Căn cứ ly hôn theo luật hôn nhân và gia đình năm 2000 qua thực tiễn áp dụng pháp luật tại tòa án nhân dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng - 11

Trường hợp thứ hai:

Ngày 11 tháng 8 năm 2010, tại trụ sở Tòa án nhân dân quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng đã xét xử sơ thẩm công khai vụ án hôn nhân gia đình thụ lý số 86/2010/TLST - HNGĐ ngày 26 tháng 7 năm 2010, giữa các đương sự:

* Nguyên đơn: ông Võ Sơn Tùng - sinh năm 1973.

* Bị đơn: bà Trương Thị Út - sinh năm 1983.

Cùng trú tại: tổ 12, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.

Nội dung vụ án như sau:

Trong đơn khởi kiện và tại phiên tòa hôm nay ông Võ Sơn Tùng trình bày: tôi và bà Trương Thị Út kết hôn vào năm 2008, có đăng ký kết hôn tại UBND xã Đông Hưng, huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang. Hôn nhân trên cơ sở tự nguyện. Sau khi kết hôn vợ chồng về sống với gia đình nhà chồng tại: tổ 12, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng. Vợ chồng sống được 02 tháng thì phát sinh mâu thuẫn, cãi vã xô xát nhau. Đến ngày 06.8.2008 bà Út bỏ nhà đi không cho tôi biết lý do. Từ ngày bà Út bỏ đi khỏi địa phương tôi đã tìm kiếm nhưng không có tin tức gì. Ngày 28.9.2010 tôi làm đơn yêu cầu Tòa án nhân dân quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng tuyên bố bà Út mất tích, và đến ngày 17.3.2011 Tòa án nhân dân quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng đã ra Quyết định số 03/2011/QĐST - DS tuyên bố bà Trương Thị Út mất tích kể từ ngày 17 tháng 3 năm 2011. Từ đó đến nay vẫn không có tin tức và không thấy bà Út trở về. Nay tôi xác định tình cảm vợ chồng không còn nên tôi đề nghị Tòa án giải quyết cho tôi được ly hôn với bà Út.

Ngoài ra ông Tùng còn khai nhận về quan hệ con chung, tài sản chung, nợ chung: không có.

Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án, và kết quả thẩm tra tại phiên tòa, HĐXX nhận định: ông Võ Sơn Tùng và bà Trương Thị Út kết hôn trên cơ sở tự nguyện, có đăng ký kết hôn năm 2008 tại UBND xã

Đông Hưng, huyện Anh Minh, tỉnh Kiên Giang. Đây là hôn nhân hợp pháp nên được pháp luật công nhận và bảo vệ.

Trong quá trình chung sống, giữa hai vợ chồng phát sinh mâu thuẫn, cãi vã và xô xát. Đến ngày 06.8.2008 bà Út đã tự ý bỏ nhà đi biệt tích khỏi địa phương. Ông Tùng đã tiến hành nhiều biện pháp tìm kiếm nhưng vẫn không có tin tức gì của bà Út. Ngày 28.9.2010, ông Tùng làm đơn yêu cầu Tòa án nhân dân quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng tuyên bố bà Út mất tích. Đến ngày 17.3.2011, Tòa án nhân dân quận Cẩm Lệ đã ban hành Quyết Định giải quyết việc dân sự số 03/2011/QĐST - DS tuyên bố bà Út mất tích kể từ ngày 17.3.2011. Từ đó đến nay vẫn không có tin tức của bà Út và không thấy bà Út trở về.

Tại phiên Tòa, ông Tùng xác định tình cảm vợ chồng giữa ông và bà Út không còn nên đề nghị Tòa án giải quyết cho ông được ly hôn với bà Út. HĐXX xét thấy yêu cầu xin ly hôn của ông Tùng là có cơ sở, phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 89 Luật HN &GĐ năm 2000.

Ngoài ra bản án còn tuyên về quan hệ con chung, tài sản chung, nợ chung. Về án phí và quyền kháng cáo của đương sự.

Quy định căn cứ ly hôn theo khoản 2 Điều 89 Luật HN &GĐ rất rõ ràng. Khi vợ hoặc chồng có đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích (đã biệt tích hai năm liền không có tin tức xác thực đang sống ở đâu) và khi quyết định tuyên bố người vợ hoặc chồng mất tích có hiệu lực pháp luật. Họ có quyền yêu cầu tòa án giải quyết cho ly hôn. Đối với trường hợp ly hôn này, do vợ chồng đã không chung sống với nhau trong một thời gian dài (trên 02 năm) nên giữa họ không có sự quan tâm, chia sẽ và chăm sóc lẫn nhau. Hơn nữa, một bên bỏ đi không có tin tức gì vì vậy cuộc sống hôn nhân thực tế đã không đạt được. Mục đích của hôn nhân là vợ chồng cùng nhau xây dựng hạnh phúc gia đình, nuôi dạy con cái, nhưng khi họ không sống chung một thời gian, không biết thông tin gì của nhau thì cuộc hôn nhân đó có duy trì

cũng không có ý nghĩa. Và tòa án giải quyết cho ly hôn trong trường hợp này nhằm bảo vệ quyền lợi cho người vợ hoặc người chồng là hoàn toàn phù hợp.

Thực tiễn xét xử cho thấy, cuộc sống gia đình rất đa dạng, mỗi một vụ án ly hôn đều có những điểm rất riêng; nỗi bất hạnh của từng gia đình cũng bắt nguồn từ những nguyên nhân hoàn cảnh không giống nhau. Có nhiều trường hợp nhìn bề ngoài ta thấy vợ chồng thật đẹp đôi, hạnh phúc, không bao giờ xảy ra xô xát ầm ĩ. Trước yêu cầu ly hôn của người chồng, người vợ không đồng ý ly hôn vì cho rằng vợ chồng vẫn yêu thương nhau, vẫn quan hệ tình cảm với nhau. Song khi ra khỏi phòng làm việc tại Tòa án, khi chỉ còn vợ chồng, người vợ chỉ thẳng vào mặt chồng và tuyên bố: “không còn tình nghĩa gì nữa, nhưng dứt khoát không ly hôn để trả thù”.

Hoặc trường hợp khác, nhìn hiện tượng bên ngoài thì rõ ràng vợ chồng đã ly thân, người chồng đã có nhân tình và cố tình xa lánh vợ. Gia đình cũng đã khuyên giải, nhưng người chồng vẫn không thay đổi và sự phán quyết của Tòa án trong trường hợp cụ thể nào vì ngoại tình mà dẫn đến mâu thuẫn vợ chồng, trường hợp nào vì mâu thuẫn vợ chồng rồi dẫn đến ngoại tình và thực sự hôn nhân đã “chết” hay còn có thể hàn gắn lại là vấn đề phức tạp và khó giải quyết.

Nếu quy định căn cứ cho ly hôn chi tiết, cụ thể thì khi áp dụng vào thực tiễn càng khó giải quyết. Vì mỗi gia đình có những hoàn cảnh không giống nhau, với những mâu thuẫn đa dạng và phức tạp khác nhau. Ngoài ra yếu tố văn hóa, trình độ nhận thức và lối sống của người dân ở mỗi địa phương trên địa bàn thành phố Đà Nẵng cũng khác nhau, nên quá trình áp dụng căn cứ ly hôn nếu máy móc,cứng nhắc, hình thức sẽ không đánh giá đúng bản chất mâu thuẫn và không phản ánh đúng đời sống chung của vợ chồng. Như trường hợp có những cặp vợ chồng xin ly hôn là ngư dân họ không biết chữ, hoặc một bên thường đi biển dài ngày. Điều này gây rất nhiều khó khăn cho quá trình giải quyết vụ án. Hay như, do trình độ hiểu

biết pháp luật còn hạn chế, nên nhiều trường hợp bị đơn trong vụ án ly hôn không lên tòa án, không trình bày ý kiến của mình. Buộc cán bộ tòa án phải về tận địa phương để tiến hành lấy lời khai của họ. Có trường hợp do không muốn ly hôn nên bị đơn cố tình chuyển chỗ ở liên tục, gây khó khăn cho quá trình xác minh để giải quyết vụ án.

Những năm qua đội ngũ cán bộ Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng nói chung, các Thẩm phán nói riêng trong quá trình xem xét, đánh giá và giải quyết các vụ án ly hôn đều tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể của mỗi vụ việc. Các Thẩm phán trực tiếp giải quyết đều phải nhận thức được nét đặc thù riêng của những vụ án cụ thể. Bởi án ly hôn có nét đặc thù riêng, nó gắn liền với tình cảm, huyết thống và đạo lý trong cuộc sống. Giải quyết cho ly hôn chính xác được coi là biện pháp củng cố các quan hệ hôn nhân và gia đình. Trong một thời gian dài trước đây, các Tòa án nhân dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đều không cho Thẩm phán và thư ký chưa lập gia đình hòa giải án ly hôn. Bởi họ chưa trải qua cuộc sống hôn nhân, chưa có những va chạm và những kỹ năng cơ bản để có thể hiểu một cách sâu sắc về đời sống chung của vợ chồng. Tuy nhiên, do khối lượng công việc nhiều, thêm vào đó là khả năng đánh giá, phân tích và hòa giải của cán bộ Tòa án ngày càng được nâng cao nên quy định mang tính chất nội bộ trên không còn áp dụng nữa. Hiện nay, Lãnh đạo Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng cũng có sự quan tâm đặc biệt đối với loại án này. Gần đây nhất Chánh án Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng đã có Chỉ thị chỉ đạo với yêu cầu các vụ án về ly hôn trong quá trình giải quyết cần phải kiên trì hòa giải theo hướng đoàn tụ thành. Nếu không hòa giải đoàn tụ được thì trước khi đưa ra xét xử phải có các biên bản thể hiện ít nhất ba lần hòa giải không thành. Quá trình thụ lý, xây dựng hồ sơ cán bộ trực tiếp giải quyết từng vụ án phải xuống cơ sở để xác minh tình trạng hôn nhân của vợ chồng, thông qua tổ dân phố và hội phụ nữ, đoàn thanh niên…

Đà nẵng là một trong những thành phố trẻ phát triển với tốc độ nhanh.

Cùng với những tiềm năng về du lịch, dịch vụ và chính sách thu hút nhân tài của Ủy ban nhân dân thành phố. Những năm qua, theo số liệu thống kê Đà Nẵng có lượng người nhập cư rất lớn. Bên cạnh những ưu điểm về nhân sự, nhân tài đóng góp vào nhu cầu về công việc của Thành phố. Thì những vấn đề xã hội phức tạp khác cũng nảy sinh không ít. Bên cạnh những tệ nạn xã hội như trộm cắp, nghiện hút, mại dâm… cũng nảy sinh những cuộc hôn nhân chóng vánh, những mối tình không tìm hiểu kỷ. Khi về chung sống được một thời gian rất ngắn họ đã ra Tòa yêu cầu ly hôn. Hiện nay, tại các Tòa án trên địa bàn thành phố Đà Nẵng độ tuổi xin ly hôn ngày càng trẻ hóa. Tác giả xin nêu điển hình số liệu thông kê trong hai năm gần đây là năm 2010 và năm 2011 các Tòa án nhân dân cấp quận, huyện và Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng về cơ cấu án ly hôn độ tuổi.

Theo số liệu tại Tòa án nhân dân TP. Đà Nẵng, số án ly hôn đang chiếm trên 50% các án về dân sự tại các tòa. Nếu năm 2009, các cấp tòa án thụ lý

1.515 vụ ly hôn, thì sáu tháng đầu năm 2010 đã thụ lý 819 vụ; số vụ hòa giải thành công chỉ chiếm khoảng 3 - 4%. Đáng nói, số vụ ly hôn trong các gia đình trẻ tăng nhanh nhất với trên 70% tập trung ở độ tuổi từ 22-30, trong đó, có trên 60% ly hôn khi mới kết hôn từ 1-5 năm và hầu hết đã có con [40].

Cơ cấu theo độ tuổi án ly hôn sơ thẩm cấp quận, huyện và Tòa án thành phố Đà Nẵng năm 2010.

Đơn vị: % Bảng 2.10


Đơn vị

18- 30

31 – 50

51 - 70

Trên 70

Thành phố

56

38

6

0

Hải Châu

65

33

2

0

Thanh Khê

58

38

4

0

Liên Chiểu

61

29

9,2

0,8

Sơn Trà

64

27

9

0

Cẩm Lệ

54

41

5

0

Ngũ Hành Sơn

58

35

7

0

Hòa Vang

63

32

5

0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Căn cứ ly hôn theo luật hôn nhân và gia đình năm 2000 qua thực tiễn áp dụng pháp luật tại tòa án nhân dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng - 11

Cơ cấu theo độ tuổi án ly hôn sơ thẩm cấp quận, huyện và Tòa án thành phố Đà Nẵng năm 2011.

Đơn vị: % Bảng 2.11


Đơn vị

18- 30

31 – 50

51 - 70

Trên 70

Thành phố

61

32

7

0

Hải Châu

67

25

8

0

Thanh Khê

69

21

8,5

0,5

Liên Chiểu

64

28

8

0

Sơn Trà

60

33

7

0

Cẩm Lệ

59

31

9,7

0,7

Ngũ Hành Sơn

62

32

6

0

Hòa Vang

66

27

7

0


Nhìn vào 02 bảng thống kê nên ta có thể kết luật rằng hiện nay “tuổi thọ của hôn nhân ngày càng giảm”. Đây là một trong những vấn đề đáng báo động và gây nhiều hệ lụy không chỉ cho mỗi gia đình mà còn cho xã hội. Bởi khi hai vợ chồng không có đời sống hôn nhân hạnh phúc như: hay đánh đập, xúc phạm lẫn nhau…điều đó cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành nhân cách của con trẻ. Trong những năm qua trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, số lượng các trẻ vị thành niên phạm tội ngày càng gia tăng về số lượng, tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội ngày càng nguy hiểm. Khi điều tra tìm hiểu về hoàn cảnh gia đình của các em, đa số đều có cha mẹ ly hôn. Bản thân các em sống với ông bà và bỏ học nữa chừng. Khi bố mẹ ly hôn, sau một thời gian họ đều tái hôn và sống với gia đình mới, không ai quan tâm chăm lo cho các em. Một số em mang tâm lý tự ti, bất mãn, thường tụ tập bàn bè ăn chơi lêu lổng và dẫn đến con đường phạm tội. Bản thân những người bố người mẹ khi ly hôn chỉ vì lợi ích của bản thân, mà quên đi trách nhiệm với gia đình, với con cái và rộng hơn nữa là với xã hội.

Lý do khiến tuổi thọ của hôn nhân ngày càng giảm còn là vì “thiếu kỹ năng làm vợ, làm chồng”.

Hiện nay nhiều người cho rằng giới trẻ có thực sự coi trọng gia đình hay sống theo kiểu yêu nhanh, lấy gấp và ra tòa vội?

Giới trẻ Đà Nẵng nói riêng cũng như cả nước nói chung đều có xu hướng đó là không quá quan tâm đến chuyện gia đình phải có đủ cả bố và mẹ, họ sẵn sàng sống độc thân chỉ cần bản thân họ cảm thấy thoải mái. Quan niệm về tình dục của giới trẻ đã trở nên quá thoáng. Họ cho rằng để thỏa mãn nhu cầu sinh lý, không nhất thiết cứ phải có vợ, có chồng. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến những cuộc hôn nhân của những cô cậu khi đang còn ngồi trên ghế nhà trường tại thành phố Đà Nẵng thời gian qua. Và hệ lụy của nó là sau một thời gian chung sống, họ đã phải dắt nhau ra tòa xin ly hôn vì không nhiều lý do khác nhau.

Nói về vấn đề trên, theo chuyên gia tâm lý học Trịnh Trung Hòa (Chuyên gia tư vấn tâm lý trên tổng đài 1088 - nhà nghiên cứu tâm lý với hơn 20 cuốn sách về tâm lý trẻ đã được xuất bản) nguyên nhân gia đình trẻ dễ đổ vỡ có thể suy nghĩ giới trẻ hiện nay đang xem nhẹ hạnh phúc gia đình, ích kỷ không chấp nhận cuộc sống gò bó, không cam chịu như những thế hệ trước đó. Họ không cam chịu, chấp nhận, sẵn sàng đi ra ngoài tìm một “đối tác” mới.

Ông Hòa cho biết đó chỉ là một nguyên nhân nhỏ, nguyên nhân sâu xa của hiện tượng này là giới trẻ thế kỷ XXI thiếu kỹ năng làm chồng, làm vợ. Kỹ năng đó cần được họ từ nhiều khía cạnh, những lớp tiền hôn nhân chỉ là một nguồn. Hiện nay tất cả các nguồn đó đều rất yếu, chưa đi vào thực tiễn. Theo thống kê hiện tượng ly hôn ở gia đình trẻ đang gia tăng mạnh mẽ đặc biệt là ở các thành phố lớn như: thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng... Con số thống kê này đã đặt ra trong thời kỳ mở cửa họ đã tiếp xúc với nhiều nền văn hóa, phong cách sống hiện đại của phương tây.

Nếu không có một cách ứng xử mới dành cho lớp trẻ, họ sẽ rất dễ thích nghi và cũng dễ thay đổi.

Chuyên gia tâm lý Nguyễn An Chất (Giám đốc Công ty An Việt Sơn) khẳng định trong năm năm chung sống giới trẻ không hòa hợp nhau sẽ dễ dẫn đến đổ vỡ. Lý giải điều này ông Chất đánh giá “giới trẻ hiện nay chuẩn bị cho đám cưới của mình rất lớn, rất lâu nhưng họ lại quên đi việc chuẩn bị vốn sống cho thời gian dài sau đám cưới”.

Có những người con trai khi dẫn người con gái mình yêu về nhà chỉ giới thiệu là người yêu mà quên không giới thiệu người nhà mình với người yêu trước. Phải để cho người vợ tương lai của mình hiểu từng thành viên trong gia đình để tạo ra văn hóa ứng xử khi gặp. Có như vậy, hôn nhân gia đình mới tránh được những xung đột sau này.

Khi gia đình trẻ đổ vỡ trở thành gánh nặng cho xã hội về mặt kinh tế cũng như xã hội. Những người phụ nữ đã một lần đổ vỡ thường dễ xa ngã, họ sinh ra nghi ngờ, chán nản. Ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý. Không chỉ vậy, còn một hệ lụy nữa ảnh hưởng đến con cái của họ. Dù có cố gắng bù đắp thì sự chia tay của bố mẹ cũng ít nhiều ảnh hưởng đến tinh thần và sự phát triển nhân cách của trẻ. Vì vậy, cha mẹ hãy nghĩ đến những điều đó trước khi quyết định bất cứ một điều gì liên quan đến cuộc sống gia đình [48]

Theo thống kê của Tòa án Nhân dân tối cao, năm 2010, nước ta có gần

88.000 vụ ly hôn, tăng hơn 9.700 vụ so với năm 2009. Trong đó, số cặp vợ chồng trẻ dưới 40 tuổi ly hôn chiếm khoảng 30%. Những con số trên cho thấy, tình trạng ly hôn trong giới trẻ đang ở mức báo động [24].

Trong những năm qua, các tòa án nhân dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã thụ lý giải quyết một lượng lớn các vụ án về ly hôn. Kịp thời giải quyết được những mâu thuẫn trong từng gia đình. Hiện nay do số lượng các vụ án ly hôn ngày càng gia tăng và có tính chất phức tạp. Điều này đòi hỏi đội

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/12/2022