Quy Định Cuả Pháp Luật Về Căn Cứ Ly Hôn Giai Đoạn Từ 1945- 1954

Tại Điều 118 Bộ dân luật Bắc kỳ(1931), Điều 155 Bộ dân luật Trung kỳ (1936), quy định: Ly hôn phải do tòa án xét xử, phải có những lý do đã được quy định trong luật. Cả Bộ Dân luật Bắc kỳ và Bộ Dân luật Trung kỳ đã chia căn cứ ly hôn ra làm 3 loại:

Thứ nhất, căn cứ để chồng xin ly hôn: vợ ngoại tình; người vợ thứ đánh chửi, hành hạ vợ chính; vợ tự ý bỏ về nhà mẹ đẻ mặc dù đã được chồng đến gọi về nhà chồng. Tuy nhiên hai bộ luật này cũng quy định cụ thể trường hợp việc bỏ nhà ra đi của vợ là do chồng có thái độ, cách xử xự khiến cuộc sống chung trở nên bức bối hoặc không thể chấp nhận được nữa thì không được coi là căn cứ ly hôn.

Thứ hai, căn cứ để vợ xin ly hôn: người chồng không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con; chồng bỏ nhà hơn hai năm (Bộ dân luật bắc kỳ) và hơn một năm (Bộ dân luật Trung kỳ) mà không có lý do chính đáng; chồng đuổi vợ ra khỏi nhà mà không có lý do chính đáng; chồng làm rối loan trật tự thê thiếp.

Thứ ba, căn cứ chung cho hai bên xin ly hôn: vợ hay chồng phạm tội đại hình (trừ tội chính trị); vợ hoặc chồng thiếu đaọ đức khiến cuộc sống chung không thể tiếp tục được; vợ hoặc chồng ngược đãi, hành hạ, sỉ nhục bản thân hoặc ông bà, cha mẹ người kia; một người bị bệnh điên hoặc bị bệnh kinh niên ở vĩnh viễn trong bệnh viện.


1.2.3. Căn cứ ly hôn từ năm 1945 tới nay.

1.2.3.1. Quy định cuả pháp luật về căn cứ ly hôn giai đoạn từ 1945- 1954

Sau tháng Tám 1945 Nhà nước tiến hành phong trào “vận động đời sống mới”, nhằm vận động quần chúng nhân dân tự nguyện xóa bỏ những hủ tục phong kiến lạc hậu trong đời sống hôn nhângia đình.

Năm 1950 nhà nước ta ban hành sắc lệnh 97- SL ngày 22/5/1950 về sửa đổi một số quy lệ và chế định trong dân luật, có 15 điều trong đó có 8 điều quy định về hôn nhân và gia đình.

Sắc lệnh 159- SL ngày 17/11/1950 quy định về vấn đề ly hôn, gồm 9 điều chia thành 3 mục: duyên cớ ly hôn, thủ tục ly hôn và hiệu lực của việc ly hôn. Sắc lệnh 159- SL ngày 17/11/1950 thừa nhận khả năng ly hôn do lỗi, do một các bên mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo, thậm chí do không hợp tính tình ( Điều 2). Đây cũng là một trong những điểm hạn chế của sắc lệnh sắc lệnh 159- SL ngày 17/11/1950.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Sắc lệnh quy định duyên cớ ly hôn cho cả hai vợ chồng: vợ, chồng, có quyền ly hôn nếu một bên ngoại tình, một bên can án phạt giam, một bên mắc bệnh điên hoặc bệnh khó chữa; một bên bỏ nhà đi không có duyên cớ chính đáng; vợ chồng tính tình không hợp hoặc đối xử với nhau đến nỗi không thể sống chung được (điều 2).

Các văn bản pháp luật dân sự do thực dân Pháp ban hành trước năm 1945 thường quy định căn cứ ly hôn dựa vào “lỗi” của vợ. Nhưng có thể thấy trong giai đoạn (1945-1954) điểm tiến bộ lớn là quy định về quyền yêu cầu ly hôn đã đến với người vợ. Sắc lệnh thực hiện nguyên tắc bảo vệ phụ nữ có thai và thai nhi khi ly hôn. Trường hợp mà người vợ có thai thì vợ hay chồng có thể xin tòa án hoãn đến sau kỳ sinh nở mới xử việc ly hôn ( điều 5).

Căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014 - 4

Sắc lệnh 97- SL ngày 22/5/1950 và sắc lệnh 159-SL ngày 17/11/1950 quy định về ly hôn đã được ban hành lúc đó nhằm giải quyết những vấn đề cấp bách, góp phần vào việc xóa bỏ ảnh hưởng của chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến đế quốc, thực hiện bình đẳng giữa nam và nữ.

Như vậy, hai sắc lệnh đã có những điểm tiến bộ hơn so với pháp luật hôn nhân thời phong kiến, thể hiện tính dân chủ và tiến bộ của một nền pháp chế mới.

1.2.3.2. Quy định cuả pháp luật về căn cứ ly hôn giai đoạn từ 1954-1975

Ở miền Bắc, Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 có hiệu lực kể từ ngày 13/1/1960, lần đầu tiên căn cứ ly hôn được xác định hoàn toàn khác, dựa trên thực trạng của quan hệ hôn nhân. Trong vấn đề căn cứ ly hôn luật Hôn nhân gia đình năm 1959 Điều 26 quy định: “Khi một bên vợ hoặc chồng xin ly hôn, cơ quan có thẩm quyền sẽ điều tra và hòa giải. Hòa giải không được, Tòa án nhân dân sẽ xét xử. Nếu tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được, thì Tòa án nhân dân sẽ cho ly hôn.”. Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 đã có những điểm tiến bộ hơn so với pháp luật ở những thời kỳ trước, chỉ quy định căn cứ ly hôn dựa trên yếu tố “lỗi”.

Miền Nam, năm 1959 Luật hôn nhân gia đình của Ngô Đình Diệm ra đời cấm vợ chồng ruồng bỏ và ly hôn. Những trường hợp đặc biệt muốn được ly hôn phải do tổng thống xem xét (điều 55 luật này). Luật hôn nhân gia đình năm 1959 nhấn mạnh đến trường hợp lấy nhầm phải đầu sỏ cộng sản giết người thì phải ly hôn. Căn cứ này thể hiện ý chí của chính quyền Diệm một chính quyền chống “cộng sản” điên cuồng, đồng thời thấy được chế độ hôn nhân gia đình ở thời kỳ này không được quan tâm đúng mực.

Điều 170 Bộ dân luật 1972 coi ngoại tình là căn cứ ly hôn. Mặc dù đã bãi bỏ chế độ đa thê, nhưng vẫn thể hiện sự bất bình đẳng, bảo vệ quyền gia trưởng, người vợ phụ thuộc chồng. Quy định về căn cứ ly hôn chỉ mang tính vỏ bọc, hình thức. Bộ hình luật định tội ngoại tình của vợ sẽ bị trừng phạt (điều 336, điều 338) còn chồng ngoại tình thì không bị trừng phạt. Trong khi theo Bộ dân luật 1972 muốn có chứng cứ về việc ngoại tình thì nguyên đơn phải có bản án do tòa án hình sự xét xử. Người vợ không thể có bản án đó vì người chồng không được coi là phạm tội, muốn chứng minh chồng có ngoại

tình vợ phải dùng các biện pháp khác được pháp luật chấp nhận nhưng khó khăn hơn nhiều.

Như vậy, căn cứ ly hôn do chế độ cũ quy định nhìn chung đều mang tính hình thức và thể hiện sự không bình đẳng trong xã hội. Giai cấp thống trị chỉ đưa ra những quy định về căn cứ ly hôn theo hướng có lợi cho giai cấp thống trị.



nay.

1.2.4. Căn cứ ly hôn của luật hôn nhân gia đình từ năm 1975 đến


Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam 1986 ra đời, luật HN&GĐ mới

được ban hành thay thế cho luật Hôn nhân và Gia đình năm 1959 đã ghi nhận nhiều quy định tiến bộ, góp phần xóa bỏ những phong tục tập quán lạc hậu và tàn tích của chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến;

Theo điều 40 Luật hôn nhân và gia đình 1986 quy định: “Khi vợ hoặc chồng, hoặc cả hai vợ chồng có đơn xin ly hôn thì Toà án nhân dân tiến hành điều tra và hoà giải. Trong trường hợp cả hai vợ chồng xin ly hôn, nếu hoà giải không thành và nếu xét đúng là hai bên thật sự tự nguyện ly hôn, thì Toà án nhân dân công nhận cho thuận tình ly hôn. Trong trường hợp một bên vợ hoặc chồng xin ly hôn, nếu hoà giải không thành thì Toà án nhân dân xét xử. Nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì Toà án nhân dân xử cho ly hôn”.

Điều 40 đã nêu ra những căn cứ ly hôn có mối liên hệ mật thiết không tách rời nhau. Tình trạng trầm trọng đời sống chung không thể kéo dài bao hàm vấn đề về tình cảm và cả mâu thuẫn vợ chồng sâu sắc đến mức không thể giải quyết được, ảnh hưởng đến đời sống mọi người trong gia đình, ảnh hưởng đến việc giáo dục con cái.

Quan hệ đời sống hằng ngày phát sinh nhiều vấn đề cần giải quyết: tính cách khác nhau, quan điểm sống khác nhau, sinh hoạt khác nhau, sở thích cá nhân…nếu vợ chồng không cùng nhau giải quyết thì gây nên mâu thuẫn giữa quan hệ giữa vợ chồng, hoặc với các thành viên trong gia đình bên vợ hoặc bên chồng, là điều đương nhiên, từ đó phát sinh mâu thuẫn trong quan hệ vợ chồng. Ví dụ: việc cư xử không khéo giữa nàng dâu với mẹ chồng, anh em bên chồng…là một trong những nguyên nhân gây nên mâu thuẫn trong quan hệ vợ chồng dẫn đến ly hôn.

Điểm chung của Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 và Luật hôn nhân và gia đình năm 1986, là trường hợp thuận tình ly hôn không áp dụng căn cứ ly hôn, nếu các bên tự nguyện ly hôn thì Tòa án ra quyết định thuận tình ly hôn. Căn cứ ly hôn chỉ áp dụng đối với trường hợp ly hôn do một bên yêu cầu, khi vợ chồng có đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án có trách nhiệm điều tra, hòa giải, xem xét “tình trạng trầm trọng” có đúng hay không, “mục đích hôn nhân” có đạt được hay không để Tòa án có những quyết định đúng đắn, khách quan nhất.

Việc áp dụng căn cứ ly hôn theo Điều 40 luật hôn nhân và gia đình năm 1986 đã phản ánh đúng bản chất quan hệ hôn nhân thực tế đã tan vỡ. Ly hôn chỉ là việc xác nhận một sự kiện rằng đó là cuộc hôn nhân đã chết, sự tồn tại của nó chỉ là bề ngoài, lừa dối. Thực tế hôn nhân đã tan vỡ, Tòa án cho phép phá bỏ hôn nhân, chỉ là ghi biên bản công nhận sự tan rã bên trong của nó.

Căn cứ ly hôn theo Luật hôn nhân gia đình Việt Nam năm 2000.

Điều 89 Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 có quy định về căn cứ ly hôn:

“ 1. Tòa án xem xét yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì tòa án quyết định cho ly hôn.”

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bi Tòa án tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.”

Ngoài sự kế thừa của các căn cứ ly hôn ở thời kỳ trước, đặc biệt là Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 thì Luật hôn nhân gia đình 2000 đã quy định thêm căn cứ ly hôn nữa là “trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bi Tòa án tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn”. Trong quan hệ vợ chồng, việc chồng hoặc vợ bị mất tích, chết đã ảnh hưởng sâu sắc tới quan hệ vợ chồng và các thành viên trong gia đình. Đây là điềm tiến bộ về căn cứ ly hôn của Luật hôn nhân gia đình 2000 phù hợp với yêu cầu của thực tế. Quy định này đã cụ thể hóa hậu quả của việc tòa án tuyên bố mất tích trong Bộ luật dân sự của Nhà nước ta.

Như vậy, so với Luật hôn nhân và gia đình năm 1986, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đã kế thừa, phát triển, mở rộng và cụ thể, chi tiết hơn nhằm mục đích giải quyết tốt nhất vấn đề ly hôn trong xã hội Việt Nam thời kỳ đó.

Căn cứ ly hôn theo Luật hôn nhân gia đình Việt Nam năm 2014.

Kế thừa và phát triển Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 và Luật hôn nhân và gia đình năm 1986, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000; Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định về căn cứ ly hôn tại Điều 55 và Điều 56.

Điều 55 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về thuận tình ly hôn. Điều này được giữ nguyên như điều 90 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000.

Điều 56 được sửa đổi, bổ sung trên cơ sở điều 91 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000. Theo đó, bổ sung sau quy định “Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn” nội dung “nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi

phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được”. Và bổ sung: Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.

Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định căn cứ ly hôn tại Điều 89 là áp dụng cho cả thuận tình ly hôn và ly hôn do một bên yêu cầu, bởi vậy thực tế, nguyên nhân phát sinh tranh chấp trong cuộc sống vợ chồng dẫn tới ly hôn hay thuận tình ly hôn đều do tình cảm các bên rạn nứt, các bên đã không làm tròn nghĩa vụ với nhau. Trong khi đó, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 lại quy định rõ ràng, cụ thể hơn về căn cứ ly hôn: Điều 55 về thuận tình ly hôn; Điều 56 về Ly hôn theo yêu cầu của một bên. Pháp luật đã quy định cụ thể chi tiết về quyền nghĩa vụ của các bên trước khi ly hôn, cũng như các căn cứ để Tòa án xác định tình trạng hôn nhân để đưa tới quyết định ly hôn.

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 (Điều 55 và Điều 56) đã quy định căn cứ ly hôn theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin. Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam trước đây không quy định những căn cứ ly hôn riêng biệt mà quy định căn cứ ly hôn chung nhất, dựa vào bản chất của quan hệ hôn nhân đã tan vỡ. Nhưng với Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 đã có sự lồng ghép quy định về căn cứ ly hôn vào quy định về thuận tình ly hôn cũng như ly hôn theo yêu cầu của một bên.

Tóm lại, ta có thể thấy rằng pháp luật hôn nhân gia đình nói chung và pháp luật về các căn lý ly hôn nói riêng, từ năm 1945 đến nay, các căn cứ ly

hôn đã được sửa đổi, bổ sung để trở lên hoàn thiện hơn, phù hợp với từng thời kỳ lịch sử. Căn cứ ly hôn được quy định trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 là tiến bộ nhất, bởi các quy định về căn cứ ly hôn đã được quy định chi tiết, rõ ràng hơn đối với từng trường hợp: thuận tình ly hôn, ly hôn theo yêu cầu của một bên.


1.3. Căn cứ ly hôn theo pháp luật của một số quốc gia

1.3.1. Căn cứ ly hôn theo pháp luật nước Pháp

Cộng hòa Pháp là quốc gia có nền độc lập phát triển và có ảnh hưởng lớn tới các nước trong khu vực và thế giới. Bộ luật Napoleon 1804 là sản phẩm pháp điển hóa, là khuôn mẫu để các nước khác xây dựng luật pháp.

Hôn nhân là sự gắn kết đời sống của hai bên nam nữ dựa trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, chân chính. Trường hợp các bên có lỗi nghĩa là đã tự mình phá vỡ quan hệ tình cảm, hôn nhân giữa các bên.

Pháp luật Pháp căn cứ trên cơ sở lỗi và xem xét đến tình trạng hôn nhân thực tế của vợ chồng, với các quy định “lỗi” một cách bình đẳng cho cả vợ và chồng. Trường hợp vợ hoặc chồng có lỗi, một bên có quyền kiện đòi ly hôn. Điều 229 Bộ luật Napoleon quy định: “Có thể giải quyết cho ly hôn trong các trường hợp sau: ly hôn do lỗi”. Điều 243 Bộ luật Napoleon quy định: “vợ hoặc chồng có thể xin ly hôn khi nêu ra toàn bộ những sự việc bắt nguồn từ bên vợ hoặc chồng là do cuộc sống chung không thể tiếp tục”. Một bên vợ hoặc chồng làm đơn đến Tòa xin ly hôn trong đó nêu lỗi của bên kia, được bên kia thừa nhận lỗi trước Tòa án thì Tòa sẽ ra quyết định tuyên bố ly hôn.

Trường hợp hai bên thuận tình ly hôn, không xem xét tới yếu tố lỗi: Điều 230 Bộ luật Napoleon quy định: “Nếu hai vợ chồng cùng xin ly hôn thì phải nói rõ lý do”, quy định này có phần tiến bộ vì đã đảm bảo quyền tự do ý chí cũng như quyền bình đẳng của các bên trong quan hệ hôn nhân. Trong

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/12/2022