Căn Cứ Ly Hôn Trong Trường Hợp Thuận Tình Ly Hôn

trường hợp này, các căn cứ ly hôn được xác định nếu việc ly hôn do bên kia làm cho đời sống hôn nhân không thể tiếp tục và bên kia chấp nhận ly hôn thì Thẩm phán tuyên bố cho ly hôn mà không cần xem xét tới yếu tố lỗi. Quy định này phù hợp với bản chất của hôn nhân theo quy định của pháp luật Pháp là một hợp đồng dân sự.

Trường hợp cả hai vợ chồng đã sống riêng biệt từ hai năm trở lên, tính từ thời điểm có quyết định triệu tập ra tòa để giải quyết việc ly hôn (Điều 238 Bộ luật Napoleon). Từ thời điểm đó, quan hệ vợ chồng được coi là hoàn toàn chấm dứt.

1.3.2. Căn cứ ly hôn theo pháp luật Thái Lan

Pháp luật Thái Lan coi hôn nhân là một hợp đồng dân sự, vợ và chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về quan hệ nhân thân và tài sản. Pháp luật Thái Lan thừa nhận hai trường hợp ly hôn là thuận tình ly hôn và theo quy định của Tòa án khi một bên vợ chồng có đơn yêu cầu.

Pháp luật Thái Lan rất tôn trọng nguyên tắc một vợ một chồng, đề cao sự chung thủy của vợ chồng. Điều 1516 Bộ luật Dân sự và thương mại Thái Lan quy định căn cứ để ly hôn, một trong hai bên có quyền kiện đòi ly hôn:

Thứ nhất, người chồng đã nuôi dưỡng hoặc thờ phụng một người đàn bà khác như vợ mình hoặc người vợ có ngoại tình. Pháp luật Thái Lan quy định chi tiết về các hành vi, điều kiện của vợ chồng để làm căn cứ ly hôn.

Thứ hai, Căn cứ khoản 2, 3 Điều 1516 Bộ Luật dân sự và thương mại Thái Lan, vợ hoặc chồng có phạm lỗi, có hành vi đạo đức xấu, bất kể hành vi đó có phải là một tội hình sự hay không, nếu nó gây hại cho người kia... vợ hoặc chồng bị hành hạ nghiêm trọng về thể xác và tinh thần, lăng mạ người kia hoặc con cái người đó....

Thứ ba, nếu người vợ hoặc chồng đã rời bỏ người kia hơn một năm; bị tuyên bố mất tích hoặc rời khỏi nơi cư trú của mình hơn ba năm mà không

biết chắc là người đó sống hay chết thì người còn lại có quyền kiện đòi ly hôn.

Thứ tư, vợ hoặc chồng đã phá vỡ cam kết của mình để giữ đạo đức tốt.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Khi quan hệ vợ chồng không thể tiếp tục bởi nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân là họ không chung sống, không chăm sóc nhau trong một thời gian dài: hơn một năm hoặc hơn ba năm... thì như vậy, quan hệ tình cảm giữa vợ và chồng cũng như các thành viên trong gia đình – mục đích của hôn nhân đã không đạt được. Hôn nhân đổ vỡ, một trong hai bên vợ hoặc chồng có quyền xin ly hôn, đó là nhu cầu chính đáng xuất phát từ bản thân nguyện vọng của mỗi cá nhân, từ thực tiễn của quan hệ hôn nhân.

Ta có thể nhận thây điểm chung của pháp luật Thái Lan và Cộng hòa Pháp đó là chia ra hai trường hợp ly hôn theo thuận tình và ly hôn theo yêu cầu của một bên. Cũng như pháp luật Pháp, pháp luật Thái Lan cũng đề cao yếu tố lỗi trong quan hệ hôn nhân giữa vợ chồng. Pháp luật của cả hai nước luôn đề cao sự bình đẳng trong quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng, tôn trọng quyền ly hôn của các bên, hạn chế tình trạng bạo lực gia đình.

Căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014 - 5

Tóm lại, qua nghiên cứu về căn cứ ly hôn theo pháp luật của Pháp và Thái Lan, ta có thể thấy đây là hai quốc gia phát triển, có những quy định tiến bộ, mang tính nhân văn tiên tiến trong quan hệ hôn nhân, những quy định có tính dự trù sâu sa về quan hệ hôn nhân.

CHƯƠNG 2

CĂN CỨ LY HÔN THEO PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH

2.1. Căn cứ ly hôn trong trường hợp thuận tình ly hôn

Điều 55 Luật HN&GĐ 2014 quy định về thuận tình ly hôn:

“Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.”

Việc giải quyết ly hôn cần dựa trên các điều kiện nhất định phải được tiến hành ở Tòa án nhân dân, pháp luật quy định việc thuận tình ly hôn là công nhận và đảm bảo quyền tự do ly hôn chính đáng của hai bên vợ chồng. Thuận tình ly hôn là trường hợp cả hai vợ chồng cùng yêu cầu chấm dứt hôn nhân được thể hiện bằng đơn thuận tình ly hôn của vợ chồng. Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì trong trường hợp hai vợ chồng cùng có yêu cầu thuận tình ly hôn, sự tự nguyện của hai vợ chồng khi yêu cầu chấm dứt hôn nhân là một căn cứ quyết định việc chấm dứt hôn nhân.

Tự nguyện ly hôn là cả hai vợ chồng đều tự do trình bày nguyện vọng, ý chí, không cưỡng ép, không bị lừa dối trong việc thuận tình ly hôn. Việc thể hiện ý chí thật sự tự nguyện ly hôn phải xuất phát từ trách nhiệm đối với gia đình, phù hợp với yêu cầu của pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội và nhu cầu của bản thân chủ thể trong việc quyết định ly hôn; đồng thời cả hai bên đều nhận thức được hậu quả của việc ly hôn.

Theo quy định của pháp luật, người vợ và người chồng cùng thuận tình ly hôn là thể hiện rõ ý chí, ý nguyện của các bên về việc giải quyết mối quan hệ hôn nhân giữa hai vợ chồng. Khi bản thân hai vợ chồng xét thấy cuộc sống

gia đình không hạnh phúc, cuộc sống chung có nhiều khúc mắc, không đạt được mục đích của cuộc hôn nhân và họ tự nhận thức được việc ly hôn là cần thiết thì hai vợ chồng đồng tình cùng nhau yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn.

Căn cứ để Tòa án quyết định cho vợ chồng ly hôn là ý chí tự nguyện của các bên, thật sự nghiêm túc và chắc chắn, không bị cưỡng ép, không bị lừa dối của vợ và chồng trong việc thuận tình ly hôn bảo đảm thật sự tự nguyện ly hôn. Trong quá trình hòa giải, thẩm phán có thể tiến hành tất cả các biện pháp điều tra, xác minh cần thiết, thậm chí có thể tìm hiểu để làm rõ động cơ xin ly hôn của các đương sự.

Cũng trong Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định trong việc thuận tình ly hôn, ngoài ý chí thật sự tự nguyện xin thuận tình ly hôn của vợ chồng, đòi hỏi hai vợ chồng còn phải có sự thoả thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ và con. Quy định này có nghĩa rằng thỏa thuận của hai bên vợ chồng là việc thống nhất quan điểm về toàn bộ các vấn đề: “tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con”.

Về vấn đề tài sản: các bên sẽ tiến hành tự thỏa thuận dựa trên những nguyên tắc chung mà pháp luật dân sự đã quy định tại BLDS 2005. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân. Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi. Tuy nhiên, việc chia tài sản dựa trên các nguyên tắc sau: một là, hoàn cảnh

của gia đình và của vợ, chồng; hai là, công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Việc nội trợ của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập; ba là, bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập; bốn là, lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

Vấn đề con cái: về nguyên tắc, việc ai là người nuôi con khi ly hôn có thể được các đương sự (vợ, chồng) tự thỏa thuận với nhau và được tòa ghi nhận trong bản án. Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên (dưới 18 tuổi) hoặc đã thành niên nhưng bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Bên còn lại – tức là bên không được trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng (mức cấp dưỡng tuỳ theo điều kiện kinh tế hoặc theo thoả thuận) để người kia chăm sóc, nuôi dưỡng con cho đến khi trưởng thành.

Về vấn đề bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con: Quy định của luật HN&GĐ về việc thuận tình ly hôn cũng đã hướng tới việc bảo vệ quyền làm mẹ của người vợ bằng việc quy định “chỉ cho phép vợ chồng đồng thuận ly hôn khi đảm bảo được quyền lợi chính đáng của người vợ và con”.

Khoản 4 Điều 2 Luật HN&GĐ năm 2014 có quy định về nguyên tắc vấn đề bảo vệ quyền lợi chính đáng của bà mẹ và trẻ em: “4. Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật thực hiện các quyền về hôn nhân và gia đình; giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ; thực hiện kế hoạch hóa gia đình”. Quy định về căn cứ ly hôn khi đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ và con đã thể hiện tính thống nhất, quy định chặt chẽ của pháp luật hôn nhân và gia đình.

Bảo vệ quyền phụ nữ và trẻ em bằng pháp luật là việc Nhà nước ghi nhận quyền phụ nữ và trẻ em đồng thời ban hành những quy phạm pháp luật nhằm bảo đảm việc thực hiện các quyền phụ nữ và trẻ em trên thực tế.Trẻ em có vai trò quan trọng đối với gia đình, với xã hội, với quốc gia và thế giới. Vì vậy, việc bảo vệ quyền lợi của trẻ em khi cha mẹ ly hôn phải được đặc biệt quan tâm.

Trong trường hợp thuận tình ly hôn, cả vợ và chồng đều thống nhất và đồng thuận trong việc giải quyết các hậu quả của việc ly hôn: hai bên thật sự có ý nguyện ly hôn, không bị cưỡng ép hay chi phối bởi yếu tố nào khác; hai bên phân chia tài sản rõ ràng, không có khúc mắc gì; hai bên cùng nhau thỏa thuận đầy đủ về việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con. Với những điều kiện đặt ra như trên mà thật sự có sự đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người vợ và con thì Tòa án nhất trí giải quyết cho vợ chồng ly hôn. Tuy nhiên, pháp luật lại quy định chặt chẽ hơn, nếu trong trường hợp những vấn đề đã nêu trên mà không đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người vợ, người con thì Tòa án sẽ xem xét lại việc thuận tình ly hôn của hai bên.

Pháp luật chưa có quy định cụ thể về khái niệm “không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con”. Tuy nhiên, ta có thể hiểu rằng, không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con là việc thỏa thuận về tài sản, nhân thân, con cái của hai bên làm ảnh hưởng hoặc chưa đáp ứng được nhu cầu của vợ và con. Thông qua quy định này, ta có thể thấy được pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam có xu hướng bảo vệ phụ nữ và trẻ em – “thế yếu” trong quan hệ hôn nhân và gia đình. Không chỉ dừng lại ở đó, việc ghi nhận của pháp luật đối với vấn đề bảo vệ quyền lợi chính đáng về tài sản của phụ nữ và trẻ em khi vợ chồng ly hôn còn là sự tiếp nối truyền thống đạo đức của dân tộc.

Trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được với nhau về việc vợ/chồng hay chồng/vợ là người trực tiếp nuôi con; cũng như nếu vợ/ chồng có đủ cơ sở để chứng minh việc chồng/vợ không đảm bảo được các quyền lợi của con (như điều kiện về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục; đặc biệt là các điều kiện cần thiết cho sự phát triển về thể chất, bảo đảm về việc học hành và các điều kiện cho sự phát triển tốt về tinh thần của con) trong khi đó, vợ/chồng lại đáp ứng được đầy đủ được những điều kiện này, thì Tòa án có thể xem xét, quyết định cho vợ/chồng được quyền nuôi con. Nhìn chung, khi quyết định trao quyền nuôi con cho người vợ hay người chồng, Tòa án đều phải xem xét quyền lợi về mọi mặt của cháu bé trên thực tế.

Ví dụ: trường hợp anh A và chị B thỏa thuận về việc ly hôn, hai bên thỏa thuận về việc con chung là C đủ 6 tuổi – chưa thành niên, sẽ do chị B nuôi nấng, tuy nhiên, do tính chất công việc của chị B là thường xuyên đi công tác, không có thời gian chăm sóc con cái; kinh tế khó khăn hơn anh A vì phải nuôi mẹ già. Như vậy, thỏa thuận của A và B là không hợp lý, không đảm bảo được quyền lợi chính đáng của C.

Trong trường hợp hòa giải tại Tòa mà không thỏa thuận được một trong các điều kiện trên thì Tòa án sẽ lập biên bản về việc hòa giải không thành. Trong đó nêu rõ những vấn đề hai bên không thoả thuận được hoặc có thoả thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con, đồng thời tiến hành mở phiên toà xét xử vụ án ly hôn theo thủ tục chung.

Trường hợp sự thỏa thuận không thể hiện đầy đủ quyền và lợi ích chính đáng của vợ và con, thẩm phán có thể đi đến quyết định bác đơn xin thuận tình ly hôn của các bên; tuy nhiên, trên thực tế, thẩm phán chỉ bác đơn khi đã xem xét thỏa thuận ban đầu và đã yêu cầu các bên về việc sửa đổi những chi tiết cần thiết nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của vợ và con mà các bên không sửa đổi hoặc sửa đổi không thỏa đáng. Trong trường hợp các

đương sự chỉ báo cho thẩm phán nội dung thỏa thuận về vấn đề con cái mà không làm rõ các thỏa thuận về tài sản, thì thẩm phán phải yêu cầu các đương sự thông báo bổ sung về các thỏa thuận cần thiết đó. Trên thực tế, thẩm phán vẫn quyết định cho ly hôn trong trường hợp này và, về phần tài sản được ghi nhận một cách đơn giản trong bản án: các đương sự đã thỏa thuận xong hoặc các đương sự không yêu cầu Tòa án giải quyết.

Thực tế, nguyên nhân phát sinh tranh chấp trong cuộc sống vợ chồng dẫn đến ly hôn hay thuận tình ly hôn cũng là do tình cảm của vợ chồng bị rạn nứt, một trong hai bên đã không làm tròn nghĩa vụ của mình với gia đình hay vì tự ái cá nhân hoặc hiểu lầm trong quan hệ của vợ hoặc chồng mình nên đã quyết định yêu cầu Tòa án giải quyết cho họ được ly hôn. Nhưng khi có sự giải thích, phân tích đúng, sai trong quan hệ của họ của người làm công tác hòa giải để khuyên họ nên bỏ qua những lầm lỗi, tha thứ cho nhau để quay lại chung sống với nhau thì họ đã hiểu ra và quay lại đoàn tụ chung sống với nhau và Tòa án cũng không phải giải quyết về các vấn đề kéo theo như con và tài sản. Nếu hoà giải thành tức là vợ chồng rút đơn thuận tình ly hôn thì Toà án lập biên bản hoà giải thành, sau 15 ngày kể từ ngày Toà án lập biên bản hoà giải thành mà các bên đương sự không thay đổi ý kiến thì Toà án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án (Điều 10, Điều 186, Điều 187 Bộ luật Tố tụng dân sự 2011).

Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu xin ly hôn thì Toà án vẫn tiến hành hoà giải. Việc cho ly hôn trong trường hợp thuận tình này đối với Tòa án là không phải dễ, bởi vì khó có thể định lượng khi chỉ dựa trên yếu tố thỏa thuận tự nguyện thật sự của hai vợ chồng nếu không xem xét đến các yếu tố tình trạng mâu thuẫn vợ chồng đến đâu, mức độ ảnh hưởng đến cuộc sống hôn nhân đến cấp độ nào và gắn với việc thỏa thuận của họ đến đâu về việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn.

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 23/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí