Vướng Mắc Và Kiến Nghị Hoàn Thiện Quy Định Về Căn Cứ Ly Hôn

ngũ cán bộ Tòa án phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để giải quyết kịp thời và áp dụng đúng pháp luật về căn cứ cho ly hôn. Tuy nhiên, hiện nay đội ngũ cán bộ ngành tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng vẫn còn thiếu. Trong khi số lượng tất cả các loại án nói chung và án ly hôn nói riêng ngày càng gia tăng. Để đáp ứng nhu cầu công việc, đòi hỏi thời gian tới cần có sự quan tâm của Lãnh đạo ngành nhằm đảm bảo công tác giải quyết án tại thành phố Đà Nẵng nói chung án ly hôn nói riêng.

Chương 3‌

PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CĂN CỨ LY HÔN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ ÁP DỤNG

PHÁP LUẬT VỀ CĂN CỨ LY HÔN TẠI ĐÀ NẴNG


3.1. VƯỚNG MẮC VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ CĂN CỨ LY HÔN

3.1.1. Một số bất cập trong quy định của pháp luật hiện hành về căn cứ ly hôn

Vướng mắc về các quy định của pháp luật trong việc đánh giá thế nào là: “tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được”.

Trong các vụ án ly hôn hiện nay nói chung và trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nói riêng, Tòa án thường vận dụng khoản 1 Điều 89 Luật HN &GĐ năm 2000 để ra phán quyết. Theo đó, nếu xét thấy tình trạng hôn nhân trầm trọng và mục đích của hôn nhân không đạt được thì cho ly hôn, còn không có đủ điều kiện thì yêu cầu ly hôn sẽ không được chấp nhận. Quy định về căn cứ ly hôn này có tính khái quát cao, phản ánh được bản chất của quan hệ hôn nhân gia đình. Song quan hệ vợ chồng là quan hệ tình cảm nên rất khó định lượng, vì vậy rất khó để xem xét đánh giá trong thực tế. Do đó, việc phán xét tùy thuộc rất nhiều vào năng lực kinh nghiệm của Thẩm phán trực tiếp giải quyết.

Nhiều Thẩm phán cho rằng khái niệm “tình trạng trầm trọng” trong hôn nhân rất trừu tượng. Theo họ, hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao chỉ mang tính giải thích chung chung, khó vận dụng vào trong thực tế để giải quyết loại án này. Đa phần các thẩm phán chỉ dựa vào trực quan kinh nghiệm là chủ yếu. Còn có một số ý kiến khác cho rằng nếu bác đơn ly hôn thì dựa vào hướng dẫn của Nghị quyết 02/2000/ HĐTP mà lập luận, còn cho

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

ly hôn thì cứ nói đơn giản rằng mâu thuẫn giữa hai bên là trầm trọng. Bởi lẽ thực tế muốn chứng minh vợ chồng: “không yêu thương, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau…” là rất phức tạp và khó khăn. Trong khi những người muốn ly hôn vẫn hay đưa ra lý do chung chung là “không hợp nhau, bất đồng quan điểm sống”.

Bên cạnh đó NQ 02/2000/HĐTP có một số cụm từ chưa rõ nghĩa. Chẳng hạn như “không thương yêu, quý trọng, chăm sóc”. Định lượng như thế nào là đủ kết luận rằng vợ chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc? Với tính cách sống nội tâm, thầm kín của người Việt Nam, sự biết lộ yêu - ghét, trọng - khinh không dễ nhìn thấy và đo lường sâu - cạn. Tương tự “ngược đãi, hành hạ, hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín cho nhau” cũng mơ hồ không kém. Trong thực tế có trường hợp người chồng đã bị Tòa án xét xử hình sự do có hành vi đánh đập người vợ đã đủ điều kiện cấu thành tội “Cố ý gây thương tích” theo quy định tại Điều 104 Bộ Luật hình sự. Tuy nhiên, đó chỉ là những trường hợp cá biệt, bởi tâm lý của người phụ nữ Việt Nam là “xấu chồng hỗ ai” nên thường cố gắng chịu đựng, che dấu. Hay như trường hợp những cặp vợ chồng là cán bộ công chức nhà nước, khi họ ở địa vị của những người lãnh đạo, tuy cuộc sống vợ chồng “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt” nhưng vì uy tín, vì địa vị họ cũng cố tình che đậy tình trạng hôn nhân thực tế không có hạnh phúc.

Căn cứ ly hôn theo luật hôn nhân và gia đình năm 2000 qua thực tiễn áp dụng pháp luật tại tòa án nhân dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng - 12

Luật HN &GĐ năm 2000 và NQ 02/2000/HĐTP ra đời đã hơn 10 năm. Cùng với đó là quá trình phát triển mạnh mẽ của kinh tế - xã hội. Sự giao lưu mạnh mẽ giữa nền văn hóa Việt Nam và văn hóa thế giới. Kéo theo đó là lối tư duy, cách nghĩ, cách nhìn nhận vấn đề của giới trẻ hiện nay dẫn đến một số quy định của Luật không còn phù hợp với tình hình thực tế.

Những cặp vợ chồng trẻ (từ 18 -30 tuổi) hiện đang chiếm tỷ lệ lớn về ly hôn. Nhiều trường hợp vợ chồng kết hôn chưa được bao lâu thì đã muốn

chấm dứt quan hệ hôn nhân. Và lý do đưa ra trong các yêu cầu ly hôn của gia đình trẻ hiện nay thường là “không hợp nhau” hay “không có tiếng nói chung”… Có nhiều lý do xin ly hôn thể hiện sự ích kỷ cá nhân, cái tôi quá lớn. Vợ chồng không biết chia sẽ và tôn trọng, lắng nghe ý kiến của nhau. Nhất là đối với những cặp vợ chồng trẻ, khi lên Tòa án giải quyết ly hôn, họ chỉ biết kể tội người kia mà không bao giờ nhận phần sai về mình. Đôi khi chỉ vì những lý do rất nhỏ nhưng hai bên không ngồi lại nói chuyện được với nhau để giải quyết mà phải kéo nhau ra Tòa. Hay do quá trình tìm hiểu lở “ăn cơm trước kẻng” nên phải cưới vội vàng, chưa tìm hiểu nhau kỹ. Cộng với đó là vốn sống, sự hiểu biết còn hạn chế nên trong cuộc sống vợ chồng trẻ không tự giải quyết được những mâu thuẫn, khúc mắc đơn giản và thường có hai bên gia đình can thiệp. Dẫn đến hạnh phúc họ không biết nắm giữ, không có chính kiến riêng của mình mà phụ thuộc quá lớn vào gia đình, nên hôn nhân tan vỡ.

Bên cạnh đó, hiện nay vấn đề bạo lực gia đình cũng đang nỗi lên và đáng báo động trong thời gian gần đây. Với sự phát triển kinh tế xã hội như hiện nay, việc quy định “hành hạ” như NQ 02/2000/HĐTP trở nên thiếu cơ sở và căn cứ để giải quyết cho ly hôn. Do trình độ văn hóa và nhận thức khác nhau nên hành vi gọi là hành hạ cũng khác nhau (điều này có sự phân hóa rõ nét giữa thành thị và nông thôn). Luật chỉ quy định hành hạ nghĩa là đánh đập về thể xác và xúc phạm về danh dự, nhân phẩm. Nhưng trong đời sống hiện nay, sự hành hạ về tinh thần còn nặng nề hơn rất nhiều. Tuy nhiên, pháp luật cũng chưa có quy định điều chỉnh về vấn đề trên. Vì thế, sự cảm tính của Thẩm phán sẽ mang tính chất chủ quan. Và trong nhiều trường hợp dẫn đến những phán quyết chưa thực sự thuyết phục.

Vướng mắc về vấn đề ly thân trong quy định của pháp luật HN &GĐ hiện hành. Luật HN &GĐ năm 2000 hoàn toàn không có quy định về chế định ly thân. Vì Luật không có quy định nên không có một định nghĩa chính xác về

ly thân, cũng không có cơ quan, tổ chức nào đứng ra giải quyết cho ly thân theo hướng ra quyết định hoặc bản án công nhận cho ly thân. Trong quy định về căn cứ cho ly hôn cũng không có quy định là vợ chồng phải sống ly thân một thời gian rồi mới được ly hôn. Nhưng trong NQ 02/2000/HĐTP, ly thân được coi là một trong những biểu hiện của hành vi không quan tâm chăm sóc đến cuộc sống của nhau.

Ly thân, hiểu đơn giản là sự sống riêng giữa vợ và chồng, như không ăn chung, ở chung, không sinh hoạt vợ chồng. Mục đích của ly thân, theo quy định của pháp luật các nước là để giảm thiểu những căng thẳng, xung đột gay gắt giữa vợ chồng hoặc tránh những chuyện đáng tiếc có thể xảy ra. Đồng thời để các bên có thời gian suy ngẫm, nhìn lại cuộc hôn nhân, cùng xem lại bản thân, khắc phục những lỗi lầm, sửa đổi tính tình, tha thứ cho nhau…để vợ chồng cùng đoàn tụ. Ly thân không làm chấm dứt mối quan hệ pháp lý giữa vợ và chồng nên trong thời gian sống ly thân, các bên vẫn có các quyền và nghĩa vụ đối với con chung và tài sản. Mặt khác nếu qua quá trình ly thân mà tình trạng vợ chồng vẫn trầm trọng, vợ chồng không cảm thông cho nhau, không thể hòa hợp, không khắc phục lỗi lầm và dung hòa được…thì lúc đó có thể xin ly hôn.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Minh Hòa (Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh) thống kê: 60% số vụ ly hôn thuộc về các gia đình trẻ, tuổi vợ chồng chỉ từ 23 – 30, trong đó 70% ly hôn khi vừa mới kết hôn. Hầu hết vợ chồng khi quyết định ly hôn thường không chuẩn bị kỹ về tâm lý cho bản thân mình và cho con cái, nên có nhiều trường hợp đã xảy ra những sự việc đáng tiếc. Cứ 05 người ly hôn, thì có 04 người cảm thấy cuộc chia tay của mình quá vội vàng, thủ tục ly hôn nhanh khiến họ không có thời gian để kiểm nghiệm xem xét quyết định của mình là đúng hay sai.[44]

Chính vì thế, một câu hỏi đặt ra ở đây là, có nên đặt vấn đề ly thân ra

“ngoài vòng pháp luật”? Pháp luật hôn nhân và gia đình nước ta từng tồn tại chế định ly thân. Cụ thể, theo Dân luật năm 1972 ở miền Nam Bộ đã có hẳn một mục quy định về ly thân. Theo đó, thủ tục ly hôn cũng áp dụng cho việc ly thân. Án ly thân không chấm dứt danh nghĩa vợ chồng. Sự ly thân đương nhiên đặt vợ chồng vào tình trạng biệt sản (tài sản riêng). Sự giám thủ (trách

nhiêm nuôi dưỡng con cái) các con được giải quyết như trong trường hợp ly

hôn. Sự ly thân chấm dứt khi vợ chồng tái hợp. Ba năm sau khi có án ly thân, mỗi người phối ngẫu có thể xin hoán cải (thay đổi) án ly thân thành án ly hôn. Người phối ngẫu có lỗi trong việc ly thân phải chịu các án phí về sự hoán cải; nếu cả hai bên đều có lỗi, mỗi bên phải chịu một nửa án phí. Tuy nhiên ở Luật HN &GĐ hiện hành, chế định đó đã bị bãi bỏ với lý do nhằm tránh gây nhiều phức tạp trong mối quan hệ vốn đã rất phức tạp này. Tuy nhiên trong thời gian gần đây, Luật HN &GĐ đang được lấy ý kiến để chuẩn bị sửa đổi, bổ sung. Đã và đang có nhiều ý kiến cho rằng nên đưa chế định ly thân vào luật. Bên cạnh đó, cũng có những quan điểm trái ngược khi cho rằng ly thân là lối sống không lành mạnh, vi phạm nghiêm trọng đạo đức, truyền thống tốt đẹp trong gia đình Việt Nam.

Vì pháp luật không có quy định nên hiện nay ly thân là vấn đề riêng và thuộc quyền quyết định của mỗi cặp vợ chồng. Tuy nhiên, thực tế cuộc sống đang cho thấy liên quan đến ly thân lại có rất nhiều bức xúc cần được pháp luật điều chỉnh và giải quyết. Ví dụ như: nhiều cặp vợ chồng lấy việc ly thân như một “sự ràng buộc không hồi kết” với tư duy “trả thù” hay “không ăn được thì đạp đổ” không cho đối phương đi tìm hạnh phúc mới; hay nhiều người lợi dụng việc ly thân để dễ dàng ly hôn hơn…

Bàn về vấn đề này Tiến sĩ Nguyễn Văn Cừ (Trường Đại học Luật Hà Nội) cho rằng không nhất thiết luật hóa vấn đề ly thân. Bởi theo pháp luật Việt Nam vợ chồng bình đẳng với nhau về mọi mặt như con cái, chỗ ở, tài

sản, quyền ly hôn…nên không có chuyện vợ chồng lợi dụng sự ly thân để mưu cầu riêng cho mình.

3.1.2. Khó khăn trong việc áp dụng pháp luật về căn cứ ly hôn khi xét xử

Trong quá trình giải quyết án ly hôn tại các Tòa án nhân dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, bên cạnh việc tuân theo và dựa và căn cứ ly hôn quy định tại Điều 89 Luật HN &GĐ năm 2000, Nghị quyết 02/2000/HĐTP và các văn bản hướng dẫn thi hành, các thẩm phán khi thụ lý giải quyết còn phải dựa vào từng vụ án cụ thể để có thể đưa ra phán quyết chính xác. Bởi vì, pháp luật chỉ quy định căn cứ ly hôn mang tính chất chung chung, còn khi giải quyết lại là từng trường hợp cụ thể, và với sự phong phú đa dạng của cuộc sống thì mỗi cặp vợ chồng, mỗi vụ án ly hôn thường có những mâu thuẫn, những tranh chấp, những hoàn cảnh không giống nhau. Do đó, để đánh giá, nhận xét thực chất mối quan hệ vợ chồng nghiêm trọng đến đâu để có các quyết định đúng đắn là điều không hề đơn giản. Hơn nữa các đương sự của vụ án ly hôn trong nhiều trường hợp vì lý do khác nhau, không những họ không tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ Tòa án tống đạt các văn bản tố tụng (không chịu ký nhận), điều tra và thu thập chứng cứ mà còn có hành vi cản trở, gây khó khăn cho việc giải quyết vụ án ngày càng phức tạp. Khi các đương sự yêu cầu ly hôn với những động cơ khác nhau có thể dẫn đến ly hôn giả tạo, ly hôn để cưới người khác nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản…

Bên cạnh đó khi tiến hành giải quyết ly hôn, nhiều Tòa án đã có những sai phạm từ việc điều tra không đầy đủ, chưa làm rõ nguyên nhân mâu thuẫn vợ chồng, chưa đánh giá đúng mức tình trạng hôn nhân. Luật HN & GĐ năm 2000 quy định tòa án chỉ giải quyết cho vợ chồng ly hôn khi xét thấy thực sự quan hệ hôn nhân đã đến mức “tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được”. Để có đủ căn cứ chứng

minh được “tình trạng trầm trọng” của hôn nhân đòi hỏi sự thận trọng, trách nhiệm, kinh nghiệm sống và trình độ hiểu biết xã hội của người thẩm phán. Trong quá trình xét xử, có một số trường hợp vợ chồng đã mâu thuẫn sâu sắc, hôn nhân đã thực sự tan vỡ nhưng tòa án lại xử bác đơn vì không có căn cứ theo luật (hành hạ về tinh thần khiến người vợ, người chồng không thể tiếp tục chung sống). Ví dụ như trong câu chuyện “Vợ ngoại tình nhưng đã biết hối cải và thú nhận với chồng” đăng trên báo Gia đình: người chồng không xúc phạm, không chửi mắng, không đánh đập hành hạ, nhưng người phụ nữ ấy vẫn ngày đêm phải sống trong đau đớn, khổ sở và cay đắng bội phần vì đời sống tinh thần của họ bị “đức lang quân” chà đạp, dày vò đến mức tàn bạo, anh chồng vẫn sống chung trong một mái nhà, vẫn duy trì những sinh hoạt gia đình cùng chị, tặng chị hoa trong những ngày lễ tết…nhưng anh bắt chị phải sống với anh như sống với tình nhân của chị. Gọi anh bằng tên mà chị đã gọi tình nhân…Những thương tật vô hình này đã làm chị kiệt sức và gục ngã. Nhưng tòa án lại không thể xử ly hôn vì không thể xác minh theo căn cứ ly hôn của luật quy định. Cũng không có bằng chứng để chứng minh cuộc sống vợ chồng ở vào “tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài” vì theo đánh giá của bề ngoài thì anh vô cùng yêu chị (tặng hoa, quan tâm vợ con…). Chỉ khi chị rơi vào chứng trầm cảm nặng phải nhờ tới sự hỗ trợ của bác sỹ thì mọi nguyên nhân mới được sáng tỏ.

Hay như trường hợp áp dụng căn cứ ly hôn theo luật định nhưng lại là lực đẩy cuộc hôn nhân đến tình trạng không thể cứu vãn như trường hợp của chị Vân (đăng trên báo Pháp luật Việt Nam ngày 13.2.2012). Sau khi lấy chồng, sinh con được một tháng thì chồng chị Vân đòi ly hôn. Tuy nhiên, đơn xin ly hôn của người chồng đã không được thụ lý vì người vợ tức là chị Vân đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Người chồng đang rất bực bội, nhưng chị Vân lại hy vọng rằng trong thời gian hơn mười tháng trước khi đứa con tròn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/12/2022