Căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014 - 8

của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

Khoản 3 Điều 56 Luật HN&GĐ 2014 cũng quy định như sau: “3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia”.

Việc quy định cho cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi có các căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 51 và Khoản 3 Điều 56 là một trong những điểm mới của Luật HN&GĐ 2014. Điểm mới này đã cho thấy sự tiến bộ của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 với các luật Hôn nhân và gia đình trước đây về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn bằng việc quy định thêm những người có quyền yêu cầu giải quyết việc ly hôn khi vợ hoặc chồng rơi vào trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 51.

Luật HN&GĐ 2014 quy định rất rõ “bạo lực gia đình” là căn cứ để giải quyết cho ly hôn. Bạo lực gia đình là một lý do, căn cứ để người chồng hoặc người vợ có quyền yêu cầu tòa án cho ly hôn. Căn cứ theo điều 51 Luật HN&GĐ 2014, thay vì chỉ vợ, chồng hoặc cả hai người mới có quyền yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn như trước đây thì kể từ sau khi Luật HN&GĐ 2014 có hiệu lực, cha, mẹ, người thân thích khác cũng có quyền yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

Cha mẹ - con cái vốn là mối quan hệ ruột thịt, cha mẹ là người sinh ra con cái, mối quan hệ này vẫn được xem là khăng khít, bền chặt, tình cảm và

trách nhiệm trong các mối quan hệ. Mối quan hệ, cũng như trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng, phụng dưỡng giữa cha mẹ đẻ - con ruột cũng được pháp luật xem như một trách nhiệm đương nhiên, gắn liền với mỗi cá nhân từ khi sinh ra và không thể chối từ. Luật HN&GĐ chưa có quy định cụ thể về việc cha, mẹ có thể yêu cầu giải quyết ly hôn trong trường hợp trên là những ai. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình hiện nay, từ Điều 51 Khoản 2 ta có thể ngầm hiểu cha mẹ của cả hai bên vợ hoặc chồng có quyền yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ. Bởi trong Điều 51 không quy định cụ thể là bố mẹ của bên nào có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết; đồng thời, việc này nhằm bảo vệ quyền lợi của con cái họ, cũng như sự hòa thuận, yên ấm trong gia đình, trong dòng họ.

Ngoài cha, mẹ có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn thì người thân thích cũng có quyền tương tự. Khái niệm người thân thích trong Luật hôn nhân và gia đình được quy định tại Điều 3 Khoản 19: “Người thân thích là người có quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng, người có cùng dòng máu về trực hệ và người có họ trong phạm vi ba đời”. Người thân thích có thể là người có quan hệ hôn nhân (vợ hoặc chồng), người có quan hệ nuôi dưỡng ( bố mẹ, ông bà, cha mẹ nuôi, ...), người có cùng dòng máu về trực hệ và người có họ trong phạm vi ba đời( cha mẹ, anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha, anh em con chú, con bác, con cô, con cậu).

Điều 59 Khoản 1 BLDS 2005 có quy định: “Người thân thích của người được giám hộ là vợ, chồng, cha, mẹ, con của người được giám hộ; nếu không có ai trong số những người này thì người thân thích của người được giám hộ là ông, bà, anh ruột, chị ruột, em ruột của người được giám hộ; nếu

cũng không có ai trong số những người này thì người thân thích của người được giám hộ là bác, chú, cậu, cô, dì của người được giám hộ”. Căn cứ theo khoản 2 Điều 13 Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP quy định về người thân thích: “Người thân thích của đương sự là người có quan hệ sau đây với đương sự: a) Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của đương sự; b) Là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của đương sự; c) Là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của đương sự; d) Là cháu ruột của đương sự, mà đương sự là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột”.

Như vậy, dựa theo quy định của Luật HN&GĐ, BLDS và Luật TTDS, ta có thể hiểu rằng ngoài bố mẹ của vợ hoặc chồng thì những người có họ trong phạm vi ba đời cũng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn: cha mẹ là đời thứ nhất; anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh em con chú, con bác, con cô, con cậu là đời thứ ba.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Bệnh tâm thần là bệnh do rối loạn hoạt động não bộ gây nên những biến đổi bất thường về lời nói, ý tưởng, hành vi, tác phong, tình cảm...Bệnh tâm thần điển hình bao gồm trầm cảm, rối loạn lo âu, tâm thần phân liệt, rối loạn ăn uống và hành vi gây nghiện. Trường hợp mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi là trường hợp vợ hoặc chồng không thể nhận thức, làm chủ hành vi, làm chủ bản thân.

Trường hợp khi người vợ chồng bị bệnh tâm thần hoặc mất khả năng nhận thức, điều khiển hành vi thì người còn lại là người giám hộ. Tuy nhiên, việc bảo vệ quyền và lợi ích của người không nhận thức được hành vi của mình càng trở nên khó khăn trong trường hợp người này không bị tuyên bố mất năng lực hành vi bằng một bản án. Vì vậy, khi một bên vợ chồng bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thê nhận thức, làm chủ được hành vi

Căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014 - 8

của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ thì cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn cho họ.Khi xét thấy cuộc sống chung đã thực sự đổ vỡ do tình trạng bệnh tật về tâm thần kéo dài của vợ hoặc chồng, thì Tòa án có thể quyết định cho ly hôn, đồng thời quyết định cả những biện pháp cần thiết nhắm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người mất khả năng nhận thức, sau khi hôn nhân chấm dứt. Do đó, sau khi giải quyết ly hôn thì Tòa án nên xóa bỏ việc giám hộ của người còn lại đó; trường hợp này, ly hôn vừa là biện pháp để giải thoát quan hệ hôn nhân không lối thoát, vừa là kết thúc sự giám hộ của vợ hoặc chồng đối với bên còn lại.

Quy định này đã tháo gỡ cho nhiều trường hợp muốn xin ly hôn cho người thân bị mất năng lực hành vi mà không được do luật cũ chỉ quy định việc ly hôn phải do chính đương sự yêu cầu, trong khi họ lại bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình không thể yêu cầu ly hôn.

Bên cạnh đó, đối với trường hợp này các nhà làm luật yêu cầu cha, mẹ, người thân thích khác của vợ hoặc chồng cần phải chứng minh được việc người chồng hoặc vợ bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác phải là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

Tuy nhiên, quy định này là không cần thiết bởi chỉ cần khi một bên vợ, chồng bị tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì lúc này cuộc hôn nhân đã không còn hạnh phúc, xét về góc độ tình cảm thì mục đích ban đầu của hôn nhân không đạt được nên cần phải giải quyết ly hôn cho hai bên khi có yêu cầu của người thân của họ, tránh sự ràng buộc, bế tắc, chứ không cần thiết phải có hậu quả là nạn

nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ như quy định của luật.

Như vậy, quy định về căn cứ ly hôn do yêu cầu của cha, mẹ, người thân thích khác có ý nghĩa khá lớn, đồng thời là một quy định mới so với Luật HN&GĐ 2000. Quy dịnh này góp phần tạo nên tiếng nói và cái nhìn khách quan hơn về tình trạng hôn nhân của vợ hoặc chồng, tăng cường thêm các căn cứ ly hôn thuyết phục, xác đáng, bảo vệ quyền và lợi ích của người mắc bệnh.

CHƯƠNG 3

THỰC TIỄN ÁP DỤNG CĂN CỨ LY HÔN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

3.1 Nhận xét chung

Với việc chuyển căn cứ ly hôn từ điều luật riêng vào trong quy định của điều ly hôn theo yêu cầu của một bên trong luật năm 2014 và việc đưa ra những nguyên nhân của hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được để cụ thể hóa căn cứ cho ly hôn “vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng” tạo cơ sở pháp lý rõ ràng cho Tòa án khi giải quyết việc ly hôn theo yêu cầu của một bên. Điều này cũng tạo sự thống nhất trong việc áp dụng pháp luật khi giải quyết việc ly hôn trong cả nước.

Bên cạnh đó, so với Luật HNGĐ năm 2000 thì Luật HNGĐ năm 2014 sử dụng kỹ thuật lập pháp chặt chẽ hơn (ở luật năm 2000 quy định Tòa án “xét thấy ..... thì Tòa án quyết định cho ly hôn” điều này cho thấy có ý chí chủ quan của Tòa án khi giải quyết việc ly hôn còn ở Luật HNGĐ năm 2014 quy định rất cụ thể “Khi vợ hoặc chồng ... Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ... mục đích của hôn nhân không đạt được”. Ngoài ra, trong Luật HNGĐ năm 2014 còn quy định cụ thể thời điểm chấm dứt quan hệ hôn nhân là ngày Bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật và trách nhiệm của Tòa án phải gửi bản án, quyết định ly hôn đã có hiệu lực pháp luật cho các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Tuy nhiên việc áp dụng căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 vẫn còn một số khó khăn vướng mắc:

Thứ nhất, trong việc xác định căn cứ ly hôn

Khoản 1 Điều 56 Luật HN&GĐ 2014 quy định: “1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được”. Như vậy, theo quan điểm lập pháp, việc giải quyết ly hôn phải dựa vào bản chất của quan hệ hôn nhân, không dựa vào yếu tố lỗi của vợ hoặc chồng, tuy nhiên, dưới góc nhìn cá nhân, ta thấy khái niệm: “tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được”, hay là vấn đề “vi phạm nghiêm trọng quyền nghĩa vụ của vợ chồng” còn khá trừu tượng, chưa rõ ràng, khó xác định. Vì vậy, khi giải quyết các vụ việc này, thẩm phán chỉ dựa vào ý kiến chủ quan để phán xét. Quan hệ vợ chồng là quan hệ tình cảm, nên không thể đem ra cân đo, khó để biết được khi nào quan hệ vợ chồng tan vỡ. Quy định của pháp luật vẫn còn chung chung, chưa có hướng dẫn cụ thể chi tiết về các căn cứ ly hôn, chưa phản ánh được thực chất quan hệ hôn nhân.

Trong khi xét xử tòa án sẽ gặp khó khăn khi đánh giá như thế nào như thế nào về quan hệ vợ chồng đã ở vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không thể đạt đươc. Cũng có quan điểm đề nghị giải quyết ly hôn phải dựa vào “lỗi”. Từ đó vấn đề đặt ra dường như càng quy định chi tiết, cụ thể, thì khi áp dụng rơi vào tình trạng áp dụng máy móc, cứng nhắc.

Việc quy định như thế nào là “bảo đảm quyền lợi chính đáng của người vợ và con” điều này pháp luật chưa đề cập tới. Do vậy, vấn đề này phụ thuộc nhiều vào nhận định từ phía Tòa án. Như vậy sẽ thiếu tính khách quan từ phia Tòa án trong những trường hợp vụ án hôn nhân và gia đình cụ thể. Một vấn đề nữa, pháp luật quy định nếu không đảm bảo quyền lợi chính đáng cho

người vợ và con thì Tòa án xem xét giải quyết. Vậy, Tòa án xem xét giải quyết như thế nào, Tòa án có xử cho ly hôn hay không cho ly hôn, pháp luật lại không có quy định rõ ràng, cụ thể.

Mặc dù xã hội đã phát triển, mọi người biết đến luật hôn nhân và gia đình nhưng vấn đề nhận thức của một số dân tộc vùng xâu vùng xa còn nhiều hạn chế, chưa hiểu rõ về Luật hôn nhân gia đình nói chung và căn cứ ly hôn nói riêng.

Trình độ dân trí của Việt Nam, đặc biệt là các tỉnh miền núi còn thấp. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật còn nhiều hạn chế, đồng thời, điều kiện kinh tế và giao thông khó khăn; các phong tục tập quán ảnh hưởng mạnh tới đời sống của người dân. Người dân khi tìm hiểu về căn cứ ly hôn, cũng như việc áp dụng căn cứ ly hôn còn nhiều khó khăn, bỡ ngỡ. Thực tiễn xét xử cho thấy nhiều vụ án ly hôn vì người vợ hoặc chồng còn suy nghĩ nông nổi, lòng tự trọng cao, ....mà đưa ra các quyết định ly hôn chưa đủ căn cứ ly hôn.

Trong thực tế, đời sống vợ chồng khi rơi vào bế tắc luôn xuất phát từ những nguyên nhân phức tạp, có thể do vợ hoặc chồng, hoặc do cả hai phạm lỗi. Hiện nay có nhiều trường hợp một bên vợ hoặc chồng phạm lỗi, nhưng lại đứng nguyên đơn trong các vụ án ly hôn, người còn lại không phạm lỗi lại không muốn chấm dứt quan hệ hôn nhân. Đây là những vụ việc rất khó xem xét trong việc làm sao để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên chủ thể, đặc biệt là nạn nhân phụ nữ. Việc quy định căn cứ ly hôn như hiện nay dẫn tới việc áp dụng luật không thống nhất, khi giải quyết một vụ việc ly hôn, người thẩm phán phải dựa cả bào niềm tin nội tâm, vì vậy, không thể tránh khỏi những sai xót, chủ quan, phiến diện, và nhiều nội dung tiêu cực trong quá trình giải quyết vụ việc ly hôn.

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 23/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí