một tuổi, chồng chị sẽ hồi tâm chuyển ý quay về với gia đình, vợ con. Tuy nhiên, khi được 05 tháng tuổi, con chị Vân qua đời vì biến chứng bệnh sốt xuất huyết, trong nỗi đau mất con vô bờ bến, chị Vân lại nhận được giấy mời của tòa án để giải quyết ly hôn do người chồng đệ đơn. Từ trường hợp của chị Vân có thể thấy với quy định của pháp luật hiện hành trong trường hợp người vợ sinh con, nhưng không may đứa trẻ bị chết và người vợ lại trở thành người không nuôi con, đương nhiên người chồng sẽ không bị hạn chế quyền yêu cầu ly hôn nữa. Nhưng cú sốc lần thứ hai này đã thực sự đánh gục tinh thần biến chị Vân trở thành người đàn bà điên loạn suốt ngày khóc cười và đi lang thang. Nên chăng cần quy định lại việc hạn chế quyền ly hôn của người chồng là 12 tháng kể từ khi người vợ sinh con (không phân biệt trường hợp đứa con còn sống hay chết) nhằm đảm bảo quyền lợi cho người phụ nữ vốn chịu rất nhiều thiệt thòi.
Trong quá trình giải quyết án ly hôn, việc phân biệt giữa nguyên nhân ly hôn, lý do ly hôn, động cơ ly hôn với căn cứ ly hôn đôi khi lại gây ra những khó khăn cho thẩm phán giải quyết vụ án, dẫn tới ly hôn giả tạo vì một lý do không chính đáng chứ không phải là vì tan vỡ quan hệ hôn nhân.
Nguyên nhân ly hôn là những hiện tượng, sự kiện tác động đến quan hệ hôn nhân và làm cho hôn nhân tan vỡ. Ly hôn là kết quả tất yếu của nguyên do nào đó phát sinh trong cuộc sống vợ chồng, chẳng hạn như tính tình vợ chồng không hợp, hoặc một trong hai bên ngoại tình…Còn lý do ly hôn chỉ là cái cớ mà đương sự dựa vào đó để tòa án giải quyết ly hôn. Trong nhiều trường hợp lý do ly hôn cũng đồng thời là nguyên nhân ly hôn.
Khác với nguyên nhân và lý do ly hôn, động cơ ly hôn thường mang tính tiềm ẩn. Đó là trường hợp tâm lý bên trong của đương sự, thúc đẩy đương sự xin ly hôn. Vợ chồng khi ly hôn thường có xu hướng che đậy động cơ xin ly hôn, cho dù động cơ có tính chính đáng hay không.
Việc giải quyết cho ly hôn hay không là dựa vào căn cứ ly hôn theo quy định tại Điều 89 Luật HN & GĐ năm 2000. Tòa án muốn giải quyết cho đương sự ly hôn hay không ly hôn thì phải căn cứ vào thực trạng của quan hệ vợ chồng. Việc tìm hiểu nguyên nhân, lý do, động cơ ly hôn là rất cần thiết nhằm mục đích giải quyết linh hoạt các vụ án. Xác định căn cứ ly hôn chính xác, nhằm hạn chế thấp nhất tình trạng ly hôn nhằm bảo vệ và củng cố hạnh phúc gia đình.
Việc xác định khoảng thời gian được coi là vợ chồng có mâu thuẫn và mâu thuẫn đó ngày càng trở nên trầm trọng hay không cũng là vấn đề khó xác định. Có thể cùng một hiện tượng song có nhiều cách lý giải khác nhau, như: tòa án cấp sơ thẩm thì coi việc trong quá trình chung sống, người chồng đã nhiều lần làm đơn xin ly hôn, rồi tòa lại hòa giải để rút đơn là cả một chuỗi những mâu thuẫn dần dần tích tụ lại, dẫn đến “tình trạng trầm trọng”. Cùng hiện tượng đó, Tòa án cấp phúc thẩm lập luận rằng: mâu thuẫn thực có, nhưng đã xảy ra từ lâu và trước khi ra Tòa, bên xin đoàn tụ hứa sẽ khắc phục những thiếu sót và nhận định mâu thuẫn mới xảy ra, còn khả năng hàn gắn, để từ đó bác đơn xin ly hôn.
Hiện tượng vợ chồng ngoại tình cũng dẫn đến cuộc sống vợ chồng lâm vào “tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài”. Cùng với nạn bạo hành trong gia đình, việc vợ chồng ngoại tình cũng trở thành nguyên nhân chính dẫn đến ly hôn. Theo thống kê, hàng năm có khoảng 10% số vụ ly hôn do vợ chồng ngoại tình. Hành vi ngoại tình của vợ chồng có thể là nguyên nhân dẫn đến hạnh phúc gia đình bị tan vỡ và mâu thuẫn gia đình cũng là lý do dẫn đến vợ chồng ly hôn.
Một trường hợp nữa cũng gây nhiều khó khăn trong thực tiễn áp dụng căn cứ ly hôn đó là trường hợp thuận tình ly hôn có cần xem xét tới căn cứ ly hôn hay không? Pháp luật nước ta công nhận quyền bình đẳng trong hôn
nhân, thừa nhận tính tự nguyện trong kết hôn và ly hôn. Tuy nhiên, đối với trường hợp thuận tình ly hôn, cần lưu ý rằng sự tự nguyện của hai vợ chồng không phải là căn cứ quyết định việc chấm dứt hôn nhân, mà sự tự nguyện của hai vợ chồng yêu cầu chấm dứt quan hệ hôn nhân chỉ là cơ sở để tòa án xét xử. Vì vậy, dù vợ chồng đã thuận tình ly hôn, việc xét xử vẫn phải theo đúng bản chất của sự việc, tức là phải dựa trên căn cứ ly hôn theo luật định. Hơn nữa hiểu một cách chính xác thì cần thấy rằng chỉ là thật sự tự nguyện ly hôn khi cả hai bên vợ chồng thấy không thể tiếp tục duy trì cuộc sống chung, tức là sự tự nguyện ly hôn cũng phải phù hợp với thực trạng quan hệ vợ chồng. Có như vậy mới đảm bảo được lợi ích của vợ chồng, con cái và lợi ích của xã hội.
3.1.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về căn cứ ly hôn
Có thể bạn quan tâm!
- Căn cứ ly hôn theo luật hôn nhân và gia đình năm 2000 qua thực tiễn áp dụng pháp luật tại tòa án nhân dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng - 10
- Căn cứ ly hôn theo luật hôn nhân và gia đình năm 2000 qua thực tiễn áp dụng pháp luật tại tòa án nhân dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng - 11
- Vướng Mắc Và Kiến Nghị Hoàn Thiện Quy Định Về Căn Cứ Ly Hôn
- Căn cứ ly hôn theo luật hôn nhân và gia đình năm 2000 qua thực tiễn áp dụng pháp luật tại tòa án nhân dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng - 14
- Căn cứ ly hôn theo luật hôn nhân và gia đình năm 2000 qua thực tiễn áp dụng pháp luật tại tòa án nhân dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng - 15
Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.
Luật HN & GĐ năm 2000 ra đời đã phát huy tác dụng trong thực tiễn đời sống xã hội. Đặc biệt là những quy định mới về ly hôn, căn cứ ly hôn, tài sản chung của vợ chồng, về nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng là đất đất ở, quyền sử dụng đất…cũng như về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài. Tuy vậy, qua hơn 10 năm áp dụng, đến nay một số quy định của Luật HN & GĐ năm 2000 nói chung và quy định về căn cứ cho ly hôn đã không còn phù hợp. Vì vậy, cơ quan có thẩm quyền đang tổ chức lấy ý kiến để tiến hành sửa đổi bổ sung Luật HN & GĐ năm 2000 trong thời gian tới.
Theo chúng tôi, Luật HN & GĐ cần bổ sung một số quy định về việc sống ly thân của vợ chồng để điều chỉnh thực trạng ly thân đang có chiều hướng phát triển nhanh như hiện nay. Cần quy định rõ việc giải quyết hậu quả của tình trạng ly thân theo hướng bảo vệ quyền và lợi ích của người vợ và các con. Thực tế có thể coi ly thân là tiền ly hôn. Ly thân có thể phát triển theo chiều hướng tan vỡ gia đình sau một thời gian vợ chồng ly thân hoặc đó có thể là cơ hội để hai bên cùng nhìn lại những mâu thuẫn, xung đột để cùng giải
quyết và hướng tới đoàn tụ gia đình. Nếu ly thân phát triển theo chiều hướng dẫn đến ly hôn, chấm dứt quan hệ hôn nhân, thì thời gian vợ chồng sống ly thân cũng là một căn cứ pháp luật nội dung để Tòa án quyết định cho ly hôn. Theo chúng tôi, thực tiễn cuộc sống đòi hỏi pháp luật điều chỉnh, thì pháp luật phải quy định giải pháp phù hợp, không nên để tình trạng ly thân của vợ chồng “tự điều chỉnh” như thời gian qua.
Hòa giải việc ly hôn của vợ chồng ở cơ sở có vai trò, tác dụng quan trọng trong việc đoàn tụ gia đình, củng cố gia đình bền vững. Đây là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, xã hội ta trong những năm qua. Kế thừa truyền thống đó theo chúng tôi, cần quy định trong Luật HN & GĐ bắt buộc hòa giải việc ly hôn của vợ chồng ở cơ sở trước khi khởi kiện ra tòa án. Điều này có thể hạn chế được một số lượng lớn các vụ án ly hôn phải ra tòa án giải quyết. Bởi khi hòa giải ở cơ sở, có thể bao gồm đại diện hội phụ nữ, tổ dân phố, Đoàn thành niên… là những người rất gần gũi với vợ chồng. Đồng thời hiểu rõ được những nguyên nhân, lý do dẫn đến mâu thuẫn của vợ chồng. Từ đó họ sẽ đưa ra những lời khuyên, phương án hòa giải hợp tình hợp lý nhất. Để hai bên vợ chồng cùng nhìn nhận lại những mâu thuẫn đó, và cùng nhau tháo gỡ vướng mắc. Với cách làm như vậy, tôi tin chắc rằng số lượng án ly hôn đưa ra tòa án giải quyết sẽ giảm đáng kể.
Về căn cứ ly hôn, khi xét thấy hôn nhân của vợ chồng trong “tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được” thì Tòa án ra quyết định cho ly hôn. Cần quy định rõ hơn các căn cứ ly hôn. Theo đó căn cứ ly hôn có thể dựa vào bản chất quan hệ hôn nhân tan vỡ hoặc có thể do “lỗi” của các bên. Trong đó không nhất thiết phải bao gồm đầy đủ tất cả các dấu hiệu đã hướng dẫn tại Nghị quyết 02/2000/NQ - HĐTP mà chỉ cần có một dấu hiệu như thường xuyên bị đánh đập hoặc ngoại tình…thì Tòa án có thể xem xét quyết định cho ly hôn. Mặt khác, bên có lỗi
không có quyền yêu cầu ly hôn mà quyền yêu cầu ly hôn thuộc về bên không có lỗi và nên cho họ quyền lựa chọn có ly hôn hay không để tránh trường hợp vợ hoặc chồng ngoại tình nhưng lợi dụng kẽ hở của Luật để đòi được ly hôn.
3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG GIẢI QUYẾT ÁN LY HÔN CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
3.2.1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng nói chung và việc áp dụng pháp luật trong giải quyết án ly hôn nói riêng
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, việc xây dựng và phát triển và cơ quan tư pháp nói chung và TAND nói riêng đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt và hoàn thành tương đối nhiệm vụ được giao. Kể từ sau Đại hội VI, sự lãnh đạo của Đảng đối với TAND có sự đổi mới, đã ban hành và chỉ đạo thực hiện nhiều chỉ thị, nghị quyết về công tác Tòa án, trong đó có vấn đề áp dụng căn cứ ly hôn trong giải quyết án HN &GĐ, góp phần thúc đẩy về tổ chức và hoạt động của TAND các cấp. Nhận thức của các cấp ủy và đảng viên về công tác xét xử và về vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Tòa án ngày càng đầy đủ hơn. Trong thời gian qua, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy đảng ở thành phố Đà Nẵng cũng đã được cải tiến, từng bước khắc phục các khuynh hướng sai lệch hoặc buông lỏng sự lãnh đạo đối với TAND các cấp đồng thời chú ý nhiều hơn đến công tác kiểm tra việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng. Ban cán sự đảng trong các cơ quan TAND ở thành phố được thành lập, các tổ chức cơ sở đảng đã có sự phối hợp công tác giữa các cơ quan tư pháp và TAND với các cơ quan nhà nước và các tổ chức khác. Các cấp ủy đảng và đảng viên trực tiếp hoạt động giải quyết án ly hôn đã có nhiều cố gắng quán triệt đường lối chính sách của đảng vào việc thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
Tăng cường đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động giải quyết án ly hôn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng là cần thiết, để đảm bảo hiệu quả trong hoạt động xét xử nói chung và giải quyết án ly hôn nói riêng. Sự lãnh đạo của Đảng đối với các cấp TAND toàn diện và chặt chẽ về chính trị, tư tưởng, tổ chức và cán bộ. Nội dung lãnh đạo của Đảng đối với TAND tại thành phố Đà Nẵng trong giải quyết án ly hôn tập trung vào các vấn đề cơ bản sau:
- Các cấp ủy đảng tại thành phố Đà Nẵng quan tâm lãnh đạo, phối hợp giữa Tòa án với các cơ quan hữu quan khác trong hoạt động tố tụng điều tra, xác minh, định giá, khắc phục tình trạng cục bộ, khép kín hoặc né tránh, thiếu trách nhiệm; lãnh đạo sự phối hợp giữa TAND các cấp với nhà nước, đoàn thể nhân dân và các phương tiện thông tin đại chúng, nhằm đáp ứng hoạt động giải quyết án ly hôn.
- Thành ủy thành phố Đà Nẵng cần chú ý lãnh đạo việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ có năng lực, quan tâm các Thẩm phán làm công tác giải quyết án ly hôn, làm trong sạch nội bộ, kiên quyết xử lý nghiêm những cán bộ tòa án thoái hóa biến chất, vi phạm pháp luật.
- Tăng cường công tác xây dựng Đảng cho các chi bộ Đảng TAND các cấp ở thành phố Đà Nẵng. Kiện toàn ban cán sự Đảng về tổ chức và nội dung hoạt động, thực sự phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng trong hoạt động áp dụng pháp luật về giải quyết án ly hôn của Tòa án trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
- Bên cạnh sự lãnh đạo của Đảng đối với TAND các cấp nói trên cần tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác TAND các cấp tại thành phố Đà Nẵng. Đảng lãnh đạo TAND các cấp theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; lãnh đạo thông qua đảng
ủy, ban cán sự, tổ chức cơ sở đảng và đảng viên trong TAND, lãnh đạo bằng thuyết phục giáo dục, bàn bạc dân chủ; lãnh đạo bằng quyết định tập thể. Ban cán sự và Ban chấp hành Đảng ủy bằng cách theo dõi, cho ý kiến chỉ đạo, kiểm tra và thực hiện thông qua kết quả giải quyết án ly hôn. Đối với những vụ án phức tạp, liên quan đến tôn giáo ….cần xin ý kiến chỉ đạo của cấp ủy địa phương về phương hướng, quan điểm và đường lối giải quyết vụ án.
3.2.2. Kiện toàn cơ cấu tổ chức, nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ Thẩm phán, thư ký trong giải quyết án ly hôn tại thành phố Đà Nẵng
Để năng cao hiệu quả giải quyết án ly hôn của TAND trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, yếu tố con người cũng đóng góp vai trò quyết định, đó là những Thẩm phán chủ thể trực tiếp giải quyết án ly hôn. Muốn thực hiện tốt vai trò của mình và hoàn thành nhiệm vụ được giao các Thẩm phán phải được làm việc trong một cơ cấu tổ chức được sắp xếp một cách khoa học và hợp lý. TAND cấp quận, huyện cần có kế hoạch đề nghị bổ sung thêm số lượng
Thẩm phán trực tiếp giải quyết án ly hôn nhằm đáp ứng nhu cầu của nhiệm vụ mới. Ngoài ra, các TAND cấp quận, huyện cũng phải chuẩn bị nhân sự để thay thế những Thẩm phán đến tuổi nghĩ hưu, thường là những Thẩm phán giữ chức vụ quản lý là Chánh án, Phó chánh án và phải làm tốt công tác luân chuyển cán bộ giữa các TAND để đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.
Bên cạnh việc kiện toàn cơ cấu tổ chức cho các TAND, tại thành phố Đà Nẵng, để nâng cao hiệu quả và đảm bảo tính thống nhất trong hoạt động áp dụng pháp luật để giải quyết án ly hôn, phải thường xuyên nâng cao trình độ, năng lực và bồi dưỡng phẩm chất chính trị cho Thẩm phán làm công tác giải quyết án ly hôn, cần quan tâm đến những vấn đề sau:
- Phải có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng Thẩm phán thường xuyên, chuyên sâu về nghiệp vụ đối với án ly hôn. Tổng kết công tác thực tiễn và học tập nghị quyết, chủ trương chính sách của Đảng một cách thường xuyên. Cần
tạo điều kiện cho Thẩm phán trong nhiệm kỳ, có thời gian thích hợp để bồi dưỡng nghiệp vụ cập nhật những thông tin mới về khoa học pháp lý để họ không lạc hậu về kiến thức lý luận.
- Tăng cường bồi dưỡng cho Thẩm phán giải quyết án ly hôn những kiến thức pháp luật mới, kiến thức về quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, ngoại ngữ, tin học. Hàng năm tạo điều kiện cho các Thẩm phán, cán bộ thư ký đi thi học sau đại học để nâng cao trình độ.
- Thẩm phán trực tiếp giải quyết án ly hôn không chỉ mang tính khoa học pháp lý đơn thuần mà phải thể hiện tính Đảng, tính nghệ thuật. Do vậy, phải thường xuyên nâng cao năng lực, trình độ của Thẩm phán trực tiếp giải quyết án ly hôn. Đồng thời phải kiện toàn cơ cấu tổ chức của các TAND ở thành phố Đà Nẵng, sao cho hợp lý, khoa học, đó cũng là phương thức cải cách hành chính. Kiện toàn tốt bộ máy tổ chức và làm tốt công việc bồi dưỡng về nghiệp vụ, phẩm chất chính trị cho Thẩm phán, là giải pháp trực tiếp góp phần nâng cao hiệu quả giải quyết án ly hôn.
3.2.3. Tăng cường hoạt động giám đốc đối với các Tòa án quận, huyện trong việc giải quyết án ly hôn
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 29, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Ủy ban thẩm phán (UBTP) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nhiệm vụ, quyền hạn:
a. Giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp dưới bị kháng nghị.
b. Bảo đảm việc áp dụng thống nhất pháp luật tại TAND cấp mình và các Tòa án cấp dưới.
c. Tổng kết kinh nghiệm xét xử.
Với quy định này, nhiệm vụ của UBTP TAND thành phố Đà Nẵng rất quan trọng và tương đối nặng nề. Để giúp việc cho UBTP, phòng Giám đốc