý thực chất thuộc nội dung của hoạt động đánh giá.

Theo A.G Ixatsenko, giữa nghiên cứu cảnh quan cơ bản làm cơ sở cho các công trình nghiên cứu ứng dụng có các mối quan hệ:

- Việc phân chia các cảnh quan dựa trên cơ sở nguyên tắc đồng nhất địa đới và phi địa đới bảo đảm sự bao quát đầy đủ tất cả các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. Vì thế, cảnh quan thực chất là một vùng tài nguyên thiên nhiên độc lập, được đặc trưng bằng “một bộ” riêng biệt các tài nguyên thiên nhiên và đồng thời bằng những điều kiện địa phương độc đáo cho sự khai thác chúng.

- Trên cơ sở bản đồ cảnh quan có thể xây dựng các bản đồ phân tích có nội dung khác nhau nhất về các loại điều kiện tự nhiên và tài nguyên riêng biệt cũng như tổ hợp của các tài nguyên khác nhau. Có thể xây dựng ở dạng một bản đồ phân vùng tài nguyên thiên nhiên tổng hợp hoặc là bản đồ phân loại các cảnh quan theo tiềm năng tài nguyên của chúng. Theo A.G Ixatsenko, tốt nhất là dạng kết hợp hai loại bản đồ đó, một loại tương tự như bản đồ kiểu - vùng cảnh quan.

- Khi sử dụng bản đồ cảnh quan để phân tích các tài nguyên thiên nhiên và các mối quan hệ qua lại giữa hoạt động kinh tế và môi trường tự nhiên, cần phân chia ra 3 nhóm chỉ số phân tích theo các mặt khác nhau:

+ Nhóm các thông số cơ bản của các hệ địa lý quyết định các điều kiện sinh hoạt, hoạt động sản xuất của dân cư.

+ Các tài nguyên thiên nhiên có thể được phân loại theo chức năng sản xuất của chúng: Nông nghiệp, công nghiệp, năng lượng...

+ Các chỉ số đặc trưng về mối quan hệ qua lại giữa hoạt động của con người và cảnh quan (hiện tại và dự báo biến đổi trong tương lai).

Một hướng tiếp cận khác được sử dụng nhiều trong những năm gần đây là sử dụng kết quả phân loại cảnh quan sinh thái trong các công trình nghiên cứu ứng dụng.

2.1.4. Các quan điểm về cảnh quan địa lý ứng dụng

2.1.4.1. Quan điểm của trường phái theo học thuyết cảnh quan

Địa lý ứng dụng với mục đích là sử dụng tối ưu các điều kiện tự nhiên trên cơ sở nghiên cứu tổng hợp các hợp phần địa lý. Muốn sử dụng tối ưu môi trường tự nhiên cần phải hiểu toàn diện và cơ bản các hệ địa lý mà học thuyết về cảnh quan là học thuyết về các hệ địa lý. Vì vậy, một quan điểm của địa lý ứng dụng đã lấy học thuyết về cảnh quan làm cơ sở đánh giá tổng hợp và quy hoạch lãnh thổ.

- Trường phái theo học thuyết cảnh quan phát triển mạnh mẽ ở Liên Xô (cũ) và Đức, cho rằng cần đánh giá và quy hoạch trên cơ sở xây dựng bản đồ cảnh quan. Quan niệm về cảnh quan được hiểu là một đơn vị phân loại trong hệ thống phân vị tổng thể tự nhiên, trong đó cảnh quan là đơn vị chủ yếu được xem xét đến những biến đổi do tác động của con người (quan niệm kiểu loại) hoặc cảnh quan để chỉ một phần lãnh thổ nào đó riêng biệt của lớp vỏ địa lý, trong đó có những đặc tính chung nhất (quan niệm cá thể).

- Trường phái cảnh quan ở Đức đi sâu vào phân tích và nghiên cứu các cảnh quan như sự trao đổi vật chất, năng lượng và hoạt động

65

của các hệ sinh thái để xây dựng môn sinh thái cảnh quan. Nội dung nghiên cứu mối liên hệ theo chiều thẳng đứng giữa các hợp phần và sự phân bố của chúng trong không gian; đồng thời nghiên cứu sự tương tác của từng cặp yếu tố tự nhiên để tìm ra các đơn vị cảnh quan sinh thái.

- Trường phái cảnh quan của Liên Xô (cũ) có hai hướng khác nhau:

+ Hướng thứ nhất, phủ nhận vai trò của cảnh quan cơ bản và nhấn mạnh mục đích ứng dụng cụ thể, đại biểu là D.L. Armand. Theo hướng này, tùy vào mục đích và nhiệm vụ thực tế mà kết quả của việc phân tích bản đồ sẽ khác nhau, không có một hệ thống phân vùng chung và một bảng chú giải chung.

+ Hướng thứ hai, đại diện là A.G. Isatsenko, cho rằng phân vùng địa lý tự nhiên phản ánh các cảnh quan tồn tại khách quan trong tự nhiên. Cảnh quan là đơn vị cơ sở, là cấp phân vị thể hiện rõ nét nhất cả hai quy luật phân hóa địa đới và phi địa đới; đồng thời là địa hệ tự nhiên cấp cơ sở có cấu trúc hình thái riêng. Cần có bản đồ cảnh quan cơ bản rồi mới xây dựng các bản đồ ứng dụng. Sử dụng các kết quả nghiên cứu cảnh quan và nhất là bản đồ cảnh quan ở các tỷ lệ khác nhau sẽ cho một phương thức tiếp cận tổng hợp nhất, tương đối gần gũi, xác thực với hiện trạng tự nhiên mỗi vùng.

Tuy cách tiếp cận của các trường phái có khác nhau, nhưng tất cả đều thống nhất ở một điểm: Để xây dựng bản đồ cảnh quan ứng dụng cần nghiên cứu tổng hợp các hợp phần của tự nhiên, dựa trên các đơn vị cơ sở - các hệ địa lý. Sử dụng hệ địa lý ở cấp nào là phụ thuộc vào các mục tiêu ứng dụng cụ thể.

2.1.4.2. Quan điểm của trường phái không theo học thuyết cảnh quan

Trường phái này phát triển ở Mỹ và các nước phương Tây khác, địa lý ứng dụng ở những nước này không quá đi sâu và phụ thuộc vào học thuyết cảnh quan.

Có nhiều hướng phát triển và quan điểm cụ thể khác nhau của trường phái này. Tuy nhiên, điểm quan trọng là tất cả đều theo hướng

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 19/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí