Theo hướng dẫn tại Nghị quyết 02/2000/NQ –HĐTP ngày 23 tháng 12 năm 2000 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì được coi là tình trạng của vợ chồng trầm trọng khi:
- Vợ chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau như người nào chỉ biết bổn phận của người đó, bỏ mặc người vợ hoặc chồng muốn sống ra sao thì sống, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức nhắc nhở, hòa giải nhiều lần.
- Vợ chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau như thường xuyên đánh đập, hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hòa giải nhiều lần.
-Vợ chồng không chung thủy với nhau như có quan hệ ngoại tình, đã được người vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình (Mục 8 điểm a1).
Cơ sở để nhận định đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài là căn cứ vào tình trạng hiện tại của vợ chồng đã đến mức trầm trọng như hướng dẫn tại điểm a1 Mục 8 và “đã được nhắc nhở, hòa giải nhiều lần mà vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình hoặc vẫn tiếp tục sống ly thân, bỏ mặc nhau hoặc vẫn tiếp tục có hành vi ngược đãi hành hạ, xúc phạm nhau” (Mục 8 điểm 2 NQ 02/2000/ HĐTP).
Thứ hai, “mục đích của hôn nhân không đạt được” hiểu như thế nào?
Hôn nhân là sự liên kết giữa một người nam và một người nữ dựa trên nguyên tắc hoàn toàn tự nguyện và bình đẳng…nhằm chung sống với nhau suốt đời và xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững.
Như vậy, mục đích của việc xác lập quan hệ hôn nhân là nhằm xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững thì khi hôn nhân không đạt được mục đích của nó, vợ chồng có thể được ly hôn. Để đảm bảo sự tồn tại của hôn nhân và xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, bền vững đòi hỏi mỗi bên vợ chồng phải cùng có ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện các nghĩa vụ của họ đối với nhau, với gia đình và xã hội. Đặc biệt vợ chồng phải tạo điều kiện cho nhau thực hiện tốt các nghĩa vụ và quyền về nhân thân của vợ chồng. Khi mà vợ chồng chung sống mỗi bên đều cảm thấy hạnh phúc, vợ chồng hoàn toàn bình đẳng với nhau thì quan hệ hôn nhân đó đã đạt được mục đích của nó. Ngược lại, nếu vợ chồng chung sống với nhau nhưng mỗi người hoặc cả hai người đều thấy mệt mỏi. Hai bên thường hay xúc phạm nhau về tinh thần và thể xác dẫn tới việc họ không còn muốn chung sống với nhau nữa. Mục đích của họ cùng chung sức xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc không đạt được thì hôn nhân của họ đã đến mức tan vỡ. Mục đích của hôn nhân ban đầu đã không đạt được.
Nghị quyết số 02/2000/NQ – HĐTP ngày 23 tháng 12 năm 2000 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, tại điểm a3 Mục 8 hướng dẫn về việc nhận định mục đích hôn nhân không đạt được là “không còn tình nghĩa vợ chồng; không bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ chồng; không tôn trọng danh dự, nhân phẩm uy tín của vợ, chồng; không giúp đỡ tạo điều kiện cho nhau phát triển mọi mặt”. Như vậy, những điểm trên đây là cơ sở cho việc xác định mục đích của hôn nhân không đạt được. Nếu vợ chồng chung sống lại có những biểu hiện đó thì có nghĩa là họ không thể cùng nhau xây dựng được gia đình bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc…và ly hôn tất yếu sẽ xảy ra.
Hai nội dung trên đây của căn cứ ly hôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nếu “tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài” thì tất
Có thể bạn quan tâm!
- Khái Niệm, Đặc Điểm Của Áp Dụng Pháp Luật Về Căn Cứ Ly Hôn
- Căn Cứ Ly Hôn Qua Các Giai Đoạn Phát Triển Của Pháp Luật Việt Nam
- Trong Trường Hợp Vợ Hoặc Chồng Của Người Bị Tòa Án Tuyên Bố Mất Tích Xin Ly Hôn Thì Tòa Án Giải Quyết Cho Ly Hôn”.
- Áp Dụng Pháp Luật Trong Giải Quyết Án Ly Hôn Qua Thực Tiễn Xét Xử Tại Tòa Án Nhân Dân Trên Địa Bàn Thành Phố Đà Nẵng Từ Năm 2006 – 2011
- Căn cứ ly hôn theo luật hôn nhân và gia đình năm 2000 qua thực tiễn áp dụng pháp luật tại tòa án nhân dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng - 8
- Căn cứ ly hôn theo luật hôn nhân và gia đình năm 2000 qua thực tiễn áp dụng pháp luật tại tòa án nhân dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng - 9
Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.
yếu là “mục đích của hôn nhân không đạt được”. Từ đó cho thấy quan hệ giữa vợ chồng là quan hệ riêng tư giữa hai cá nhân nhưng lại tác động trực tiếp tới gia đình. Do vậy quan hệ hôn nhân mang ý nghĩa xã hội to lớn. Hôn nhân là cơ sở của gia đình, gia đình là tế bào của xã hội. “Gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt” [34]. Sự tồn tại bền vững của quan hệ hôn nhân không chỉ là sự quan tâm của vợ chồng mà còn là sự quan tâm của toàn xã hội. Khi giải quyết ly hôn phải xem xét không những mặt riêng tư của mối quan hệ này mà còn phải xem xét mặt xã hội của nó. Các Thẩm phán khi giải quyết ly hôn phải điều tra, xác minh và xem xét lợi ích của vợ chồng, con cái, của gia đình và của xã hội trong quan hệ hôn nhân đó. Xem xét đánh giá toàn diện sẽ đảm bảo giải quyết ly hôn mang lại kết quả tích cực là làm củng cố các quan hệ gia đình, thúc đẩy gia đình phát triển phù hợp với đạo đức truyền thống dân tộc và với lợi ích chung của xã hội.
2.1.2. Vợ hoặc chồng bị tòa án tuyên bố mất tích
Tại khoản 2 Điều 89 Luật HN &GĐ năm 2000 quy định: “Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn”. Như vậy, quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án cũng được coi là căn cứ ly hôn nếu người vợ hoặc người chồng của người bị tuyên bố mất tích yêu cầu Tòa án giải quyết cho ly hôn.
Căn cứ ly hôn này rất dễ xác định. Chỉ cần có quyết định tuyên bố vợ hoặc chồng mất tích và có đơn yêu cầu của người kia thì tòa án giải quyết cho ly hôn. Pháp luật về hôn nhân và gia đình quy định đây là căn cứ cho ly hôn là hoàn toàn phù hợp với mục đích, ý nghĩa của hôn nhân. Nếu một trong hai bên vợ chồng bị tòa án tuyên bố mất tích là khi họ đã biệt tích hai năm liền mà không có tin xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết. Chính sự vắng mặt đó của một trong hai vợ chồng làm cho hôn nhân của họ tồn tại chỉ mang tính hình thức. Giải quyết ly hôn trong trường hợp này nhằm bảo vệ
quyền lợi cho người vợ hoặc người chồng về các lợi ích nhân thân và lợi ích tài sản, đồng thời cũng nhằm củng cố mối quan hệ gia đình nói chung.
Theo hướng dẫn tại Nghị quyết 02/2000/NQ - HĐTP ngày 23 tháng 12 năm 2000 thì có thể chia căn cứ ly hôn này thành hai trường hợp:
- Người vợ hoặc người chồng đồng thời yêu cầu Tòa án tuyên bố chồng hoặc vợ của họ mất tích và yêu cầu ly hôn. Nếu có đủ điều kiện thì Tòa án tuyên bố người đó mất tích theo quy định của Bộ luật dân sự và giải quyết cho họ được ly hôn. Nếu chưa đủ điều kiện tuyên bố mất tích thì bác yêu cầu tuyên bố mất tích và cũng bác yêu cầu ly hôn của người kia.
- Việc tuyên bố vợ hoặc chồng mất tích đã xảy ra trước đó. Sau khi bản án của tòa án tuyên bố người vợ hoặc người chồng mất tích có hiệu lực pháp luật thì người chồng hoặc người vợ của người đó mới có quyền yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
Căn cứ ly hôn trong Luật HN&GĐ năm 2000 thể hiện tính khoa học và thực tiễn cao. Khi giải quyết ly hôn không chỉ dựa trên cơ sở tình yêu của vợ chồng không còn mà phải dựa trên một thực tế rằng quan hệ đó tự nó đã tan vỡ, sự tồn tại của hôn nhân chỉ là hình thức, ly hôn là giải pháp hữu hiệu nhằm giải phóng cho vợ chồng thoát khỏi cuộc sống chung đầy mâu thuẫn và đau khổ hiện tại. Đồng thời cũng giải phóng cho các thành viên khác trong gia đình thoát khỏi cuộc sống đầy căng thẳng, nặng nề, bảo đảm cho lợi ích vợ chồng, của gia đình và của cả xã hội.
Tuy nhiên, để đánh giá thực chất mối quan hệ vợ chồng là công việc hết sức khó khăn, phức tạp, đòi hỏi các Thẩm phán phải hết lòng với công việc, phải có trình độ hiểu biết sâu sắc các quy định của pháp luật. Và đặc biệt là phải có kinh nghiệm sống cũng như khả năng lắng nghe và hòa giải tốt. Nếu sự đánh giá của các Thẩm phán là không chính xác hoặc tùy tiện sẽ dẫn đến có quyết định trái với bản chất của chế định ly hôn. Vợ chồng mâu thuẫn
nhưng chưa đến mức trầm trọng, đời sống chung có thể kéo dài mà tòa án đã quyết định cho ly hôn thì trong trường hợp này không phải là sự giải phóng mà là sự khinh suất. Thực tế cho thấy, có những cặp vợ chồng, Tòa án đã giải quyết cho họ ly hôn nhưng sau đó lại quay lại chung sống với nhau, chứng tỏ sự đánh giá của tòa án khi giải quyết ly hôn chưa thấu tình đạt lý và chưa phản ánh đúng bản chất đời sống chung của vợ chồng.
2.2. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG VÀ VIỆC ÁP DỤNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ CĂN CỨ LY HÔN QUA THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TẠI ĐÀ NẴNG
2.2.1. Tổng quan về lịch sử, điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của Đà Nẵng
Trong lịch sử dân tộc, Đà Nẵng được biết đến không chỉ là một thành phố cảng lớn nhất miền Trung Việt Nam mà còn là một địa danh gắn liền với công cuộc mở mang bờ cõi Đại Việt từ nhiều thế kỉ trước. Dấu vết của một cửa ngõ giao lưu quốc tế gắn liền với xứ Đàng Trong vẫn còn, và trong dư ba của lịch sử, đây là một tiền đồn quan trọng trong công cuộc chống ngoại xâm của hai cuộc kháng chiến thần thánh vừa qua.
Thành phố Đà Nẵng phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên- Huế, phía Tây và Nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía đông giáp biển Đông. Trung tâm thành phố cách thủ đô Hà Nội 764km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 964km về phía Nam, cách thành phố Huế 108km về hướng Tây Bắc. Đây là một thành phố vừa có núi cao, sông sâu, đồi dốc trung du xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp.
Tháng 3 năm 1965, Mỹ đổ bộ vào Đà Nẵng và thiết lập ở đây một căn cứ quân sự hỗn hợp lớn. Năm 1967, Đà Nẵng được chính quyền Việt Nam Cộng hòa ấn định là thành phố trực thuộc trung ương và xác định mục tiêu xây dựng Đà Nẵng thành trung tâm chính trị, quân sự, văn hóa cho vùng I và II chiến thuật.
Năm 1975, hòa bình lập lại, Đà Nẵng (là thành phố thuộc tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng) bắt tay vào khôi phục những hậu quả nặng nề của cuộc chiến tranh. Mặc dù còn lắm khó khăn nhưng công cuộc phục hồi và phát triển thành phố đã đạt được nhiều thành quả, nhất là thời kỳ đổi mới, sau 1986.
Người Pháp khi tấn công vào Việt Nam, lựa chọn đầu tiên của họ là Đà Nẵng. Những người Mỹ đầu tiên đổ bộ vào Việt Nam cũng lựa chọn nơi này. Điều ấy chắc chắn không phải là sự ngẫu nhiên của lịch sử, mặc dù lịch sử ngoài những tất yếu, luôn ẩn chứa những yếu tố ngẫu nhiên. Tầm quan trọng và sức ảnh hưởng của Đà Nẵng do vị trí đầu tiên của mình đối với miền Trung, đối với cả nước có thể được khẳng định.
Từ năm 1997, khi trở thành thành phố trực thuộc trung ương, Đà Nẵng đã có nhiều thay đổi theo hướng tích cực. Trong hơn 10 năm qua, Đà Nẵng đã liên tục thay đổi gương mặt của mình. Chưa bao giờ trong quá trình phát triển, Đà Nẵng quyết liệt như thế trong nhu cầu tự làm mới mình. Sự phát triển Đà Nẵng vừa là nhu cầu tự thân, vừa là để đáp ứng yêu cầu của một thành phố đầu tàu có sứ mệnh liên đới trách nhiệm đối với miền Trung trong giai đoạn mới của đất nước.
Chỉ trong mấy năm trở lại đây, Đà Nẵng đã khác trước nhiều. Những vận động nội lực đã khiến Đà Nẵng ngày càng mở rộng tầm vóc của mình. Bắt đầu từ kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là cơ sở về hạ tầng giao thông, tiến hành chỉnh trang đô thị, xây dựng một môi trường mới hiểu theo nghĩa rộng, tạo điều kiện cho công cuộc phát triển mới. Khai thác tốt những lợi thế sẵn có, trong những năm qua Đà Nẵng đã có những biến đổi rõ rệt về nhịp độ và khí thế phát triển. Tốc độ GDP bình quân tăng cao hơn mức bình quân chung của cả nước, giá trị sản xuất các mặt hàng công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản phát triển toàn diện … kim ngạch xuất khẩu tăng, các ngành du lịch thương mại, dịch vụ chuyển biến tích cực.
Việt Nam đang đứng trước những cơ hội mới và thách thức mới khi gia nhập WTO, Việt Nam đang đứng trước cơ hội vươn ra biển lớn. Đà Nẵng từ xưa đến nay là một cửa biển lớn, cửa biển hiểu theo nhiều nghĩa, là cảng thị và cũng là vùng đất mở, vùng đất của hội nhập, phát triển. Đà Nẵng sẽ có nhiều thời cơ và cũng đòi hỏi nhiều nỗ lực … Lịch sử hình thành và phát triển của Đà Nẵng bảo đảm một sự tin cậy. Những tín hiệu mới của thành phố này trong giai đoạn hiện tại càng bảo đảm cho sự tin cậy ấy. Con đường phía trước đòi hỏi phải nhiều phấn đấu nhưng Đà Nẵng sẽ phát triển vì sự sống còn của mình, và cũng để xứng đáng với vị thế của mình là thành phố động lực cho cả miền Trung và Tây Nguyên, xứng đáng với vai trò mà cả nước giao phó [17].
2.2.2. Lịch sử phát triển và cơ cấu tổ chức của ngành Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng
Đà Nẵng giải phóng ngày 29.3.1975 đã góp phần quan trọng vào thắng lợi hoàn toàn của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Sau ngày Miền Nam giải phóng, đất nước thống nhất, cùng với Đảng bộ, chinh quyền và nhân dân tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng đấu tranh bảo vệ chính quyền cách mạng và xây dựng chế độ mới xã hội chủ nghĩa. Ngày 12.02.1976, ngành Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng được thành lập trên cơ sở các đơn vị hành chính cơ bản của tỉnh. Trong đó bao gồm Tòa án tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng và 16 Tòa án quận, huyện thị xã là: Tòa án nhân dân Quận Nhất, Quận Nhì, Quận Ba, Thị xã Hội An, Thị xã Tam Kỳ; các huyện: Hòa Vang, Đại Lộc, Điện Bàn, Duy Xuyên, Quế Sơn, Thăng Bình, Tiên Phước, Trà My, Phước Sơn, Hiên và Giằng.
Đến năm 1978, cùng với việc chia tách, thành lập một số đơn vị hành chính của tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng, Tòa án nhân dân Quận Nhất, Quận Nhì và Quận Ba nhập thành Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng trực thuộc
Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam –Đà Nẵng. Đến năm 1983, Tòa án nhân dân thị xã Tam Kỳ được chia thành 2 đơn vị hành chính là Tòa án nhân dân thị xã Tam Kỳ và Tòa án nhân dân huyện Núi Thành; năm 1986 Tòa án nhân dân huyện Quế Sơn được chia thành 2 đơn vị là Tòa án nhân dân huyện Quế Sơn và Tòa án nhân dân huyện Hiệp Đức.
Đối với ngành Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng, trong giai đoạn này lực lượng cán bộ ban đầu chủ yếu là các đồng chí từ chiến khu xuống, từ miền Bắc trở về và đặc biệt là cán bộ chi viện từ Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa là tỉnh kết nghĩa với Quảng Nam – Đà Nẵng.
Những hoạt động tích cực của ngành Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam
– Đà Nẵng trong giai đoạn này đã góp phần xây dựng quan hệ mới xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của Nhà nước và của công dân, đóng góp quan trọng vào việc bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng, đồng thời tạo tiền đề quan trọng cho các giai đoạn phát triển sau này của ngành Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng.
Ghi nhận những đóng góp trên, năm 1982 Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng đã vinh dự được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba [31].
Từ năm 1990 đến năm 1994, đây là giai đoạn đất nước cũng như tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Các quy định về hoạt động của ngành Tòa án nhân dân đã bắt đầu thể hiện những nét đổi mới quan trọng, đặc biệt là nguyên tắc tổ chức và hoạt động. Trên cơ sở các quy định mới của Hiến pháp năm 1992 đối với tổ chức và hoạt động của ngành Tòa án, ngày 06.10.1992, Luật tổ chức Tòa án nhân dân sửa đổi, bổ sung được ban hành. Đồng thời, hoạt động của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân của ngành Tòa án cũng đã có