Tình Hình Ly Hôn Và Nguyên Nhân Ly Hôn Ở Nước Ta Hiện Nay

Theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 thì có thể chia làm hai trường hợp:

- Người vợ hoặc người chồng đồng thời yêu cầu Toà án tuyên bố chồng hoặc vợ họ mất tích và yêu cầu ly hôn, nếu có đủ điều kiện thì Toà án tuyên bố người đó mất tích (theo quy định của BLDS) và giải quyết cho họ được ly hôn. Nếu chưa đủ điều kiện tuyên bố mất tích thì bác yêu cầu tuyên bố mất tích và cũng bác yêu cầu ly hôn của người kia.

- Việc tuyên bố vợ hoặc chồng mất tích đã xảy ra trước đó, sau khi bản án của Toà án tuyên bố người vợ hoặc người chồng có hiệu lực pháp luật thì người chồng hoặc người vợ của người đó mới có yêu cầu ly hôn thì Toà án giải quyết cho ly hôn.

Khoản 1 Điều 82 BLDS 2005 cũng qui định: “Khi quyết định của Toà án tuyên bố một người là đã chết có hiệu lực pháp luật thì quan hệ về HN & GĐ và các quan hệ nhân thân khác của người đó được giải quyết như với người đã chết”.

Như vậy, qui định tại khoản 2 Điều 89 Luật HN & GĐ đã cụ thể hóa hậu quả của việc Toà án tuyên bố công dân bị mất tích trong BLDS của Nhà nước ta. Trong quan hệ HN & GĐ, việc chồng hoặc vợ bị mất tích ảnh hưởng sâu sắc tới quan hệ vợ chồng và các thành viên trong gia đình. Cần phải giải phóng cho vợ chồng thoát khỏi hoàn cảnh đặc biệt này, khi họ có yêu cầu ly hôn với người chồng hoặc người vợ đã bị Toà án tuyên bố mất tích.

Tóm lại, căn cứ ly hôn theo Luật HN & GĐ năm 2000 thể hiện tính khoa học và thực tiễn. Khi giải quyết ly hôn không chỉ dựa trên cơ sở tình yêu của vợ chồng không còn mà phải dựa trên một thực tế rằng quan hệ đó tự nó đã tan vỡ, sự tồn tại của quan hệ hôn nhân chỉ là hình thức, ly hôn là một giải pháp hữu hiệu nhằm giải phóng cho vợ chồng khỏi cuộc sống chung đầy đau khổ hiện tại, đồng thời cũng giải phóng cho các thành viên khác trong gia đình thoát khỏi cuộc sống đầy căng thẳng, nặng nề, bảo đảm lợi ích của vợ

chồng, của gia đình và của xã hội. Tuy nhiên, đánh giá thực chất mối quan hệ vợ chồng là công việc hết sức khó khăn phức tạp, đòi hỏi các Thẩm phán phải hết lòng với công việc, phải có những trình độ hiểu biết nhất định về tâm lý, về xã hội và đặc biệt phải hiểu sâu sắc các quy định của pháp luật. Nếu sự đánh giá của các Thẩm phán là không chính xác và tuỳ tiện sẽ dẫn đến có quyết định trái với bản chất của chế định ly hôn. Vợ chồng mâu thuẫn nhưng chưa đến mức trầm trọng, đời sống chung vẫn có thể kéo dài mà Toà án đã quyết định cho ly hôn thì ly hôn trong trường hợp này không phải là sự giải phóng mà là lỗi lầm. Thực tế cho thấy, có những cặp vợ chồng, Toà án cho ly hôn nhưng sau đó lại trở về chung sống với nhau, chứng tỏ sự đánh giá của Toà án khi giải quyết ly hôn chưa “thấu tình đạt lý”.‌

2.2. Các trường hợp ly hôn

Quyền yêu cầu ly hôn là quyền nhân thân của vợ chồng. Có thể vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn (ly hôn do một bên yêu cầu) hoặc cả hai vợ chồng yêu cầu ly hôn (thuận tình ly hôn). Dù ly hôn do một bên yêu cầu hay thuận tình ly hôn, khi giải quyết phải đảm bảo đúng đường lối: vừa tôn trọng quyền tự do ly hôn của vợ chồng, vừa phải đảm bảo giải quyết chính xác, không mắc sai lầm trong quyết định cho phép vợ chồng ly hôn.

Theo quy định của Luật HN & GĐ Việt Nam, có hai trường hợp ly hôn: thuận tình ly hôn và ly hôn do một bên yêu cầu.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 100 trang tài liệu này.

2.2.1. Thuận tình ly hôn:

Thuận tình ly hôn là trường hợp cả vợ và chồng cùng yêu cầu chấm dứt hôn nhân được thể hiện bằng đơn thuận tình ly hôn của vợ chồng.

Căn cứ ly hôn và các trường hợp ly hôn theo Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 - 8

Khi vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, Toà án thụ lý đơn và tiến hành thủ tục hoà giải, mục đích là để vợ chồng rút đơn yêu cầu ly hôn và đoàn tụ với nhau. Nếu hoà giải thành tức là vợ chồng rút đơn thuận tình ly hôn thì Toà án lập biên bản hoà giải thành, sau mười lăm ngày kể từ ngày Toà án lập biên bản hoà giải thành mà các bên đương sự không thay đổi ý kiến thì Toà án ra

quyết định đình chỉ giải quyết vụ án. Nếu hoà giải không thành tức là các bên vẫn giữ nguyên ý định ly hôn thì Toà án lập biên bản về việc tự nguyện ly hôn và hoà giải đoàn tụ không thành. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày lập biên bản nếu vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng không có sự thay đổi ý kiến cũng như VKS không có phản đối sự thoả thuận đó, thì Toà án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn mà không phải mở phiên toà nếu các bên đã thoả thuận được với nhau về việc chia tài sản, trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con và sự thoả thuận đó bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con.

Trong trường hợp hoà giải không thành, các bên thực sự tự nguyện ly hôn nhưng không thoả thuận được về việc chia tài sản hoặc việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì Toà án lập biên bản về việc hoà giải đoàn tụ không thành và về những vấn đề hai bên không thoả thuận được hoặc có thoả thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con, đồng thời mở phiên toà xét xử theo thủ tục chung.

Qua thực tế giải quyết các trường hợp thuận tình ly hôn cho thấy, thông thường các cặp vợ chồng thuận tình ly hôn thì tự thoả thuận về việc chia tài sản và nuôi con. Công việc của Toà án chủ yếu là xem xét và đánh giá mức độ mâu thuẫn vợ chồng để công nhận thuận tình ly hôn, hay bác đơn thuận tình ly hôn của vợ chồng, đồng thời công nhận sự tự thoả thuận về việc chia tài sản của vợ chồng. Tuy nhiên, có trường hợp sự thoả thuận của vợ chồng về việc xác định khối tài sản chung và chia tài sản chung đó không phù hợp với các quy định của pháp luật. Chẳng hạn, có trường hợp vợ chồng có tài sản chung, cũng đã tự thoả thuận để chia cho một bên, nhưng trước toà họ lại khai rằng: không có tài sản chung và Toà án cũng nhận định trong bản án là không có tài sản chung là không phù hợp với pháp luật và không bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của các bên. Do vậy, Toà án cần hết sức thận trọng trong việc đánh giá thực chất các quan hệ nhân thân giữa vợ chồng và xác định khối

tài sản chung của vợ chồng trong việc giải quyết các trường hợp thuận tình ly hôn. Đối với việc chia tài sản chung của vợ chồng, khi họ không tự thoả thuận được mà yêu cầu Toà án giải quyết thì Toà án cần quán triệt các nguyên tắc của việc chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn để các quyết định của Toà án về việc chia tài sản chung phù hợp với pháp luật, bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của vợ chồng.

Khi giải quyết thuận tình ly hôn, sự tự nguyện thực sự của vợ chồng là yếu tố cần thiết phải có, nếu thiếu sự tự nguyện của một trong hai bên hoặc cả hai bên thì Toà án không thể công nhận thuận tình ly hôn. Nếu như khi kết hôn sự tự nguyện của hai bên nam nữ là cơ sở của việc xác lập quan hệ vợ chồng, nhưng khi ly hôn sự tự nguyện chỉ là cơ sở để Toà án xem xét giải quyết vụ việc chứ không phải là căn cứ quyết định chấm dứt hôn nhân. Toà án quyết định cho hoặc không cho vợ chồng thuận tình ly hôn vẫn phải dựa trên căn cứ ly hôn theo luật định. Đối với những trường hợp vợ chồng xin thuận tình ly hôn, nhưng thực tế, quan hệ vợ chồng chưa phải là đã đến mức “tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được” thì Toà án không quyết định cho vợ chồng thuận tình ly hôn. Qua công tác điều tra và hoà giải việc thuận tình ly hôn cần xác định vợ chồng có thật sự tự nguyện thuận tình ly hôn hay không? Mâu thuẫn giữa vợ chồng đã trầm trọng chưa? Mục đích của hôn nhân có đạt được hay không? Những yếu tố này tạo nên căn cứ đầy đủ để Toà án công nhận thuận tình ly hôn. Muốn vậy, cán bộ xét xử phải tận tâm với công việc, có tinh thần trách nhiệm cao trước hạnh phúc gia đình của đương sự và lợi ích của xã hội, liên hệ mật thiết với cơ sở, quần chúng mới đánh giá được chính xác ý chí tự nguyện ly hôn của vợ chồng. Qua đó, mới có thể phát hiện những trường hợp thuận tình ly hôn do một bên vợ, chồng hoặc cả hai vợ chồng bị lừa dối, bị cưỡng ép ký đơn; hoặc có trường hợp thuận tình ly hôn giả tạo để để đạt những lợi ích trái pháp luật, mưu cầu lợi ích riêng của vợ chồng như xin thuận

tình ly hôn giả nhằm chuyển hộ khẩu, hoặc tạo điều kiện cho ngưòi chồng lấy vợ lẽ một cách hợp pháp; hoặc tẩu tán tài sản, trốn tránh nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng đối với người khác... (vi phạm khoản 2 Điều 4 Luật HN & GĐ năm 2000). Thông thường, thuận tình ly hôn thiếu sự tự nguyện của vợ, chồng được biểu hiện như: một bên bị cưỡng ép, bị lừa dối, một bên vì tự ái, sĩ diện, vợ chồng thuận tình ly hôn giả... Như vậy, sau khi điều tra, xác minh, nếu có chứng cứ cho rằng thiếu sự tự nguyện của vợ chồng thì Toà án có thể bác đơn thuận tình ly hôn của vợ chồng.

Như vậy, việc pháp luật quy định và công nhận sự thuận tình ly hôn của hai vợ chồng là nhằm giải quyết và chấm dứt những mâu thuẫn, xung đột trầm trọng trong cuộc sống vợ chồng mà từ đó, mục đích hôn nhân không đạt được, ảnh hưởng đến cuộc sống của con cái và các thành viên khác trong gia đình. Tuy nhiên, vợ chồng không thể xin ly hôn một cách tuỳ tiện, vô trách nhiệm mà phải phù hợp với yêu cầu của pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội trên cơ sở cân nhắc đến lợi ích chung của gia đình con cái.

Cũng theo Điều 90 Luật HN & GĐ năm 2000, trong việc thuận tình ly hôn, ngoài ý chí thật sự tự nguyện xin thuận tình ly hôn của cả hai vợ chồng, đòi hỏi vợ chồng còn phải có sự thoả thuận với nhau về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên trên cơ sở đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ và con; nếu vợ chồng không thể thoả thuận được, hoặc tuy có thoả thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Toà án quyết định.

Nội dung quy định tại Điều 90 Luật HN & GĐ năm 2000 về thuận tình ly hôn vừa bảo đảm được tính bao quát, vừa chi tiết, cụ thể hơn so với đoạn 2 Điều 40 Luật HN & GĐ năm 1986, tạo điều kiện cho việc giải thích, áp dụng luật chính xác.

2.2.2. Ly hôn theo yêu cầu của một bên

Ly hôn theo yêu cầu của một bên là trường hợp chỉ có một trong hai vợ chồng yêu cầu được chấm dứt quan hệ hôn nhân (chỉ có vợ hoặc chồng làm đơn yêu cầu Toà án giải quyết cho họ được ly hôn).

Bên cạnh những trường hợp vợ chồng thuận tình ly hôn, còn có nhiều trường hợp việc ly hôn chỉ xuất phát từ ý chí của một bên vợ hoặc chồng mà không có sự thuận tình của bên kia vì những lý do khác nhau: do không nhận thức được mâu thuẫn giữa vợ chồng đã sâu sắc, trầm trọng, quan hệ hôn nhân đã tan vỡ hoặc có thể nhận thức được nhưng vẫn không muốn ly hôn vì động cơ nào đó như: quyền lợi con cái, danh dự, uy tín cá nhân, muốn cứu vãn hạnh phúc gia đình hoặc cũng có thể muốn gây khó khăn cho bên kia, coi đó là áp lực, là điều kiện trong quá trình ly hôn… Về nguyên tắc, Toà án chỉ xét xử cho ly hôn nếu xét thấy quan hệ vợ chồng đã ở vào “tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được”. Như vậy, xét về bản chất, giải quyết ly hôn trong trường hợp thuận tình ly hôn hoặc một bên vợ, chồng yêu cầu là giống nhau.

Toà án chỉ quyết định công nhận thuận tình ly hôn hoặc xử cho ly hôn (trong trường hợp một bên vợ, chồng yêu cầu ly hôn) khi quan hệ hôn nhân đã tan vỡ, mâu thuẫn vợ chồng đã sâu sắc, trầm trọng, tình cảm yêu thương giữa vợ chồng đã hết, mục đích của hôn nhân đã không đạt được. Bản án hoặc quyết định ly hôn của Toà án khi có hiệu lực pháp luật đều là sự kiện pháp lý làm chấm dứt quan hệ vợ chồng. Khi giải quyết ly hôn, Toà án không dựa trên cơ sở sự yêu cầu cũng như lỗi của vợ chồng để tuyên bố cho ly hôn mà phải xác định được thực trạng của quan hệ hôn nhân, phải áp dụng căn cứ ly hôn một cách chính xác mới là giải pháp nhằm củng cố các quan hệ gia đình trên cơ sở mới, theo chiều hướng tích cực.

Khi một bên vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn thì Toà án phải tiến hành hoà giải. Nếu hoà giải đoàn tụ thành mà người yêu cầu ly hôn không rút đơn

yêu cầu ly hôn thì Toà án lập biên bản hoà giải thành. Sau mười lăm ngày, kể từ ngày lập biên bản, nếu vợ, chồng không có sự thay đổi ý kiến cũng như VKS không phản đối thì Toà án ra quyết định công nhận hoà giải đoàn tụ thành và quyết định này có hiệu lực pháp luật ngay và các đương sự không có quyền kháng cáo, VKS không có quyền kháng nghị. Nếu Toà án hoà giải đoàn tụ không thành thì lập biên bản hoà giải đoàn tụ không thành và mở phiên toà xét xử theo thủ tục chung. Toà án quyết định cho vợ chồng ly hôn nếu có đủ căn cứ ly hôn theo qui định của pháp luật. Nếu không đủ căn cứ để quyết định cho vợ chồng ly hôn thì Toà án bác yêu cầu ly hôn của vợ, chồng. Người có đơn yêu cầu ly hôn mà bị Toà án bác đơn thì sau một năm kể từ ngày quyết định bác đơn ly hôn có hiệu lực pháp luật, người đó mới có quyền yêu cầu ly hôn.

Nhìn chung, qua việc giải quyết các yêu cầu ly hôn cho thấy quan hệ vợ chồng đã có những mâu thuẫn trầm trọng và các bên không thể tiếp tục chung sống với nhau được nữa, một bên không yêu cầu ly hôn chỉ vì không nhận thức và đánh giá đúng thực chất của quan hệ vợ chồng hoặc có thể đã đánh giá và nhận thức đúng quan hệ vợ chồng nhưng không muốn ly hôn vì một động cơ nào đó. Trong các trường hợp này Toà án xét xử chỉ căn cứ vào thực chất quan hệ vợ chồng. Do đó, dù bên không làm đơn yêu cầu ly hôn không đồng ý ly hôn, Toà án vẫn có thể quyết định cho vợ chồng ly hôn khi quan hệ hôn nhân đã thực sự tan vỡ. Ví dụ: vợ chồng đã mâu thuẫn trầm trọng nhưng chỉ có chồng yêu cầu ly hôn còn vợ thì không đồng ý ly hôn vì muốn “giam chân” chồng, để chồng không thể kết hôn với người khác. Trong trường hợp này Toà án có thể chấp nhận yêu cầu ly hôn của chồng.

Tóm lại, về căn cứ ly hôn và các trường hợp ly hôn theo Luật HN & GĐ năm 2000 đã đáp ứng được yêu cầu về nội dung và kỹ thuật lập pháp khi quy định vấn đề này đã quy định thành ba điều luật riêng (Điều 89, Điều 90 và Điều 91). Đặc biệt, Điều 89 với tiêu đề “Căn cứ cho ly hôn ”, bao gồm căn

cứ chung: “Toà án xem xét yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì Toà án quyết định cho ly hôn” và còn qui định căn cứ ly hôn cụ thể khi “người vợ hoặc người chồng của người bị Toà án tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Toà án giải quyết cho ly hôn”. Quy định về nội dung căn cứ ly hôn tại một điều luật riêng đã thống nhất cách hiểu và vận dụng pháp luật một cách thuận lợi. Căn cứ ly hôn này áp dụng cho các trường hợp ly hôn theo luật định: trường hợp thuận tình ly hôn và ly hôn do một bên vợ, chồng yêu cầu; hoặc vợ, chồng yêu cầu ly hôn với những nguyên nhân, lý do cụ thể (ngoại tình, không có con, tính tình không hợp, mâu thuẫn gia đình…) khi quyết định Toà án cần phải quán triệt áp dụng căn cứ ly hôn thật chính xác. Điều 89 Luật HN & GĐ năm 2000 với nội dung cụ thể hơn khi định lượng các tiêu chí để Toà án quyết định công nhận thuận tình ly hôn.‌

2.3. Tình hình ly hôn và nguyên nhân ly hôn ở nước ta hiện nay

2.3.1. Tình hình ly hôn

Trong những năm gần đây, ly hôn trở thành hiện tượng phổ biến trong xã hội Việt Nam. Pháp luật công nhận quyền tự do ly hôn nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của vợ chồng, bảo vệ chế độ HN & GĐ và bảo vệ trật tự xã hội. Cũng như bất kỳ hiện tượng xã hội nào, vấn đề ly hôn bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố. Kể từ khi nền kinh tế chuyển đổi theo cơ chế thị trường, ly hôn có xu hướng không ngừng tăng lên trong phạm vi cả nước bởi đã nảy sinh nhiều quan niệm khác nhau về giá trị tình yêu về HN & GĐ trong bản thân các cặp vợ chồng.

Từ khi nền kinh tế chuyển đổi sang cơ chế thị trường theo định hướng XHCN, ly hôn có xu hướng không ngừng tăng lên trên phạm vi cả nước. Theo thống kê của TAND TC, từ năm 2000 đến nay, các vụ việc tranh chấp về HN & GĐ mà Toà án các cấp trong toàn quốc đã giải quyết tăng rất nhanh, năm sau cao hơn năm trước. Có thể thấy rõ điều này qua số liệu dưới đây:

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/12/2022