Thực Trạng Hoạt Động Xử Lý Cạnh Tranh Không Lành Mạnh Liên Quan Đến Nhãn Hiệu Của Các Cơ Quan Thực Thi Và Hỗ Trợ Thực Thi

Ngoài các công ước đa phương quy định về xử lý cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu, Việt Nam còn tham gia ký kết các Hiệp định song phương, như:

Hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ được ký vào tháng 7 năm 2000 và có hiệu lực vào tháng 12 năm 2001. Đây là Hiệp định được thành lập và kí kết theo những quy chuẩn nhất định của WTO.

Hiệp định Việt Nam - Thụy Sĩ về bảo hộ sở hữu trí tuệ được kí kết vao fngày 07 tháng 07 năm 1999 tại Hà Nội, bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 06 năm 2000. Hiệp định này bao gồm hai nội dung là bảo hộ lẫn nhau và hợp tác về sở hữu trí tuệ.

1.2. Pháp luật quốc gia

Hiện nay, việc xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến lĩnh vực sở hữu công nghiệp nói chung và liên quan đến nhãn hiệu nói riêng tại Việt Nam được điều chỉnh bởi các văn bản quy phạm pháp luật sau:

Bộ luật Hình sự 1999;

Bộ luật Dân sự 2005;

Luật Hải quan 2001;

Luật Sở hữu trí tụê năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành, gồm:

Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tụê về sở hữu công nghiệp;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ;

Nghị định số 106/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp.

Cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu tại Việt Nam - 8

Thông tư của Bộ Khoa học và Công nghệ số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp.

Thông tư liên tịch của Toà án nhân dân tối cao - Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ Công an - Bộ Tư pháp số 01/2008/TTLT-TANDTC- VKSNDTC-BCA-BTP ngày 29/02/2008 hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Luật Cạnh tranh năm 2004 và các văn bản hướng dẫn thi hành, gồm:

Nghị định số 05/2006/NĐ-CP ngày 09/01/2006 về việc thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Hội đồng cạnh tranh;

Nghị định số 06/2006/NĐ-CP ngày 09/01/2006 về việc thành lập và quy định chức năng , nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục quản lý cạnh tranh;

Nghị định số 116/2005/NĐ-CP ngày 15/09/2005 về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh;

Nghị định số 120/2005/NĐ-CP ngày 30/09/2005 về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh.

1.3. Nhận xét

a. Những mặt tích cực

Thứ nhất, các quy định của pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ nói chung và liên quan đến nhãn hiệu nói riêng đã tạo ra một hệ thống các quy định về xử lý cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu trong một thể thống nhất với các quy định xử lý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp nói chung, có nội dung cơ bản phù hợp với các chuẩn mực quốc tế, đạt độ tương thích với pháp luật quốc tế và pháp luật các nước.

Thứ hai, pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến lĩnh vực sở hữu trí tuệ nói chung và nhãn hiệu nói riêng đã chủ động tạo môi trường pháp luật để hạn chế tối đa hậu quả của các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh đầu tư vào khoa học - công nghệ, phát triển sản xuất, kinh doanh.

b. Những mặt hạn chế

Thứ nhất, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh lien quan đến nhãn hiệu, cũng như các biện pháp xử lý các hành vi này chưa được quy định tập trung, thống nhất trong một văn bản pháp luật duy nhất mà vẫn còn nằm rải rác ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực khác nhau, làm phát sinh nhiều kẽ hở trong thực tiễn áp dụng. Hay nói khác đi, hiện nay, các quy phạm pháp luật điều chỉnh cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu chưa được ban hành trong các văn bản quy phạm pháp luật riêng. 5 biện pháp xử lý cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến SHCN còn được quy định bởi quá nhiều văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực khác nhau. Ví dụ như, thủ tục tiến hành xử lý cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu bằng biện pháp hành chính vừa được quy định trong pháp luật cạnh tranh vừa được điều chỉnh bởi pháp luật sở hữu trí tuệ với những quy định giải quyết khác nhau. Bên cạnh đó, các cơ quan có thẩm quyền trong công tác xử lý cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu đôi khi còn chồng chéo về nhiệm vụ và chức năng. Đội ngũ cán bộ thực thi còn thiếu và năng lực còn yếu. Các quy định của pháp luật về xử lý cạnh tranh không lành mạnh mới chỉ mang tính nguyên tắc, chưa cụ thể, tính thực thi không cao nên chưa ngăn cản và xử lý hiệu quả các hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu.

Thứ hai, các chế tài xử lý cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến sở hữu trí tuệ nói chung và nhãn hiệu nói riêng tại Việt Nam chủ yếu mới chỉ dừng lại ở xử phạt hành chính. Lợi thế của biện pháp hành chính là áp dụng

nhanh chóng, không tốn nhiều thời gian và tiền bạc. Tuy nhiên, mức xử phạt quy định trong các văn bản pháp luật cạnh tranh là còn thấp so với mức lợi nhuận mà doanh nghiệp thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh thu được, dẫn tới việc doanh nghiệp vi phạm sẵn sàng nộp phạt. Ngoài ra, trong khi biện pháp hình sự là một biện pháp rất quan trọng nhằm ngăn chặn và xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội, thì lại chỉ được áp dụng đối với các cá nhân phạm tội mà không thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các pháp nhân, trong khi nhóm tội về sở hữu công nghiệp chủ yếu là do tổ chức thực hiện.

Thứ ba, hiện nay, tại Việt Nam chưa có luật riêng điều chỉnh từng đối tượng sở hữu trí tuệ. Kinh nghiệm lập pháp của các quốc gia phát triển với hệ thống pháp luật về sở hữu công nghiệp tương đối phát triển như Mỹ, Đức, Nhật Bản, Pháp… thì các nước này đều có luật riêng điều chỉnh từng đối tượng sở hữu trí tuệ như: Luật nhãn hiệu hàng hóa, Luật sáng chế…, một số ít nước có Bộ luật sở hữu trí tuệ như Pháp hoặc có nước vừa có Luật bản quyền và Luật sở hữu công nghiệp. Như vậy, hệ thống luật pháp của Việt Nam chưa phù hợp với mô hình phổ biến của các quốc gia trên thế giới, do đó cũng ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ nói chung.

Thứ tư, trong các quy định của pháp luật về xử lý cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới sở hữu công nghiệp nói chung và liên quan đến nhãn hiệu nói riêng, chưa có các quy định điều chỉnh từng lĩnh vực cạnh tranh. Hiện nay, cạnh tranh không lành mạnh diễn ra rất phức tạp ở tất cả các lĩnh vực kinh doanh. Mỗi lĩnh vực sản xuất, kinh doanh lại có những đặc thù riêng, do đó, cạnh tranh không lành mạnh ở mỗi lĩnh vực sẽ mang những đặc điểm, mức độ và tính chất khác nhau nên cần có những quy định cụ thể điều chỉnh từng lĩnh vực cạnh tranh. Hiện nay, các cơ quan có thẩm quyền mới chỉ ban hành một số văn bản liên quan đến hoạt động kinh doanh xe máy, như Quyết định 147/2002/QĐ-TTg ngày 25/10/2002 về cơ chế điều hành quản lý

xuất nhập khẩu, sản xuất, lắp ráp xe hai bánh gắn máy và phụ tùng, giai đoạn 2002-2005 và Quyết định 01/2003/QĐ-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ về các quy định cụ thể trong việc quản lý chất lượng và SHCN áp dụng cho xe máy, động cơ và phụ tùng xe máy được sản xuất, lắp ráp trong nước và nhấp khẩu. Ngoài ra, trong nhiều lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác, còn thiếu vắng những quy định pháp luật kiểu này.

Thứ năm, các quy định về xử lý cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu nói riêng chưa bao quát hết các hành vi cạnh tranh không lành mạnh có thể xảy ra trong thực tế, do đó khi có những trường hợp ngoại lệ thì rất khó có thể tìm được một cơ sở pháp lý để bảo vệ chủ sở hữu nhãn hiệu. Chẳng hạn như hiện tượng chiếm dụng, sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây nhâm lẫn với các nhãn hiệu đã gây dựng được uy tín trên thị trường xảy ra ngày càng phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, vẫn còn quá ít các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh vấn đề này. Do đó, còn khó khăn trong việc giải quyết nhanh chóng và dứt điểm các hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu như trên.

Như vậy, trong những năm qua, Nhà nước ta đã cố gắng rất lớn trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật chống xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp trong đó có cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu và đã đạt được những kết quả rất quan trọng. Tuy nhiên, hệ thống đó vẫn còn có những bất cập so với yêu cầu đầy đủ và hiệu quả. Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cũng như yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế thế giới đòi hỏi phải có sự đánh giá, phân tích đúng mức những bất cập đó để có những giải pháp khắc phục trong thời gian sớm nhất.

2. Thực trạng hoạt động xử lý cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu của các cơ quan thực thi và hỗ trợ thực thi

2.1. Các cơ quan thực thi

Như khóa luận đã đề cập ở phần trên, các quy định về việc xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu được đề cập tới trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau. Chính vì vậy, hiện nay hệ thống chủ thể thực thi pháp luật về xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu bao gồm nhiều cơ quan chức năng khác nhau.

Hiện nay, hệ thống chủ thể thực thi pháp luật về xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu tại Việt Nam bao gồm các cơ quan chính sau:

Cục Quản lý cạnh tranh;

Cục Sở hữu trí tuệ;

Cục Quản lý thị trường (QLTT) thuộc Bộ Công thương, các Chi cục và đội QLTT trực thuộc;

Toà án;

Cảnh sát kinh tế;

Tổng Cục Hải quan và Hải quan các cửa khẩu trên toàn quốc;

Thanh tra chuyên ngành về sở hữu công nghiệp thuộc Bộ khoa học công nghệ và các Sở khoa học công nghệ và môi trường các Tỉnh, thành phố.

Sau đây khoá luận xin đi vào tìm hiểu hoạt động xử lý cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu của từng cơ quan trên, từ đó có cái nhìn tổng quát về thực trạng công tác xử lý của các cơ quan thực thi pháp luật.

a. Cục quản lý cạnh tranh (QLCT)

Cục Quản lý cạnh tranh được thành lập vào tháng 2 năm 2005. Chức năng của Cục đó là: tổ chức và thực hiện các quy định của pháp luật cạnh tranh, các quy định về bảo vệ người tiêu dùng, chống bán phá giá, chống trợ cấp, các biện pháp tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa để bảo vệ các ngành công

nghiệp sản xuất trong nước, đối phó với những hành vi thương mại không công bằng…

Các hoạt động của Cục QLCT nhằm thúc đẩy môi trường cạnh tranh lành mạnh. Tiêu chí hoạt động của Cục là tạo lập và duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh với cơ hội kinh doanh bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp trên thị trường.

Các đơn vị trực thuộc Cục QLCT xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh gồm có Ban Điều tra và xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, Ban bảo vệ người tiêu dùng.

Trong thời gian qua, tuy số lượng các vụ việc cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu ngày một tăng tại Việt Nam, tuy nhiên, hoạt động xử lý các vụ việc này của Cục quản lý cạnh tranh đạt hiệu quả chưa cao.

Trước hết, số lượng các vụ việc cạnh tranh không lành mạnh được Cục nhận điều tra và xử lý vẫn là một con số rất ít ỏi. Sau hơn hai năm đi vào hoạt động, cụ thể là tính đến tháng 8/2007, Cục QLCT mới điều tra được vụ việc đầu tiên và đang trong quá trình xem xét 4-5 vụ khác nữa [40]. Nguyên nhân của tình trạng này là do 3 nguyên nhân cơ bản: thứ nhất, đó là do cách thức giải quyết của Cục QLCT đối với các vụ việc cạnh tranh nói chung còn mang tính “nửa vời”, vẫn dựa vào cách thức hoà giải giữa các bên liên quan là chính. Theo như quan điểm của Cục trưởng Cục QLCT thì “thực thi Luật Cạnh tranh không chỉ là điều tra hay xử phạt vi phạm, mà công việc chính của các cơ quan quản lý cạnh tranh, đó là làm thế nào để các doanh nghiệp không vi phạm, hoặc nếu có và chưa đến mức quá nặng thì có thể hoà giải với nhau”[40]. Do vậy, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh không mấy “thiết tha” với việc khiếu nại lên các cơ quan chức năng. Thứ hai, để khiếu nại về các hành vi cạnh tranh không lành mạnh và được Cục QLCT xử lý, doanh nghiệp cần phải trải qua rất nhiều khâu được quy định trong pháp luật cạnh tranh như: nộp hồ sơ khiếu nại, thụ lý hồ sơ, điều tra sơ bộ, điều tra chính

thức, mở phiên điều trần (mất khoảng 6 tháng). Cách xử lý chậm chạp như trên sẽ không thể xử lý được các vụ việc mang tính tức thời. Thứ ba, quy định buộc người khiếu nại phải trả trước một khoản phí phục vụ cho việc xử lý vụ việc cạnh tranh không lành mạnh (10 triệu đồng) là chưa hợp lý. Bên bị kết luận vi phạm phải trả lại khoản phí này cho doanh nghiệp khiếu kiện. Tuy nhiên, việc đòi lại khoản phí này từ các chủ thể xâm phạm là một điều không dễ dàng.

Hơn nữa, cũng cần phải thấy rằng các vụ việc cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu chưa được Cục QLCT xử lý một cách triệt để, vẫn còn tình trạng các doanh nghiệp tái phạm sau một thời gian bị xử lý. Nguyên nhân của hiện tượng này là do mức xử phạt trong quy định của pháp luật cạnh tranh còn thấp, chưa đủ sức răn đe. Ở nhiều nước trên thế giới, mức xử phạt với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh này thường rất cao, thường cao hơn rât nhiều lần mức lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được khi thực hiện các hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Hơn nữa, theo quy định của pháp luật, mà cụ thể là theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 120/2005/NĐ-CP về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh, việc bồi thường trong các vụ việc cạnh tranh không lành mạnh được thực hiện theo các quy định của pháp luật dân sự. Cục QLCT không có thẩm quyền trong việc bồi thường thiệt hại cho các bên liên quan. Các quyết định của Cục QLCT liên quan đến việc xử lý vi phạm chỉ có thể được sử dụng làm căn cứ để khởi kiện và giải quyết bồi thường thiệt hại tại toà án dân sự. Mà việc đem vụ việc ra xử lý tại toà án dân sự thường tốn kém và mất rất nhiều thời gian, do vậy doanh nghiệp khiếu nại thường chỉ dừng lại ở các quyết định xử lý của Cục QLCT.

b. Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT)

Tiền thân của Cục SHTT là Cục Sáng chế, sau đổi thành Cục Sở hữu công nghiệp. Từ ngày 19/05/2003, Cục Sở hữu công nghiệp chính thức đổi tên thành Cục Sở hữu trí tuệ.

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 30/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí