một số văn bản quy định riêng. Đó là Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân được Ủy ban thường vụ Quốc Hội thông qua ngày 14.5.1993.
Những quy định mới có tính đột phá trong tổ chức và hoạt động của ngành Tòa án nhân dân trong giai đoạn này đã tác động mạnh mẽ và dẫn đến những thay đổi quan trọng về tổ chức và hoạt động của ngành Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng. Trong đó có việc chuyển giao công tác thi hành án dân sự cho sở Tư pháp tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng quản lý để cơ quan Tòa án tập trung cho nhiệm vụ xét xử. Quy định mới cũng đã mở đường cho ngành thực hiện bổ sung và tiến một bước dài để hoàn thiện cơ cấu tổ chức của các Tòa án chuyên trách thuộc Tòa án nhân dân tỉnh. Trước hết, để đáp ứng yêu cầu giải quyết các tranh chấp hợp đồng kinh tế trên địa bàn tỉnh, ngày 01.7.1994, Tòa Kinh tế tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng được thành lập thay cho chức năng giải quyết các tranh chấp hợp đồng kinh tế do Trọng tài kinh tế Nhà nước đảm nhiệm, đồng thời cũng vào ngày 01.7.1994 Cơ quan Trọng tài kinh tế Nhà nước được giải thể [31].
Đến năm 1994 là giai đoạn Đảng và Nhà nước bắt đầu tiến hành công cuộc cải cách tư pháp với việc xác định rõ vị trí, vai trò trung tâm của ngành Tòa án trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, tổ chức và hoạt động của ngành Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng đã được kiện toàn. Trong đó cơ cấu tổ chức các Tòa án chuyên trách Tòa án nhân dân tỉnh đã hoàn thiện, ngoài Tòa Hình sự và Dân sự, Tòa kinh tế từ ngày 01.7.1996 Tòa Lao động và Tòa Hành chính cũng đã được thành lập. Các bộ phận giúp việc của Tòa án nhân dân tỉnh như: Văn phòng, Phòng Giám đốc kiểm tra ngày càng phát huy được vai trò tích cực, tham mưu đắc lực cho lãnh đạo trong công tác quản lý, điều hành, hỗ trợ có hiệu quả cho các Tòa chuyên trách và các Tòa án cấp huyện trong việc thực hiện nhiệm vụ xét xử. Cơ sở vật chất của ngành cũng được cãi thiện và nâng cao hơn trước.
Nguồn lực cán bộ của ngành trong giai đoạn này cũng đã được bổ sung cơ bản, tạo một bước mạnh nhằm tọa nguồn lực cho đội ngũ cán bộ nhất là đội ngũ Thẩm phán về sau.
Thực hiện Nghị quyết của Quốc Hội khóa IX về việc chia tách tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng thành hai đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương đó là tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng, ngày 31 tháng 12 năm 1996, ngành Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng đã tiến hành chia tách. Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng được thành lập gồm 06 đơn vị quận, huyện: Tòa án nhân dân quận Hải Châu,Tòa án nhân dân quận Thanh Khê, Tòa án nhân dân quận Liên Chiểu, Tòa án nhân dân quận Sơn Trà, Tòa án nhân dân quận Ngũ Hành Sơn và Tòa án nhân dân huyện Hòa Vang.
Với việc kết thừa và phát huy xuất sắc những thành quả của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, năm 1998 Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì [31].
Cùng với sự lớn mạnh không ngừng của ngành Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng, năm 2005 thêm một đơn vị mới của ngành được thành lập, đó là Tòa án nhân dân quận Cẩm Lệ được tách ra từ Tòa án nhân dân huyện Hòa Vang.
Như vậy, đến giai đoạn này, ngành Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng đã có 08 đơn vị, gồm: Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng và 07 Tòa án nhân dân quận huyện là quận Hải Châu; Thanh Khê; Liên Chiểu; Cẩm Lệ; Sơn Trà; Ngũ Hành Sơn và huyện Hòa Vang.
Kế thừa và phát huy những thành quả đạt được trong các thời kỳ trước, từ sau khi chia tách đến nay, mặc dù gặp phải những khó khăn về mặt nhân sự, về điều kiện cơ sở vật chất, nhất là việc phục vụ yêu cầu của Đảng, Nhà nước và của ngành cũng như yêu cầu xây dựng của địa phương, nhiều đồng chí cán bộ lãnh đạo ngành Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng đã được điều
động đến các đơn vị, các ngành khác. Tuy vậy, với những nổ lực vượt bậc nhằm hoàn thiện ngành để xứng đáng với sự tin tưởng của Đảng, Nhà nước và nhân dân, căn cứ Luật tổ chức Tòa án năm 2002, các Nghị quyết của Đảng và Quốc Hội về tổ chức và hoạt động của ngành Tòa án, ngành Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng đã tiến hành những thay đổi quan trọng về cơ cấu tổ chức và hoạt động theo định hướng cải cách tư pháp. Trong đó thực hiện quy định của Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002, Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng được bổ sung và hoàn thiện cơ cấu tổ chức với 05 Tòa chuyên trách là Tòa Hình sự; Tòa Dân sự; Tòa Kinh tế; Tòa Hành chính; Tòa Lao động và 03 Phòng nghiệp vụ là Văn phòng, Phòng Giám đốc kiểm tra và Phòng tổ chức cán bộ. Đối với các Tòa án quận huyện, tại tất cả 07 đơn vị đều có Chánh án và Phó chánh án.
Qua những năm xây dựng và trưởng thành, với sự nổ lực đồng lòng của tập thể cán bộ công chức, ngành Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng mà tiền thân là ngành Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng đã không ngừng trưởng thành về mọi mặt. Đó là sự cần thiết về cơ cấu tổ chức, sự lớn mạnh về năng lực chuyên môn và sự vững vàng về phẩm chất đạo đức, nhận thức chính trị của cán bộ công chức tại 05 Tòa chuyên trách, 03 phòng nghiệp vụ của Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng và 07 Tòa án nhân dân quận, huyện. Thông qua các hoạt động nghiệp vụ, ngành Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng đã phát huy xuất sắc những thành quả đạt được của các thế hệ đi trước, góp phần đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Qua đó đã trở thành một thiết chế không thể thiếu trong hệ thống chính trị của thành phố Đà Nẵng, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng Đà Nẵng ngày càng văn minh, giàu mạnh.
Theo số liệu thống kê chính thức đến năm 2010, ngành Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng có 167 cán bộ, trong đó có 64 Thẩm phán, 75 Thư ký
và các chức danh khác. Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng có 52 cán bộ, trong đó gồm 01 Chánh án, 02 Phó Chánh án, 05 Chánh tòa, 17 Thẩm phán, 02 thẩm tra viên, 21 Thư ký và các chức danh khác. Tòa án nhân dân quận Hải Châu có 12 Thẩm phán, 12 Thư ký và 02 chức danh khác. Tòa án nhân dân quận Thanh Khê có 11 Thẩm phán, 14 Thư ký và 02 chức danh khác. Tòa án nhân dân quận Cẩm Lệ có 05 Thẩm phán, 04 Thư ký và 02 chức danh khác. Tòa án nhân dân quận Liên Chiểu có 05 Thẩm phán, 05 Thư ký và 02 các chức danh khác. Tòa án nhân dân quận Sơn Trà có 06 Thẩm phán, 08 Thư ký và 02 các chức danh khác. Tòa án nhân dân quận Ngũ Hành Sơn có 04 Thẩm phán và 03 Thư ký và 02 các chức danh khác. Tòa án nhân dân huyện Hòa Vang có 04 Thẩm phán và 08 Thư ký và 02 chức danh khác.
Thống kê cán bộ, công chức ngành Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng năm 2010
Bảng 2.1
Đơn vị | Thẩm phán | Thư ký | Chức danh khác | |
1 | Thành phố | 17 | 21 | 14 |
2 | Hải Châu | 12 | 12 | 02 |
3 | Thanh Khê | 11 | 14 | 02 |
4 | Liên Chiểu | 05 | 05 | 02 |
5 | Sơn Trà | 06 | 08 | 02 |
6 | Cẩm Lệ | 05 | 04 | 02 |
7 | Ngũ Hành Sơn | 04 | 03 | 02 |
8 | Hòa Vang | 04 | 08 | 02 |
Có thể bạn quan tâm!
- Căn Cứ Ly Hôn Qua Các Giai Đoạn Phát Triển Của Pháp Luật Việt Nam
- Trong Trường Hợp Vợ Hoặc Chồng Của Người Bị Tòa Án Tuyên Bố Mất Tích Xin Ly Hôn Thì Tòa Án Giải Quyết Cho Ly Hôn”.
- Các Yếu Tố Tác Động Và Việc Áp Dụng Áp Dụng Pháp Luật Về Căn Cứ Ly Hôn Qua Thực Tiễn Xét Xử Của Tòa Án Nhân Dân Tại Đà Nẵng
- Căn cứ ly hôn theo luật hôn nhân và gia đình năm 2000 qua thực tiễn áp dụng pháp luật tại tòa án nhân dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng - 8
- Căn cứ ly hôn theo luật hôn nhân và gia đình năm 2000 qua thực tiễn áp dụng pháp luật tại tòa án nhân dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng - 9
- Căn cứ ly hôn theo luật hôn nhân và gia đình năm 2000 qua thực tiễn áp dụng pháp luật tại tòa án nhân dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng - 10
Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.
Những thành tích và đóng góp quan trọng trên các mặt công tác từ sau khi chia tách đến nay của tập thể cán bộ công chức ngành Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng đã được Tòa án nhân dân tối cao cũng như Đảng bộ,
chính quyền thành phố Đà Nẵng ghi nhận và đánh giá cao. Nhiều tập thể, cán bộ công chức của ngành đã được Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng tặng thưởng các danh hiệu cao quý. Trong đó tại Đại hội thi đua yêu nước và Hội nghị điển hình tiên tiến toàn ngành Tòa án nhân dân lần thứ II năm 2010, Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng đã vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng nhất.
2.2.3. Áp dụng pháp luật trong giải quyết án ly hôn qua thực tiễn xét xử tại Tòa án nhân dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng từ năm 2006 – 2011
Trong những năm qua (từ năm 2006 đến năm 2011), các Tòa án nhân dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã thụ lý và giải quyết một số lượng lớn các vụ án về ly hôn, cụ thể bằng các bảng thống kê sau:
Kết quả thụ lý và giải quyết án ly hôn sơ thẩm cấp quận, huyện và Tòa án thành phố Đà Nẵng năm 2006
Đơn vị tính: Số án: vụ
Bảng 2.2
Đơn vị | Thụ lý | Giải quyết | Tỷ lệ % | Còn lại | |
1 | Thành phố | 55 | 52 | 94,5 | 3 |
2 | Hải Châu | 427 | 423 | 99 | 4 |
3 | Thanh Khê | 305 | 303 | 99,3 | 2 |
4 | Liên Chiểu | 105 | 104 | 99 | 1 |
5 | Sơn Trà | 112 | 110 | 98,2 | 2 |
6 | Cẩm Lệ | 108 | 105 | 97,2 | 3 |
7 | Ngũ Hành Sơn | 88 | 86 | 97,7 | 2 |
8 | Hòa Vang | 94 | 92 | 97,8 | 2 |
Cộng | 1239 | 1223 | 99,5 | 16 | |
Tổng cộng | 1294 | 1275 | 98,5 | 19 |
Kết quả thụ lý và giải quyết án ly hôn sơ thẩm cấp quận, huyện và Tòa án thành phố Đà Nẵng năm 2007.
Đơn vị tính: Số án: vụ Bảng 2.3
Đơn vị | Thụ lý | Giải quyết | Tỷ lệ % | Còn lại | |
1 | Thành phố | 62 | 58 | 93,5 | 4 |
2 | Hải Châu | 452 | 450 | 99,5 | 2 |
3 | Thanh Khê | 334 | 334 | 100 | 0 |
4 | Liên Chiểu | 98 | 95 | 97 | 3 |
5 | Sơn Trà | 102 | 101 | 99 | 1 |
6 | Cẩm Lệ | 123 | 121 | 98,3 | 2 |
7 | Ngũ Hành Sơn | 82 | 78 | 95,1 | 4 |
8 | Hòa Vang | 84 | 83 | 98,8 | 1 |
Cộng | 1275 | 1262 | 99 | 13 | |
Tổng cộng | 1337 | 1320 | 98,7 | 17 |
Kết quả thụ lý và giải quyết án ly hôn sơ thẩm cấp quận, huyện và Tòa án thành phố Đà Nẵng năm 2008.
Đơn vị tính: Số án: vụ Bảng 2.4
Đơn vị | Thụ lý | Giải quyết | Tỷ lệ % | Còn lại | |
1 | Thành phố | 65 | 63 | 97 | 2 |
2 | Hải Châu | 445 | 445 | 100 | 0 |
3 | Thanh Khê | 325 | 322 | 90 | 3 |
4 | Liên Chiểu | 115 | 115 | 100 | 0 |
5 | Sơn Trà | 97 | 95 | 98 | 2 |
6 | Cẩm Lệ | 108 | 105 | 97,2 | 3 |
7 | Ngũ Hành Sơn | 96 | 95 | 99 | 1 |
8 | Hòa Vang | 89 | 85 | 95,5 | 4 |
Cộng | 1275 | 1262 | 99 | 13 | |
Tổng cộng | 1340 | 1325 | 98,8 | 15 |
Kết quả thụ lý và giải quyết án ly hôn sơ thẩm cấp quận, huyện và Tòa án thành phố Đà Nẵng năm 2009.
Đơn vị tính: Số án: vụ Bảng 2.5
Đơn vị | Thụ lý | Giải quyết | Tỷ lệ % | Còn lại | |
1 | Thành phố | 60 | 54 | 90 | 6 |
2 | Hải Châu | 531 | 528 | 99,4 | 3 |
3 | Thanh Khê | 395 | 390 | 98,7 | 5 |
4 | Liên Chiểu | 113 | 109 | 96,5 | 4 |
5 | Sơn Trà | 107 | 107 | 100 | 0 |
6 | Cẩm Lệ | 128 | 126 | 98,4 | 2 |
7 | Ngũ Hành Sơn | 85 | 92 | 92,3 | 3 |
8 | Hòa Vang | 96 | 96 | 100 | 0 |
Cộng | 1455 | 1448 | 99,5 | 17 | |
Tổng cộng | 1515 | 1394 | 92 | 23 |
Kết quả thụ lý và giải quyết án ly hôn sơ thẩm cấp quận, huyện và Tòa án thành phố Đà Nẵng năm 2010.
Đơn vị tính: Số án: vụ Bảng 2.6
Đơn vị | Thụ lý | Giải quyết | Tỷ lệ % | Còn lại | |
1 | Thành phố | 76 | 74 | 97,3 | 2 |
2 | Hải Châu | 502 | 449 | 89,4 | 3 |
3 | Thanh Khê | 406 | 406 | 100 | 0 |
4 | Liên Chiểu | 102 | 101 | 99 | 1 |
5 | Sơn Trà | 99 | 94 | 94,9 | 5 |
6 | Cẩm Lệ | 114 | 110 | 96,4 | 4 |
7 | Ngũ Hành Sơn | 91 | 91 | 100 | 0 |
8 | Hòa Vang | 95 | 94 | 99 | 1 |
Cộng | 1409 | 1345 | 95,5 | 14 | |
Tổng cộng | 1485 | 1419 | 96 | 16 |
Kết quả thụ lý và giải quyết án ly hôn sơ thẩm cấp quận, huyện và Tòa án thành phố Đà Nẵng năm 2011.
Đơn vị tính: Số án: Vụ Bảng 2.7
Đơn vị | Thụ lý | Giải quyết | Tỷ lệ % | Còn lại | |
1 | Thành phố | 68 | 65 | 95,6 | 3 |
2 | Hải Châu | 447 | 445 | 99,5 | 2 |
3 | Thanh Khê | 428 | 425 | 99,2 | 3 |
4 | Liên Chiểu | 115 | 113 | 98,2 | 2 |
5 | Sơn Trà | 103 | 99 | 96,1 | 4 |
6 | Cẩm Lệ | 116 | 116 | 100 | 0 |
7 | Ngũ Hành Sơn | 89 | 86 | 96,6 | 3 |
8 | Hòa Vang | 93 | 92 | 99 | 1 |
Cộng | 1391 | 1376 | 99 | 15 | |
Tổng cộng | 1459 | 1459 | 98,8 | 18 |
Theo số liệu thống kê tại các bảng trên, dễ dàng nhận thấy số lượng các vụ án về ly hôn ngày càng tăng ở cả hai cấp Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng và các Tòa án nhân dân quận, huyện. Một số nguyên nhân dẫn đến ly hôn qua thực tiễn xét xử tại các Tòa án nhân dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng là:
- Mâu thuẫn gia đình (giữa con dâu và gia đình nhà chồng, con rễ và gia đình nhà vợ…);
- Bị đánh đập ngược đãi;
- Ngoại tình;
- Nghiện hút, cờ bạc;
- Một bên mất tích;
- Một bên bị can án tập trung cải tạo;