Cơ Sở Và Ý Nghĩa Của Việc Quy Định Căn Cứ Ly Hôn

Như vậy, căn cứ ly hôn là những tình tiết hay các điều kiện pháp lý do pháp luật quy định. Và chỉ khi có những tình tiết, hay điều kiện đó, thì Tòa án mới quyết định cho vợ chồng ly hôn. Đó là điều kiện cần và đủ được quy định một cách thống nhất trong pháp luật, dựa trên các điều kiện đó thì Tòa án cho phép vợ chồng ly hôn.


1.1.3. Cơ sở và ý nghĩa của việc quy định căn cứ ly hôn

Hệ thống pháp luật Hôn nhângia đình của nhà nước ta từ năm 1945 đến nay đã quy định căn cứ ly hôn ngày càng hoàn thiện, phù hợp, là cơ sở pháp lí để tòa án giải quyết các án kiện ly hôn.

Cơ sở để quy định căn cứ ly hôn theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin thể hiện quyền tự do kết hôn của nam nữ nhằm xác lập quan hệ vợ chồng và quyền tự do ly hôn của vợ chồng nhằm chấm dứt quan hệ vợ chồng và quyền tự do ly hôn theo đúng bản chất của một sự kiện – đó là hôn nhân "đã chết", sự tồn tại của nó chỉ là bề ngoài và lừa dối. Đương nhiên, không phải ý chí của nhà lập pháp, cũng phải sự tùy tiện của các cá nhân, mà chỉ bản chất của sự kiện mới quyết định được cuộc sống hôn nhân này "đã chết" hay chưa... Nhà lập pháp chỉ có thể xác định những điều kiện bản chất của mối quan hệ, theo đó những trường hợp nào về mặt pháp lý hôn nhân được coi là sự tan vỡ nghĩa là về thực chất, hôn nhân tự nó đã phá vỡ và việc tòa án cho phép phá bỏ hôn nhân chỉ là việc ghi biên bản công nhận sự tan vỡ bên trong của nó và chỉ khi nào hôn nhân xét về bản chất không còn là hôn nhân nữa, tòa án mới được xử cho ly hôn.

Hệ tư tưởng tôn giáo luôn có ảnh hưởng không nhỏ tới các quy định của pháp luật, đặc biệt là vấn đề ly hôn là quan hệ tình cảm, bị chi phối bởi các tư tưởng tôn giáo, xã hội đương thời. Đối với những nước chịu ảnh hưởng

của tôn giáo theo kinh thánh, hôn nhân là do sự tác hợp của Chúa – không thể tự ý xóa bỏ nên nhiều nước chịu ảnh hưởng của tôn giáo không cho phép vợ chồng ly hôn. Chế độ Ngô Đình Diệm với Luật gia đình năm 1959 quy định vấn đề ly thân nhưng lại cấm ly hôn.

Căn cứ ly hôn được quy định trên cơ sở các điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa trong từng thời kỳ lịch sử. Pháp luật phong kiến đề cao bảo vệ quyền gia trưởng của người đàn ông, trách nhiệm của người đàn ông. Do đó, pháp luật phong kiến luôn “trọng nam, khinh nữ” gây ra sự bất bình đẳng trong vấn đề ly hôn giữa vợ và chồng. Căn cứ ly hôn trên cơ sở đạo đức Nho giáo, đặt ra đối với người đàn ông với vai trò gia trưởng trong gia đình. Tới thời kỳ thực dân Pháp, chủ nghĩa nhân dân ảnh hưởng tới từng gia đình, từng quy định pháp lý. Luật cho phép thuận tình ly hôn trong trường hợp vợ chồng không hợp tính tình. Nhiều quy định của pháp luật hôn nhân thời kỳ Pháp thuộc có ảnh hưởng rất lớn tới đời sống nhân dân ta. Khi tới thời kỳ xã hội chủ nghĩa, kinh tế phát triển, vị thế của người phụ nữ ngày càng được nâng cao. Các quy định của pháp luật về ly hôn nói chung và căn cứ ly hôn nói riêng có sự quy định cụ thể, rõ ràng hơn, bình đẳng hơn giữa vợ và chồng, nhằm bảo vệ quyền lợi của các bên.

Sắc lệnh số 159/SL quy định căn cứ ly hôn vẫn dựa trên cơ sở “lỗi” của vợ chồng. Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 (Điều 26), Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 (Điều 40), Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 (Điều 89) và hiện nay là Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 (Điều 55 và Điều 56) đã quy định căn cứ ly hôn theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin. Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam trước đây không quy định những căn cứ ly hôn riêng biệt mà quy định căn cứ ly hôn chung nhất, dựa vào bản chất của quan hệ hôn nhân đã tan vỡ. Nhưng với Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 đã có

sự lồng ghép quy định về căn cứ ly hôn vào quy định về thuận tình ly hôn cũng như ly hôn theo yêu cầu của một bên.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Như vậy, căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 của Nhà nước ta được quy định dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, từ thực tiễn kinh tế, văn hóa, xã hội. Các căn cứ ly hôn có cơ sở khoa học và đã qua thực tiễn kiểm nghiệm trong mấy chục năm qua, từ khi Nhà nước ta ban hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959.

Nhà nước quy định về căn cứ ly hôn, đây là căn cứ pháp lý, công vụ để Tòa án có thể giải quyết yêu cầu ly hôn một cách chính xác và thỏa đáng. Quy định căn cứ ly hôn trong pháp luật là cần thiết, có ý nghĩa quan trọng được thể hiện trong một số nội dung sau:

Căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014 - 3

Thứ nhất, quy định căn cứ ly hôn đảm bảo lợi ích của giai cấp thống trị, của nhà nước, của xã hội trong việc điều chỉnh quan hệ gia đình, trong đó có quan hệ vợ chồng. Xã hội muốn vững mạnh thì tế bào của xã hội – gia đình phải ổn định. Nhà nước chỉ chấp nhận cho phép chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng khi việc ly hôn không trái với lợi ích gia đình. Ví dụ: trong pháp luật phong kiến, lợi ích của gia đình được chú trọng đứng trên lợi ích của vợ và chồng, do đó, khi có căn cứ làm ảnh hưởng tới lợi ích của gia đình, thì vợ chồng được ly hôn.

Thứ hai, căn cứ ly hôn đảm bảo sự công bằng về lợi ích giữa các bên đương sự. Khi giải quyết ly hôn, cần hiểu điều đó nói lên một thực trạng hôn nhân đã tan vỡ, quan hệ vợ chồng không thể tồn tại được nữa, vì “sự tồn tại của nó chỉ là bề ngoài và giả dối” và ly hôn là một giải pháp tích cực để giải phóng cho vợ chồng, đảm bảo lợi ích của vợ chồng, của gia đình và xã hội. Ly hôn bảo đảm quyền lợi ích các bên, giải thoát xung đột, bế tắc trong đời

sống hôn nhân, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của các bên trong quan hệ hôn nhân.

Thứ ba, quy định căn cứ ly hôn giúp cho vợ chồng nhận thức, điều chỉnh hành vi của mình để có thể tự dàn xếp, thỏa thuận để quan hệ vợ chồng tốt đẹp hơn; hoặc đưa ra quyết định ly hôn. Thông qua đó, là biện pháp hữu hiệu trong việc củng cố quan hệ gia đình, bảo vệ lợi ích chính đáng của các đương sự và trên hết là bảo vệ cuộc hôn nhân đã được xác lập, vì chỉ có người trong cuộc mới thực sự hiểu tình trạng thực tế của cuộc sống vợ chồng.

Thứ tư, căn cứ ly hôn là cơ sơ pháp lý để cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết việc ly hôn của vợ chồng khi có yêu cầu. Tòa án chỉ giải quyết ly hôn khi việc ly hôn là cần thiết, phù hợp với thực tế của quan hệ vợ chồng và đảm bảo sự thống nhất trong việc xét xử. Trường hợp Tòa án xét thấy quan hệ hôn nhân của vợ và chồng không có đủ căn cứ để đưa ra quyết định, bản án ly hôn thì Tòa sẽ không ra quyết định, bản án ly hôn. Đồng thời, Tòa tiến hành cho các bên hòa giải tại cơ sở, phân tích, giải thích để cho các bên hiểu và suy nghĩ lại.

Thứ năm, căn cứ ly hôn nhằm bình ổn quan hệ hôn nhân, bảo vệ và thúc đẩy sự phát triển của xã hội, góp phần củng cố chế độ một vợ một chồng, tự nguyện, tiến bộ, góp phần khẳng định nguyên tắc bình đẳng giữa vợ chồng. Căn cứ ly hôn là cơ sở đảm bảo sự nhất quán, thống nhất trong việc xây dựng những chế định, những quy phạm pháp luật hôn nhân và gia đình. Khi tế bào gia đình của một xã hội ổn định thì xã hội đó cũng được ổn định. Các quy định về căn cứ ly hôn được quy định chặt chẽ thì sẽ góp phần giảm tình trạng ly hôn, khi tình trạng hôn nhân chưa đáp ứng đủ các căn cứ ly hôn theo pháp luật quy định thì Tòa sẽ không giải quyết ly hôn. Căn cứ ly hôn thể hiện sự bình đẳng ở việc pháp luật không “thiên vị” chủ thể nào, pháp luật quy định quyền yêu cầu ly hôn, đưa ra và chứng minh các căn cứ ly hôn là quyền của

cả vợ và chồng. Điều này được quy định trong Luật HN&GĐ 2014 là hoàn toàn tiến bộ so với pháp luật ở những thời kỳ trước – thiên vị người chồng hơn.


1.2. Khái lược pháp luật Việt Nam về căn cứ ly hôn qua các giai đoạn lịch sử

1.2.1. Căn cứ ly hôn theo pháp luật thời kỳ phong kiến.

Lịch sử Việt Nam gắn liền với chế độ phong kiền tập quyền kéo dài hàng nghìn năm. Thời kỳ phong kiến có bộ luật Quốc triều hình luật ban hành dưới triều vua Lê Thánh Tông (Luật Hồng Đức) và Hoàng Việt Luật lệ được ban hành dưới triều vua Gia Long (Luật Gia Long). Bộ quốc triều hình luật gồm sáu quyển, 13 chương, trong đó có 3 quyển gồm 58 điều quy định về hôn nhân.

Trong pháp luật phong kiến Việt Nam, căn cứ ly hôn thường được biết dưới dạng “duyên cớ ly hôn”, các căn cứ này được chia thành 3 loại: thứ nhất: người chồng đơn phương bỏ vợ khi vợ phạm “thất xuất”; ly hôn bắt buộc và ly hôn thuận tình.

Luật pháp về hôn nhân và gia đình ở thời kỳ phong kiến chịu ảnh hưởng của nhiều tư tưởng triết học Nho giáo, Phật giáo; có liên quan đến nhiều phong tục và đạo đức, rất nhiều điều luật bắt nguồn từ phong tục tập quán của Việt Nam và đi sâu vào tiềm thức và thành thói quen ứng xử trong nhân dân.

Dưới thời Lê, pháp luật phong kiến đã quy định căn cứ ly hôn phản ánh sự bất bình đẳng, tùy tiện và có lợi cho đàn ông, lỗi luôn thuộc về người đàn bà. Quan hệ hôn nhân gia đình được thiêt lập trên những nguyên tắc mang tính chất “bảo thủ”: bảo đảm tôn ti trật tự, bình đẳng trong quan hệ giữa các thành viên, trọng nam khinh nữ, xác lập quyền tối cao của người gia trưởng…

Trong quan hệ ly hôn, người chồng có quyền tự ý bỏ vợ hoặc hai bên thỏa thuận hoặc bị bắt buộc. Theo điều 388 của bộ Luật Hồng Đức, người chồng có quyền bỏ vợ khi vợ phạm tội “thất xuất” - bảy lỗi của người vợ, người chồng buộc phải bỏ vợ, nếu không bỏ vợ thì pháp luật cũng buộc họ phải bỏ, đồng thời người chồng còn bị xử biếm. Điều 310 Bộ luật Hồng Đức quy định khi vợ hay nàng hầu phạm lỗi sau mà nếu người chồng không bỏ sẽ bị chém đầu bao gồm:“ không có con, dâm đãng, ghen tuông, trộm cắp, bất hòa, ác tật, không kính trọng bố mẹ chồng”… Như vậy sự bất bình đẳng được thể hiện giữa vợ và chồng bởi chỉ thừa nhận quyền bỏ vợ đơn phương từ phía người chồng.

Trường hợp ly hôn bắt buộc, Bộ luật Hồng Đức cũng có những quy định để bảo vệ quyền lợi của người vợ: Điều 308 có quy định: “Phàm chồng đã bỏ lửng vợ năm tháng mà không đi lại (vợ được trình với quan sở tại và quan làm chứng), thì mất vợ. Nếu vợ đã có con thì cho thời hạn một năm, vì việc quan phải đi xa thì không theo luật này. Nếu đã bỏ vợ mà ngăn người khác lấy vợ mình thì phải tội biếm.” Như vậy, pháp luật thời kỳ này cũng có những quy định bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ.

Tuy nhiên, trong cái xã hội phong kiến, người phụ nữ bị xem thường thì mặc dù pháp luật phong kiến có quy định cho họ một chút đi chăng nữa thì thực tế quyền lợi đó không có điều kiện để thực hiện. Người đàn bà trong xã hội phong kiến đời sống bị duy trì kìm hãm trong vòng tối tăm hà khắc của xã hội.

Như vậy, những điều kiện quy định về ly hôn trong pháp luật của nhà nước phong kiến dưới thời Lê đã không phản ánh thực chất được tình trạng cuộc hôn nhân tan vỡ hay chưa mà nó chỉ là những cái cớ để người chồng bỏ vợ mà thôi.

Dưới triều Nguyễn, Luật Gia Long có một số căn cứ ly hôn điển hình như sau: quy định các trường hợp bắt buộc ly hôn đó là trường hợp vợ mưu sát chồng, chồng bán vợ làm lẽ, chồng cho thuê hay cầm cố … Điều 108 Bộ luật Gia Long quy định: “Khi người vợ không ở trong trường hợp “thất xuất” hay không làm một hành vi nào tuyệt nghĩa vợ chồng, nếu người chồng tự tiện bỏ vợ sẽ bị phạt 80 trượng”.

Trong trường hợp người vợ phạm vào điều “thất xuất” nhưng chứng minh được rằng ở trong tình trạng “tam bất khứ” mà người chồng vẫn bỏ thì người chồng bị phạt trượng và buộc hai vợ chồng về đoàn tụ. Có ba trường hợp người chồng không được bỏ vợ (tam bất khứ): “Tiền bần tận, hậu phú quý (khi lấy nhau vợ chồng nghèo nhưng sau giàu có), giữ canh niên tam tang (khi vợ đã để tang nhà chồng 3 năm), sở thú vô sở quy (khi lấy nhau vợ còn bà con hàng xóm nhưng khi bỏ nhau, vợ không có nơi nương tựa). Trong trường hợp người vợ “tuyệt nghĩa” mà người chồng vẵn không bỏ thì bị phạt 80 trượng. Quy định này thể hiện tính nhân đạo, quan tâm tới người phụ nữ. Quy định này xuất phát từ phong tục, tình nghĩa vợ chồng nhằm bảo vệ quyền lợi cơ bản tối thiểu nhất của người vợ phù hợp với đạo lý của Việt Nam.

Như vậy, Quốc Việt Luật lệ đã có đôi chút tiến bộ so với Luật Hồng Đức về vấn đề ly hôn của vợ chồng, đảm bảo quyền lợi cho phụ nữ hơn, và đã ưng thuận vấn đề ly hôn của cả hai bên mà không xét tội.

Thông qua việc nghiên cứu hai bộ luật trên ta thấy căn cứ ly hôn chia làm 3 loại:

Thứ nhất, trường hợp “thất xuất” không nằm trong hoàn cảnh “tam bất khứ”. Căn cứ này chỉ dành cho người chồng có quyền bỏ vợ.

Thứ hai, trường hợp “tuyệt nghĩa” căn cứ cho người chồng có quyền bỏ vợ, người vợ có quyền bỏ chồng.

Thứ ba, thuận tình ly hôn: quy định này mang tính hình thức, trên thực tế ít khi được áp dụng do sự trói buộc chặt chẽ của lễ giáo phong kiến kết hợp với tư tưởng trọng nam khinh nữ hai vợ chồng ít khi có quyền tự do ly hôn.

Điểm chung của hai bộ luật trên là đều coi sự đồng tình xin ly hôn theo cả bộ luật Hông Đức và bộ luật Gia Long đều là căn cứ ly hôn. Những quy định “thất xuất” trong bộ luật Gia Long cũng giống như trong bộ luật Hồng Đức. Quan hệ vợ chồng được củng cố bằng nhiều nghĩa vụ khác nhau và được duy trì bởi lễ giáo phong kiến. Các nhà làm luật đã đặt lợi ích, danh dự của gia đình lên trên lợi ích của cá nhân. Nhìn chung, lễ giáo phong kiến có ảnh hưởng mạnh mẽ tới các quy định về căn cứ ly hôn trong pháp luật phong kiến.

Như vậy, căn cứ ly hôn được quy định trong pháp luật phong kiến tuân theo trật tự tự nhiên. Ngoài ra còn các trường hợp cưỡng bức ly hôn nếu hai vợ chồng tuyệt nghĩa với nhau.


1.2.2. Căn cứ ly hôn theo pháp luật thời kì Pháp thuộc.

Trong thời kỳ Pháp thuộc, nước ta chia thành ba miền và áp dụng ba bộ luật để điều chỉnh các vấn đề hôn nhân và gia đình, trong đó có các căn cứ ly hôn. Có thể khẳng định rằng ở thời kỳ này pháp luật quy định về căn cứ ly hôn có nhiều tiến bộ hơn.

Căn cứ ly hôn vẫn dựa trên yếu tố lỗi, tuy nhiên có sự tiến bộ hơn là không chỉ có sự dựa vào lỗi của vợ, chồng mà còn dựa vào lỗi của cả hai người vợ và chồng. Vấn đề ly hôn ở thời kỳ này chủ yếu được xây dựng dựa theo tư tưởng Nho giáo phong kiến, và theo Dân Luật của Pháp năm 1804 với quan điểm thuần túy coi hôn nhân là một hợp đồng do Dân luật điều chỉnh, chính vì vậy, yếu tố lỗi được đặt lên trước tiên.

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 23/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí