Khái Niệm, Đặc Điểm Của Áp Dụng Pháp Luật Về Căn Cứ Ly Hôn

sống tinh thần của con cái. Nhưng vợ, chồng vẫn cương quyết ly hôn thì Tòa án sẽ căn cứ theo quy định của pháp luật để giải quyết.

Từ những phân tích trên và theo quy định của pháp luật hiện hành có thể hiểu: ly hôn là một sự kiện pháp lý do Tòa án công nhận bằng quyết định công nhận thuận tình ly hôn hoặc bằng bản án để chấm dứt quan hệ vợ chồng và chấm dứt quyền và nghĩa vụ của vợ chồng với nhau.

1.1.2. Nội dung căn cứ ly hôn

Trong phần khái niệm ly hôn đã đề cập đến quan điểm của nhà nước ta cho phép vợ chồng có quyền được tự do ly hôn. Như vậy không có nghĩa là Tòa án áp dụng căn cứ cho ly hôn một cách tùy tiện theo nguyện vọng của vợ, chồng. Giải quyết ly hôn một mặt phải bảo đảm lợi ích của vợ chồng, mặt khác phải bảo đảm lợi ích của con cái, của các thành viên khác trong gia đình và lợi ích của xã hội. Do đó Nhà nước phải kiểm soát việc ly hôn bằng cách xác định những điều kiện cần và đủ để cho phép chấm dứt quan hệ vợ chồng trước pháp luật.

Giải quyết ly hôn là dựa vào thực chất mối quan hệ vợ, chồng, trên cơ sở đánh giá một cách khách quan mà hoàn toàn không có ý chí chủ quan của cán bộ Tòa án hay các đương sự. Do đó, việc giải quyết ly hôn không dựa vào lỗi của vợ chồng. Trên quan điểm giải quyết: “Ly hôn chỉ là việc xác nhận một sự kiện: cuộc hôn nhân này là cuộc hôn nhân đã chết, sự tồn tại của nó chỉ là bề ngoài và lừa dối. Đương nhiên không phải sự tùy tiện của nhà lập pháp, cũng không phải sự tùy tiện của những cá nhân, mà chỉ bản chất của sự kiện mới quyết định được là cuộc hôn nhân đã chết hoặc chưa chết. Bởi vì, như mọi người đều biết, việc xác nhận sự kiện chết tùy thuộc vào thực chất của vấn đề, chứ không phải vào nguyện vọng của những bên hữu quan...Nhà lập pháp chỉ có thể xác định những điều kiện trong đó hôn nhân được phép tan vỡ. Nghĩa là trong đó, về thực chất hôn nhân tự nó đã bị

phá vỡ rồi. Việc Tòa án cho phép phá bỏ hôn nhân chỉ có thể là việc ghi biên bản sự tan rã bên trong của nó [1].

Pháp luật cần dự liệu đúng và chính xác khi quy định về căn cứ ly hôn. Dựa vào những quy định đó, Tòa án có thể áp dụng đúng đắn các quy định đó vào từng trường hợp cụ thể để giải quyết ly hôn. Điều này vô cùng quan trọng, bởi ly hôn chính là khi đời sống vợ chồng đã thực sự kết thúc, là giải pháp cuối cùng mà cả hai bên vợ chồng cùng hướng đến. Sau ly hôn là hàng loạt những hậu quả pháp lý như: quyền nuôi con, quyền thay đổi quyền nuôi con, nghĩa vụ cấp dưỡng, nghĩa vụ thanh toán nợ....Vì vậy, pháp luật về căn cứ ly hôn quy định càng rõ ràng, cụ thể và thống nhất thì quá trình áp dụng sẽ thuận lợi và chính xác.

Từ quan điểm trên cho thấy, Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định căn cứ ly hôn mang tính khoa học, phản ánh thực chất mối quan hệ vợ chồng đã bị phá vỡ. Việc Tòa án giải quyết cho họ được ly hôn chính là công nhận một thực tế đã và đang tồn tại trong mối quan hệ vợ chồng là không cải thiện được. Với những căn cứ ly hôn như vậy sẽ đảm bảo khi Tòa án cho phép vợ chồng ly hôn là hoàn toàn phù hợp với thực tế mâu thuẫn trong đời sống vợ chồng. Cho phép vợ chồng ly hôn trong những trường hợp hôn nhân không thể kéo dài và cứu vãn được chính là giải phóng cho cả vợ chồng và cho xã hội.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội, căn cứ ly hôn qua các thời kỳ cũng có những sửa đổi, bổ sung và thay thế cho phù hợp, góp phần không nhỏ trong việc giải quyết các vụ án về ly hôn.

Luật HN và GĐ năm 1959 (Điều 6), Luật HN và GĐ năm 1986 (Điều

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

40) và Luật HN và GĐ năm 2000 (Điều 89) quy định dù hai bên vợ chồng thuận tình ly hôn hoặc một bên vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn khi mâu thuẫn vợ chồng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn

nhân không đạt được thì Tòa án quyết định cho ly hôn. Quy định về nội dung căn cứ ly hôn nhằm đảm bảo quyền tự do cá nhân của vợ chồng trong quan hệ gia đình. Đồng thời nhằm đảm bảo sự dung hòa giữa các lợi ích trái ngược nhau giữa vợ và chồng, trong đó có lợi ích của con cái, thể hiện ý chí của giai cấp trong hôn nhân tự nguyện, bình đẳng, dân chủ và trong khuôn khổ quy định của pháp luật. Khi quy định về nội dung căn cứ ly hôn phải đảm bảo tính pháp chế, có nghĩa là những nội dung, những điều kiện cần và đủ để giải quyết cho vợ chồng phải được các bên chủ thể tôn trọng và triệt để thực hiện. Nếu việc quy định nội dung căn cứ ly hôn không đảm bảo tính pháp chế, không đảm bảo quyền lợi của vợ chồng và các thành viên khác trong gia đình sẽ dẫn đến việc tuân thủ pháp luật không nghiêm túc và có thể dẫn tới những vi phạm hoặc sự tuân thủ pháp luật không mang tính tự nguyện.

Căn cứ ly hôn theo luật hôn nhân và gia đình năm 2000 qua thực tiễn áp dụng pháp luật tại tòa án nhân dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng - 3

Bên cạnh tính pháp chế, khi quy định về nội dung căn cứ ly hôn còn phải đảm bảo tính khác quan, tính khả thi. Có nghĩa là, những quy định của pháp luật về căn cứ ly hôn được quy định và áp dụng chung cho tất cả các trường hợp xin ly hôn. Tuy nhiên, khi áp dụng vào các trường hợp ly hôn cụ thể chúng ta không thể áp dụng mang tính rập khuôn máy móc. Việc quy định nội dung căn cứ ly hôn nhằm đảm bảo sự công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ của tất cả các bên. Trong đó có sự ưu tiên cho phụ nữ và trẻ em. Việc quy định các căn cứ cho ly hôn phải đảm bảo rõ ràng, dễ hiểu và có thể áp dụng được trong thực tế cuộc sống. Điều này đòi hỏi nhà lập pháp khi ban hành nội dung căn cứ ly hôn phải có tính dự liệu cao về những trường hợp có thể cho ly hôn, đảm bảo tính khả thi trong việc áp dụng pháp luật.

Pháp luật nước ta luôn tôn trọng quyền tự do tìm hiểu yêu đương, kết hôn của đôi bên nam nữ. Đồng thời cũng tôn trọng quyền tự do ly hôn của họ khi đời sống chung không có hạnh phúc. Tuy nhiên, tự do ly hôn cũng phải trong những khuôn khổ và điều kiện nhất định mà pháp luật đã dự liệu. Nhằm

hạn chế và tránh những trường hợp một bên vì ích kỷ cá nhân, vì hạnh phúc riêng của mình (như một bên ngoại tình) và yêu cầu ly hôn. Trong những quy định về ly hôn, pháp luật quy định hạn chế quyền ly hôn của người chồng khi vợ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi (Khoản 2 Điều 85).

Với các phân tích trên cơ sở các quy định của pháp luật có thể hiểu: “Căn cứ ly hôn là những tình tiết hay những điều kiện do pháp luật quy định mà khi có những tình tiết hay điều kiện đó thì Tòa án cho ly hôn.

Điều kiện cần trước hết là đơn xin ly hôn của vợ hoặc chồng hoặc của cả hai vợ chồng. Điều kiện đủ là thực trạng đời sống chung của vợ chồng phản ánh hoặc thể hiện những mâu thuẫn gay gắt không thể giải quyết được. Đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài và mục đích của hôn nhân không đạt được. Hay khi một trong hai bên vợ chồng bị tòa án tuyên bố mất tích, và bên kia có đơn yêu cầu thì tòa án xem xét giải quyết.

Dựa trên các điều kiện đó thì Tòa án cho phép vợ chồng ly hôn.

1.2. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ CĂN CỨ LY HÔN

1.2.1. Khái niệm

Thực hiện đúng đắn và nghiêm chỉnh pháp luật là một yêu cầu khách quan của cơ quan quản lý nhà nước bằng pháp luật ở nước ta hiện nay. Pháp luật được ban hành nhiều nhưng ít đi vào cuộc sống thì điều đó chứng tỏ công tác quản lý nhà nước kém hiệu quả. Do đó, xây dựng pháp luật và thực hiện pháp luật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

Vậy thực hiện pháp luật là gì? Thực hiện pháo luật là một quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, tạo ra cơ sở pháp lý cho hành động thực tế của chủ thể pháp luật. Các quy phạm pháp luật (QPPL) rất phong phú cho nên hình thức thực hiện chúng cũng khác nhau. Căn cứ vào tính chất của hoạt động, thực hiện pháp luật,

khoa học pháp lý đã xác định những hình thức thực hiện pháp luật sau:

-Tuân thủ pháp luật: Là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật tự kiềm chế, không tiến hành những hoạt động hay hành vi mà pháp luật cấm.

- Thi hành pháp luật: Là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể tích cực thực hiện nghĩa vụ của mình theo pháp luật quy định.

- Sử dụng pháp luật: Là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể tích cực chủ động thực hiện các quyền chủ thể của mình theo pháp luật quy định.

- Áp dụng pháp luật (hiểu một cách khái quát) là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó nhà nước dựa vào pháp luật để trao quyền cho các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, các cá nhân để căn cứ vào các quy định của pháp luật ban hành các quyết định các biệt làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một quan hệ pháp luật cụ thể.

Quan niệm áp dụng pháp luật (ADPL) như vừa nêu trên được thể hiện rất rõ trong cuộc sống xã hội: chẳng hạn để ADPL hình sự nhằm buộc kẻ phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự thì nhà nước đã trao quyền cho Tòa án và Tòa án căn cứ vào các quy định cụ thể của pháp luật hình sự để xét xử ra một bản án (văn bản ADPL hình sự) buộc kẻ phạm tội phải chịu một hình phạt nhất định. Hoặc để bảo vệ an toàn giao thông, Nhà nước bằng pháp luật đã quy định cho các chiến sỹ cảnh sát giao thông có quyền áp dụng các quy phạm pháp luật giao thông ra các quyết định xử phạt hành chính đối với các chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật giao thông như vượt đèn đỏ, đi vào đường ngược chiều…Ngoài ra, trong một số trường hợp, Nhà nước cũng cho phép một số tổ chức xã hội được ADPL, như pháp luật về Hội cho phép một số tổ chức xã hội được ADPL ra quyết định tuyển nhân viên vào làm việc trong tổ chức của mình.

Trong các hình thức thực hiện pháp luật, thì ADPL mà một hình thức thực hiện pháp luật đặc biệt,vì pháp luật ở đây được thực hiện bởi các chủ thể nắm quyền lực Nhà nước. Nếu tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật và sử dụng pháp luật là những hình thức mọi chủ thể pháp luật đều có thể tự thực hiện thì ADPL là hình thức luôn có sự tham gia của Nhà nước. ADPL là hình thức rất quan trọng của việc thực hiện pháp luật. Trong đó pháp luật tác động vào cuộc sống, vào các quan hệ xã hội để đạt hiệu quả cao nhất, các quy định của nó đều được thực hiện triệt để, bởi vì ADPL luôn có sự can thiệp của nhà nước.

Trong thực tế, nếu chỉ thông qua các hình thức thực hiện pháp luật như: Tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật và sử dụng pháp luật, thì pháp luật có lúc không được thực hiện triệt để vì các chủ thể không tự giác thực hiện, bởi các hình thức này chỉ do các chủ thể pháp luật tự giác thực hiện mà không có sự bắt buộc hay cưỡng chế thực hiện của Nhà nước.

Qua phân tích cho thấy ADPL có những đặc điểm sau:

Một là, ADPL chỉ do những cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành. Pháp luật quy định cho mỗi loại cơ quan nhà nước được quyền áp dụng một số loại văn bản pháp luật nhất định trong những trường hợp nhất định.

Chẳng hạn, chỉ có các cơ quan Công an, Viện kiểm sát và Tòa án mới được ADPL hình sự để điều tra, truy tố và xét xử kẻ tội phạm.

Hai là, ADPL là một hoạt động mang tính quyền lực nhà nước, thể hiện: Cơ quan ADPL áp dụng theo ý chí đơn phương mà không phụ thuộc và ý chí của bên bị áp dụng. Việc thực hiện các quy định trong văn bản ADPL được đảm bảo thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước.

Ba là, ADPL là một hoạt động được tiến hành theo một trình tự, thủ tục tố tụng rất chặt chẽ. Chẳng hạn, muốn ADPL hình sự phải thực hiện theo đúng các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và Bộ luật hình sự. Muốn giải

quyết cho ly hôn phải căn cứ theo quy định của Luật HN &GĐ, Luật dân sự và tuân thủ thời hạn quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự.

Bốn là, ADPL là một hoạt động sáng tạo. Nghĩa là, khuôn khổ của pháp luật cho phép người ADPL phải vận dụng tri thức khoa học của mình để ADPL sáng tạo mà không rập khuôn, máy móc.

Áp dụng pháp luật thường được thực hiện trong các trường hợp sau:

Thứ nhất, khi cần áp dụng các biện pháp cưỡng chế bằng một chế tài thích hợp với những chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật. Chẳng hạn khi cần cưỡng chế một hình phạt tù đối với kẻ thực hiện hành vi phạm tội thì các cơ quan bảo về pháp luật như Công an, Viện kiểm sát, Tòa án đã dựa trên cơ sở pháp luật hình sự để tiến hành điều tra, truy tố, xét xử, ra bản án, ấn định trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội và buộc họ phải chấp hành hình phạt đã nêu trong bản án đó. Hay như trong trường hợp bản án Hôn nhân gia đình buộc người chồng phải có nghĩa vụ cấp dưỡng, nhưng họ đã không thực hiện và khi người vợ có đơn yêu cầu thi hành án, thì cơ quan Thi hành án buộc người chồng phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng như nội dung trong bản án đã có hiệu lực quy định.

Thứ hai, khi quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể không mặc nhiên phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt nếu thiếu sự can thiệp của Nhà nước. Chẳng hạn, Điều 55 của Hiến pháp năm 1992 quy định: “Lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân”, nhưng quyền và nghĩa vụ đó chỉ phát sinh khi có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức, cá nhân được nhà nước trao quyền tuyển dụng công dân vào đó làm việc.

Thứ ba, khi xảy ra tranh chấp về quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý giữa các bên tham gia quan hệ pháp luật mà các bên không tự giải quyết được. Chẳng hạn, khi phát sinh tranh chấp về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong hợp đồng dân sự mà hai bên không bàn bạc giải quyết được nên nhờ

đến Tòa án và Tòa án căn cứ vào các quy định của pháp luật ra một bản án xác định các quyền và nghĩa vụ giữa các bên.

Thứ tư, trong một số quan hệ pháp luật mà Nhà nước thấy cần thiết phải tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của các bên tham gia vào quan hệ đó hoặc Nhà nước xác nhận sự tồn tại hay không tồn tại của một số sự việc, sự kiện thực tế. Ví dụ: Việc xác nhận di chúc, chứng thực thế chấp, chứng nhận đăng ký kết hôn…

Từ những phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm: ADPL là một hoạt động mang tính tổ chức, tính quyền lực nhà nước, trong đó nhà nước thông qua các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các tổ chức xã hội, các cá nhân được Nhà nước trao quyền căn cứ vào các quy định của pháp luật để đề ra một văn bản ADPL làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt các quan hệ pháp luật.

1.2.2. Đặc điểm áp dụng pháp luật về căn cứ ly hôn

Áp dụng pháp luật nói chung là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước. Áp dụng pháp luật về căn cứ ly hôn có những đặc điểm chung của áp dụng pháp luật, ngoài ra do đặc thù về đối tượng áp dụng là quan hệ hôn nhân gia đình nên có những đặc điểm riêng sau:

Áp dụng pháp luật về căn cứ ly hôn chỉ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng. Cụ thể ở đây là Thẩm phán cán bộ Tòa án nhân dân được nhà nước giao nhiệm vụ giải quyết các vụ án về hôn nhân và gia đình nói chung. Trong hoạt động áp dụng pháp luật về căn cứ ly hôn phải được tiến hành theo trình tự thủ tục chặt chẽ. Từ giai đoạn nhận đơn, thụ lý đơn, hòa giải, ra quyết định hay bản án đều phải theo đúng quy định của Bộ luật tố tụng dân sự, Luật Dân sự, Luật HN & GĐ và các văn bản hướng dẫn thi hành. Tòa áp dụng pháp luật về căn cứ cho ly hôn cũng chính là thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình. Và theo quy định của pháp luật, hiện nay chỉ có Tòa án mới có thẩm quyền giải quyết cho ly hôn.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/12/2022