Khái Quát Một Số Nét Về Căn Cứ Ly Hôn Và Các Trường Hợp Ly Hôn Theo Pháp Luật Một Số Nước Trên Thế Giới

trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được”. Trong trường hợp cả hai vợ chồng cùng xin ly hôn, Toà án ra quyết định cho thuận tình ly hôn nếu xét thấy là cả hai bên thực sự tự nguyện.

Trong cả hai trường hợp, Toà án đều phải tiến hành hoà giải. Khi hoà giải không thành, Toà án ra quyết định hoà giải không thành, rồi sau đó đưa vụ án ra xét xử hoặc ra quyết định thuận tình ly hôn tuỳ theo từng trường hợp. Quá trình hoà giải cho phép xem xét một cách thận trọng cơ sở tình cảm giữa vợ và chồng còn thương yêu nhau hay đã chấm dứt. Giai đoạn này cần thiết ngay cả đối với trường hợp vợ chồng tự nguyện ly hôn. Yếu tố tự nguyện ở đây chỉ là căn cứ ban đầu. Về bản chất, Toà án vẫn cần xem xét các yếu tố bên trong nhằm làm sáng tỏ thực chất của sự tự nguyện này. Chỉ khi đó mới đủ các yếu tố cần thiết để Toà ra quyết định thuận tình ly hôn hay không.

Về trình tự ly hôn, Luật HN & GĐ năm 1986 cũng quy định cụ thể hơn. Theo đó, ly hôn chỉ được công nhận bằng một bản án có hiệu lực của TAND, còn các bên vợ hoặc chồng chỉ có quyền đề nghị. Khi các cặp vợ chồng xin ly hôn, Toà án sẽ tiến hành điều tra, hoà giải hai bên. Chỉ khi xét thấy hôn nhân đã thực sự tan vỡ, hạnh phúc gia đình không còn, Toà án mới quyết định cho hai bên vợ chồng được ly hôn.

Thực tế, pháp luật cũng không thể đưa ra một công thức nhất định cho phép Toà án xử cho ly hôn hay không. Do vậy, niềm tin nội tâm có được từ năng lực, kinh nghiệm và lương tâm người Thầm phán có vai trò quan trọng khi đưa ra một bản án ly hôn hay quyết định công nhận cho thuận tình ly hôn. Điều luật chỉ là cơ sở, là nguyên tắc để người Thẩm phán vận dụng vào thực tế phức tạp và tế nhị của từng cặp vợ chồng khi xin ly hôn. Xác định được tình yêu, hạnh phúc gia đình giữa họ còn tồn tại hay không, có thể cứu vãn được hay không, đó là nhiệm vụ nặng nề mà người Thẩm phán phải làm.

Để bám sát tình hình thực tiễn nhằm hướng dẫn các cấp Toà án giải quyết các vụ kiện về ly hôn một cách đúng đắn, phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong quá trình thực hiện luật, các cơ quan có thẩm quyền cũng đã ban hành một số văn bản hướng dẫn bổ sung. Đó là: Nghị quyết 01/HĐTP – TANDTC ngày 20/1/1988 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật HN & GĐ; Pháp lệnh HN & GĐ giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài ngày 2/12/1993 của Hội đồng Nhà nước…

Mặc dù có nhiều điểm tiến bộ, song sau 13 năm áp dụng, Luật HN & GĐ năm 1986 đã bộc lộ một số nhược điểm nhất định đó là:

- Nhiều quy định còn mang tính nguyên tắc đòi hỏi phải được cụ thể hoá bằng các văn bản hướng dẫn thi hành của Chính phủ, các Thông tư liên tịch giữa Toà án và các cơ quan có liên quan.

- Các quy định còn thiếu cụ thể, nên khi xét xử các tranh chấp về HN & GĐ, Toà án phải vận dụng các Nghị quyết của HĐTP, thậm chí các báo cáo tổng kết công tác ngành Toà án hằng năm.

- Hơn nữa, Luật HN & GĐ năm 1986 được xây dựng và ban hành trong thời kỳ Nhà nước ta bước đầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ bao cấp sang thị trường. Vì vậy, không thể dự liệu được các ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường tới quan hệ HN & GĐ.

Chính những điểm hạn chế của Luật HN & GĐ năm 1986 nên cần phải thay đổi cho phù hợp. Trong hoàn cảnh đó, Luật HN & GĐ mới đã được Quốc hội thông qua ngày 9/6/2000 gồm 13 chương, 110 điều. Luật HN & GĐ năm 2000 đã đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi của đời sống xã hội hiện nay, nó được kế thừa, phát triển và mở rộng hơn, cụ thể hơn, chi tiết hơn so với Luật HN & GĐ năm 1986. Nhiều vấn đề được quy định đã phù hợp với điều kiện hoàn cảnh đổi mới của đất nước ta hiện nay.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 100 trang tài liệu này.

Chế định ly hôn được quy định đầy đủ, cụ thể tại chương X. Căn cứ ly hôn được quy định thành một điều riêng (Điều 89) với nội dung cũng tương

tự như trong quy định của Luật HN & GĐ năm 1959 và Luật HN & GĐ năm 1986. Tuy nhiên, Luật HN & GĐ năm 2000 còn quy định một căn cứ ly hôn nữa đó là trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Toà án tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Toà án giải quyết cho ly hôn. Đây là một điểm tiến bộ của Luật HN & GĐ năm 2000 so với các Luật HN & GĐ trước đó về cả nội dung và kỹ thuật lập pháp.

Căn cứ ly hôn và các trường hợp ly hôn theo Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 - 5

Luật HN & GĐ năm 2000 không đặt ra vấn đề công nhận hôn nhân thực tế để giải quyết việc ly hôn; khuyến khích hoà giải ở cơ sở, quy định việc hoà giải ở Toà án ngay cả đối với trường hợp thuận tình ly hôn; thu hẹp phạm vi hạn chế quyền xin ly hôn của người chồng.

Về các trường hợp ly hôn thì cũng không có gì khác với những Luật HN & GĐ trước đó khi quy định ly hôn có thể do một bên yêu cầu hoặc là thuận tình ly hôn. Như vậy, dù đã được sửa đổi bổ sung nhiều lần nhưng Luật HN & GĐ của Nhà nước ta từ năm 1945 đến nay quy định về căn cứ xin ly hôn vẫn giữ nguyên quan điểm là dựa vào thực trạng của cuộc hôn nhân để công nhận tính không thể tồn tại, tự hôn nhân đã đổ vỡ của pháp luật.

Tóm lại, căn cứ ly hôn và các trường hợp ly hôn đã được quy định trong pháp luật HN & GĐ của Nhà nước ta trong suốt cả quá trình lịch sử từ thời kỳ Nhà nước phong kiến cho đến tận ngày nay. Điều đó cho thấy tầm quan trọng và ảnh hưởng rất lớn của pháp luật HN & GĐ nói chung và các quy định của pháp luật về căn cứ ly hôn và các trường hợp ly hôn nói riêng trong đời sống xã hội của nhân dân ta.

1.3. Khái quát một số nét về căn cứ ly hôn và các trường hợp ly hôn theo pháp luật một số nước trên thế giới

Căn cứ ly hôn và các trường hợp ly hôn theo pháp luật một số nước trên thế giới có nhiều điểm giống và cũng có nhiều điểm khác với pháp luật Việt Nam, tuỳ thuộc vào truyền thống gia đình, điều kiện kinh tế, xã hội, tâm lý của mỗi nước.

1.3.1. Căn cứ ly hôn và các trường hợp ly hôn theo pháp luật Thái Lan

Ở Thái Lan, pháp luật quy định các căn cứ để đương sự kiện đòi ly hôn và cũng là những căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền dựa vào để giải quyết việc ly hôn. Tuy nhiên không phải căn cứ nào đương sự đưa ra để kiện đòi ly hôn Toà án cũng chấp nhận, nếu như “lỗi” mà một bên đưa ra đã được bên kia chấp chấp nhận hoặc đồng loã, như người chồng đã nuôi dưỡng hoặc thờ phụng một người đàn bà như vợ mình hoặc người vợ có ngoại tình mà bên kia đã bỏ qua thì không thể kiện đòi ly hôn đồng nghĩa với việc Toà án không giải quyết việc ly hôn.

Trong các căn cứ trên luật của Thái Lan cũng quy định ly thân là một căn cứ để kiện đòi ly hôn trong rất nhiều căn cứ có thể kiện đòi ly hôn. Khi vợ chồng đã tình nguyện sống ly thân trong hơn 3 năm mà vẫn không thể quay về với nhau để chung sống hạnh phúc hoặc sống ly thân hơn 3 năm theo quyết định của Toà án thì có thể ly hôn. Giống như quy định của pháp luật nhiều nước khác, điều này chúng ta cần học tập và nên được quy định trong Luật HN & GĐ để điều chỉnh vấn đề này khi nó đang tồn tại và là một thực trạng cần giải quyết trong đời sống HN & GĐ ở nước ta hiện nay.

Pháp luật Thái Lan cũng quy định khi vợ hoặc chồng bị tuyên là mất tích, hoặc đã bỏ nơi cư trú của mình hơn 3 năm và không biết chắc chắn người đó còn sống hay đã chết thì người vợ hoặc người chồng của người đó có quyền xin ly hôn. Điều này là hoàn toàn hợp lý khi sự mất tích của người vợ hoặc người chồng đó sẽ không thể duy trì được cuộc sống vợ chồng và mục đích của hôn nhân không đạt được thì cần phải cho họ ly hôn để giải phóng tình trạng đó.

Pháp luật Thái Lan cũng quy định về các trường hợp ly hôn: đó là ly hôn do yêu cầu của một bên (vợ hoặc chồng có thể kiện đòi ly hôn khi có những căn cứ quy định tại Điều 1516 BLDS và TM Thái Lan) và trường hợp thuận tình ly hôn (ly hôn có sự đồng ý của cả hai bên). Trong trường hợp ly hôn có

sự đồng ý của cả hai bên, thì hai vợ chồng phải có một thoả thuận bằng văn bản về việc thực thi quyền bố mẹ đối với mỗi đứa con. Nếu không có sự thoả thuận này, hoặc không đạt được sự thoả thuận nào về việc nuôi con thì vấn đề đó sẽ do Toà án quyết định. Trong trường hợp ly hôn theo phán quyết của Toà án, thì Toà án nơi xét xử vụ ly hôn đó đồng thời cũng ra quyết định về quyền của bố mẹ đối với mỗi đứa con thuộc về bên này hay bên kia. Nếu trong quá trình xét xử nhận ra rằng phải tước quyền bố mẹ của người vợ hoặc người chồng thì Toà án có thể ra quyết định tước quyền bố mẹ của người vợ hoặc người chồng đó và chỉ định một người thứ ba làm người giám hộ có tính đến hạnh phúc và quyền lợi của đứa trẻ [29, tr. 412]. Tuy nhiên, cũng vì quyền lợi và hạnh phúc của đứa trẻ quy định này của pháp luật không cứng nhắc khi người thực thi quyền bố mẹ hoặc người giám hộ có cách cư xử không xứng đáng hoặc có sự thay đổi hoàn cảnh sau khi chỉ định thì Toà án có quyền ra quyết định chỉ định người giám hộ mới, có tính đến hạnh phúc và quyền lợi của đứa trẻ. Quy định này của pháp luật Thái Lan có điểm giống với quy định của pháp luật nước ta trong trường hợp thuận tình ly hôn đối với vấn đề con cái đó là nếu thuận tình ly hôn nhưng không thoả thuận được vấn đề con cái thì vấn đề đó sẽ do Toà án giải quyết. Điều này nhằm bảo vệ quyền lợi và hạnh phúc của trẻ em khi bố mẹ ly hôn. Nhưng cũng có điểm khác là trong khi xét xử Toà án nhận ra rằng phải tước quyền bố mẹ của người vợ hoặc người chồng thì Toà án sẽ quyết định và chỉ định một người thứ ba làm người giám hộ có tính đến hạnh phúc và quyền lợi của đứa trẻ. Điều này chưa được quy định trong pháp luật nước ta nhưng ta cũng có thể lưu ý để học tập trong quá trình hoàn thiện pháp luật của mình, bởi lẽ khi bố mẹ chia tay nhau, điều bất hạnh nhất phải kể đến là những đứa con. Chúng không còn được sống cùng một nhà với cả bố và mẹ nữa, mà phải chia lìa có thể sống với bố hoặc mẹ nhưng thậm chí những người bố, người mẹ trong cuộc chia tay đó cũng không đủ tư cách để nuôi dưỡng chăm sóc thì pháp luật phải can thiệp vào để

giảm bớt những bất hạnh của những đứa trẻ ấy. Chúng đã không được ở với bố hoặc mẹ nữa nhưng nếu những người bố hoặc mẹ này không còn đủ tư cách nữa thì tước luôn quyền bố mẹ của họ để thay thế bằng quyền giám hộ của người thứ ba, như vậy quyền lợi của đứa trẻ có khi được bảo đảm hơn.

1.3.2. Căn cứ ly hôn và các trường hợp ly hôn theo pháp luật của Pháp

Theo Điều 229 BLDS Pháp có thể giải quyết ly hôn trong các trường hợp

sau:


-Vợ chồng thuận tình ly hôn;

- Vợ chồng chấp nhận nguyên tắc chấm dứt hôn nhân;

- Cuộc sống chung hoàn toàn chấm dứt;

- Ly hôn do lỗi.

Về căn cứ ly hôn, Điều 233 BLDS Pháp quy định: “Vợ hoặc chồng hoặc

cả hai vợ chồng có quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn nếu họ chấp nhận nguyên tắc chấm dứt hôn nhân mà không cần tính đến các sự việc dẫn đến ly hôn. Nếu có cơ sở xác định rằng vợ và chồng đều tự nguyện chấp nhận nguyên tắc chấm dứt hôn nhân thì Thẩm phán cho ly hôn và quyết định các hệ quả của việc ly hôn”. Ở đây người ta không quan tâm đến thực trạng của cuộc hôn nhân mà chỉ dựa vào ý chí của các bên trong quan hệ, cái chính là thể hiện việc đề cao cái tôi cá nhân như đã nói ở trên. Quy định này khác với quy định về căn cứ ly hôn ở nước ta. Quan điểm của Nhà nước ta cho phép vợ chồng có quyền được tự do ly hôn khi có căn cứ xác định rằng cuộc hôn nhân của họ là đã “chết”, sự tồn tại chỉ là bề ngoài, hình thức. Do đó căn cứ xin ly hôn theo pháp luật nước ta xuất phát từ bản chất của quan hệ hôn nhân khi “tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được” thì cho ly hôn.

Một căn cứ mà BLDS Pháp quy định đó là ly hôn do chấm dứt hoàn toàn cuộc sống chung. Điều 237 BLDS Pháp quy định: “Vợ hoặc chồng có quyền

yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn nếu cuộc sống chung giữa vợ chồng đã hoàn toàn chấm dứt”.

Cuộc sống chung giữa vợ chồng được coi là hoàn toàn chấm dứt khi hai vợ chồng đã sống riêng biệt từ hai năm trở lên, tính đến thời điểm có quyết định triệu tập ra Toà để giải quyết việc ly hôn [28, tr.177 ]. Nói cách khác đây chính là sự cải hoán ly thân thành ly hôn đã được nói tới trong Bộ dân luật 1972 của Chính quyền Nguỵ Sài Gòn.

Theo pháp luật của Pháp, vợ chồng có thể ly hôn do lỗi. Lỗi ở đây được định nghĩa là “vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hoặc vi phạm nhiều lần các nghĩa vụ hôn nhân, khiến cho đời sống chung giữa vợ chồng không thể kéo dài” [28, tr.178]. Lỗi ở đây có thể là lỗi của một trong hai bên hoặc cả hai bên vợ chồng.

Và ngay cả người có lỗi cũng có quyền yêu cầu ly hôn. Điều 245 BLDS Pháp quy định: “Dù người vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn là người có lỗi thì yêu cầu ly hôn của của người đó vẫn được xem xét; tuy nhiên, lỗi này có thể làm giảm bớt tính chất nghiêm trọng của các sự việc mà người đó viện dẫn để quy kết cho người kia làm căn cứ cho yêu cầu ly hôn.

Lỗi này cũng có thể do bên kia nêu ra trong yêu cầu phản tố. Nếu cả hai yêu cầu cùng được thụ lý thì Toà án sẽ xử cho ly hôn do lỗi của cả hai bên”. Như vậy, lỗi của các bên đều có thể được Toà án thụ lý trong đơn yêu cầu ly hôn của họ. Căn cứ ly hôn của pháp luật HN & GĐ nước ta không quy định yếu tố lỗi là căn cứ ly hôn, bởi lỗi trong quan hệ hôn nhân chưa phải là yếu tố dẫn đến cuộc hôn nhân đã “chết” và phải loại bỏ.

Luật của Pháp quy định về sự thuận tình ly hôn của vợ chồng như sau: Nếu vợ chồng đã thoả thuận với nhau về việc chấm dứt hôn nhân và hệ quả của việc chấm dứt hôn nhân, thì có thể yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn và phê chuẩn thoả thuận giải quyết các hệ quả của việc ly hôn. Thẩm phán phê chuẩn thoả thuận của các bên và tuyên bố cho ly hôn nếu có cơ sở xác

định rằng vợ và chồng thực sự muốn ly hôn và quyết định thuận tình ly hôn của họ là hoàn toàn tự nguyện [28, tr.175]. Thẩm phán chỉ có thể từ chối phê chuẩn thoả thuận của các bên và không giải quyết ly hôn nếu thoả thuận này không đảm bảo lợi ích của con hoặc của một trong hai bên. Quy định này vừa có điểm giống vừa khác so với quy định của pháp luật nước ta. Trường hợp thuận tình ly hôn theo pháp luật nước ta, nếu không thoả thuận được các vấn đề về tài sản, con cái hoặc tuy có thoả thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Toà án sẽ quyết định những vấn đề này như giải quyết ly hôn theo yêu cầu của một bên chứ không từ chối phê chuẩn thoả thuận và không giải quyết ly hôn theo như luật của Pháp. Bởi lẽ họ không thể thoả thuận được hoặc thoả thuận không hợp lý thì giúp họ đạt được sự công bằng mà chính cũng là để bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em chứ cuộc hôn nhân của họ thực sự là đã “chết” cần phải giải phóng cho họ về tất cả các phương diện.

1.3.3. Căn cứ ly hôn và các trường hợp ly hôn theo pháp luật Nhật Bản

Điều 170 BLDS Nhật Bản quy định: “Chồng hoặc vợ chỉ có quyền kiện đòi ly hôn trong những trường hợp sau đây:

1. Nếu một trong hai người bị bên kia ngược đãi, hành hạ thậm tệ.

2. Một trong hai người có hành vi không chung thuỷ.

3. Nếu một trong hai người trong ba năm liền không rõ còn sống hay đã

chết.


4. Một trong hai người bị bệnh tâm thần mà không có khả năng chữa trị 5.Tồn tại lý do dẫn đến các bên không thể tiếp tục hôn nhân.”

Tuy nhiên pháp luật Nhật Bản cũng quy định nếu vợ hoặc chồng kiện

đòi ly hôn với bốn trường hợp quy định tại khoản 1 đến khoản 4 nói trên mà Toà án xét thấy việc tiếp tục hôn nhân là đúng khi căn cứ vào mọi hoàn cảnh thì Toà án có thể không thụ lý đơn kiện đòi ly hôn, nghĩa là các đương sự không thể ly hôn. Điều này giống quy định của pháp luật nước ta. Giải quyết

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/12/2022