Căn cứ ly hôn theo luật hôn nhân và gia đình năm 2000 qua thực tiễn áp dụng pháp luật tại tòa án nhân dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng - 10

Với nội dung vụ án như trên, Tòa án nhân dân quận Ngũ Hành Sơn đã xử và quyết định cho ông Vũ Thanh Sơn được ly hôn với bà Trần Thị Hồng Vân.

Ngoài ra bản án còn tuyên xử về quan hệ con chung, nợ chung, tài sản chung. Nghĩa vụ về án phí và quyền kháng cáo của các đương sự.

Sau khi xét xử sơ thẩm ngày 22.9.2008 bị đơn bà Trần Thị Hồng Vân có đơn kháng cáo đối với bản án sơ thẩm số 57/2008/HNGĐ – ST ngày 14.9.2008 của Tòa án nhân dân quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm bác đơn khởi kiện của ông Sơn để vợ chồng đoàn tụ.

Sau khi nghiên cứu tài liệu có trong hồ sơ vụ án và căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên Tòa, HĐXX phúc thẩm nhận định:

Xét yêu cầu kháng cáo của bị đơn bà Trần Thị Hồng Vân thì thấy, vợ chồng ông Vũ Thanh Sơn và bà Trần Thị Hồng Vân xây dựng gia đình từ năm 1993 và chung sống hạnh phúc trong một thời gian dài, có với nhau 03 người con. Theo ông Sơn trình bày vợ chồng phát sinh mâu thuẫn từ năm 2006 do bất đồng quan điểm, thiếu tin tưởng nhau nên thường xuyên xảy ra xung đột, ông không còn tình cảm với vợ và đề nghị Tòa án cho ly hôn. Quá trình giải quyết vụ án, bị đơn bà Trần Thị Hồng Vân trình bày mâu thuẫn phát sinh từ tháng 9.2007 do ông Sơn chuyển công tác ra Hà Nội, không có trách nhiệm với gia đình. Nhưng bà vẫn còn tình cảm vợ chồng và yêu thương ông Sơn. Vì vậy, bà Vân không đồng ý ly hôn và yêu cầu Tòa án giải quyết cho vợ chồng đoàn tụ gia đình để hai vợ chồng cùng xây dựng hạnh phúc, nuôi dạy con cái nên người.

Xét cuộc sống chung của vợ chồng lúc khó khăn mà phát sinh mâu thuẫn là điều không thể tránh khỏi. Hiện nay vợ chồng ông Vũ Thanh Sơn và bà Trần Thị Hồng Vân sống xa cách vì lý do công tác, những thiếu thốn về

vật chất và tinh thần có thể làm nảy sinh những ứng xử không đúng mực của cả hai bên trong cuộc sống, phần nào làm tổn thương đến những tình cảm của vợ chồng như hiện nay. Tuy lời trình bày của ông Sơn cho rằng mâu thuẫn vợ chồng trầm trọng, không còn hàn gắn được. Nhưng các chứng cứ trong hồ sơ vụ án không thể hiện mâu thuẫn này đã được gia đình hai bên và bà con lối xóm động viên hòa giải nhưng không thành.

Tại biên bản xác minh ngày 02.12.2008, địa phương nơi cư trú của vợ chồng ông Sơn, bà Vân đang sinh sống xác nhận cuộc sống thường ngày của hai vợ chồng chưa xảy ra mâu thuẫn trầm trọng để dẫn đến ly hôn. Mặt khác nguyện vọng của cháu Vũ Hồng Hạnh trình bày tại bản tự khai ngày 25.8.2008 là không muốn cha mẹ ly hôn.

Từ những nhận định trên, HĐXX xét thấy mâu thuẫn vợ chồng của ông Vũ Thanh Sơn và bà Trần Thị Hồng Vân chưa thực sự trầm trọng, cần phải có thời gian để vợ chồng hàn gắn, chia sẽ với nhau trong cuộc sống vợ chồng. Tòa án cấp sơ thẩm chấp nhận yêu cầu xin ly hôn của ông Sơn và bà Vân khi đánh giá quan hệ hôn nhân của họ đã thực sự rạn nứt và không thể kéo dài cuộc sống chung là chưa phù hợp với thực tế. Do vậy, yêu cầu kháng cáo xin đoàn tụ của bị đơn bà Trần Thị Hồng Vân là có căn cứ và cần chấp nhận.

Vì vậy, Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng đã sửa một phần bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân quận Ngũ Hành Sơn. Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Vũ Thanh Sơn đối với bà Trần Thị Hồng Vân.

Trên đây là một vài ví dụ mà tác giả nêu ra để dẫn chứng cho quá trình áp dụng pháp luật trong giải quyết án ly hôn tại Tòa án nhân dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Có thể nhận thấy rằng đối với mỗi vụ án ly hôn đều xuất phát từ những mâu thuẫn khác nhau, mỗi cặp vợ chồng khi ly hôn đều đưa ra những lý do ly hôn không giống nhau. Tuy nhiên, trong quá trình giải quyết

để áp dụng pháp luật đúng về căn cứ ly hôn, đòi hỏi các Thẩm phán phải xem xét đáng giá đúng bản chất những mâu thuẫn bên trong của vợ chồng. Đồng thời nhìn nhận đúng đời sống chung của vợ chồng đã thực sự tan vỡ hay chưa? Những mâu thuẫn đã đến mức trầm trọng chưa? Để từ đó đưa ra phán quyết chính xác nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho vợ chồng nói riêng, các thành viên khác trong gia đình nói chung. Thời gian qua, các cấp Tòa án nhân dân tại thành phố Đà Nẵng đã giải quyết một lượng lớn các vụ án về ly hôn. Phần lớn các vụ án đều được giải quyết theo đúng thời hạn quy định của pháp luật, quá trình áp dụng pháp luật về căn cứ cho ly hôn khá chặt chẽ nên tạo được niềm tin trong nhân dân. Các bên đương sự khi ly hôn đều được đảm bảo về quyền lợi. Vì vậy, không những Tòa án đã giải quyết được những mâu thuẫn trong mỗi gia đình mà còn tạo cho họ có được cuộc sống mới, tạo cho các bên có sự thỏa thuận với nhau về các vấn đề, để từ đó họ tự nguyện thực hiện những nghĩa vụ đã thỏa thuận trong quyết định của Tòa án.

Trong những năm gần đây, Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng đã và đang thụ lý giải quyết một lượng lớn án Ly hôn có yếu tố nước ngoài. Trong đó đa số những cuộc hôn nhân này không vì mục đích xây dựng hạnh phúc gia đình. Mà có nhiều lý do để họ kết hôn với nhau như: vì lý do kinh tế; kết hôn để được xuất cảnh …. Và lý do ly hôn thường là không đạt mục đích ban đầu như: thủ tục giấy tờ có vướng mắc, hai bên không hiểu về văn hóa, phong tục tập quán và thói quen của nhau…Khi các phần thủ tục giấy tờ không làm được, một bên sẽ yêu cầu Tòa án giải quyết cho ly hôn và đa số giữa họ chưa có một ngày sống chung theo nghĩa vợ chồng, thậm chí không nhớ rõ khuôn mặt của nhau. Đây là một trong những vấn đề nóng hiện nay trong cả nước và thành phố Đà Nẵng cũng không nằm ngoài xu thế chung đó. Khi mà các cô gái trẻ luôn có tư tưởng lấy chồng ngoại quốc để đổi đời. Họ đâu biết rằng, sau cuộc hôn nhân ấy là biết bao vấn đề phát sinh mâu thuẫn.

Bảng thống kê số án ly hôn sơ thẩm Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng thụ lý giải quyết từ năm 2006 - 2011.

Đơn vị: số vụ án Bảng 2.9


Năm

Thụ lý

Giải quyết

Tỷ lệ (%)

Còn lại

2006

55

52

94,5

3

2007

62

58

93,5

4

2008

65

63

97

2

2009

60

54

90

6

2010

76

74

97,3

2

2011

68

65

95,6

3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Căn cứ ly hôn theo luật hôn nhân và gia đình năm 2000 qua thực tiễn áp dụng pháp luật tại tòa án nhân dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng - 10


Đa số các vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài mà Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng thụ lý giải quyết đương sự chỉ đơn thuần yêu cầu Tòa án giải quyết về quan hệ hôn nhân còn các quan hệ khác như: con chung, tài sản chung và nợ chung hầu như không có. Và việc giải quyết thường phải xét xử vắng mặt vì một bên đang ở nước ngoài nên không thể về trực tiếp giải quyết vụ việc được.

Ngày 23.7.2011 tại trụ sở Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng xét xử sơ thẩm công khai vụ án HNGĐ, về việc “Ly hôn” thụ lý số 10/2011/TLST - HNGĐ ngày 29.3.2011 theo quyết định đưa vụ án ra xét xử số 23/2011/ QĐST - HNGĐ ngày 06.7.2011 giữa các đương sự:

* Nguyên đơn: Ông Nguyễn Như Vũ - sinh năm 1977

Trú tại: tổ 50, phường Hòa An, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.

* Bị đơn: Bà Phan Thị Tuyết Nga - sinh năm 1975

Trú tại: 4882 Sweet Cedar Circle, Orlando, FL 32829, USA.

Nội dung vụ án như sau:

Theo đơn khởi kiện gửi đến Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng ngày

26.3.2011, bản tự khai ngày 06.4.2011 và quá trình tham gia tố tụng tại Tòa án nguyên đơn ông Nguyễn Như Vũ trình bày:

Về quan hệ hôn nhân: tôi và bà Phan Thị Tuyết Nga có đăng ký kết hôn vào năm 2009 tại Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng, hôn nhân trên cơ sở tự nguyện. Mục đích tôi kết hôn với bà Nga là để tôi được qua Mỹ định cư, chứ thực chất giữa tôi và bà Nga không có tình cảm gì với nhau. Sau này tôi không có ý định qua Mỹ định cư nữa mà tôi muốn sống tại Việt Nam nên tôi xét thấy giữa tôi và bà Nga không tồn tại hôn nhân thực tế, không có đời sống chung như vợ chồng, mỗi người sống một nơi, tôi sống ở Việt Nam còn bà Nga sống tại Mỹ. Giữa chúng tôi không có tình cảm với nhau. Vì vậy, tôi đề nghị Tòa án giải quyết cho tôi được ly hôn với bà Nga.

Về quan hệ con chung, tài sản chung và nợ chung: Không có.

Bị đơn bà Phan Thị Tuyết Nga mặc dù đã được Tòa án tiến hành tống đạt hợp lệ thông báo thụ lý và các thông báo về phiên hòa giải nhưng bà Nga vẫn không có mặt để giải quyết vụ án. Tuy nhiên, vào ngày 09.4.2011 bà Nga có gửi đơn trình bày ý kiến của bà về yêu cầu ly hôn của ông Vũ như sau: Bà xác nhận lời trình bày của ông Vũ về thời gian và địa điểm kết hôn là đúng. Giữa Bà và ông Vũ không tồn tại hôn nhân thực tế, mục đích bà và ông Vũ kết hôn là để ông Vũ sang định cư tại Mỹ, giữa bà và ồn Vũ không có tình cảm gì với nhau. Nay ông Vũ xin ly hôn bà đồng ý và đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt.

Sau khi xem xét đơn khởi kiện và các tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ vụ án. HĐXX đã quyết định áp dụng điều 89 Luật HNGĐ năm 2000 xử cho ông Nguyễn Như Vũ được ly hôn với bà Phan Thị Tuyết Nga.

Trên đây là một trong nhiều những vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài được Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng thụ lý và giải quyết.

Từ những ví dụ trên, có thể thấy rằng, theo quy định tại khoản 1 Điều

89 Luật HN &GĐ năm 2000: “ Tòa án xem xét yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì Tòa án quyết định cho ly hôn”, và theo điểm 8 Nghị quyết 02 ngày 23 tháng 12 năm 2000 của Hội đồng Thẩm phán tòa án nhân dân Tối Cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật HN & GĐ năm 2000 cũng đã có hướng dẫn cụ thể: cơ sở để xác định tình trạng của vợ chồng trầm trọng; cơ sở để nhận định đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài; cơ sở để nhận định mục đích của hôn nhân không đạt được, thì việc hiểu rõ, áp dụng đúng điều luật, văn bản hướng dẫn để giải quyết đối với từng vụ việc cụ thể là điều phức tạp. Những biểu hiện như vợ chồng không chung thủy với nhau, có quan hệ ngoại tình đã được nhắc nhở, khuyên bảo, nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình có thể được Tòa án cấp sơ thẩm xác định là căn cứ để cho ly hôn. Song, Tòa án cấp phúc thẩm lập luận rằng, vì có quan hệ ngoại tình đã làm hạnh phúc gia đình tan vỡ và người chồng cố tình làm đơn ly hôn, nên từ đó nhận định không có cơ sở chấp nhận yêu cầu xin ly hôn; hoặc trường hợp không có quan hệ ngoại tình, nhưng xét thấy mâu thuẫn vợ chồng chưa đến mức trầm trọng, hạnh phúc gia đình vẫn còn thì tòa án cấp sở thẩm xử bác đơn xin ly hôn.

Khi áp dụng quy định tại khoản 2 Điều 98 Luật HN &GĐ năm 2000: “Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn”. Thực tế ly hôn trong trường hợp này có thể xảy ra hai trường hợp. Thứ nhất, người vợ hoặc người chồng đồng thời yêu cầu Tòa án tuyên bố người chồng hoặc người vợ của mình mất tích và yêu cầu Tòa án giải quyết cho ly hôn. Thứ hai, người vợ hoặc người chồng đã bị Tòa án tuyên bố mất tích theo yêu cầu của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Sau khi bản án của Tòa án tuyên bố người vợ hoặc người chồng bị mất tích đã có hiệu lực pháp luật thì người chồng hoặc người vợ của người đó có yêu cầu xin ly hôn với người đó.

Thời gian qua, các Tòa án nhân dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã áp dụng căn cứ ly hôn nêu trên để giải quyết một số vụ án ly hôn. Cụ thể:

Trường hợp thứ nhất:

Ngày 19 tháng 12 năm 2011, tại trụ sở Tòa án nhân dân quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng xét xử sơ thẩm công khai vụ án hôn nhân và gia đình thụ lý số 77/2011/TLST - HNGĐ ngày 07.11.2011 về việc “Ly hôn” theo quyết định đưa vụ án ra xét xử số 77/2011/QĐST - HNGĐ ngày 07 tháng 12 năm 2011, giữa các đương sự:

* Nguyên đơn: bà Đoàn Thị Phương - sinh năm 1982.

* Bị đơn: ông Nguyễn Văn Hoàng - sinh năm 1974.

Cùng trú tại: tổ 26, phường Mân Thái, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng.

Nội dung vụ án như sau:

Trong đơn khởi kiện và tại phiên tòa nguyên đơn bà Đoàn Thị Phương trình bày: bà và ông Nguyễn Văn Hoàng kết hôn với nhau vào năm 2007, có đăng ký kết hôn tại UBND xã Phú Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Hôn nhân hoàn toàn tự nguyện. Sau khi kết hôn vợ chồng sống chung tại tổ 26, phường Mân Thái, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng. Vợ chồng sống hạnh phúc được khoảng 03 tháng thì phát sinh mâu thuẫn, nguyên nhân là do tính tình không hợp. Vợ chồng thường xuyên có lời qua tiếng lại, bất đồng quan điểm, đã một vài lần dẫn đến xô xát. Đến ngày 16.3.2008 thì ông Hoàng tự ý bỏ đi khỏi địa phương không cho tôi biết lý do. Từ ngày ông Hoàng bỏ nhà đi, tôi qua người thân, bạn bè và những mối quan hệ của ông Hoàng để tìm kiếm thông tin của ông Hoàng nhưng đến nay vẫn không không có tin tức gì của ông Hoàng. Ngày 16.6.2010 tôi làm đơn yêu cầu Tòa án nhân dân quận Sơn Trà tuyên bố ông Hoàng mất tích và đến ngày 27 tháng 10 năm 2011 Tòa án nhân dân quận Sơn Trà đã ra Quyết định số 11/2011/QĐST –DS tuyên bố ông Nguyễn Văn Hoàng mất tích kể từ ngày 16.3.2008. Từ đó đến nay vẫn

không có tin tức và không thấy ông Hoàng trở về. Nay tôi xác định tình cảm vợ chồng giữa tôi và ông Hoàng không còn nên tôi yêu cầu Tòa án nhân dân quận Sơn Trà giải quyết cho tôi được ly hôn với ông Nguyễn Văn Hoàng.

Ngoài ra bà Phương còn xác nhận về con chung, tài sản chung và nợ chung: không có.

Sau khi nghiên cứu tài liệu, hồ sơ có trong vụ án và các chứng cứ được thẩm tra tại phiên Tòa, HĐXX nhận định: bà Đoàn Thị Phương và ông Nguyễn Văn Hoàng kết hôn trên cơ sở tự nguyện, có đăng ký kết hôn tại UBND xã Phú Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình vào năm 2007. Đây là cuộc hôn nhân hợp pháp nên được pháp luật công nhận và bảo vệ.

Trong quá trình chung sống thì giữa vợ chồng phát sinh mâu thuẫn, nguyên nhân do tính tình không hợp. Vợ chồng thường xuyên có lời qua tiếng lại, bất đồng quan điểm, đã một vài lần dẫn đến xô xát. Đến ngày 16.3.2008 thì ông Hoàng tự ý bỏ nhà đi biệt tích khỏi địa phương. Mặc dù bà Phương đã tiến hành nhiều biện pháp tìm kiếm những vẫn không có tin tức gì của ông Hoàng. Ngày 16.6.2010 bà Phương đã làm đơn yêu cầu Tòa án nhân dân quận Sơn Trà tuyên bố ông Hoàng mất tích. Ngày 27.10.2011 Tòa án nhân dân quận Sơn Trà đã ban hành Quyết định giải quyết việc dân sự số 11/2011/QĐST - DS tuyên bố ông Nguyễn Văn Hoàng mất tích kể từ ngày 16 tháng 3 năm 2008. Từ đó đến nay vẫn không có tin tức gì của ông Hoàng và không thấy ông Hoàng trở về.

Tại phiên tòa hôm nay, bà Phương xác định tình cảm vợ chồng không còn nên đề nghị Tòa án giải quyết cho bà được ly hôn với ông Hoàng. HĐXX xét thấy yêu cầu xin ly hôn của bà Phương là có cơ sở, phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 89 Luật HN & GĐ năm 2000 nên được chấp nhận, và quyết định cho bà Đoàn Thị Phương được ly hôn với ông Nguyễn Văn Hoàng.

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 23/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí