thông qua các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, các tổ chức xã hội, các cá nhân được Nhà nước trao quyền căn cứ vào các quy định của pháp luật để đề ra một văn bản ADPL làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt các quan hệ pháp luật.
1.1.2. Khái niệm áp dụng pháp luật trong giải quyết án hôn nhân và gia đình
Trước khi nghiên cứu khái niệm ADPL trong giải quyết án Hôn nhân và gia đình, ta cần làm rò khái niệm hôn nhân và gia đình.
1.1.2.1 Khái niệm hôn nhân và gia đình
* Khái niệm hôn nhân: Trước hết hôn nhân là hiện tượng xã hội, là sự liên kết giữa người đàn ông và người đàn bà. Trong xã hội có giai cấp, hôn nhân mang tính giai cấp. Dưới chế độ XHCN, hôn nhân là sự liên kết giữa người đàn ông và người đàn bà được pháp luật thừa nhận để xây dựng gia đình và chung sống với nhau suốt đời. Sự liên kết đó phát sinh, hình thành do việc kết hôn và được biểu hiện ở một quan hệ xã hội gắn liền với nhân thân, đó là quan hệ vợ chồng. Quan hệ này là quan hệ giới tính, thực chất và ý nghĩa của nó biểu hiện trong việc sinh đẻ, nuôi nấng, giáo dục con cái, đáp ứng cho nhau những nhu cầu tinh thần và vật chất trong đời sống hàng ngày. Trong mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử, giai cấp thống trị bằng pháp luật, điều chỉnh quan hệ hôn nhân cho phù hợp với ý chí, nguyện vọng của mình, phù hợp với ý chí giai cấp mình, xã hội nào thì có hình thái hôn nhân đó và tương ứng với chế độ hôn nhân nhất định. Chẳng hạn, xã hội phong kiến có hình thức hôn nhân phong kiến, mang bản chất của hôn nhân phong kiến. Trong xã hội tư bản có hình thức hôn nhân tư sản mang bản chất của xã hội tư sản. Xã hội XHCN có hình thức của hôn nhân xã hội chủ nghĩa.
Ở nước ta hiện nay, hôn nhân theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam là sự liên kết giữa một người đàn ông và một người đàn bà trên nguyên tắc hoàn toàn tự nguyện, bình đẳng theo quy định của pháp luật để chung sống với
nhau suốt đời, xây dựng gia đình hạnh phúc, dân chủ, hoà thuận và bền vững. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 giải thích: “Hôn nhân là quan hệ giữa người vợ và người chồng sau khi đã kết hôn” [30, Điều 8, Khoản 6].
* Khái niệm gia đình: Rộng hơn khái niệm hôn nhân. Hôn nhân là mối quan hệ giữa nam và nữ, giữa vợ và chồng, là tiền đề để xây dựng gia đình. Xã hội loài người đã trải qua nhiều hình thái gia đình khác nhau, gia đình là sản phẩm của xã hội, đã phát sinh và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội. Do vậy, gia đình là hình ảnh thu nhỏ của xã hội, là tế bào của xã hội. Trong mỗi hình thái kinh tế - xã hội khác nhau mang tính chất và kết cấu của gia đình cũng khác nhau. Gia đình XHCN là hình thái cao nhất trong lịch sử, chế độ XHCN quyết định sự xuất hiện và phát triển của gia đình XHCN. Quan hệ bình đẳng về mọi mặt giữa vợ chồng trong gia đình XHCN phản ánh mối quan hệ bình đẳng giữa nam và nữ trong gia đình cũng như ngoài xã hội.
Ở Việt Nam Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: “Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau” [30, Điều 8, Khoản 10].
Như vậy, gia đình có thể gồm vợ chồng, con cái, anh chị em, cha mẹ, ông bà... cùng chung sống với nhau, có quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, trong quá trình chung sống, phát sinh các quyền và nghĩa vụ đối với nhau. Hôn nhân và gia đình là những hiện tượng xã hội mà luôn được các nhà triết học, xã hội học, sử học, luật học... nghiên cứu. Hôn nhân là cơ sở của gia đình, còn gia đình là tế bào của xã hội, mà trong đó kết hợp chặt chẽ, hài hoà lợi ích của mỗi công dân, nhà nước và xã hội. C. Mác và Ph. Ăngghen đã chứng minh một cách khoa học rằng, hôn nhân và gia đình là phạm trù phát triển theo lịch sử, rằng giữa chế độ kinh tế - xã hội và tổ chức gia đình có mối quan hệ liên quan trực tiếp và chặt chẽ. Trong tác phẩm, Nguồn gốc gia đình,
Có thể bạn quan tâm!
- Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án về Hôn nhân và gia đình trên địa bàn Hà Nội - 1
- Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án về Hôn nhân và gia đình trên địa bàn Hà Nội - 2
- Nội Dung Hoạt Động Áp Dụng Pháp Luật Trong Giải Quyết Án Hôn Nhân Và Gia Đình
- Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án về Hôn nhân và gia đình trên địa bàn Hà Nội - 5
- Đặc Điểm Tự Nhiên, Kinh Tế - Xã Hội Hà Nội Và Cơ Cấu Tổ Chức Của Toà Án Nhân Dân Ở Thành Phố Hà Nội
Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.
của chế độ tư hữu và Nhà nước (1884), Ph.Ăngghen đã nhấn mạnh rằng: “Chế độ gia đình trong xã hội phụ thuộc vào quan hệ sở hữu thống trị trong xã hội đó và bước chuyển từ hình thái gia đình này lên hình thái gia đình khác cao hơn suy cho cùng được quyết định bởi những điều kiện vật chất của đời sống xã hội” [24]. Bằng tác phẩm đó, Ph.Ăngghen đã làm thay đổi quan điểm trước đây về hình thái hôn nhân và gia đình trong lịch sử.
Tại các Điều 9, 10, 11, Chương X của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định việc kết hôn, để được công nhận hôn nhân hợp pháp, việc đăng ký kết hôn phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật và việc ly hôn cũng như giải quyết các quan hệ liên quan đến hôn nhân cũng được tiến hành theo trình tự pháp luật nhất định, các bước phải được tuân thủ theo Bộ luật tố tụng dân sự, khi giải quyết một vấn đề cụ thể thì được áp dụng theo Luật Hôn nhân và gia đình.
Hiện nay, khi lấy ý kiến sửa đổi Luật Hôn nhân và gia đình, có ý kiến nên đưa quan hệ hôn nhân đồng tính vào Luật Hôn nhân và gia đình để điều chỉnh. Nếu pháp luật hôn nhân và gia đình công nhận hôn nhân đồng tính thì sẽ làm mất đi khái niệm người vợ, người chồng trong gia đình.
1.1.2.2 Áp dụng pháp luật trong giải quyết án Hôn nhân và gia đình - Khái niệm và đặc điểm
* Khái niệm ADPL trong giải quyết án Hôn nhân và gia đình
Trong tổ chức bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Toà án là cơ quan duy nhất có thẩm quyền xét xử. Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước Việt Nam độc lập, mặc dù không quy định rò Toà án là cơ quan xét xử, nhưng trên tinh thần của Hiến pháp chúng ta cũng có thể hiểu Toà án là cơ quan xét xử. Các bản Hiến pháp năm 1959,1980 và 1992 đã quy định rò về chức năng xét xử của Toà án, Hiến pháp năm 1992 đã quy định: “Toà án nhân dân tối cao, các TAND địa phương, các Toà án quân sự và các
Toà án khác do luật định là cơ quan xét xử của CHXHCNVN” [27, Điều 127]. Trên cơ sở Hiến pháp, Luật Tổ chức Toà án nhân dân quy định về chức năng xét xử của Toà án: “Toà án xét xử những vụ án về Hình sự, Dân sự, Hôn nhân và gia đình, Lao động, Kinh tế, Hành chính và giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật” [31, Điều 1].
Trong quá trình xét xử Toà án phải ADPL để giải quyết các vụ án. Đối với các vụ án Hôn nhân và gia đình, Toà án phải ADPL để giải quyết từ khâu phân loại đơn, thụ lý đơn, điều tra, thu thập chứng cứ, xác minh, định giá tài sản… cho đến khi đưa vụ án ra xét xử và tuỳ từng vụ án cụ thể mà phân loại giải quyết khác nhau như: Quyết định chuyển vụ án, tạm đình chỉ vụ án, đình chỉ vụ án, công nhận hoà giải thành, công nhận thuận tình ly hôn hoặc quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Theo quy định của Luật tố tụng dân sự khi đương sự gửi đơn đề nghị giải quyết vụ án hôn nhân và gia đình đến TAND cấp có thẩm quyền giải quyết, sau khi nhận đơn Toà án tiến hành phân loại việc hôn nhân và gia đình. Nếu là quan hệ tranh chấp ly hôn thì thụ lý vụ án với quan hệ pháp luật “Tranh chấp ly hôn”. Nếu đơn khởi kiện yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con chung sau khi ly hôn thì thụ lý vụ án với quan hệ pháp luật “Tranh chấp việc cấp dưỡng nuôi con”… Sau khi thụ lý vụ án, Thẩm phán giải quyết vụ án phải ADPL tố tụng và Luật Hôn nhân và gia đình để điều tra thu thập chứng cứ vụ án, lựa chọn quy phạm pháp luật để ra các quyết định hoặc ra bản án buộc các đương sự thi hành bằng nhiều hình thức như: tự nguyện thi hành hoặc có sự cưỡng chế thi hành của cơ quan Thi hành án dân sự.
Ngoài cơ quan Toà án ADPL giải quyết án hôn nhân và gia đình còn có sự tham gia của Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp trong giai đoạn giải quyết vụ án. Viện kiểm sát nhân dân có quyền và trách nhiệm kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng dân sự, như yêu cầu cá nhân, cơ quan
tổ chức cung cấp chứng cứ, tham gia phiên toà xét xử và được phát biểu về việc tuân theo pháp luật của Thẩm phán, Hội đồng xét xử trong quá trình giải quyết vụ án và tại phiên toà. Tuy nhiên, TAND là cơ quan có trách nhiệm chủ yếu trong việc giải quyết vụ án Hôn nhân và gia đình. Hầu hết trong các giai đoạn ADPL, hoạt động giải quyết án Hôn nhân và gia đình do Toà án trực tiếp giải quyết mà không phụ thuộc vào chủ thể nào khác.
* Đặc điểm của ADPL trong giải quyết án hôn nhân và gia đình của TAND:
- ADPL trong giải quyết án Hôn nhân và gia đình chỉ do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành, đó là hệ thống TAND. Toà án là cơ quan có thẩm quyền duy nhất có quyền ADPL để giải quyết án hôn nhân và gia đình.
- ADPL trong giải quyết án hôn nhân và gia đình được tiến hành theo một thủ tục chặt chẽ do pháp luật tố tụng dân sự quy định và các quy phạm pháp luật của Luật Hôn nhân và gia đình quy định. Khi tiến hành giải quyết một vụ án hôn nhân và gia đình, các trình tự xây dựng hồ sơ từ khâu thụ lý, điều tra, thu thập chứng cứ đến khi ra quyết định hoặc quyết định đưa vụ án ra xét xử đều phải tuân theo các bước như đã quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các bên đương sự.
- ADPL trong giải quyết án hôn nhân và gia đình là một hoạt động mang tính quyền lực nhà nước, Toà án được Nhà nước trao quyền để lựa chọn các quy phạm pháp luật và ADPL trong giải quyết án hôn nhân và gia đình.
- ADPL trong giải quyết án hôn nhân và gia đình là một hoạt động mang tính khoa học và sáng tạo do Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân thực hiện. Chỉ có Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân trực tiếp giải quyết vụ án hôn nhân và gia đình mới được áp dụng các quy phạm pháp luật, sao cho phù hợp và khoa học để giải quyết vụ án hôn nhân và gia đình. Trong khuôn khổ của pháp luật cho phép, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân ADPL sáng tạo, nghĩa là dựa vào trí tuệ và niềm tin nội tâm của mình để ADPL.
- ADPL trong giải quyết án hôn nhân và gia đình diễn ra trên phạm vi rộng với nhiều vụ án đa dạng, phức tạp. Tuy nhiên, cùng một loại án về hôn nhân và gia đình nhưng tính chất từng vụ án cũng khác nhau, tình tiết, chứng cứ trong các vụ án cũng khác nhau. Khi giải quyết vụ án phải tuân thủ theo các bước quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự.
Dựa trên cơ sở khái niệm ADPL và từ sự phân tích về ADPL trong giải quyết án hôn nhân và gia đình nêu trên, chúng ta có thể rút ra khái niệm: ADPL trong giải quyết án hôn nhân và gia đình là một hoạt động mang tính tổ chức, tính quyền lực nhà nước mà trong đó Nhà nước thông qua các Thẩm phán, hoặc Hội đồng xét xử căn cứ vào các quy định của pháp luật Hôn nhân và gia đình và các quy định khác của pháp luật để ra một quyết định cá biệt, hoặc một bản án làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt các quan hệ pháp luật về Hôn nhân và gia đình.
1.2. Các giai đoạn và nội dung áp dụng pháp luật trong giải quyết án hôn nhân và gia đình
1.2.1. Các giai đoạn trong áp dụng pháp luật giải quyết án hôn nhân và gia đình
ADPL giải quyết án hôn nhân và gia đình nói riêng của TAND, là sự biểu hiện cụ thể của ADPL nói chung. Do tính đa dạng của tranh chấp về hôn nhân và gia đình như trong vụ án tranh chấp về ly hôn, Toà án phải giải quyết cả ba mối quan hệ: quan hệ hôn nhân, quan hệ nuôi con chung sau ly hôn và quan hệ tài sản chung của vợ chồng sau khi ly hôn nên khi giải quyết nội dung vụ án, Toà án phải áp dụng cả Luật Hôn nhân và gia đình, Luật đất đai, Bộ luật dân sự để giải quyết vụ án. Ngoài ra, Toà án còn phải áp dụng những quy định về thủ tục tố tụng khi giải quyết vụ án. Dựa trên cơ sở lý luận của ADPL, có thể chia ADPL trong việc giải quyết án Hôn nhân và gia đình thành bốn giai đoạn sau:
Một là phân tích các tình tiết khách quan của vụ án hôn nhân và gia đình làm rò các đặc trưng pháp lý của vụ án. Đây là hoạt động đầu tiên trong các giai đoạn ADPL giải quyết án Hôn nhân và gia đình. Trong hoạt động này, Toà án phải xác định thẩm quyền của Toà án theo loại việc (áp dụng Điều 27, Điều 28 Bộ luật tố tụng dân sự), thẩm quyền theo lãnh thổ, theo cấp Toà án hoặc theo sự lựa chọn của các bên đương sự (áp dụng Điều 33, Điều 34, Điều 35, Điều 36 Bộ luật tố tụng dân sự), để thông báo cho các đương sự biết Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ việc.
Đại đa số các vụ án Hôn nhân và gia đình đều do TAND cấp quận, huyện giải quyết, trừ các vụ án có yếu tố nước ngoài thì do TAND cấp tỉnh giải quyết. Do vậy, khi nhận đơn cần thu thập các thông tin liên quan đến các loại việc hôn nhân và gia đình, thẩm quyền giải quyết của Toà án. Ví dụ: Trong vụ án tranh chấp ly hôn phải yêu cầu ghi rò các nội dung về tên tuổi, địa chỉ của nguyên đơn, bị đơn, nguyên nhân mâu thuẫn, các thông tin về con chung và tài sản chung, nguyện vọng của các đương sự sau ly hôn. Kèm theo đơn ly hôn gồm các giấy tờ khác có liên quan để xác định thẩm quyền giải quyết của Toà án: Sổ hộ khẩu, xác nhận nơi cư trú. Sau khi có các tài liệu cần thiết để xác định loại việc, thẩm quyền của Toà án, Thẩm phán nghiên cứu đơn áp dụng các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự, Luật Hôn nhân và gia đình để xác định điều kiện khởi kiện của nguyên đơn. Ví dụ: Khi xét đơn khởi kiện tranh chấp ly hôn, nếu xét thấy tài liệu nguyên đơn cung cấp thể hiện bị đơn đã đi khỏi nơi cư trú hơn hai năm mà không xác định được địa chỉ của bị đơn thì Thẩm phán xét đơn hướng dẫn nguyên đơn phải nộp đơn yêu cầu Toà án xác định công dân mất tích trước rồi mới giải quyết việc ly hôn.
Khi xác định đương sự có đủ điều kiện thụ lý vụ việc hôn nhân và gia đình, Thẩm phán đề xuất thụ lý vụ án. Sau khi thụ lý vụ án, Thẩm phán phải phân tích các tình tiết khách quan của vụ án hôn nhân và gia đình, tiến hành
điều tra xác minh, làm rò nội dung vụ án. Tuy nhiên, có những trường hợp không nhất thiết phải tiến hành điều tra, mà xuất phát từ nguyên tắc quyền tự định đoạt và nghĩa vụ chứng minh của các bên đương sự tự xuất trình chứng cứ, các đương sự tự thoả thuận được các tranh chấp trong quan hệ Hôn nhân và gia đình, thì vụ án cũng không phải tiến hành tất cả các hoạt động điều tra. Đây cũng là đặc điểm riêng của vụ án Hôn nhân và gia đình. Ví dụ: khi thụ lý giải quyết một vụ kiện xin ly hôn, Toà án yêu cầu nguyên đơn và bị đơn cung cấp các tài liệu, giấy tờ liên quan đến quan hệ hôn nhân, các đương sự tự viết vào bản tự khai. Trong quá trình giải quyết vụ án các đương sự đều nhất trí ly hôn, tự thoả thuận được với nhau về người trực tiếp nuôi con, việc cấp dưỡng nuôi con, thoả thuận về tài sản chung vợ chồng sau ly hôn thì Toà án ra Quyết định công nhận việc thuận tình ly hôn và sự thoả thuận của các đương sự.
Trên cơ sở kết quả điều tra xác minh vụ án chủ thể ADPL, phân tích những tình tiết khách quan của vụ án hôn nhân và gia đình, làm rò các đặc trưng pháp lý của vụ án để tiến hành các bước tiếp theo giải quyết vụ án đó.
Hai là lựa chọn các QPPL về Hôn nhân và gia đình, về Dân sự, về Tố tụng dân sự tương ứng để giải quyết vụ án hôn nhân và gia đình.
Nói chung, việc lựa chọn QPPL để ADPL được tiến hành theo ý chí đơn phương của Toà án có thẩm quyền, không phụ thuộc vào ý chí của chủ thể bị áp dụng. Điều này được thể hiện rất rò đối với việc ADPL trong giải quyết án hình sự và giải quyết vi phạm hành chính, nhưng đối với việc giải quyết án hôn nhân và gia đình về cơ bản cũng vậy, song có một số trường hợp có thể trong khi giải quyết vụ án các đương sự có thể thực hiện quyền của mình theo pháp luật quy định sẽ thay đổi quan điểm, nên dẫn đến vụ án không phải tiếp tục điều tra, xét xử mà có thể ra một quyết định thoả thuận của các đương sự mà không phụ thuộc vào ý chí của chủ thể ADPL, nhưng lựa chọn QPPL vẫn là do cơ quan Toà án.